SKKN CHIẾC THUYỀN NGOẠI XA

34 240 0
SKKN CHIẾC THUYỀN NGOẠI XA

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỔ : VĂN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Trang 1/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU MỤC LỤC A Lí chọn đề tài Trang B Nội dung Trang I.Cơ sở lí luận .Trang II Cơ sở thực tiễn .Trang III Những thuận lợi và khó khăn .Trang 10 Thuận lợi Trang 10 Khó khăn Trang 10 Biện pháp khắc phục Trang 11 IV Mục đích nghiên cứu và tư liệu tham khảo Trang 12 V Nội dung thực hiện đề tài Trang 13 VI Những suy nghĩ, cảm nhận về nhân vật .Trang 21 VII Kết quả đạt được………………………………………….Trang 31 C Kết luận Trang 34 Trang 2/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU A LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta vẫn ngày đêm trăn trở “làm cho đồng bào ta cũng có cơm ăn áo mặc, cũng được học hành” Nguyện vọng thiết tha ấy của Người đã được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền tích cực thực hiện Các chương trình Vì người nghèo được sự đồng thuận và ủng hộ rất lớn của các tầng lớp nhân dân Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cũng những người lao động nghèo đã được bàn tay nhân ái của cộng đồng tiếp sức bằng các hoạt động thiết thực chương trình Đèn đom đóm, Vượt lên chính mình, Ngôi nhà mơ ước… của các đài truyền hình Trung ương và địa phương; thậm chí có rất nhiều các tổ chức, cá nhân đã lặng le đến với những người dân nghèo một cách hiệu quả nhất Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được đưa vào giảng dạy chương trình Ngữ văn lớp 12 mới được ba năm Thông thường những tác phẩm đã được “cày xới” nhiều lần thì việc khai thác tìm hiểu tác phẩm se hết sức thuận lợi vì giáo viên có thời gian nghiền ngẫm tác phẩm và cọ xát với thực tế giảng dạy để xác định cho mình một hướng khai thác hiệu quả Còn với Chiếc thuyền ngoài xa, ba năm là khoảng thời gian quá ít ỏi, việc tiếp nhận tác phẩm với còn giai đoạn khám phá và thử nghiệm Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp dạy và học văn theo hướng tích cực đòi hỏi người giáo viên không ngừng tìm tòi suy ngẫm để định hướng bài giảng làm đạt hiệu quả tốt nhất nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tế Vấn đề dạy văn, học văn vẫn là đề tài nóng bỏng của dư luận xã hội Hàng năm sau mỗi kì thi tốt nghiệp THPT và ĐH-CĐ, ta lại bắt gặp những bài văn ngây ngô, những câu văn cười nước mắt… Đó là một thực trạng đau lòng khiến những nhà giáo, cụ thể là những giáo viên giảng dạy ngữ văn không khỏi xót xa Trang 3/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đề cập lại mở nhiều chiều suy ngẫm và nhận thức, nào là mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, nào là vấn đề dân số ở vùng sâu vùng xa, nào là nạn bạo hành nhức nhối các gia đình hiện nay, nào là luật pháp khô cứng với thực tế cuộc sống muôn màu… thế mỗi lần gấp trang sách lại, cứ bị ám ảnh không chỉ bởi “đôi mắt độc dữ” với “chiếc lưng rộng và cong lưng một chiếc thuyền” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II, Nhà xuất bản giáo dục, trang 71) của nhân vật người đàn ông, hay sự cam chịu nhẫn nhục với thái độ thản nhiên đến mức khó hiểu của nhân vật người đàn bà mà có cảm giác có đó từ từ bóp nghẹt tim mình trước những lời trần tình mộc mạc của người phụ nữ ấy nơi Tòa án huyện cũng tin rằng cuộc đời chị chắc chắn chẳng bao giờ có được một ngày vui, ấy mà:“ Có chứ…vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn chúng nó được ăn no” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II, Nhà xuất bản giáo dục, trang 76) để rồi ánh mắt chị sáng lên nói câu đó thì ta lại cảm thấy mắt mình cay cay Bởi vậy ước và tin rằng những hoạt động Vì người nghèo của Đảng và Nhà nước ta, những hoạt động từ thiện của các tổ chức, cá nhân đã soi rọi đến mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đến với những gia đình ngư dân vùng biển gia đình người đàn bà hàng chài truyện Nỗi ám ảnh ấy quá lớn, cộng thêm những trận bão lũ hàng năm tàn phá mảnh đất miền Trung khiến lại nhìn thấy những mâm cơm chỉ có “cây xương rồng luộc chấm muối…” và “đôi bàn chân chữ bát” của người đàn ông ấy lại lầm lũi về phía biển với “tấm lưng rộng và cong lưng một chiếc thuyền…” (Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12 tập II , Nhà xuất bản giáo dục, trang 75) Khám phá, phát hiện vẻ đẹp phẩm chất – thứ “chất ngọc tâm hồn” bên cái vẻ ngoài xù xì gai góc của các nhân vật tác phẩm, chúng đã đạt được một số hiệu quả nhất định giảng dạy Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đó là lý để chọn tác phẩm này làm đề tài sáng kiến Trang 4/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU dù biết rằng chọn nó thời điểm này – lúc tác phẩm đến với thầy trò nhà trường phổ thông mới được ba năm, tài liệu tham khảo chưa nhiều, vấn đề bình luận đánh giá về nhân vật truyện hãy còn dè dặt- là việc làm vô cùng liều lĩnh! Bình minh biển Trang 5/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU B NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN “Văn học là nhân học”(M.Gor-ki) Văn là người Tác phẩm văn học se thế nào nếu không có chút dây mơ rễ má gì với cuộc sống của người? Hiệu quả tiếp nhận của học sinh se tác phẩm ấy hoàn toàn xa lạ với các em? Không phải đến bây giờ được quan điểm mĩ học Mác-xít soi rọi, chúng ta mới nhận thấy điều này Từ thời phong kiến, Nguyễn Trãi – một anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nước ta thế kỉ XV đã bộc bạch với vua Lê Thái Tông nhà vua cử ông định lễ nhạc cho triều đình mà theo ông, cái “gốc của nhạc” chính là “làm cho muôn dân” tận nơi “trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu” Đó cũng là cách xử thế của nhà thơ mù yêu nước xứ Đồng Nai thế kỉ XIX– cụ Nguyễn Đình Chiểu.“Văn dĩ tải đạo” “Đạo” ở trước hết là đạo lý, đạo nghĩa của dân và vì dân Sáng tác văn chương trước tiên cũng phải vì dân mà “tải đạo” “ Chở đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” Nam Cao- nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, từ trước Cách mạng tháng Tám, truyện ngắn Trăng sáng ông đã khẳng định: “ Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối… nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ thoát từ những kiếp lầm than…” Bàn về văn học, nhà thơ Cộng sản Tố Hữu tâm niệm: “Văn chương không chỉ là chuyện văn chương mà thực chất là cuộc đời Văn học sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi tới của văn học” Trang 6/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Bởi thế quan niệm “Nghệ thuật vị nhân sinh” sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử sáng tác của nền văn học dân tộc Trong công cuộc đổi mới văn học sau 1975, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu càng thấm đẫm trang đời II.CƠ SỞ THỰC TIỄN Giảng dạy nhà trường phổ thông nói chung, môn Ngữ văn nói riêng, nhiệm vụ của người thầy không chỉ truyền đạt kiến thức mà thông qua những tác phẩm văn học còn dạy các em cách sống, cách làm người Phải gắn việc giảng dạy tác phẩm nhà trường với thực tế đời sống thì việc học văn không còn là áp lực nặng nề với mớ giáo lý sách vở khô khan và chắc chắn se giảm bớt tình trạng học sinh quay lưng lại với môn Văn thực trạng những năm gần Đi tìm nguyên nhân vì học sinh chán học, sợ học môn Văn, nhất là với học sinh cuối cấp, phải các ngành khoa học xã hội quá nghèo nàn, tương lai trường sau học các trường cao đẳng, đại học khá bấp bênh vì ít có hội có việc làm và mức lương quá thấp, … chúng nhận thấy đó cũng là một nguyên nhân khách quan Để nâng cao chất lượng bộ môn, năm học 2009-2010 vừa qua, tổ chuyên môn Văn - Nhạc - Họa của nhà trường sinh hoạt chuyên đề đã tiến hành khảo sát tình hình, thử đánh giá vì hai năm học gần không có học sinh giỏi môn Văn, vì phần lớn học sinh lơ là với môn Ngữ văn? 6/8 thầy cô cho rằng quan niệm thực dụng nên các em không mặn mà gì với bộ môn Đó là góc độ đánh giá của các nhà giáo, sợ thiếu khách quan, đã thực hiện một cuộc trắc nghiệm với ba lớp 12 gồm 115 học sinh, đó có một lớp Tự nhiên (học chương trình Nâng cao các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh) và hai lớp Cơ bản, kết quả: Trang 7/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Tổng số HS Rất thích 115 52/115 % Thích % Sợ học % 45,2 51/115 44,6 12/115 10,2 Có 52/115 học sinh rất thích học môn Văn thời gian đầu tư cho bộ môn còn ít 51/115 em thích học ngán đọc tác phẩm vì dài quá, 12/115 em sợ học vì các em cho rằng môn Văn các em cũng phải học bài Sử, Địa Như vậy có đến 89% học trò còn yêu thích môn Văn thì đâu đến nỗi bi quan! Có điều phải học thế nào các em mới yêu thích thật sự là một bài toán khó Các em sợ thì có chứ không chán học môn này là chương trình cấp học và cả năm học còn khá nặng, đặc biệt là áp lực thi cử đỗ đạt khiến các em không có thời gian đầu tư cho những môn học mà các em không chọn thi đại học Rồi quan niệm còn lệch lạc (môn chính, môn phụ; môn tự nhiên, môn xã hội…) và tâm lý chọn nghề đã nói nên các em còn chạy theo “phong trào” Nhiều em buổi sáng học chính khóa, buổi chiều ôn tập củng cố kiến thức, buổi tối tìm đến các “lò” luyện thi đại học Thời gian đâu để các em làm hàng tá các bài tập Toán, Lý, Hóa, Sinh, Anh văn… nói chi đến chuyện học văn , đọc văn! Với những thầy cô thường quan tâm quản lý chặt che việc soạn bài ở nhà của học sinh, nhiều em thường kè kè cuốn cẩm nang Văn mẫu, Học tốt… hoặc chép bài soạn của bạn để đối phó Như vậy các em sợ học văn là có thật còn chán thì chưa hẳn bởi qua thực tế giảng dạy, nhiều học sinh học ban KHTN, chọn thi đại học khối A vẫn yêu thích môn văn và say mê các giờ học văn Tôi rất ấn tượng nghe kể về tiết dạy của một đồng nghiệp trẻ - thầy giáo Trần Tuấn Anh- giáo viên dạy môn GDCD ở trường THCS Bạch Đằng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Đó là câu chuyện cảm động về cách dạy mới mẻ: “Giờ học giáo dục công dân không có những lý thuyết khô cứng, xa xôi, thầy giảng trò nghe những câu chuyện giản dị về tình thương của cha mẹ, về chuyện cơm ăn áo mặc của người nghèo, cho học trò nghe bài nhạc có tiếng mẹ ru, tiếng trẻ khóc… Và nhiều học trò khóc…”( T̉i trẻ Online 25/10/2008) Trang 8/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Giảng dạy văn học cũng thế, se rất thiếu sót nếu đến với một tác phẩm văn chương mà câu chuyện tác phẩm vẫn im lìm ngủ yên trang sách mà phải làm để nhân vật đó cựa quậy bước với cuộc đời; cũng gần gũi, thân thuộc thở, khí trời, bản thân các em đã bắt gặp, đã nhìn thấy đâu đó cuộc sống của chính mình hay bà cô bác xung quanh Bởi vậy thường gắn việc giảng dạy tác phẩm văn học nhà trường với thực tế đời sống vừa giúp học sinh tiếp nhận bài học một cách nhẹ nhàng vừa khắc sâu được kiến thức để làm tốt bài văn nghị luận văn học, vừa bổ sung những thông tin cần thiết qua những ví dụ thực tế gọi là phương pháp tích hợp để giúp các em vận dụng kiến thức vào bài văn nghị luận xã hội Nhưng đối tượng chung của văn học là cuộc đời, đó người giữ vị trí trung tâm Do đó tác phẩm văn học se không còn là một mớ ngôn từ xa lạ, những nhân vật tác phẩm không còn là những ông Tây ngọng nghịu tiếng Việt mà là cha, là mẹ, là anh em bạn bè, là quê hương lam lũ nhọc nhằn Các nhân vật – cụ thể là hai vợ chồng gia đình ngư dân truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là những người thế Và hiển nhiên thông qua các nhân vật của mình, nhà văn muốn dõng dạc chứng minh rằng: Văn học chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có Trang 9/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU III NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1.Thuận lợi -Về khách quan: Được tham gia các đợt tập huấn chuyên môn cũng tập huấn thay sách giáo khoa Sở, Bộ giáo dục tổ chức nên có điều kiện trao đổi học hỏi kinh nghiệm, hiểu rằng tài liệu hướng dẫn giáo viên hay chuẩn kiến thức kĩ chỉ là những gợi ý có tính chất định hướng, còn bài giảng có thành công hay không là lực và phương pháp truyền thụ của chính giáo viên Được BGH nhà trường và đồng nghiệp tổ chuyên môn tích cực ủng hộ việc đổi mới phương pháp dạy học -Về mặt chủ quan: Bản thân trăn trở tìm tòi không chỉ để sắp xếp cấu trúc bài giảng cho thật dễ hiểu, cho phù hợp với từng đối tượng học trò của từng lớp mà còn bị ám ảnh trước một chi tiết, một hình ảnh, một cụm từ hay một hình tượng nghệ thuật Thường xuyên tham khảo, sưu tầm tài liệu sách báo, mạng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy Khó khăn -Về khách quan: Xu hướng học sinh thi vào các ngành xã hội (khối C) rất thấp (nguyên nhân đã nói ở trên) nên các em ít đầu tư thời gian thích đáng cho bộ môn Trường đóng địa bàn nông thôn xa thư viện Tỉnh, không có nhà sách nên việc sưu tầm tài liệu để tham khảo và tích lũy kiến thức rất hạn chế -Về chủ quan: tác phẩm mới được đưa vào chương trình nên việc nghiên cứu tìm hiểu mới ở giai đoạn bước đầu Đối tượng là học sinh lớp 12 trình độ tiếp nhận kiến thức giữa các lớp không đồng đều nên hướng khai thác bài giảng có thể áp dụng lớp này thì thành công lớp khác lại thất bại Ví dụ năm học 2007-2008 dạy lớp 12 đó một lớp thuộc ban khoa học Xã hội, một lớp thuộc ban Cơ bản, một Trang 10/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU -Tình huống bên trong: Đó là tình huống nhận thức của nghệ sĩ Phùng chứng kiến hai cảnh tượng đối lập tại bờ biển và chánh án Đẩu trước thái độvà câu chuyện của người đàn bà tại tòa án, từ đó đánh giá nhìn nhận sự vật hiện tượng đời sống không thể đơn giản xuôi chiều III CHỦ ĐỀ: Truyện thể hiện tình yêu tha thiết và sự cảm thông sâu sắc trước những cảnh đời, những thân phận trớ trêu của người và gửi gắm chiêm nghiệm của nhà văn về nghệ thuật: Nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và người một cách đa diện, nhiều chiều IV.TỔNG KẾT: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và người Đó là một cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng Tác phẩm đã cho thấy những đổi mới của văn học sau 1975: văn học đã trở về với những vấn đề của đời sống nhân sinh, quan tâm nhiều đến các đề tài đạo đức –thế sự Về nghệ thuật, cách khắc họa nhân vật, xây dựng tình huống truyện, sử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt, sáng tạo góp phần làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm Trang 20/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VI NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN… Trên là nội dung chính của bài giảng Vậy đâu là những điểm cần khám phá phát hiện thêm? Như phần mở đầu, nêu lí chọn đề tài, bị ám ảnh bởi hai nhân vật vợ chồng ngư dân này Thông thường, trước soạn giảng, thường tham khảo thêm một số sách báo, tài liệu hoặc bài viết liên quan đến tác phẩm để định hướng phần nội dung kiến thức Về nhân vật người đàn bà, các nhận định đánh giá khá thống nhất Riêng nhân vật người đàn ông, có ý kiến nhận xét sau : “Nhân vật người chồng-kẻ vũ phu: -Ngoại hình bộc lộ tính cách: “Tấm lưng rộng và cong lưng một chiếc thuyền Mái tóc tổ quạ Lão chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn , hàng lông mày cháy nắng… hai mắt đầy vẻ độc dữ, mặt đo gay…” -Hành động ác: “hùng hổ”, “vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm nghiến ken két…” -Ngôn ngữ thô lỗ: Vừa xuất hiện đã gây ấn tượng bằng tiếng quát: “ Cứ ngồi nguyên đấy động đậy tao giết cả mày bây giờ” Người đàn ông là nạn nhân của đói nghèo lam lũ, đã trở thành kẻ độc ác, hành hạ đánh đập thô bạo vợ mình Lão lầm lì đánh vợ một thói quen để giải tỏa tâm lí và nỗi khổ đời thường Nhân vật người chồng trở thành điển hình cho bạo lực gia đình, cần lên án” (Chuyên đề dạy học Ngữ văn 12 bài Chiếc thuyền ngoài xa của tác giả TS Lê Thị Hường, trang 41) Tôi rất tán thành với kiến đánh giá vẫn băn khoăn, đặc biệt là những chi tiết về ngoại hình: “Tấm lưng rộng và cong lưng một chiếc thuyền Mái tóc tổ quạ Lão chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn , hàng lông mày cháy nắng… hai mắt đầy vẻ độc dữ, mặt đo gay…” không thể xem tất cả các chi tiết này đều bộc lộ tính cách của một kẻ vũ phu! Trang 21/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975, hầu các nhân vật của ông đều thuộc loại nhân vật “tự thú” (Bức tranh, Co lau) hoặc không đơn giản chỉ để người đọc chỉ có yêu hoặc chỉ có ghét, chỉ lên án hay chỉ có bênh vực cảm thông mà bản thân mỗi nhân vật đều đem lại cho người đọc những trạng thái cảm xúc trái ngược (Chiếc thuyền ngoài xa) … Có thế mới thể hiện đúng ý đồ sáng tạo của nhà văn: Không thể nhìn nhận đánh giá cuộc sống và người một cách giản đơn, sơ lược Tuy nhiên nếu kết cấu bài giảng khai thác theo hướng tìm hiểu phân tích nhân vật, chúng ta se lần lượt tìm hiểu các nhân vật nhân vật người đàn ông, nhân vật người đàn bà, nhân vật thằng bé Phác, nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng…thì hướng này khó bao quát được chủ đề lúc quĩ thời gian dành cho việc tìm hiểu một tác phẩm văn xuôi chương trình không hề dư dả Bởi vậy lồng những khám phá phát hiện thêm vào mục 2b…Phẩm chất nhân vật người đàn bà, để vừa phân tích vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ này, vừa khai thác chân dung nhân vật người chồng mối liên quan với nhân vật người vợ, đồng thời mạnh dạn đưa những phát hiện đánh giá của bản thân về nhân vật Vẻ đẹp phẩm chất người đàn bà có ba điểm nổi bật: +Thương +Hiểu chồng + Giàu tự trọng Nét phẩm chất đáng quí trước tiên ở người phụ nữ này là phẩm chất gì? -Thương con, sẵn sàng chịu đựng, hi sinh tất vì con: Thương con, chị nhẫn nhục cam chịu những trận đòn roi của chồng vì con:“Đàn bà ở thuyền chúng phải sống cho chứ không thể sống cho mình ở đất được” Thương con, chị kiên quyết không chịu bỏ chồng vì sợ đói “đám đàn bà ở thuyền chúng cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp nhà nào cũng dưới chục đứa” Tôi lưu ý đặc thù công việc của phụ nữ “ở thuyền”(vùng biển) khác với phụ nữ Trang 22/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU “trên đất” (đất liền) Ở miền biển, công việc chính là đánh cá ngoài khơi, phải có sức khỏe và công việc này chỉ phù hợp với sức lực của đàn ông, trai tráng Còn phụ nữ chỉ làm nội trợ Những năm sau giải phóng, ngư dân cũng vào hợp tác xã nên hải sản nói chung đánh bắt về đều được nhà nước thu mua, đàn bà không phải chạy chợ bây giờ Do đó họ chỉ việc sinh rồi nuôi Quan niệm lạc hậu “trời sinh voi, sinh co” cộng với tư tưởng sinh nhiều (con trai) không chỉ để “nối dõi tông đường” mà quan trọng là để có người biển đánh cá nên nhà nào cũng nghèo khổ vì đông Đã thế kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào người đàn ông Người chồng, người cha là trụ cột kinh tế cho cả gia đình đông đúc Đó là lí vì chị kiên quyết không chịu li hôn người chồng vũ phu theo lời khuyên của chánh án Đẩu, vì chị nhẫn nhục cam chịu những trận đòn dữ dội của chồng Thương con, chị còn “mặc cả” xin chồng “lên bờ rồi đánh” Tôi hỏi một em học sinh ở lớp 12C2 vì vậy? Em bảo: -Vì thuyền chật, đánh dưới thuyền không chạy trốn đâu được sẽ bị rớt xuống biển! Cả lớp cười ồ! Tôi giật mình trước câu trả lời ngây ngô này cũng là kinh nghiệm để tự dặn mình không nên chủ quan trước một vấn đề dù đơn giản nhất Tôi vẫn hỏi tiếp em đó: -Sao lúc bị người chồng đánh bờ, chị cũng “không kêu lên, không chống trả cũng không chạy trốn” mà! -À, em biết rồi Chị sợ các nhìn thấy se học theo cái tính bố Tôi khen: Đúng rồi và sửa lại : Chị sợ các nhìn thấy se làm tổn thương tâm hồn non nớt của chúng, sợ chúng nhiễm thói xấu cọc cằn vũ phu…Chị gửi thằng Phác cho ông ngoại cũng vì le đó Nó là thằng chị yêu thương nhất lại là đứa giống tính bố nhất Chị là người có suy nghĩ rất sâu sắc Chị lo xa, nghĩ đến tương lai của các sau này Và đáng quí biết bao, tưởng cuộc sống liên miên những trận đòn của người chồng vũ phu, chị chỉ thấy đau khổ buồn phiền, thế chị vẫn Trang 23/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU chắt chiu từng chút hạnh phúc nhỏ nhoi, vẫn ghi nhận công lao của chồng niềm vui của chị: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn chúng nó được ăn no” Và “Cũng có lúc vợ chồng cái vui vẻ bên nhau”… Phẩm chất thứ hai là gì? -Chị rất hiểu chồng: Bị chồng đánh đập hành hạ dã man: “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” Nói chánh án Đẩu: “Cả nước không có một người chồng nào hắn” Đánh vợ một thói quen, một ghiền, cứ thấy “khổ quá là đánh”, thử hỏi ở cái gia đình hàng chài này, nỗi khổ thì cứ triền miên hết năm này qua năm khác, cái thì cứ lũ lượt đời, có ngày nào giờ nào bớt khổ đâu thì thử hỏi có lúc nào người đàn bà mới bị hành hạ? Bạo hành gia đình mà nạn nhân phần lớn là phụ nữ có le không còn là hiện tượng cá biệt xã hội Có nhiều nguyên nhân : Do kinh tế khó khăn; ghen tuông, ngoại tình; rượu chè cờ bạc…Tôi cho các em xem hình ảnh và kể một số câu chuyện đã từng gây phẫn nộ dư luận thời gian gần đây: Hình ảnh phụ nữ bị bạo hành Trang 24/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Đây chị Đào Thị Hằng, 39 tuổi- Đường Phạm Thê Hiển, Phường 4,Quận 8,TP Hồ Chí Minhthường xuyên bị chồng hành hạ sau lần say rượu chồng… Khuôn mặt bị đánh đến biến dạng chị sau lần ông chồng say rượu Từ người phụ nữ lành lặn, sau 15 năm chung sống, chị Cúc trở thành người phụ nữ tật nguyền… Chị Lê Thị Cúc( Sn1978) xã Đại An, H Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam Người chồng ngang nhiên cặp bồ, đuổi vợ khỏi nhà , ngược đãi đánh đập hành hạ người vợ trở thành tàn phế, chị phải bán vé số xe lăn để kiếm sống nuôi con.  Trang 25/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Bây giờ chúng ta hãy trở lại bờ biển thơ mộng nơi có bãi xe tăng hỏng- dấu tích một thời của chiến tranh để chứng kiến hành động tàn ác của gã đàn ông tác phẩm: “Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút người một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa…chẳng nói chẳng rằng lão trút giận lửa cháy bằng cách dùng thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ, đau đớn: Mày chết cho ông nhờ Chúng mày chết hết cho ông nhờ!” Vẻ hùng hổ, mặt đo gay, hai mắt đầy vẻ độc dữ, nghiến ken két, giọng rên rỉ đau đớn…thật đáng sợ Tưởng tức giận dồn nén hiển hiện khuôn mặt đo gay , cặp mắt độc dữ và dáng vẻ hùng hổ muốn ăn tươi nuốt sống đối phương của người đàn ông Lão dùng vật gì để đánh vợ? Đó là dùng “chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa”- một loại thắt lưng to bản, có nhiều lỗ đính bằng đồng nên rất nặng Bộ đội ta thời chống Mĩ trinh sát gặp địch nếu nổ súng se bị lộ nên thường thủ sẵn loại dây thắt lưng (chiến lợi phẩm) này đánh phủ đầu đối phương trước bắt sống (Theo lời mô tả và kể lại của nhà báo Lê Bá Dương- cựu chiến binh Trung đoàn 27 Triệu Hải anh hùng- dũng sĩ diệt Mĩ năm 15 tuổi) Một loại thắt lưng của quân đội ngụy quyền ( Ảnh minh họa lấy từ Kỷ vật thời chiến) Trang 26/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Lão dùng chiếc thắt lưng ấy không phải đánh mà quật tới tấp vào lưng người đàn bà Như vậy là quá đủ để ta hình dung thứ “vũ khí” hành vợ của gã đàn ông và cũng không phải ngẫu nhiên nhà văn Nguyễn Minh Châu lại để cho một người đàn ông từng trốn lính, không lính ngụy ngày nào lại sử dụng thứ vật dụng này để hành hạ người phụ nữ đầu gối tay ấp của mình! Thật tàn ác! Không chỉ đánh, lão còn nguyền rủa những lời độc địa: “ Mày chết đi… Chúng mày chết hết đi…” Tâm lí người Việt thường “kiêng kị” nói tới những từ “xui xẻo”, còn lão nguyền rủa vợ kiểu đó dường đã trở thành câu cửa miệng Trong truyện, chỉ có hai lần lão lên tiếng thì cả hai lần lão hăm giết chết và rủa chết vợ Như vậy người vợ không chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn cả về mặt tinh thần! Dừng lại cho các em bày tỏ thái độ trước hành động của gã đàn ông Đúng là cả một rừng căm phẫn! Phải trừng trị gã Phải bắt lão tù Phải dùng dây thắt lưng đánh lại lão để lão biết nó đau thế nào… Hành động vũ phu của người đàn ông khiến tất cả chúng ta phẫn nộ Tôi liên hệ nhẹ nhàng: Cô rất mừng vì các em không phải là những kẻ dững dưng, vô cảm mà là những học sinh biết phân biệt đúng sai phải trái, tất nhiên các em se biết hướng thiện và tích cực đấu tranh để loại trừ cái ác xã hội Chúng ta căm phẫn gã đàn ông, chánh án Đẩu cũng vô cùng phẫn nộ: “Anh đứng dậy, giọng trở nên đầy giận dữ, khác hẳn với giọng một vị chánh án: - Ba ngày một trận nhẹ Năm ngày một trận nặng Cả nước không có một người chồng nào hắn Tôi chưa hoi tội của hắn mà chỉ muốn bảo với chị: Chị không sống nổi với cái lão đàn ông vũ phu ấy đâu! ” Và cả thằng Phác- thằng trai gã, hôm ấy cũng không chịu đựng được, đã “lập tức nhảy xổ vào cái lão đàn ông” chứng kiến cảnh mẹ nó bị đánh Thế mà, nhất chỉ có người đàn bà- nạn nhân của người chồng vũ phu lại tỏ thái độ hết sức lạ lùng Chị hướng về phía Đẩu-chánh án, vái lia lịa: Trang 27/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU -Con lạy quí tòa…Quí tòa bắt tợi cũng được, phạt tù cũng được, đừng bắt bo nó… Chị không chịu bỏ chồng vì con, thương con, quan trọng là chỉ có chị mới thấy được bản chất vốn có của chồng, trước “là một anh trai cục tính hiền lành” và “không bao giờ đánh tôi” Sở dĩ ông ta thay tính đổi nết theo chị là “nghèo khổ, túng quẫn” mà Không những thế, chị còn cảm thông sâu sắc nỗi vất vả nặng nhọc của chồng mình Hãy xem nhà văn miêu tả chân dung nhân vật người đàn ông : “Tấm lưng rộng và cong lưng một chiếc thuyền” Vất vả làm ăn để “nuôi nấng đặng một sắp con… cả chục đứa”, không uống rượu… Hơn nữa việc chị cương quyết không chịu li hôn với người chồng vũ phu theo còn có một lí khác nữa Bởi đấy là người đàn ông mà chị vô cùng hàm ơn Gia đình khá giả chị vốn là một cô gái bất hạnh Vẫn giọng kể đều đều trước viên chánh án, chị lần đầu tiên được trải hết lòng mình, chị nói với Đẩu mà với một người tri kỉ: “Từ nho tuổi là một đứa gái xấu, lại rỗ mặt, sau một bận lên đậu mùa…Cũng vì xấu, phố không lấy, có mang với một anh traimột nhà hàng chài giữa phá hay đến nhà mua bả về đan lưới Lão chồng ấy là một anh trai cục tính hiền lành lắm, không bao giờ đánh tôi” Có thể nói, đó là những điều sâu kín nhất mà không phải lúc nào, với người ta cũng dễ dàng bày tỏ Vậy thì hàng loạt chi tiết đây, không phải chi tiết nào cũng thể hiện sự dữ độc ác kiểu “hai mắt đầy vẻ độc dữ” mà ta còn nhìn thấy dáng vẻ thô kệch của người đàn ông là tất cả nỗi vất vả của cuộc mưu sinh đè nặng khiến cho tấm lưng- bệ đỡ của gia đình làng chài càng “cong lưng một chiếc thuyền” Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật người đàn ông đâu chỉ nói lên tính cách thô lỗ cục cằn mà còn thể hiện chân dung của một người lao động vất vả nặng nhọc Trang 28/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU Còn nữa, lão ta đánh vợ, le phải hả lắm, thỏa mãn lắm; đằng này lão vừa đánh vừa nguyền rủa với cái giọng rên rỉ đau đớn? Vì sao? Trước phản ứng dữ dội của thằng trai “nó giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người lên vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ, cháy nắng…” của người cha và lão đã dạy bằng “hai cái tát khiến thằng nho lảo đảo ngã dúi xuống cát”, rồi lão lẳng lặng bỏ về phía bờ nước để trở về thuyền, “không hề quay mặt nhìn lại”… Ta không nhìn thấy khuôn mặt của lão có còn đo gay hay không, không còn nghe cái giọng của lão có rít lên đau đớn nữa hay không, chỉ thấy “tảng lưng khum khum, bước chân lẳng lặng nặng trĩu…Phải trái tim người cha rớm máu? Lão cũng đau đớn vô cùng trước sự phản kháng của trai mà lão hiểu rằng nếu không ngăn chặn thì se là mầm mống của tội ác? Phải lão đã hiểu ra…!? Như vậy ẩn giấu bên cái vẻ ngoài dữ dằn đáng sợ của nhân vật người đàn ông là vẻ mộc mạc chân chất của người lao động nghèo vùng biển, là nỗi lo cơm áo nhọc nhằn Rõ ràng không phải ông nghệ sĩ trải đời, không phải anh chánh án am hiểu sâu sắc luật pháp, mà chị – người đàn bà nghèo khổ với dáng vẻ nhút nhát sợ sệt trước chốn công đường lại là người hiểu thấu vì tấm lưng vậm vạp của chàng trai vùng biển năm nào giờ đã “cong lưng một chiếc thuyền” không hẳn vì tuổi tác! Như vậy nhân vật người chồng vừa đáng phê phán, thậm chí lên án mạnh me vì đó là hành vi phạm pháp - gây nạn bạo hành gia đình, vừa đáng được cảm thông nghèo đói, cùng quẫn nên có khả cải tạo được, không đến mức bị tẩy chay, cô lập khỏi gia đình vợ con! Và hết, người phụ nữ ấy thương chồng, hiểu chồng sâu sắc biết bao! Hỏi tiếp để chuyển ý: Tại người phụ nữ ấy lại cảm thấy “xấu hổ, nhục nhã và đau đớn” biết có người khách lạ và trai nhìn thấy cảnh chị bị chồng đánh? Trang 29/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU - Chị là người rất giàu lòng tự trọng : Chị cảm thấy “xấu hổ, nhục nhã” biết có người lạ nhìn thấy cảnh mình bị chồng đánh Và rõ ràng chị cũng nhận thức được hành động của chồng là hành động xấu xa, độc ác nên chị mới thấy xấu hổ, nhục nhã Chị không muốn chứng kiến và thương xót nỗi đau của mình Tưởng chị đã lặng câm hóa đá, đã chai sạn trước những trận đòn, không, tâm hồn ấy vẫn rất nhạy cảm bởi chị vẫn ý thức được nỗi nhục… Nếu chị xấu hổ, nhục nhã trước người lạ thì chị “đau đớn” bấy nhiêu trước hành động của trai Biết còn nhỏ dại có nỗi đau nào lớn nỗi đau của người mẹ chứng kiến đứa đánh lại kẻ sinh thành? Đáng sợ hơn, hôm sau thằng bé còn lận theo một dao… (Liên hệ nhân vật Phec-đi-năng vở kịch Âm mưu và ái tình của Sin-lơ) Ta hiểu vì thằng Phác là đứa giống bố nhất cả về ngoại hình lẫn tính cách, chị yêu thương nó nhất chị lại tách nó khỏi đàn đông đúc để gửi lên đất liền nhờ bố mình nuôi Như vậy, từ vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật người phụ nữ ta kết hợp những yếu tố liên quan để nắm được đặc điểm của nhân vật người chồng Mặt khác cách miêu tả nhân vật của Nguyễn Minh Châu các tác phẩm văn học, nhất là giai đoạn sau 1975 không còn đơn giản xuôi chiều mà có cả “thiên thần” lẫn “ác quỉ”, cả “rồng phượng” lẫn “rắn rết” (Bức tranh) Muốn đánh giá người phải soi chiếu từ nhiều góc độ để khơi gợi cái tốt, tiêu trừ cái xấu Trang 30/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU VII KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Mặc dù được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12 đã ba năm tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu chưa được thử thách kì thi tốt nghiệp THPT Tuy nhiên dù đề dạng nào thì hàng năm tác phẩm cũng được lưu ý cho Bài viết số phân phối chương trình Năm học 2008-2009 với đề bài: “Cảm nhận của anh/chị vể nhân vật người đàn bà hàng chài truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu” Kết quả bài làm đạt trung bình trở lên ở ba lớp 12 là 81% Năm học 2009-2010 vừa qua, với đề bài: “Trong suốt cuộc đời viết văn của mình, Nguyễn Minh Châu trăn trở để “cố gắng tìm những hạt ngọc ẩn giấu bề sâu tâm hồn người” Điều đó được thể hiện thế nào truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa?” Kết quả thống kê ở ba lớp 12 có 86% bài làm đạt kết quả từ TB trở lên Dạng đề này yêu cầu khả tư sáng tạo cao hơn, học sinh phải biết chọn lựa tìm vẻ đẹp phẩm chất của các nhân vật Thú vị ở chỗ có em đã biết liên hệ so sánh với nhân vật Nguyệt tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng(NMC), cô Nguyệt Mảnh trăng cuối rừng đẹp cả người lẫn nết, còn các nhân vật Chiếc thuyền ngoài xa phần lớn có vẻ ngoài xù xì gai góc ẩn dấu bên là “chất ngọc tâm hồn” Đề văn Nghị luận xã hội năm học 2010-2011 sau: “ Qua câu chuyện về người đàn bà hàng chài tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, anh/chị có suy nghĩ gì về nạn bạo hành gia đình những vùng quê nghèo hiện nay?” Từ một vấn đề được đặt tác phẩm văn chương, dẫn dắt để đề Nghị luận xã hội cũng là cách thức gián tiếp cho học sinh nhận thấy thực chất văn chương cũng là cuộc đời Trang 31/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ ĐOẠN VĂN TRÍCH TRONG BÀI LÀM CỦA HỌC SINH Trân trọng những bài viết của các em, xin trích đăng nguyên văn một vài đoạn, và cũng xin cảm ơn những suy nghĩ, cảm xúc vừa mộc mạc vừa triết lí rất già dặn của các em -“ Cứ “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, người phụ nữ ấy không le cứ chịu đựng suốt đời? Chị đã trở thành “bao cát” để chồng trút giận từ bao giờ? Tình cảnh của chị vừa đáng thương vừa có chút gì đó thật ngu ngốc Chị điển hình cho người phụ nữ Việt Nam thương chồng, thương và có sức chịu đựng thật phi thường Thế sự chịu đựng của chị nhiều lúc thật phi lí Chồng chị thấy khổ quá thì đánh chị, còn chị thấy khổ quá thì đánh ai?” (Học sinh Đinh Thị Mai-Lớp 12 TN) -“ Đọc tác phẩm, không không có cảm giác căm ghét người đàn ông vì ông ta đánh vợ một thói quen và hành động đánh chửi là xúc phạm nhân phẩm và xâm phạm thân thể, là biểu hiện của nhân cách bị tha hóa Chúng ta kịch liệt lên án thói vũ phu độc ác, ích kỉ, tự cho phép mình quyền hành hạ người khác để giải tỏa những bực dọc lòng Tuy nhiên nghe người đàn bà trình bày tại tòa án, ta mới cảm thông được nỗi vất vả của người đàn ông suốt đời lao động nuôi Cuộc sống khó khăn có thể làm thay đổi bản chất một người từ hiền lành thành vũ phu, độc ác thì em cũng mong cuộc sống này không còn nghèo khổ cực thì người chồng thường xuyên đánh vợ dã man se trở lại bản chất hiền lành trước của mình” (Học sinh Bồ Thị Huỳnh Như-Lớp 12TN) -“ Người đàn bà làng chài là một phụ nữ xấu: “Dáng người cao lớn, mụ bị rỗ mặt”- dấu tích của bệnh đậu mùa; đã thế lúc nào xuất hiện cũng với “vẻ Trang 32/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU mặt mệt moi và dường buồn ngủ” Ngoại hình gây ấn tượng và gợi cho ta một cuộc đời đầy vất vả Nhưng yếu tố quyết định làm cho người đàn bà ấy đẹp và cao quí lòng người đọc lại là phẩm chất bên Mọi sự cam chịu của người phụ nữ trước những hành động vũ phu của người chồng chính là để chắt chiu những hạt hạnh phúc nhỏ nhoi, bình dị đời thường.” ( Học sinh Nguyễn Thành Vinh-Lớp 12TN) -“ Người chồng vũ phu ấy đánh vợ, đánh liên miên, thấy khổ quá là đánh, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” ông không hề đánh Nên nhớ rằng ông có cả một “sắp con” cả chục đứa, cái cũng là nơi ông trút giận vậy Nhưng theo dõi cả thiên truyện chỉ một lần nhất ông giáng cho thằng Phác hai cái bạt tai ngã dúi xuống cát Vì vậy? Thằng bé không hiểu người cha ấy hiểu Đứa đã có hành động trái đạo lí là đánh lại cha mình dù nó còn trẻ nông nổi Chắc chắn đánh ông đau đớn lắm.” (Học sinh Trần Thị Hường – lớp 12C2) -“ Những nhân vật của Nguyễn Minh Châu tác phẩm đều có vẻ ngoài khó coi Người đàn bà thì xấu xí, thô kệch, người đàn ông thì thô lỗ dữ dằn…nhưng ẩn giấu bên là “chất ngọc tâm hồn” Đó là tình thương vô bờ bến ở người phụ nữ: “Đàn bà ở thuyền chúng chỉ sống cho chứ không thể sống cho mình…” Đó là ở dáng vẻ vất vả nặng nhọc của lão đàn ông trước sự sinh tồn cả một gia đình đông đúc mà tước bỏ cái vỏ xấu xa độc ác bên ngoài ta mới nhìn thấy những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong” (Học sinh Phạm Quốc Chung- lớp 12C1) … Trang 33/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU C KẾT LUẬN Sau ba năm giảng dạy tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, với cách triển khai cấu trúc bài giảng đã cảm thấy rất tự tin và tạm bằng lòng với “sản phẩm” này, đặc biệt là cách hướng dẫn học sinh khám phá những đặc điểm tính cách của nhân vật vừa phát huy được khả độc lập suy nghĩ, khả tư sáng tạo của các em, tránh tình trạng giáo viên áp đặt và học sinh cũng nói theo vẹt Mặt khác, cách khai thác kiểu này se giúp các em nhớ kĩ, nhớ sâu tác phẩm Từ đó, qua những vấn đề mang tính chất xã hội đặt tác phẩm, giúp các em nhận thức bản chất của sự việc, biết xử lý trước những tình huống có thể xảy không ở đâu xa mà có thể gia đình của chính các em Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm mới được đưa vào chương trình nên việc soạn giảng của phần lớn giáo viên còn nhiều bỡ ngỡ Tôi hi vọng bài viết này se có ích cho đồng nghiệp việc tham khảo để soạn giảng tác phẩm thuận lợi Tuy vậy dẫu cũng chỉ là những suy nghĩ, định hướng của cá nhân nên chắc chắn còn nhiều thiếu sót Tôi mong các đồng nghiệp các trường toàn Tỉnh mạnh dạn trình bày quan điểm, cách cảm nhận của mình về tác phẩm để chúng ta được trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học Tân Bình ngày 2/3/201 Người viết Lê Thị Lan Trang 34/34 ... gian nghiền ngẫm tác phẩm và cọ xa t với thực tế giảng dạy để xa c định cho mình một hướng khai thác hiệu quả Còn với Chiếc thuyền ngoài xa, ba năm là khoảng thời gian... học Xa hội, một lớp thuộc ban Cơ bản, một Trang 10/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA NGUYỄN MINH CHÂU lớp ban Tự nhiên Lớp 12 Xa ... ngoài xa của Nguyễn Minh Châu Đó là lý để chọn tác phẩm này làm đề tài sáng kiến Trang 4/34 NHỮNG SUY NGHĨ, CẢM NHẬN KHI GIẢNG DẠY TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA CỦA

Ngày đăng: 17/01/2019, 11:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan