Tổng quan về vắc xin

4 206 1
Tổng quan về vắc xin

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tổng quan về vắc xin Sử dụng vắc xin là tạo miễn dịch chủ động nhân tạo. Sự bảo vệ hình thành nhờ sự đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu nhất là IgG, có thể IgA và IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào và tế bào lympho). Cường độ và hiệu quả của sự đáp ứng miễn dịch biến thiên theo: Vắc xin: Tính chất và hàm lượng của kháng nguyên, những chất phụ gia miễn dịch, thường sử dụng là những muối kim loại: Al hoặc Ca có thể tăng cường sự đáp ứng của một vài vắc xin bất hoạt. Vật chủ: Tuổi là một nhân tố quan trọng. sự đáp ứng miễn dịch giảm dần với tuổi nhưng không biến mất ở người lớn tuổi. Những nhân tố di truyền, còn chưa biết rõ cũng ảnh hưởng, một vài nhân tố làm suy giảm sự đáp ứng miễn dịch, như không có  globulin huyết, giảm sút tế bào miễn dịch hoặc do mắc phải như trong bệnh u ác tính, điều trị giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng... 2.3. Đặc tính cơ bản của vắc xin: Tính kháng nguyên đặc thù: Là khả năng kích thích cơ thể tạo thành kháng thể. Kháng nguyên mạnh là kháng nguyên khi đưa vào cơ thể một lần đã sinh ra nhiều kháng thể. Kháng nguyên yếu là những chất phải đưa vào nhiều hoặc phải kèm theo một tá dược mới sinh được một ít kháng thể. Tính sinh miễn dịch: Vắc xin gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc vi rút giảm độc lực, hoặc với một loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. 2.4. Phân loại vắc xin: Vắc xin sống giảm độc lực: Là những tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được làm giảm độc một cách nhân tạo ở phòng thí nghiệm. Vắc xin đậu mùa là loại vắc xin đầu tiên trong lịch sử, là một vi rút động vật (đậu bò) có khả năng đem lại sự bảo vệ chéo chống lại virus đậu mùa mà nó rất gần gũi. Phần lớn những vắc xin sống hiện có là những vaccine vi rút: Vắc xin sốt vàng, vắc xin bại liệt, sởi, rubella, quai bị. Một vắc xinvi khuẩn sống thường sử dụng là BCG. Đối với vắc xin sống, sự chủng ngừa thường một lần, gây nên sự nhiễm trùng nhẹ hoặc không biểu hiện, sự nhân lên của vi rút trong cơ thể gây nên miễn dịch thườnglâu bền, tương đương với sự miễn dịch do sự nhiễm trùng tự nhiên.Những thuận lợi của vắc xin sống là tiện lợi (tiêm 1 lần), giá thành thường rẻ. Điều bất tiện là có thể đem lại nguy cơ nhiễm trùng (phản ứng và biến chứng). Vắc xin chết: Là những chế phẩm kháng nguyên đã mất khả năng nhiễm trùng nhưng còn bảo tồn tính chất gây miễn dịch. Người ta phân biệt: + Vắc xin chết toàn thể: Loại vắc xin này chứa tất cả các thành phần của tác nhân nhiễm trùng, giết chết bằng nhiệt, formol hoặc propiolacton, bao gồm vắc xin vi khuẩn như ho gà, thương hàn TAB, tả uống hoặc vắc xin vi rút như cúm, bại liệt, dại.... + Vắc xin giải độc tố: Những vắc xin này chết nhưng chỉ chứa kháng nguyên tinh chế: Loại vắc xin này chỉ bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng nhất về phương diện sinh miễn dịch của vi khuẩn hoặc vi rút được tinh khiết và làm bất hoạt. Ví dụ như vắc xin chứa giải độc tố vi khuẩn bản chất protein (vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu) Vắc xin tách chiết (vắc xin dưới đơn vị) là vắc xin công nghệ cao, loại chỉ tách lấy một phần vách (vỏ) chứa thành phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide của vi khuẩn (vắc xin não mô cầu, vắc xin phế cầu), vắc xin chứa thành phần kháng nguyên vi rút (vắc xin vi rút viêm gan B được điều chế từ HBsAg có trong huyết tương những người nhiễm kháng nguyên này). Những vắc xin chết có ưu điểm không có nguy cơ nhiễm trùng. Những bất lợi bao gồm: giá thành thường cao, nguy cơ mẫn cảm, một lịch chủng ngừa nhiều lần và lặp lại. Vắc xin tái tổ hợp (vắc xin công nghệ mới): Là những vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền và công nghệ gen, như vắc xin viêm gan B tái tổ hợp. 3.3. Thời gian tiêm chủng Thời điểm tổ chức tiêm chủng: Khi đã xác định được quy luật xuất hiện dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để cơ thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch. Đối với vaccine được tiêm chủng lần đầu, thời gian tiềm tàng kéo dài từ 24 giờ (trung bình khoảng 1 tuần), tuỳ thuộc vào bản chất vắc xin và tính phản ứng của cơ thể. Hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất sau khoảng 4 ngày đến 4 tuần (trung bình 2 tuần). Đó là kết quả của đáp ứng tiên phát. Khi tiêm chủng nhắc lại, thời gian tiềm tàng sẽ rút ngắn, hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao nhất chỉ sau một số ngày nhờ những tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch. Đó là kết quả của đáp ứng miễn dịch thứ phát. Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng: Đối với những vắc xin phải tiêm chủng nhiều lần (khi tạo miễn dịch cơ bản), khoảng cách hợp lý giữa các lần tiêm chủng là 1 tháng. Nếu khoảng cách này ngắn hơn, mặc dù tiêm chủng lần sau nhưng kết quả đáp ứng của cơ thể vẫn chỉ như tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ phát sẽ không có hoặc bị hạn chế. Ngược lại vì một lý do nào đó phải tiêm chủng lần tiếp theo sau hơn 1 tháng, hiệu quả miễn dịch vẫn được đảm bảo, vì vậy lần tiêm chủng trước vẫn được tính. Tuy nhiên không nên kéo dài việc tiêm chủng nếu không có những lý do bắt buộc, vì trẻ có thể bị măc bệnh trước khi được tiêm chủng đầy đủ. Thời gian tiêm chủng nhắc lại: Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian duy trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ của mỗi loại vắc xin. Thời gian này khác nhau đối với các loại vắc xin khác nhau. Đường tiêm chủng: Mỗi loại vắc xin đòi hỏi một cách thức chủng ngừa thích hợp. Người ta sử dụng nhiều phương pháp chủng ngừa: Chủng (rạch da): đây là đường cổ điển nhất, được thực hiện ngay từ lúc Jenner sáng chế ra vắc xin phòng bệnh đậu mùa. Đối với vắc xin này, đường chủng vẫn được dùng cho đến khi bệnh đậu mùa bị tiêu diệt hoàn toàn trên hành tinh của chúng ta (1979), không cần phải chủng đậu nữa. Ngày nay đường chủng vẫn còn được sử dụng cho một số ít vắc xin (BCG, dịch hạch). Đường tiêm: có thể tiêm trong da, tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, không bao giờ tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch. Đa số các vắc xin có thể tiêm dưới da, chỉ một số vắc xin không cho phép sử dụng cách chủng ngừa này, BCG phải tiêm trong da, tiêm dưới da thường hay gây loét. Phương pháp tiêm trong da có nhiều ưu điểm: chỉ cần một lượng vắc xin tương đối nhỏ (0,1ml), ít gây phản ứng, hiệu ứng miễn dịch không kém gì phương pháp tiêm dưới da. Tiêm trong da có thể được thực hiện bằng bơm kim tiêm hoặc bằng bơm nén áp lực không kim, phương pháp này giúp việc tiêm chủng nhanh chóng dễ thực hiện với quy mô rộng rãi, nhưng cần lưu ý đúng kỹ thuật. Đường uống: Đường uống là đường đưa vắc xin vào cơ thể dễ thực hiện nhất. Tuy nhiên chỉ thực hiện được đối với những vắc xin không bị dịch đường tiêu hoá phá huỷ. Sự hiểu biết tốt hơn về vai trò của miễn dịch tại chỗ do IgA tiết, những vắc xin phòng nhiễm trùng đường tiêu hoá hoặc nhiếm trùng ở nơi khác nhưng vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hoá đã được sử dụng (như vắc xin bại liệt) hoặc đang được nghiên cứu đưa vào cơ thể bằng cách uống. Đường uốnglợi điểm là kích thích miễn dịch tại chỗ mạnh hơn nhiều so với đường tiêm, nhưng đường uống không bảo đảm sự cố định của vi rút trong vắc xin, cho nên uống 3 lần liên tiếp vắc xin bại liệt được xem như cần thiết để tạo thành miễn dịch. Ngậm dưới lưỡi: hiện nay đã có một số vắc xin đường ruột điều chế dưới dạng viên để ngậm dưới lưỡi. Cần phải có một liều lượng kháng nguyên cao mới bảo đảm tác dụng gây miễn dịch. Nhỏ mũi: Được sử dụng rộng rãi cho vắc xincúm. Ngoài ra vắc xincòn được đưa vào cơ thể theo một số đường khác như khí dung, thụt đại tràng, những đường này ít được sử dụng. 3.5. Các phản ứng phụ do tiêm chủng Phản ứng tại chỗ: Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng là nơi tiêm có thể hơi đau, mẩn đỏ, hơi sưng hoặc nổi cục nhỏ. Những phản ứng này sẽ mất đi nhanh chóng sau một vài ngày, không cần phải can thiệp gì. Nếu tiêm chủng không đảm bảo vô trùng, thì nơi tiêm chủng có thể bị viêm nhiễm, làm mủ. Phản ứng toàn thân: Trong các phản ứng toàn thân, sốt hay gặp hơn cả (1020%). Sốt thường hết nhanh sau một vài ngày. Co giật có thể gặp nhưng với tỷ lệ rất thấp (110.000), hầu hết khỏi không để lại di chứng gì. Một số vắc xin có thể gây ra phản ứng nguy hiểm hơn, trong đó có sốc phản vệ nhưng tỷ lệ rất thấp. Khi bàn đến những phản ứng do vắc xin, rất cần thiết phải nhấn mạnh rằng mức độ nguy hiểm do vắc xin nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ nguy hiểm do bệnh nhiễm trùng tương ứng gây ra. Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm do bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm do vắc xin bạch hầu ho gà uốn ván (vắc xin DPT) gây ra. 3.6. Bảo quản vắc xin Thường quy bảo quản các vắc xin không giống nhau, nhưng nói chung các vắc xin đều cần được bảo quản trong điều kiện khô, tối và lạnh. Nhiệt và ánh sáng phá huỷ tất cả các loại vắc xin, nhất là những vắc xin sống như vắc xinsởi, bại liệt và vắc xinBCG sống. Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh các vắc xingiải độc tố (như vắc xin phòng uốn ván và bạch hầu). Trong quá trình sử dụng ở cộng đồng, các vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ trong khoảng từ 20C đến 80C. Một trong những công việc quan trọng nhất trong việc tổ chức tiêm chủng là tạo lập được dây chuyền lạnh.

Tổng quan vắc xin Sử dụng vắc xin tạo miễn dịch chủ động nhân tạo Sự bảo vệ hình thành nhờ đáp ứng miễn dịch vừa dịch thể (globulin miễn dịch đặc hiệu IgG, IgA IgM), vừa trung gian tế bào (đại thực bào tế bào lympho) Cường độ hiệu đáp ứng miễn dịch biến thiên theo: - Vắc xin: Tính chất hàm lượng kháng nguyên, chất phụ gia miễn dịch, thường sử dụng muối kim loại: Al Ca tăng cường đáp ứng vài vắc xin bất hoạt - Vật chủ: Tuổi nhân tố quan trọng đáp ứng miễn dịch giảm dần với tuổi không biến người lớn tuổi Những nhân tố di truyền, chưa biết rõ ảnh hưởng, vài nhân tố làm suy giảm đáp ứng miễn dịch, khơng có γ globulin huyết, giảm sút tế bào miễn dịch mắc phải bệnh u ác tính, điều trị giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng 2.3 Đặc tính vắc xin: - Tính kháng nguyên đặc thù: Là khả kích thích thể tạo thành kháng thể Kháng nguyên mạnh kháng nguyên đưa vào thể lần sinh nhiều kháng thể Kháng nguyên yếu chất phải đưa vào nhiều phải kèm theo tá dược sinh được kháng thể - Tính sinh miễn dịch: Vắc xin gây miễn dịch vi khuẩn vi rút giảm độc lực, với loại protein đặc hiệu có tính kháng nguyên để gây đáp ứng miễn dịch tạo hiệu đề kháng cho thể sau tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính 2.4 Phân loại vắc xin: - Vắc xin sống giảm độc lực: Là tác nhân nhiễm trùng tự nhiên, được làm giảm độc cách nhân tạo phòng thí nghiệm Vắc xin đậu mùa loại vắc xin lịch sử, vi rút động vật (đậu bò) có khả đem lại bảo vệ chéo chống lại virus đậu mùa mà gần gũi Phần lớn vắc xin sống có vaccine vi rút: Vắc xin sốt vàng, vắc xin bại liệt, sởi, rubella, quai bị Một vắc xinvi khuẩn sống thường sử dụng BCG Đối với vắc xin sống, chủng ngừa thường lần, gây nên nhiễm trùng nhẹ không biểu hiện, nhân lên vi rút thể gây nên miễn dịch thườnglâu bền, tương đương với miễn dịch nhiễm trùng tự nhiên.Những thuận lợi vắc xin sống tiện lợi (tiêm lần), giá thành thường rẻ Điều bất tiện đem lại nguy nhiễm trùng (phản ứng biến chứng) - Vắc xin chết: Là chế phẩm kháng nguyên khả nhiễm trùng bảo tồn tính chất gây miễn dịch Người ta phân biệt: + Vắc xin chết toàn thể: Loại vắc xin chứa tất thành phần tác nhân nhiễm trùng, giết chết nhiệt, formol β-propiolacton, bao gồm vắc xin vi khuẩn ho gà, thương hàn TAB, tả uống vắc xin vi rút cúm, bại liệt, dại + Vắc xin giải độc tố: Những vắc xin chết chứa kháng nguyên tinh chế: Loại vắc xin bao gồm thành phần kháng nguyên quan trọng phương diện sinh miễn dịch vi khuẩn vi rút được tinh khiết làm bất hoạt Ví dụ vắc xin chứa giải độc tố vi khuẩn chất protein (vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu) - Vắc xin tách chiết (vắc xin đơn vị) vắc xin công nghệ cao, loại tách lấy phần vách (vỏ) chứa thành phần kháng nguyên đặc thù Polysaccharide vi khuẩn (vắc xin não mô cầu, vắc xin phế cầu), vắc xin chứa thành phần kháng nguyên vi rút (vắc xin vi rút viêm gan B được điều chế từ HBsAg có huyết tương người nhiễm kháng nguyên này) Những vắc xin chết có ưu điểm khơng có nguy nhiễm trùng Những bất lợi bao gồm: giá thành thường cao, nguy mẫn cảm, lịch chủng ngừa nhiều lần lặp lại - Vắc xin tái tổ hợp (vắc xin công nghệ mới): Là vắc xin được sản xuất dựa vào kỹ thuật di truyền công nghệ gen, vắc xin viêm gan B tái tổ hợp 3.3 Thời gian tiêm chủng - Thời điểm tổ chức tiêm chủng: Khi xác định được quy luật xuất dịch, cần phải tiến hành tiêm chủng đón trước mùa dịch, để thể có đủ thời gian hình thành miễn dịch Đối với vaccine được tiêm chủng lần đầu, thời gian tiềm tàng kéo dài từ 24 (trung bình khoảng tuần), tuỳ thuộc vào chất vắc xin tính phản ứng thể Hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao sau khoảng ngày đến tuần (trung bình tuần) Đó kết đáp ứng tiên phát Khi tiêm chủng nhắc lại, thời gian tiềm tàng rút ngắn, hiệu giá kháng thể đạt được đỉnh cao sau số ngày nhờ tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch Đó kết đáp ứng miễn dịch thứ phát - Khoảng cách lần tiêm chủng: Đối với vắc xin phải tiêm chủng nhiều lần (khi tạo miễn dịch bản), khoảng cách hợp lý lần tiêm chủng tháng Nếu khoảng cách ngắn hơn, tiêm chủng lần sau kết đáp ứng thể tiên phát, đáp ứng miễn dịch thứ phát khơng có bị hạn chế Ngược lại lý phải tiêm chủng lần sau tháng, hiệu miễn dịch được đảm bảo, lần tiêm chủng trước được tính Tuy nhiên khơng nên kéo dài việc tiêm chủng khơng có lý bắt buộc, trẻ bị măc bệnh trước được tiêm chủng đầy đủ - Thời gian tiêm chủng nhắc lại: Thời gian tiêm chủng nhắc lại tuỳ thuộc vào thời gian trì được tình trạng miễn dịch có đủ hiệu lực bảo vệ loại vắc xin Thời gian khác loại vắc xin khác Đường tiêm chủng: Mỗi loại vắc xin đòi hỏi cách thức chủng ngừa thích hợp Người ta sử dụng nhiều phương pháp chủng ngừa: - Chủng (rạch da): đường cổ điển nhất, được thực từ lúc Jenner sáng chế vắc xin phòng bệnh đậu mùa Đối với vắc xin này, đường chủng được dùng bệnh đậu mùa bị tiêu diệt hoàn toàn hành tinh (1979), không cần phải chủng đậu Ngày đường chủng được sử dụng cho số vắc xin (BCG, dịch hạch) - Đường tiêm: tiêm da, tiêm da tiêm bắp, không tiêm vắc xin vào đường tĩnh mạch Đa số vắc xin tiêm da, số vắc xin không cho phép sử dụng cách chủng ngừa này, BCG phải tiêm da, tiêm da thường hay gây loét Phương pháp tiêm da có nhiều ưu điểm: cần lượng vắc xin tương đối nhỏ (0,1ml), gây phản ứng, hiệu ứng miễn dịch khơng phương pháp tiêm da Tiêm da được thực bơm kim tiêm bơm nén áp lực không kim, phương pháp giúp việc tiêm chủng nhanh chóng dễ thực với quy mơ rộng rãi, cần lưu ý kỹ thuật - Đường uống: Đường uống đường đưa vắc xin vào thể dễ thực Tuy nhiên thực được vắc xin không bị dịch đường tiêu hoá phá huỷ Sự hiểu biết tốt vai trò miễn dịch chỗ IgA tiết, vắc xin phòng nhiễm trùng đường tiêu hố nhiếm trùng nơi khác vi sinh vật xâm nhập vào thể theo đường tiêu hoá được sử dụng (như vắc xin bại liệt) được nghiên cứu đưa vào thể cách uống Đường uốnglợi điểm kích thích miễn dịch chỗ mạnh nhiều so với đường tiêm, đường uống không bảo đảm cố định vi rút vắc xin, uống lần liên tiếp vắc xin bại liệt được xem cần thiết để tạo thành miễn dịch - Ngậm lưỡi: có số vắc xin đường ruột điều chế dạng viên để ngậm lưỡi Cần phải có liều lượng kháng nguyên cao bảo đảm tác dụng gây miễn dịch - Nhỏ mũi: Được sử dụng rộng rãi cho vắc xincúm - Ngồi vắc xincòn được đưa vào thể theo số đường khác khí dung, thụt đại tràng, đường được sử dụng 3.5 Các phản ứng phụ tiêm chủng - Phản ứng chỗ: Những phản ứng nhẹ thường gặp sau tiêm chủng nơi tiêm đau, mẩn đỏ, sưng cục nhỏ Những phản ứng nhanh chóng sau vài ngày, khơng cần phải can thiệp Nếu tiêm chủng khơng đảm bảo vơ trùng, nơi tiêm chủng bị viêm nhiễm, làm mủ -Phản ứng tồn thân: Trong phản ứng toàn thân, sốt hay gặp (1020%) Sốt thường hết nhanh sau vài ngày Co giật gặp với tỷ lệ thấp (1/10.000), hầu hết khỏi không để lại di chứng Một số vắc xin gây phản ứng nguy hiểm hơn, có sốc phản vệ tỷ lệ thấp Khi bàn đến phản ứng vắc xin, cần thiết phải nhấn mạnh mức độ nguy hiểm vắc xin nhỏ nhiều so với mức độ nguy hiểm bệnh nhiễm trùng tương ứng gây Thí dụ, tỷ lệ biến chứng nguy hiểm bệnh ho gà gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần phản ứng nguy hiểm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (vắc xin DPT) gây 3.6 Bảo quản vắc xin Thường quy bảo quản vắc xin không giống nhau, nói chung vắc xin cần được bảo quản điều kiện khô, tối lạnh Nhiệt ánh sáng phá huỷ tất loại vắc xin, vắc xin sống vắc xinsởi, bại liệt vắc xinBCG sống Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh vắc xingiải độc tố (như vắc xin phòng uốn ván bạch hầu) Trong q trình sử dụng cộng đồng, vắc xin cần được bảo quản nhiệt độ khoảng từ 20C đến 80C Một công việc quan trọng việc tổ chức tiêm chủng tạo lập được dây chuyền lạnh ... loại vắc xin, vắc xin sống vắc xinsởi, bại liệt vắc xinBCG sống Ngược lại, đông lạnh phá huỷ nhanh vắc xingiải độc tố (như vắc xin phòng uốn ván bạch hầu) Trong q trình sử dụng cộng đồng, vắc xin. .. được tinh khiết làm bất hoạt Ví dụ vắc xin chứa giải độc tố vi khuẩn chất protein (vắc xin uốn ván, vắc xin bạch hầu) - Vắc xin tách chiết (vắc xin đơn vị) vắc xin công nghệ cao, loại tách lấy... nghìn lần phản ứng nguy hiểm vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván (vắc xin DPT) gây 3.6 Bảo quản vắc xin Thường quy bảo quản vắc xin không giống nhau, nói chung vắc xin cần được bảo quản điều kiện

Ngày đăng: 19/02/2019, 00:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan