Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

92 557 2
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình sản xuất kinh doanh trongbất kỳ doanh nghiệp nào cũng là một quá trình kết hợp và tiêu hao các yếu tốsản xuất để thu hút được sản phẩm Tổng hợp các hao phí mà doanh nghiệpbỏ ra liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì tạo nên chỉ tiêuchi phí sản xuất Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào việcdoanh nghiệp có bảo đảm tự bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sảnxuất kinh doanh và bảo đảm có lãi hay không Vì vậy, việc hạch toán đầy đủchính xác, chi phí sản xuất vào giá thành của sản phẩm là việc làm cấp thiết,khách quan và có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điều kiện nền kinh tếthị trường Mặt khác, xét trên góc độ vĩ mô, do các yếu tố sản xuất ở nước tacòn rất hạn chế nên tiết kiệm chi phí sản xuất đang là nhiệm vụ quan trọnghàng đầu của công ty quản lý kinh tế.

Nhiệm vụ cơ bản của kế toán không những là phải hạch toán đầy đủ chiphí sản xuất mà còn phải làm thế nào để kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện tiếtkiệm chi phí sản xuất, phục vụ tốt cho việc hạ giá thành sản phẩm, đáp ứngyêu cầu của chế độ hạch toán kinh doanh Đồng thời cung cấp thông tin hữuích, kịp thời cho việc ra quyết định Để giải quyết được vấn đề đó, phải hoànthiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Công việc này không những mang ý nghĩa về mặt lí luận mà còn mang ýnghĩa thực tiễn to lớn cấp bách trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tếcủa các doanh nghiệp sản xuất ở nước ta nói chung và công ty trách nhiệmhữu hạn nhà nước một thành viên Dệt Nam Định nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, bằng những kiến thức vềmặt lí luận đã được tích luỹ trong quá trình học tập tại trường và bằng nhữnghiểu biết thực tế trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH nhà nước một

thành viên Dệt Nam Định em quyết định chọn đề tài: "Kế toán tập hợp chi

Trang 2

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước mộtthành viên Dệt Nam Định".

Với kiến nghị và trình độ có hạn cũng như kinh nghiệm thực tế còn ítnên trong quá trình viết đề tài này em không tránh khỏi những sai sót Em rấtmong sự thông cảm và nhận thức được ý kiến đóng góp của thầy cô và cácanh chị trong phòng kế toán để bài viết của em được hoàn thành thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

I Khái niệm và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành1 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1 Cơ sở lí luận về chi phí sản xuất

Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất của cảivật chất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội Để tiến hành các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải thường xuyên bỏ ra cáckhoản chi phí về các loại đối tượng lao động, lao động các chi phí dịch vụmua ngoài và các chi phí bằng tiền khác trong suốt quá trình hoạt động sảnxuất kinh doanh Để biết được số chi phí đã bỏ ra trsong từng kỳ hoạt động làbao nhiêu nhằm tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ choyêu cầu quản lý thì mọi chi phí bỏ ra cuối cùng đều được biểu hiện bằngthước đo giá trị gọi là chi phí sản xuất kinh doanh.

Như vậy, chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất là biểu hiệnbằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá vàdoanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳnhất định (tháng, quý, năm).

Trong các doanh nghiệp sản xuất ngoài hoạt động sản xuất hàng hoácòn có các hoạt động khác Bởi vậy chi phí sản xuất của doanh nghiệp baogồm hai bộ phận đó là chi phí trực tiếp sản xuất của doanh nghiệp và chi phíngoài sản xuất Khi đề cập tới vấn đề chi phí sản xuất cần phải phân biệt rõchi phí sản xuất với chi tiêu Đứng trên góc độ doanh nghiệp, chi phí bỏ ratrong từng thời kỳ nhất định thì chi tiêu bao gồm cho cả mục đích sản xuất vàngoài sản xuất Tổng số chi tiêu trong kì của doanh nghiệp bao gồm chi tiêucho quá trình cung cấp (khi mua sắm vật tư, hàng hoá…), chi tiêu cho quá

Trang 4

trình sản xuất, cho quá trình tiêu thụ, quản lý (chi phí vận chuyển, bốc dỡ,quảng cáo, quản lý…).

1.2 Phân loại chi phí sản xuất

Để phục vụ cho công tác quản lý sản xuất cần phải tiến hành phân loạichi phí tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp, đặc điểm tổ chức sản xuất màphân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau.

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố chi phí

Theo các phân loại này người ta căn cứ vào tính chất kinh tế của chi phíđể sắp xếp những chi phí có chung tính chất kinh tế vào một loại, không phânbiệt chi phí đó phát sinh ở đâu và sử dụng vào mục đích gì Như vậy, toàn bộchi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các yếu tố sau:

Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá trị các loại vật liệu chính, vật liệuphụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản mà doanh nghiệpđã sử dụng cho sản xuất kinh doanh.

Chi phí nhân công là toàn bộ số tiền lương phải trả trích BHXH,BHYT, KPCĐ của công nhân và nhân viên hoạt động trong sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp.

Chi phí khấu hao TSCĐ là toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sửdụng cho sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài là toàn bộ số tiền doanh nghiệp chi trả về cácdịch vụ mua từ bên ngoài.

Chi phí khác bằng tiền là toàn bộ các chi phí khác phục vụ cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố trên.

1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chiphí

Theo cách phân loại này người ta căn cứ vào mục đích công dụng củachi phí trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau Mỗi khoảnmục chỉ bao gồm những chi phí có cùng mục đích và công dụng mà không

Trang 5

phân biệt nội dung kinh tế của chi phí Theo cách phân loại này chi phí sảnxuất chia làm ba khoản mục chi phí.

Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí vềnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, sử dụng vào mục đích trực tiếpsản xuất sản phẩm.

Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí tiền lương,tiền công, tiền ăn ca, số tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trựctiếp sản xuất.

Khoản mục chi phí sản xuất chung: là những chi phí dùng cho hoạtđộng sản xuất chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất, ngoài hai khoản mụcchi phí trực tiếp nêu trên chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nhân viên phânxưởng, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí khác bằng tiền.

1.2.3 Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia thành hai loại: chi phíbiến đổi và chi phí cố định.

Phân loại theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệvới đối tượng chịu chi phí.

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất chia thành hai loại:

Chi phí trực tiếp: là những chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với việcsản xuất ra một loại sản phẩm nhất định.

Chi phí gián tiếp: là những chi phí sản xuất liên quan đến việc sản xuấtnhiều loại sản phẩm.

2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 2.1 Giá thành sản phẩm

Giáthành sản xuất sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượnghoặc đơn vị sản phẩm do doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành Giá thành sảnphẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất Kếtquả sử dụng các loại tài sản vật tư lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất

Trang 6

nhằm sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí tiết kiệm vàhạ giá thành.

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt cónội dung khác nhau:

Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kì đã phát sinh chi phí còn giáthành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành.

Chi phí sản xuất trong kì bao gồm cả chi phí sản xuất ra sản phẩm hoànthành sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kỳ Còn giá thành sản phẩm khôngliên quan đến chi phí cho sản phẩm hỏng và sản phẩm dở cuối kì nhưng lạiliên quan đến chi phí sản xuất của sản phẩm dở cuối kì trước chuyển sang.

= + -

Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kì và cuốikì bằng nhau, hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổnggiá thành sản phẩm bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kì.

Tuy nhiên, qua những sự phân tích trên cũng cho chúng ta thấy chi phísản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiết với nhau vì chúng đềubiểu hiện bằng tiền của chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất.Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ để tính giá thành sản phẩm đã sản xuấthoàn thành.

2.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành sảnphẩm chia làm ba loại:

+ Giá thành kế hoạch: Việc tính toán giá thành kế hoạch được tiến hànhtrước khi tiến hành quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm do bộ phận kế hoạchthực hiện.

+ Giá thành định mức: cũng giống như giá thành kế hoạch, việc tính giáthành định mức cũng có thể thực hiện trước khi sản xuất, chế tạo sản phẩm,dựa vào các định mức dự toán chi phí hiện hành.

Trang 7

+ Giá thành thực tế của sản phẩm, lao vụ được xác định khi quá trìnhchế tạo sản phẩm đã hoàn thành và dựa trên số liệu chi phí sản xuất thực tếphát sinh tập hợp được trong kì.

Phân loạigiá thành theo phạm vi tính toán, giá thành sản phẩm chiathành hai loại:

Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí sản xuất về nguyên liệu, vậtliệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung tính chonhững sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêmchi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.

II Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp cácchi phí sản xuất trong kì Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể làtoàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, cụm chi tiết hay chitiết, sản phẩm hay nhóm sản phẩm, phân xưởng hay hệ thống phân xưởng…

Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phải dựa trên những căn cứnhất định như đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, tính chất tạo ra sảnphẩm của quy trình công nghệ sản xuất, các tổ chức sản xuất vì đây chính lànhững địa chỉ phát sinh chi phí và tập hợp chi phí Như vậy thực chất của việcxác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nội dung chi phí và giới hạntập hợp chi phí.

Tập hợp chi phí sản xuất đúng đối tượng có tác dụng tăng cường quản líchi phí sản xuất phục vụ công tác tính giá thành kịp thời và chính xác.

2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

+ Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan trực tiếpđến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Kế toán tổ chức ghi chép ban

Trang 8

đầu theo đúng đối tượng từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theotừng đối tượng và ghi trực tiếp vào tài khoản cấp 1, cấp 2 của đối tượng đó.

+ Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầuriêng theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vào tài khoản cấp 1, cấp 2 của đốitượng đó.

+ Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với chi phí sản xuất có liên quan đếnnhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất không thể tổ chức ghi chép ban đầuriêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt.

Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng có liên quankế toán phải tiến hành theo trình tự sau:

Tổ chức ghi chép ban đầu chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đốitượng theo địa điểm phát sinh chi phí từ đó tổng hợp số liệu trên chứng từtheo từng địa điểm cụ thể.

Chọn tiêu chuẩn phân bổ phù hợp với từng loại chi phí để tính toánphân bổ chi phí sản xuất đã tổng hợp cho các đối tượng có liên quan.

Công thức phân bổ:H = = H: Hệ số phân bổ

C: Tổng chi phí đã tập hợp cần được phân bổT: Tổng tiêu chuẩn dùng để phân bổ

Ti: Tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n

Tính chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượng có liên quan.Ci = H x Ti - (n x Ti)

Cn: Chi phí sản xuất phân bổ cho từng đối tượngH: Hệ số phân bổ

Ti: tiêu chuẩn phân bổ của đối tượng n

Trang 9

3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại với tính chất vànội dung khác nhau Khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất được biểu hiệntheo yếu tố chi phí rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục chi phí khitính giá thành sản phẩm Tuy nhiên có thể khái quát trình tự hạch toán chi phísản xuất, tính giá thành sản phẩm qua các bước:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đốitượng sử dụng.

Bước 2: Tính toán và phân bổ lao vụ của các ngành sản xuất kinh doanhphụ có liên quan trực tiếp đến đối tượng sử dụng trên cơ sở lao vụ phục vụ vàgiá thành đơn vị lao vụ.

Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sảnphẩm có liên quan.

Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ.

4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất

4.1 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) là những chi phí về NVLchính (cả bán thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu được sử dụngtrực tiếp chế tạo sản phẩm.

Phương pháp tập hợp và phân bổ như sau:

Đối với NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chiphí sản xuất và đối tượng tính giá thành thì dùng phương pháp trực tiếp.Trường hợp chi phí NVLTT liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thìđược tập hợp và phân bổ theo phương pháp gián tiếp.

Tiêu chuẩn phân bổ như sau:

Đối với chi phí nguyên vật liệu chính bán thành phẩm mua ngoài đượcphân bổ theo khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc chi phí định mức hoặc chiphí kế hoạch.

Trang 10

Kết chuyển NVLTT

Đối với chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu phân bổ theo chi phí định mứchoặc chi phí kế hoạch hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc phân bổtheo chi phí vật liệu chính.

Để tính toán hợp lý chi phí nguyên vật liệu chính xác, kế toán cần kiểmtra số nguyên vật liệu đã lĩnh nhưng cuối kỳ chưa sử dụng hết và giá trị phếliệu thu hồi trong sản xuất (nếu có) để loại ra khỏi chi phí NVLTT trong kìtheo công thức sau:

= + - -

Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT kế toán sử dụng tài khoản 621 "Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp" Tuỳ theo phương pháp hạch toánhàng tồn kho doanh nghiệp áp dụng, mà nội dung phản ánh của tài khoản 621và trình tự hạch toán chi phí NVLTT là khác nhau.

-Theo phương pháp kê khai thường xuyên, nội dung phản ánh của tàikhoản 621 như sau:

Bên Nợ: Giá trị thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩmtrong kỳ.

Bên Có:

- Giá trị NVL sử dụng không hết nhập lại kho

- Kết chuyển chi phí NVL vào bên Nợ TK 154- "Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang".

TK621 không có số dư cuối kì

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVLTT

(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)

Trang 11

Kết chuyển chi phí NCTT theo phương pháp KKTX

4.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp (NCTT)

Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp lương,tiền ăn ca phải trả công nhân trực tiếp sản xuất các khoản trích theo tiền lươngcủa công nhân sản xuất tính vào chi phí.

Đối với chi phí NCTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịuchi phí thì căn cứ vào chứng từ phù hợp tập hợp trực tiếp cho đối tượng.

Trường hợp chi phí NCTT liên quan đến nhiều đối tượng thì áp dụngphương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp.

Tiêu chuẩn phân bổ có thể sử dụng như sau:

Đối với tiền lương chính của công nhân sản xuất phân bổ theo chi phítiền lương định mức, chi phí tiền lương kế hoạch, khối lượng sản phẩm sảnxuất hoặc giờ công định mức, giờ công thực tế.

Đối với tiền lương phụ thường phân bổ theo tiền lương chính.

Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NCTT, kế toán sử dụng tài khoản622- "Chi phí NCTT" Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượngtập hợp chi phí Nội dung phản ánh như sau:

Bên Nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ.Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào TK154 để tính giá thành.TK622 không có số dư cuối kì.

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NCTT

Trang 12

4.3 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất và những chiphí sản xuất khác ngoài hai khoản trên phát sinh ở phân xưởng sản xuất.

Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm chi phíphát sinh Nếu doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất thì phải mở sổ chitiết để tập hợp chi phối sản xuất chung cho từng phân xưởng.

Cuối tháng chi phí sản xuất đã tập hợp được kết chuyển toàn bộ để tínhgiá thành sản phẩm Chi phí sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng nào thìkết chuyển để tính giá thành sản phẩm của phân xưởng đó.

Trường hợp một phân xưởng sản xuất có nhiều loại sản phẩm thì phảitiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm theo phươngpháp phân bổ gián tiếp Phương pháp phân bổ cụ thể của từng khoản chi phísản xuất chung như sau:

Chi phí khấu hao TSCĐ trong đó khấu hao máy móc thiết bị sản xuấtnếu liên quan trực tiếp thì tập hợp trực tiếp cho sản phẩm đó Nếu liên quanđến nhiều đối tượng thì phân bổ theo giờ máy thực tế hoạt động hoặc theođịnh mức.

Chi phí năng lượng dùng cho sản xuất sản phẩm nếu theo dõi trực tiếpbằng đồng hồ đo thì tập hợp chi phí cho sản phẩm.

Những chi phí còn lại được tập hợp và phân bổ theo tiền lương côngnhân sản xuất hoặc giờ công của công nhân sản xuất hoặc theo giờ máy…

Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung (627)

Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kì.Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

Trang 13

Tài khoản 627 gồm các tiểu khoản sau:6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng6272 - Chi phí vật liệu

6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài6278 - Chi phí bằng tiền khác

Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung

(1): Chi phí lương nhân viên phân xưởng

(2): Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho phân xưởng

(3): Các khoản chi phí thuộc chi phí trả trước chi phí phải trả tính vàochi phí sản xuất chung.

Trang 14

(4): Khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài(5): Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung

(6): Kết chuyển chi phí SXC theo phương pháp KKTX

(7): Kết chuyển chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKĐK.

4.4 Kế toán chi phí trả trước

Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh có giá trị lớnvà liên quan đến kết quả của nhiều kì sản xuất kinh doanh nên chưa thể tínhhết vào chi phí sản xuất kinh doanh kì này mà phải tính cho hai hay nhiều kìkế toán tiếp theo bao gồm tiền thuê nhà xưởng trả một lần khi thuê phục vụcho nhiều kì.

Giá trị CCDC xuất một lần giá trị lớn tham gia vào sản xuất kinh doanhtừ hai kì kế toán trở lên, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quálớn.

Kế toán sử dụng TK142 - chi phí trả trước để hạch toán.Bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước phát sinh

Bên Có: Phân bổ chi phí trả trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trongkì.

Số dư bên Nợ: Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí sảnxuất kinh doanh.

TK142 được chia thành hai tiểu khoản:TK1421: chi phí trả trước

TK1422: chi phí chờ kết chuyển

4.5 Kế toán chi phí phải trả

Chi phí phải trả là những khoản chi phí được ghi nhận vào chi phí sảnxuất kinh doanh trong kì nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh vàocác kì sau bao gồm trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch.Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, trích trước chi phíbảo hành sản phẩm hàng hoá có thể tính trước được.

Kế toán sử dụng TK335 - chi phí phải trả

Trang 15

Bên Nợ: Các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc chi phí phải trảChi phí phải trả lớn hơn chi phí thực tế được hạch toán tăng thu nhập khác.Bên Có: Chi phí phải trả đã tính vào chi phí sản xuất kinh doanh

Số dư bên Có: Chi phí trích trước chưa tính vào chi phí sản xuất kinhdoanh

4.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp

Chi phí sản xuất đã tập hợp theo khoản mục chi phí đầu cuối kì cầnđược tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí đó để làm cơ sở cho việc tính giáthành sản phẩm trong kì.

Trình tự tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp như sau:

Cuối kì kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, CPSXC vào bên NợTK154 cho từng phân xưởng hoặc từng sản phẩm.

Kế toán tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp để tính giá thành theo cácphương pháp phù hợp đối với từng loại hình doanh nghiệp cụ thể.

Kế toán sử dụng TK154 để tập hợp chi phí sản xuất trong kì và tính giáthành cho sản phẩm.

Bên Nợ: Kết chuyển chi phí NVLTT, chi phí NCTT, CPSXC cuối kì kếtoán.

Bên Có: Giá trị phế liệu thu hồi trong sản xuất, giá trị sản phẩm hỏngkhông tính vào giá thành.

Giá thành sản xuất của sản phẩm chế tạo hoàn thành theo yêu cầu kĩthuật được nhập kho hoặc chuyển đi bán.

Giá trị các khoản chi phí vượt định mức không được tính vào giá thànhphải kết chuyển vào giá vốn hàng bán (632)

Dư bên Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kì

5 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì

Sản phẩm dở dang (sản phẩm làm dở) là những sản phẩm đang trongquá trình sản xuất chế biến trong phạm vi doanh nghiệp.

Trang 16

Để đánh giá sản phẩm dở được chính xác kế toán phải tiến hành kiểmkê số lượng sản phẩm dở và áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở phùhợp Có nhiều phương pháp đánh giá sản phẩm dở tuỳ thuộc vào đặc điểm tổchức sản xuất quy trình công nghệ trình độ quản lí của doanh nghiệp để ápdụng một trong các phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở như sau:

5.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT

Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kì chỉ tính phầnchi phí NVLTT còn các chi phí khác (CPNCTT, CPSXC) không tính cho sảnphẩm làm dở, mà tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kì.

Công thức tính: DCK = x Qd

Trong đó:

DCK: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kìDđk: Chi phí sản phẩm dở dang đầu kìCn: Chi phí NVLTT phát sinh trong kì

QSP: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kìQd: Số lượng sản phẩm dở dang cuối kì

5.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thànhtương đương

Theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang vàmức độ chế biến hoàn thành của chúng để quy đổi khối lượng sản phẩm dởdang, khối lướngp hoàn thành tương đương Sau đó lần lượt tính từng khoảnmục chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Đối với chi phí NVLTT: chi phí này bỏ vào một lần ngay từ đầu quytrình công nghệ hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp sản xuất thì tính cho sảnphẩm làm dở theo công thức sau:

DCK = x Qd (1)

Đối với các chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất theo mức độ chế biếnnhư chi phí NCTT, CPSXC thì tính cho sản phẩm làm dở theo công thức:

Trang 17

Dck = x Qd' (2)Q'd = Qd x (HT%)

Trong đó: Q'd : là khối lượng sản phẩm dở dang đã quy đổi ra khốilượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo mức độ chế biến của chúng.

HT%: Mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp chế biến phức tạp kiểu liên tục thì các khoản mụcchi phí của giai đoạn trước chuyển sang giai đoạn sau tính cho giá trị sảnphẩm làm dở cuối kì của giai đoạn sau theo công thức (1).

III Tính giá thành sản phẩm 1 Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm công việc do doanhnghiệp sản xuất ra cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc cần thiết đầu tiên trongtoàn bộ công việc của kế toán giá thành Bộ phận kế toán phải căn cứ vào đặcđiểm tổ chức sản xuất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tính chất sảnphẩm yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp… để xác định đối tượngtính giá thành cho phù hợp.

Kì tính giá thành là thời kì mà kế toán cần tiến hành công việc tính giáthành cho các đối tượng Kì tính giá thành có thể theo tháng, theo quý hoặcmột chu kỳ sản xuất kinh doanh.

2 Các phương pháp tính giá thành

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệuvề chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì và các tài liệu có liên quan đểtính giá thành và giá thành đơn vị thực tế cho sản phẩm đã hoàn thành theođối tượng và từng khoản mục.

2.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đốivới loại hình doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn

Trang 18

Quy trình công nghệ sản xuất giản đơn là quy trình sản xuất ra sảnphẩm với công nghệ liên tục khép kín từ khi đưa NVL vào chế biến đến khihoàn thành sản phẩm không thể gián đoạn về mặt kĩ thuật.

Loại hình doanh nghiệp này mặt hàng sản xuất ít khối lượng lớn ổnđịnh chu kì sản xuất ngắn liên tục không có sản phẩm dở hoặc có nhưng ổnđịnh.

Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ,đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ,kì tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kì báo cáo Kế toán phương pháptính giá thành trực tiếp để tính giá thành cho sản phẩm hoàn thành.

Nếu cuối kì có sản phẩm làm dở thì: = + -

Nếu cuối kì không có sản phẩm làm dở thì: =

2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đốivới các doanh nghiệp có quy trình công nghễ phức tạp kiểu liên tục

Doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục làquá trình sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến nối tiếpnhau theo một trình tự nhất định không thể đảo ngược mỗi bước chế biến sảnxuất ra một loại bán thành phẩm (sản phẩm chế tạo dở, nửa thành phẩm).

2.2.1 Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương áncó tính giá thành bán thành phẩm

Theo phương án này đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm hoànthành ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng Kếtoán sử dụng phương pháp liên hợp kết hợp với phương pháp trực tiếp vàphương pháp cộng chi phí.

Ở giai đoạn I: sử dụng phương pháp trực tiếp

Các giai đoạn sau sử dụng phương pháp cộng chi phí bao gồm cả chiphí giai đoạn trước chuyển sang và chi phí phát sinh ở giai đoạn này nên còn

Trang 19

gọi là phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thànhphẩm kết chuyển chi phí tuần tự từng khoản mục Theo phương án này tínhgiá thành sản phẩm được tóm tắt bằng sơ đồ sau:

Trang 20

CPNVLTT bỏ vào một lần Z1 chuyển sang Z2 chuyển sang

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn III (n)

Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự

Theo sơ đồ trên trình tự tính giá thành bán thành phẩm ở từng giai đoạnvà giá thành sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình côngnghệ được tính như sau:

Trước hết căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được ở giai đoạn I(giai đoạn đầu tiên) để tính giá thành và giá thành đơn vị của bán thành phẩmhoàn thành ở giai đoạn I theo công thức sau:

Z1 = Dđk1 + C1 - Dck1  Z1 = Trong đó:

Z1: Tổng giá thành của bán thành phẩm giai đoạn I

Z1: giá thành đơn vị của bán thành phẩm hoàn thành giai đoạn IC1: tổng chi phí sản xuất đã tập hợp ở giai đoạn I

Dđk1, Dck1: giảtị sản phẩm dở dang đầu kì, cuối kì giai đoạn I

Tiếp theo căn cứ vào giá thành thực tế của bán thành phẩm ở giai đoạn Iđã tính chuyển sang giai đoạn II và các chi phí sản xuất khác đã tập hợp đượcở giai đoạn II để tính ra giá thành của bán thành phẩm giai đoạn II theo côngthức:

Trang 21

Phương pháp tổng cộng chi phí áp dụng đối với doanh nghiệp có quytrình chế biến sản phẩm phải qua nhiều phân xưởng sản xuất Đối tượng tínhgiá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng nên tổng chi phí đãphát sinh ở các phân xưởng được tính vào chi phí để tính giá thành theo côngthức sau:

Nếu gọi C1, C2,…, Cn là chi phí tổng hợp được ở từng giai đoạn sảnxuất thì:

Z = Dđk + C1 + C2 + … Cn- Dck

Z =

Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì theo từng giaiđoạn sản xuất để tính ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giáthành sản phẩm theo khoản mục sau đó cộng song song từng khoản mục chiphí của các giai đoạn để tính ra giá thành cho thành phẩm ở giai đoạn cuốicùng nên phương pháp này còn gọilà phương pháp tính giá thành kết chuyểnchi phí song song.

Trang 22

Chi phí phát sinh ở phân xưởng I

CPSX PXI nằm trong ZTP

Giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành trong kì (ZTP)Chi phí phát sinh

ở phân xưởng II

CPSX PXIInằm trong ZTP

Chi phí phát sinh ở phân xưởng III (n)

CPSX PXIII nằm trong ZTPPhân xưởng I Phân xưởng II Phân xưởng III (n)

Kết chuyển song song từng khoản mục chi phí

Sơ đồ kết chuyển chi phí song song

Theo phương án này chi phí sản xuất của từng giai đoạn nằm trong giáthành thành phẩm theo từng khoản mục chi phí được tính như sau:

Khoản mục chi phí NVLTT:CZi= x QTP (1)

Khoản mục chi phí chế biến: khoản mục CPNCTT và CPSXC.Nếu đánh giá sản phẩm làm dở theo CPNVLTT

CZi= x QTP (2)

Hoặc nếu doanh nghiệp đánh giá sản phẩm làm dở theo phương phápước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

CZi= x QTP (2')Trong đó:

CZi: Chi phí sản xuất của giai đoạn i nằm trong ZTP

Dđki: Chi phí sản xuất dở dang đầu kì giai đoạn iCi: Chi phí sản xuất trong kì giai đoạn i

QTP: Số lượng sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trìnhcông nghệ.

Trang 23

QD: Số lượng sản phẩm làm dở cuối kì của tất cả các giai đoạn sản xuấttrong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

QdSi: Số lượng sản phẩm làm dở sau giai đoạn i

Q'd: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương của giai đoạn i

Sau đó cộng song song từng khoản mục chi phí của các giai đoạn tronggiá thành thành phẩm để tính ra giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thànhtrong kì.

ZTP = ∑

CZiZTP = ZTPQTP

IV Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu công tác kế toán tài chính cũng như phục vụ cho kếtoán quản trị, mỗi doanh nghiệp đều phải nghiên cứu, thiết kế hệ thống sổhạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết sao cho phù hợp với đặc điểm, trìnhđộ quản lý của doanh nghiệp.

Theo chế độ hiện hành thì có bốn hình thức tổ chức sổ kế toán tổnghợp Đó là hình thức Nhật kí chung, Nhật kí sổ cái, Chứng từ ghi sổ và Nhậtkí chứng từ.

Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theocác hình thức sổ sau:

1 Hình thức Nhật kí chung

Theo hình thức này tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đềuphải được ghi vào sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian phát sinh và địnhkhoản kế toán các nghiệp vụ đó.

Trang 24

Chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch toán chi tiết

Nhật kí chung

Sổ Cái

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo kế toán

Bảng tổng hợp chi tiếtNhật kí

(1),(2): Ghi hàng ngày(4): Đối chiếu

(3),(5): Ghi cuối tháng (quý)

2 Hình thức Nhật kí - Sổ cái

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vàomột quyển sổ gọi là Nhật kí - Sổ cái Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duynhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống.

Trang 25

Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết

Chứng từ ghi sổSổ Cái

Bảng cân đối tài khoản

Bảng tổng hợp chi tiết

Sổ đăng ký CTGS

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngày Đối chiếu

Ghi cuối tháng (quý)

3 Hình thức chứng từ ghi sổ

Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận cho việc ápdụng máy tính.

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng Đối chiếu

Trang 26

4 Hình thức Nhật kí chứng từ

Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụnhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán.

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng Đối chiếu

Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toánchi tiết

Bảng kê

Báo cáo kế toán

(7)(4)

Trang 27

PHẦN II

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHII HÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ

NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN DỆT NAM ĐỊNH

I Khái quát chung về Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt NamĐịnh

1 Đặc điểm chung của Công ty

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định là một doanhnghiệp Nhà nước, thành viên của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam (Vinatex).Chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt, sợi, may mặcdo nhà nước là chủ sở hữu.

Tiền thân của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Địnhlà Liên hợp Dệt Nam Định Công trình được khởi công xây dựng vào năm1889 do một nhà tư sản Hoa Kiều quản lý Trong quá trình phát triển Liênhợp Dệt Nam Định đã từng bước mở rộng quy mô sản xuất với việc đầu tưxây dựng mới các dây chuyền dệt kim Nhờ dây chuyền dệt kim nên bên cạnhsản phẩm sợi nhà máy có thêm sản phẩm dệt kim.

Để nâng cao hiệu quả quản lý, năm 1986 Bộ Công nghiệp nhẹ quyếtđịnh chuyển tổ chức và hoạt động của Liên hợp Dệt Nam Định thành côngDệt Nam Định Đến năm 2006 nhằm đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới củaCông ty Dệt Nam Định được đổi tên thành Công ty TNHH nhà nước mộtthành viên Dệt Nam Định Trong quá trình phát triển công ty đã không ngừngđa dạng hoá và nâng cao chất lượng.

1.2 Những thuận lợi, khó khăn của công ty

+ Thuận lợi: Ngành dệt may sẽ không bị áp dụng chế độ hạn ngạch đốivới thị trường Mỹ Ngành cũng sẽ được đối xử bình đẳng ở nhiều thị trường.

Trang 28

Hạ tầng cơ sở và cả nguồn nhân lực sẽ được cải thiện bởi dòng đầu tư sẽ đổvào Việt Nam mạnh hơn.

Môi trường cạnh tranh được cải thiện, đảm bảo sự cạnh tranh lànhmạnh.

Có cơ sở pháp lý và công cụ để các doanh nghiệp đặc biệt là các doanhnghiệp nhỏ và vừa có thể bảo vệ quyền lợi và hoạt động chính đáng của mìnhtrong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

+ Khó khăn: Hàng rào bảo hộ tại thị trường nội địa sẽ không còn Toànbộ thuế nhập khẩu hiện nay sẽ phải giảm xuống mức thấp khoảng 10-15%.Như vậy sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng dệt maynhập khẩu ngay tại thị trường nội địa Hàng hoá rẻ từ các nước láng giềng,đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ sẽ gây sức ép cạnh tranh rất lớn đối vớihàng dệt may Việt Nam.

Tóm lại ngành dệt sẽ gặp nhiều khó khăn do sức cạnh tranh yếu, cả vềtiếp thị, công nghệ và vốn Có nhiều thuận lợi cho ngành may vì thị trườngmở rộng, có kinh nghiệm cạnh tranh, chọn được kênh phân phối phù hợp vớinăng lực sản xuất.

1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầutiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Tiến hành kinh doanh sản phẩm trực tiếp, gia công sản phẩm may mặccó chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách.

Công ty đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành tốt mọi nghĩa vụđối với nhà nước, bảo đảm việc làm ổn định, cải thiện đời sống và điều kiệnlàm việc của cán bộ công nhân viên.

Tuân thủ các quy định pháp luật, chính sách của nhà nước.

Bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh xã hội theo quy định củapháp luật thuộc phạm vi quản lý của doanh nghiệp.

Trang 29

1.4 Những thành quả đã đạt được

Nhìn chung những năm trở lại đây doanh thu từ hoạt động xuất khẩuhàng dệt may của công ty tăng khá đều đặn và thường xuyên hoàn thành vượtmức kế hoạch đề ra Công ty cũng mở rộng thêm một số thị trường mới nhưAngola, Nauy… kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 20%, sợi các loại tăng 15%,vải dệt thoi tăng10%, quần áo dệt kim tăng 18,2%, quần áo các loại tăng 28%.Đạt được kết quả trên là do doanh nghiệp dệt đã có nhiều chuyển biến tíchcực sau nhiều năm đầu tư và đổi mới quản lý nên có mức tăng cao so vớicùng kì năm trước.

Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoảncủa công ty được đăng kí tại ngân hàng công thương tỉnh Nam Định và ngânhàng ngoại thương Việt Nam Tình hình tài chính của Công ty được thể hiệnqua một số chỉ tiêu sau:

Tổng vốn của Công ty: 160.776.664.158 đồngVốn do ngân sách cấp: 128.378.223.587 đồngVốn tự bổ sung là: 32.197.440.571 đồngTổng doanh thu là: 357.799.186.597 đồngNộp ngân sách: 11.783.896.205 đồng

2 Tổ chức bộ máy quản lý

2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Công ty áp dụng cơ chế quản lý một thủ trưởng, tổng giám đốc là ngườilãnh đạo cao nhất của Công ty và là người chịu trách nhiệm về mọi mặt và cótoàn quyền quyết định Giúp việc tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc, kếtoán trưởng, giám đốc các nhà máy xí nghiệp thành viên Hiện nay tổ chứcbộ máy quản lý của công ty có 6 phòng ban và 11 đơn vị thành viên đượcphân cấp độc lập trong Công ty.

Trang 30

TỔNG GIÁM ĐỐC

Phó Tổng giám đốcphụ trách sản xuất Phó Tổng giám đốc

phụ trách kinh doanh

Phó Tổng giám đốcphụ trách chất lượng

Phòng Kế toán

tài vụ

Phòng Kế hoạch XNK

Phòng

Tổ chức hành chínhPhòng

Vật tư

Phòng Kĩ thuật công nghệ

Phòng KCS

Các xí nghiệp dệt may sợi nhuộm

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Dệt Nam Định

2.2 Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bộmáy Công ty

Tổng giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động, sảnxuất kinh doanh của Công ty.

Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh: Chỉ đạo phòng kế toán xuấtnhập khẩu, phòng vật tư trong việc mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm Chỉđạo việc lập các dự án đầu tư cho sản xuất, chỉ đạo cho các hoạt động sảnxuất kinh doanh của Công ty.

Phó Tổng giám đốc phụ trách chất lượng: chỉ đạo các đơn vị thực hiệnnhững yêu cầu về chất lượng sản phẩm, đại diện lãnh đạo trong việc quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo tiêu chuẩn ISO900/2000,ISO-1400 và SA-8000 Chỉ đạo công tác an toàn lao động, công tác phòngchống cháy nổ.

Trang 31

Phó Tổng giám đốc phụ trách: Chỉ đạo các đơn vị sản xuất, các phòngchức năng lập và thực hiện các kế hoạch sản xuất của từng xí nghiệp và côngty Chỉ đạo việc xây dựng hệ thông định mức lao động, xây dựng đơn giá sảnphẩm và định mức tiền lương các khâu, bộ phận.

Khối phòng ban:

Phòng Kế hoạch kinh doanh XNK: là bộ phận chức năng giao dịch vớikhách hàng, tìm kiếm thị trường, nắm bắt các yêu cầu của khách hàng Làmthủ tục xuất nhập khẩu, lập chứng từ thanh toán, theo dõi cân đối và quản lýnguyên liệu phục vụ cho sản xuất, có nhiệm vụ mua xuất nhập khẩu nguyênliệu máy móc thiết bị Theo dõi, quản lý và tổ chức thực hiện các hợp đồngsản xuất kinh doanh trong và ngoài nước của Công ty đã ký với khách hàng.

Phòng Kĩ thuật công nghệ: là đơn vị có chức năng thiết kế mẫu, xâydựng các quy trình công nghệ sản phẩm, các tiêu chuẩn kĩ thuật Có chứcnăng giao dịch với khách hàng về mẫu mã, quy cách và chất lượng của sảnphẩm.

Phòng KCS: Là đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và đảm bảo toàn bộkhâu chất lượng sản phẩm của công ty Kiểm tra 100% chất lượng sản phẩmtrước khi nhập kho và giao cho khách hàng.

Phòng Vật tư: đơn vị chịu trách nhiệm theo dõi xuất nhập và quản lýtoàn bộ nguyên phụ liệu, thành phẩm Chịu trách nhiệm cung ứng các nguyênphụ liệu, phụ tùng mua ngoài và thay thế bổ sung theo các phiếu đề nghị củađơn vị Tổ chức của các hàng bán lẻ, các sản phẩm tiêu thụ nội địa.

Phòng kế toán tài vụ: là đơn vị có chức năng theo dõi, giám sát tài chínhvà toàn bộ tài sản của công ty, hạch toán các chi phí của các nghiệp vụ kinhtế Hạch toán và tính lương cho các tổ, các đơn vị sản xuất.

Phòng tổ chức hành chính là đơn vị có chức năng quản lý nhân sự, quảnlý lao động, tiền lương và theo dõi thi đua khen thưởng Quản lý giám sát xâydựng cơ bản, quản lý chăm sóc sức khoẻ cán bộ, công nhân viên.

3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán

Trang 32

Trưởng phòng kế toán- tài chính

Kế toán tiền lươngKế toán tiền mặtKế toán tiền gửi NH

Kế toán công nợ

3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của Công ty có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và kiểm traviệc thực hiện tất cả các công tác kế toán trong phạm vi công ty, giúp lãnhđạo tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo vàkiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu,chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính…

Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên nên bộ máy kế toán của công tyđược tổ chức quản lý và phân tích hoạt động kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạovà kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép banđầu, chế độ hạch toán, chế độ kinh tế tài chính…

Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ nêu trên nên bộ máy kế toán củaCông ty được tổ chức theo kiểu tập trung Bộ máy kế toán của Công ty baogồm nhiều phần hành kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau và thực hiệnchức năng, nhiệm vụ dưới sự phân công của kế toán trưởng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 33

3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy kế toán

Nhiệm vụ cụ thể của từng phần hành kế toán như sau:

Trưởng phòng kế toán tài chính (kiêm kế toán trưởng): Tổ chức chỉ đạothực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê, thông tin kinh tế vàhạch toán kinh tế ở công ty đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên nhà nướctại Công ty.

Phó phòng kế toán tài chính là người giúp việc cho trưởng phòng tronglĩnh vực công việc được phân công, cùng với trưởng phòng tham gia vào côngtác tổ chức điều hành các phần hành kế toán.

Kế toán NVL bao gồm kế toán NVL chính và kế toán NVL phụ.

Kế toán giá thành bao gồm kế toán giá thành sản phẩm sợi và kế toángiá thành sản phẩm dệt kim Kế toán giá thành căn cứ vào các bảng phân bổ,các chứng từ có liên quan để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất tính giáthành sản phẩm Tiến hành lập các bảng kê số 4, 5, 6 và nhật kí chứng từ số 7.Kế toán tiền mặt: theo dõi toàn bộ quá trình thu chi tiền mặt Lập sổ quỹtiền mặt và nhật kí chứng từ số 1.

Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tình hình thanh toán về các khoảntiền gửi, tiền vay, các khoản tiền phải nộp bằng uỷ chi của công ty để lên sổchi tiết tiền gửi, tiền vay và lập các chứng từ như nhật kí chứng từ số 2…

Kế toán công nợ: theo dõi tình hình phải trả, phải thu của công ty LậpNhật kí chứng từ số 4, số 5.

Kế toán TSCĐ: theo dõi tình hình tăng, giảm TSCĐ trong công ty.

Trang 34

Chứng từ gốc Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết

Bảng kê

Kế toán xây dựng cơ bản: hạch toán quá trình đầu tư XDCB, tham giavào công tác quyết toán công trình xây dựng và mọi nghiệp vụ liên quan đếnđầu tư mới.

Kế toán tiêu thụ: bao gồm kế toán tiêu thụ sợi, xuất khẩu và nội địa.Mỗi kế toán đều phải theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và lập các chứng từliên quan như Nhật kí chứng từ số 8, bảng kê số 10…

Kế toán tổng hợp: là người thực hiện các nghiệp vụ hạch toán cuốicùng, xác định kết quả kinh doanh của công ty để vào sổ kế toán tổng hợp, lậpsổ cái, bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sxkd vàlên bảng công khai tài chính…

Thủ quỹ: quản lý quỹ tiền mặt của công ty và thực hiện việc thu, chitiền mặt theo phiếu thu, phiếu chi.

3.3 Hình thức kế toán áp dụng

Đồng thời do đặc điểm sản xuất, trình độ quản lý và sự chuyên môn hoátrong lao động kế toán, nên công ty đã áp dụng hình thức sổ "Nhật kí - Chứngtừ" trong việc tổ chức hạch toán kế toán Theo hình thức này hệ thống sổ màcông ty áp dụng được ban hành theo quyết định 1141-TC/CĐKT của Bộ Tàichính Baogồm 10 nhật kí chứng từ, 4 bảng phân bổ, 11 bảng kê và 6 sổ chitiết và sổ cái và thực hiện quá trình hạch toán (luân chuyển chứng từ) theo sơđồ sau:

Trang 35

Báo cáo kế toán

Ghi hàng ngàyGhi cuối tháng Đối chiếu

Cũng trên 3 nguyên tắc: thống nhất, đặc thù và hiệu quả mà công ty đãxây dựng một hệ thống tài khoản kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất vàquy mô của doanh nghiệp Đó chính là hệ thống tài khoản kế toán được banhành thống nhất của Bộ Tài chính Tuy nhiên do đặc điểm riêng của Công tynên các tài khoản được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý và được quy định cụthể tại Công ty Như một số tài khoản sau: 1521 - Bông, 1522 - xơ, 6271- chiphí sản xuất chung nhà máy sợi I, 6272 - chi phí sản xuất nhà máy sợi 2,6273- chi phí sản xuất nhà máy dệt kim.

Ngoài ra công ty đã áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên đểhạch toán hàng tồn kho.

Trên đây là những đặc điểm về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinhdoanh và công tác hạch toán kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tập hợpchi phí sản xuất và tính giá thành của công ty.

Do sản phẩm của Công ty rất đa dạng, phong phú trong đó sản phẩm sợilà nguyên liệu đầu vào chính của quá trình sản xuất sản phẩm dệt kim, sảnphẩm khăn bông nên công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm sợi đóng vai trò quan trọng đối với kết quả sản xuất kinh doanh củacông ty Bởi vậy trong chuyên đề này em xin đề cập đến công tác hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại nhà máy sợi trong quý Inăm 2007.

Trang 36

4 Đặc điểm của sản phẩm

Trang 37

Nguyên vật liệu chính

Bông - Xơ

Máy xé bôngMáy chải thô

Máy ghép

Máy chải kĩ

Máy sợi thô

Máy sợi con

Sản phẩm sợi đơnMáy xe

Sản phẩm sợi đơn

4.1 Sơ đồ qui trình sản xuất sợi

Quá trình sản xuất sản phẩm sợi là một quy trình khép kín

4.2 Đặc điểm sản xuất sản phẩm

Trang 38

Các sản phẩm của công ty có mặt ở khắp mọi nơi trong cả nước vànước ngoài Sản phẩm được ưa chuộng nhất là khăn ăn, quần áo may sẵn ở thịtrường Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ…

Nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập từ nước ngoài (Bông, Xơ).Nguồn nguyên liệu trong nước tuy có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu từphía đối tác nước ngoài cả về số lượng và chất lượng.

II Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạiCông ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định

1 Những vấn đề chung về kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩmtại Công ty

1.1 Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.1 Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra đểtiến hành các hoạt động sản xuất trong một kì nhất định.

Ở Công ty Dệt Nam Định, chi phí là biểu hiện bằng tiền về nguyên liệuliệu, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ, tiền lương phải trả cho CNV trongcông ty và các chi phí khác Trong một quý chi phí của công ty bỏ ra nhiềuhay ít phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra đảm bảo yêu cầu kĩ thuật, chất lượngvà kế hoạch.

Sản phẩm chính của công ty là sợi, các sản phẩm dệt kim, khăn… chocác khách hàng trong và ngoài nước Chu kì sản xuất mỗi sản phẩm ngắn, nêncông ty sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn sản phẩm hoàn thành vàtrao trả khách hàng đúng theo yêu cầu nên chi phí sản xuất bỏ ra tương đốilớn Theo quy định, công ty có các khoản mục chi phí sau:

Chi phí NVLTT: bao gồm các giá trị NVL chính, NVL phụ, công cụ…Chi phí NCTT: bao gồm những khoản phải trả cho công nhân sản xuấtnhư lương, phụ cấp có tính chất lương, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tríchtheo tỉ lệ quy định.

Trang 39

Chi phí chung bao gồm các các khoản chi phí: Chi phí nhân viên cácnhà máy như nhân viên quản lý ở các ca sản xuất, chi phí công cụ dụng cụxuất dùng cho sản xuất ở nhà máy, chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ muangoài, chi phí bằng tiền.

Cuối quý, chi phí được kết chuyển vào bên Nợ TK911 để xác định kếtquả sản xuất kinh doanh.

1.1.2 Công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giáthành

Để tồn tại và phát triển được trong nền kinh tế thị trường hiện nay thìđòi hỏi công ty có một biện pháp quản lý hợp lý Công ty tìm mọi biện phápđể giảm bớt chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm để thu được lợi nhuậncao nhất Việc tổ chức công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành là côngviệc vô cùng quan trọng quyết định sự thành bại của công ty Chính vì thế màcông ty đã có những biện pháp lập kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giáthành.

Lập kế hoạch chi phí sản xuất tức là phòng kĩ thuật đầu tư lập ra cácđịnh mức NVL, công cụ dụng cụ hợp lí.

Lập kế hoạch giá thành: dựa trên kế hoạch chi phí sản xuất bỏ ra đểđịnh giá hợp lý sản phẩm của mình.

1.2 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Việc xác định chính xác đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là côngviệc đầu tiên có ý nghĩa quyết định đến công tác hạch toán chi phí sản xuất.tại Công ty Dệt Nam Định, quá trình sản xuất sợi là một quá trình sản xuấtliên tục với công nghệ khép kín Đây là một quá trình công nghệ gồm 2 giaiđoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định:

Giai đoạn I: sản xuất ra sản phẩm sợi đơn Sợi đơn chủ yếu được bán rangoài và một phần là đối tượng chế biến của giai đoạn II.

Giai đoạn II: sản xuất ra sợi xe từ sợi đơn.

Để phù hợp với đặc điểm này, cũng như yêu cầu của công tác quản lý,chi phí sản xuất phát sinh trong kì được tập hợp theo từng giai đoạn công

Trang 40

nghệ Do đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng giai đoạn côngnghệ và phương pháp hạch toán chi phí được lựa chọn tương ứng là phươngpháp hạch toán theo giai đoạn công nghệ.

1.3 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm

Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất nhiều loại sản phẩm vớinhững quy cách khác nhau, được kí hiệu theo chỉ số sợi như ở nhà máy sợi Igồm sợi đơn Ne60 (65/35) CK, Ne45 (65/35)CK…

Do đó công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng chỉ số sợi.Kì tính giá thành là một quý và đơn vị tính giá thành là kg sản phẩm.

* Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giáthành sản phẩm

Trong phần lí luận chung, chúng ta đã nghiên cứu mối quan hệ giữa đốitượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, có sựphân biệt giống và khác nhau Cũng trên cơ sở lí luận chung đó, công ty đãxác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quá trình sản xuất sảnphẩm sợi trong từng nhà máy (cả giai đoạn 1 và giai đoạn 2), còn đối tượngtính giá thành là từng loại sản phẩm (từng chỉ số sợi) Vì thế một đối tượngtập hợp chi phí trong công ty có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thành.

Mặt khác xuất phát từ quá trình công nghệ, đối tượng phương pháp tậphợp sản xuất và sự đa dạng về chủng loại sản phẩm công ty đã áp dụngphương pháp tính giáthành là phương pháp tỉ lệ.

Áp dụng phương pháp này kế toán phải căn cứ vào bảng giá thành chitiết kế hoạch sợi theo từng khoản mục chi phí Bảng này do phòng kế toán tàichính lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất trong năm và tính giá thành sản phẩmnăm trước, bảng được lập từ đầu năm và được xây dựng trong suốt năm kếhoạch.

Tỉ lệ chi phí theo từng khoản mục giữa chi phí sản xuất thực tế với giáthành kế hoạch từng khoản mục chi phí Từ đó kế toán tính được giá thành

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:50

Hình ảnh liên quan

3. Hình thức chứng từ ghi sổ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

3..

Hình thức chứng từ ghi sổ Xem tại trang 27 của tài liệu.
4. Hình thức Nhật kí chứng từ - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

4..

Hình thức Nhật kí chứng từ Xem tại trang 29 của tài liệu.
Bảng kê số 3: Tính giáthành NVL- CCDC Quý - Nhà máy sợi  I/2007 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

Bảng k.

ê số 3: Tính giáthành NVL- CCDC Quý - Nhà máy sợi I/2007 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Biểu số 02: BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2: BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

i.

ểu số 02: BẢNG PHÂN BỔ SỐ 2: BẢNG PHÂN BỔ NVL, CCDC Xem tại trang 52 của tài liệu.
BẢNG PHÂN BỔ PHẾ LIỆU - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx
BẢNG PHÂN BỔ PHẾ LIỆU Xem tại trang 54 của tài liệu.
Bảng kê số 4+5: Tập hợp chi phí TK 154, 621, 622, 627 Quý I/2007- Nhà máy sợi   - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

Bảng k.

ê số 4+5: Tập hợp chi phí TK 154, 621, 622, 627 Quý I/2007- Nhà máy sợi Xem tại trang 63 của tài liệu.
1 TK 2413-Chi KHSCL - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

1.

TK 2413-Chi KHSCL Xem tại trang 65 của tài liệu.
Bảng kê số 6 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

Bảng k.

ê số 6 Xem tại trang 65 của tài liệu.
C = 16.794.200.945 (bảng phân bổ số 3) PL = 621.982.800 (NKCT số 7 - TK1527) - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

16.794.200.945.

(bảng phân bổ số 3) PL = 621.982.800 (NKCT số 7 - TK1527) Xem tại trang 74 của tài liệu.
122.977.189 (bảng phân bổ tiền lương và BHXH) - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Dệt Nam Định.docx

122.977.189.

(bảng phân bổ tiền lương và BHXH) Xem tại trang 75 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan