Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận thốt nốt

6 662 2
Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận thốt nốt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, tài liệu, thạc sĩ, cao học

GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lí do chọn đề tài Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Trong xã hội, nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trước những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Do đó, công tác xóa đói giảm nghèo là rất cần thiết. Trong đó, cho vay hộ nghèo là một trong những chương trình hỗ trợ tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác này. Huyện Thốt Nốt, từ ngày 23/12/2008 đã được đổi thành quận Thốt Nốt, đời sống kinh tế của người dân đã có những bước phát triển mới. Tuy nhiên, số lượng hộ nghèo, tái nghèo vẫn còn tồn tại. Theo báo cáo công tác giảm nghèo năm 2009, sau khi chia tách thành lập quận Thốt Nốt tỉ lệ hộ nghèo chiếm 5,56% trong toàn quận. Vì lẽ đó, chương trình hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèoThốt Nốt, cho đến nay vẫn giữ một vai trò quan trọng trong việc cải thiện, nâng cao đời sống người dân. Chương trình hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, phòng giao dịch NHCSXH Thốt Nốt đã và đang được quan tâm thực hiện với sự chỉ đạo của quận Ủy, UBND quận, lãnh đạo NHCSXH TP Cần Thơ, sự chỉ đạo nhiệt tình của Ban đại diện HĐQT kết hợp với ban ngành Quận và cấp Ủy, . Tất cả đều nhằm mục đích giúp người dân thoát khỏi đói nghèo và vươn lên khá giàu. Tuy nhiên, cho đến năm 2009, số hộ nghèo vẫn còn tồn tại. Theo báo cáo số liệu điều tra hộ nghèo năm 2009 số hộ nghèo phát sinh mới là 5 hộ trong toàn quận. Hơn nữa, kết quả cho năm 2010 vẫn còn là con số ở phía trước. Với những lí do trên, tìm hiểu“ Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt” là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần phản ánh lại thực trạng cho vay vốn đối với hộ nghèo ở địa phương trong giai đoạn hiện nay. 1.2. Mục tiêu của chuyên đề Mục tiêu chung: Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH quận Thốt Nốt. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu những hoạt động cụ thể của chương trình cho vay hộ nghèo tại quận Thốt Nốt 2007 - 2009. - Tìm hiểu những mặt tích cực và hạn chế của chương trình này. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Do hạn chế về mặt thời gian cũng như việc phối hợp với cán bộ NHCSXH còn gặp nhiều khó khăn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH quận Thốt Nốt giai đoạn 2007 – 2009. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để tìm hiểu chương trình hỗ trợ vốn vay cho người nghèoquận Thốt Nốt giai đoạn 2007 – 2009, tôi vận dụng chủ yếu phương pháp thu thập. Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 1 GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải - Thông qua báo cáo từ Ngân hàng chính sách xã hội quận Thốt Nốt về chương trình cho vay hộ nghèo. - Thông qua báo cáo từ phòng lao động thương binh xã hội quận Thốt Nốt. - Tham khảo những đề tài nghiên cứu tương tự đã được nghiên cứu trước đó, tìm hiểu thông tin từ báo chí, internet… 1.5. Đóng góp của chuyên đề Tìm hiểu chương trình hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèoquận Thốt Nốt, tôi có được kiến thức về những chủ trương, chính sách của nhà nước trong việc chăm lo đời sống người dân. Cụ thể là chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo tại quận Thốt Nốt trong giai đoạn hiện nay. Từ những tư liệu do NHCSXH quận Thốt Nốt cung cấp, tôi có được những tư liệu hữu ích cho việc nghiên cứu tiếp sau về tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương này. Chuyên đề cung cấp cho người dân, người quan tâm đến chương trình này một luợng kiến thức nhất định. Họ nhận thức được điều kiện, những thủ tục cần thiết cũng như quyền lợi, trách nhiệm . khi tham gia, thực hiện chương trình này tại NHCSXH quận Thốt Nốt. 1.6. Kế hoạch thực hiện chuyên đề Ngày Nội dung Ghi chú 1/2 - 5/2/2010 Hình thành đề tài Nộp lớp trưởng 10/3/2010 Nộp đề cương sơ bộ cho GVHD GVHD 18/3/2010 Đến tại Ngân hàng gập cán bộ tín dụng phỏng vấn trực tiếp Thôt Nốt 25/3/2010 Đến tại Ủy ban quận Thốt Nốt xin một vài số liệu liên quan đề tài 10/4/2010 Nộp đề cương chi tiết cho GVHD 11/5/2010 Nộp bản nháp cho GVHD và chốt tên đề tài GVHD 24/5/2010 Nộp bản chính cho VPK và GVHD Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 2 GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải Chương 2: CƠ SƠ LÝ LUẬN 2.1. Lý luận chung 2.1.1. Khái niệm về cho vay Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định được thỏa thuận theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi vốn vay. 2.1.2. Khái niệm về hộ nghèo Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người theo tiêu chí quy định được Chính phủ công bố từng thời kỳ. Hiện nay áp dụng theo quyết định 170/2005/QĐ ngày 8/7/2005 của Thủ Tướng Chính Phủ. Cụ thể giai đoạn từ năm 2006 đếm năm 2010, tiêu chí quy định như sau: - Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 200.000 đồng/tháng (2.400.000 đồng/năm) trở xuống là hộ nghèo. - Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người từ 260.000 đồng /tháng (3.120.000 đồng/năm) trở xuống là hộ nghèo. 2.1.3. Khái niệm về tổ tiết kiệm và vay vốn Tổ TK&VV được hình thành từ một nhóm người nghèo và các đối tượng chính sách khác, có nhu cầu vay vốn của NHCSXH để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. 2.2.Những quy định chung về cho vay hộ nghèo tại NHCSXH 2.1.1. Mục đích cho vay NHCSXH cho vay ưu đãi với hộ nghèo nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm, ổn định xã hội. 2.2.2. Đối tượng áp dụng Là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, được tổ TK&VV bình xét và được UBND xã xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn. 2.2.3. Điều kiện vay vốn - Hộ nghèo phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương được UBND xã xác nhận theo danh sách 03/TD. - Có tên trong danh sách hộ nghèo tại xã, phường, thị trấn theo chuẩn hộ nghèo do bộ LĐ-TB & XH công bố từng thời kỳ. - Chủ hộ hoặc người thừa kế được ủy quyền giao dịch là người đại diện hộ gia đình chịu trách nhiệm trong mọi quan hệ với NHCSXH, là người ký nhận nợ và chịu trách nhiệm trả nợ NHCSXH. - Hộ nghèo phải tham gia tổ TK&VV Ngân hàng CSXH trên địa bàn. Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 3 GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải * Thuộc tiêu chuẩn hộ nghèo theo Quyết định 170/2005/QĐ- TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ chuẩn nghèo áp dụng cho giai doạn 2006-2010. 2.2.4.Những hộ không được vay vốn Những hộ không còn sức lao động. Những hộ độc thân đang trong thời gian thi hành án. Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trọm cắp, lười biếng không chịu lao động. Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội nhưng già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do Ngân sách Nhà nước trợ cấp. 2.2.5. Mức cho vay Mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo cụ thể như sau: - Cho vay sản xuất, kinh doanh, mức cho vay tối đa 30 triệu đồng/hộ. - Cho vay sửa chữa nhà ở mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/hộ. - Cho vay chi phí lắp đặt điện thấp sáng, mức cho vay tối đa 1,5 triệu/hộ. - Cho vay chi phí xây dựng, cải tạo công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đối với hộ gia đình cư trú tại các xã, thị trấn. Mỗi hộ được vay tối đa 2 loại công trình ( công trình nước sạch, công trình vệ sinh). Mức cho vay tối đa 4 triệu đồng trên một loại công trình. - Thời gian cho vay tối đa đối với các đối tượng trên là 60 tháng ( 5 năm) và tổng mức cho vay của các nhu cầu của hộ nghèo ( gồm cả sản xuất kinh doanh và sinh hoạt) thuộc chương trình cho vay hộ nghèo không vượt quá 30 triệu đồng ở mọi thời điểm 2.2.6. Thủ tục cho vay - Tự nguyện thành lập tổ TK&VV. - Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ trưởng tổ TT&VV. - Khi giao dịch với bên cho vay, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyền phải có chứng minh nhân dân. Nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có dán ảnh trên sổ TT&VV để phát tiền đúng tên người đứng vay. 2.2.7. Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay ưu đãi với hộ nghèo do Thủ Tướng chính phủ quyết định qua từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Mức lãi suất cho vay cụ thể sẽ có thông báo riêng của NHCSXH. Lãi suất cho vay hiện tại NHCSXH quận Thốt Nốt là 0,5% / tháng (hay 6%/ năm). Ngoài ra, người vay vốn không phải trả thêm bất kỳ một khoản phí nào khác. Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận ủy thác của chính quyền địa phương, của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước thực hiện theo hợp đồng ủy thác. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 4 GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải Chương 3: SƠ LƯỢC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN THỐT NỐT 3.1. Điều kiện tự nhiên quận Thốt Nốt Thốt Nốt là huyện đầu nguồn của thành phố Cần Thơ, nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên. Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi với địa giới hành chính tiếp giáp 3 tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Thốt Nốt có địa hình là đồng bằng với nhiều kênh rạch rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy. Đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và các nghề dịch vụ. Về cộng đồng dân cư có nhiều dân tộc cùng chung sống từ nhiều năm qua như người Kinh, người Hoa, người Khơme. Người dân sống bằng nghề buôn bán chủ yếu tập trung ở các khu chợ xã và nhiều nhất là thị trấn Thốt Nốt. Đời sống người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chủ yếu tập trung ở các xã vùng sâu. Do vậy cuộc sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Năm 2009 thực hiện nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 23/12/2008 của chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã; thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập Quận Thốt Nốt có 9 phường bao gồm: Phường Thốt Nốt, Trung Nhất, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng, Tân Lộc, Thới Thuận và 2 phường mới thành lập là Thạnh Hòa và Thuận An. Với diện tích tự nhiên là 11.780.74 ha, quận Thốt Nốt có 37301 hộ, 160.580 nhân khẩu. Trong đó, hộ nghèo là 1.828 hộ, chiếm tỷ lệ 5,56% [ Theo báo cáo công tác giảm nghèo năm 2009]. Quận Thốt Nốt có vị trí tiếp giáp với các khu vực:  Đông giáp quận Ô Môn.  Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh An Giang.  Nam giáp huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 5 GVHD: Đoàn Hoài Nhân SVTH: Nguyễn Ngọc Hải Hình 1: Bảng đồ hành chính quận Thốt Nốt. 3.2. Tình hình kinh tế - xã hội 3.2.1. Kinh tế Trong những năm gần đây, quận Thốt Nốt còn phải đối diện với những khó khăn, thách thức nhất là về lĩnh vực kinh tế. Chẳng hạn, sự biến động của giá cả vật tư, nguyên liệu . đã ảnh hưởng nhất định đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến độ thi công xây dựng cơ bản và đời sống nhân dân. Trước tình hình đó, cùng với sự nổ lực phấn đấu của hệ thống chính trị nhân dân, quận Thốt Nốt còn nhận được rất nhiều sự quan tâm của Ủy ban nhân dân thành phố và sự hỗ trợ tích cực của các Sở, ban ngành Thành phố Cần Thơ. Nhờ vậy, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương vẫn tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Cụ thể là giá trị sản xuất thương mại dịch vụ - nông nghiệp và công thương nghiệp đều tăng, trật tự xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện. Sau đây là những số liệu cụ thể: Tìm hiểu chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt 6 . chương trình cho vay hộ nghèo của NHCSXH quận Thốt Nốt. Mục tiêu cụ thể: - Tìm hiểu những hoạt động cụ thể của chương trình cho vay hộ nghèo tại quận Thốt. hiểu“ Chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH quận Thốt Nốt là một việc làm hết sức cần thiết, góp phần phản ánh lại thực trạng cho vay vốn đối với hộ nghèo

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan