6 cách để suy nghĩ như Einstein

8 580 1
6 cách để suy nghĩ như Einstein

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

6 cách để suy nghĩ như Einstein Làm thế nào các thiên tài cho ra đời những phát minh? Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn? Chúng ta học được gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong lịch sử? Trong nhiều năm, những học giả đã cố gắng nghiên cứu các thiên tài bằng phương pháp phân tích thống kê. Năm 1904, Havelock Ellis nhận thấy hầu hết các thiên tài đều sinh ra khi người cha trên 30 tuổi, mẹ dưới 25 và thường đau ốm khi còn bé. Những công trình nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng nhiều thiên tài sống độc thân (như Descartes), mồ côi cha (như Dickens) hay mồ côi mẹ (Darwin). Cuối cùng, những dữ liệu trên cũng không nói lên được điều gì. Các nhà nghiên cứu cũng cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa trí thông minh và thiên tài Nhưng họ nhận thấy rằng những nhà vật lý học bình thường lại có chỉ số là cao hơn nhiều so với những người đoạt giải Nobel và cả thiên tài phi thường Richard Feynman, người có chỉ số là kha khá: 122. Thiên tài không phải là người thông thạo 14 thứ tiếng lúc mới 7 tuổi hay thậm chí thông minh một cách đặt biệt. Năng lực sáng tạo không đồng nghĩa với trí thông minh. Hầu hết những người có trí tuệ trung bình có thể đưa ra những phương án thông thường để giải quyết vấn đề. Thí dụ, khi được hỏi " Một nửa của 13 là gì?" thì đa số chúng ta ngay lập tức sẽ trả lời là 6,5. Lý do là chúng ta luôn có khuynh hướng nghĩ đến những điều đã có sẵn. Khi phải đối diện với một vấn đề, chúng ta xét lại những gì chúng ta đã được dạy và những gì có hiệu quả trong quá khứ, lựa chọn cái gì gần đúng nhất với hoàn cảnh hiện tại và dùng nó để giải quyết vấn đề. Những thiên tài, ngược lại, suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Họ tự hỏi: "Có bao nhiêu cách khác nhau để tôi nhìn nhận vấn đề?" và "Có bao nhiêu cách để tôi giải quyết nó?". Dấu hiệu của những thiên tài là sự sẵn sàng khám phá tất cả những khả năng có thể xảy ra chứ không phải cách giải quyết thông dụng nhất. Suy nghĩ thông thường đưa đến sự cứng nhắc. Đó là lý do vì sao chúng ta thường thất bại khi phải đối mặt với những vấn đề mới mà ban đầu chúng có vẻ gần với những gì chúng ta đã giải quyết được nhưng trên thực tế lại khác xa. Nắm bắt một vấn đề bằng những kinh nghiệm của bạn trong quá khứ sẽ đương nhiên đưa bạn đi theo lối mòn. Nếu bạn suy nghĩ theo tối mòn, bạn chỉ nhận được những gì bạn đã có. Trong nhiều thế kỷ, người Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ. Nhưng vào năm 1968, khi một nhà phát minh người Mỹ giới thiệu một chiếc đồng hồ chạy pin tại Đại hội đồng hồ thế giới (World Watch Congress), tất cả các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ đều bác bỏ nó bởi cho rằng nó không phù hợp với mẫu mã vốn có của họ. Trong khi đó, Seiko, một công ty điện tử Nhật Bản đã quan tâm đến phát minh mới này và thành công trong việc thay đổi tương lai của thị trường đồng hồ thế giới. Bằng việc nghiên cứu sách vở, sự phù hợp và các cuộc trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng trên thế giới trong lĩnh vực khoa học, nghệ thuật và công nghiệp, các nhà nghiên cứu đã tìm ra những cách thức suy nghĩ sau có thể thay đổi những ý tưởng thông thường theo hướng thiên tài. 1- Thiên tài luôn nhìn nhận vấn đề từ mọi góc độ: Phương pháp phân tích của Sigmund Freud là tìm ra những chi tiết không theo các phương thức truyền thống để đến gần hơn với những cách nhìn hoàn toàn mới. Để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, bạn phải từ bỏ ngay phương pháp trước tiên xuất hiện trong đầu bạn - cái thường bắt nguồn từ kinh nghiệm trong quá khứ - và nhìn nhận lại vấn đề. Thiên tài không đơn thuần chỉ giải quyết những vấn đề sẵn có, họ còn tìm ra những cái mới. 2- Thiên tài làm cho những suy nghĩ của mình trở nên hữu hình: Thiên tài phát triển những khả năng về thị giác và không gian cho phép họ trình bày thông tin theo những cách mới. Cuộc bùng nổ năng lực sáng tạo trong thời kỳ Phục Hưng đã gắn liền với sự phát triển của đồ thị minh hoạ suốt thời gian này, đáng chú ý có biểu đồ khoa học của Leonardo da Vinci và Galileo Galileo. Galileo cải cách khoa học bằng cách làm cho những ý tưởng của ông rõ ràng, sinh động nhờ biểu đồ trong khi người đương thời sử dụng những phương tiện thông thường hơn. 3- Thiên tài luôn làm việc Thomas Edison có 1093 phát minh, đó vẫn đang là một kỷ lục: Ông đảm bảo năng suất làm việc cao bằng cách đặt ra cho mình những chỉ tiêu phải đạt được: một phát minh nhỏ mỗi mười ngày và một phát minh lớn mỗi sáu tháng. Johann Sebastian Bach viết một bản nhạc mỗi tuần ngay cả khi ông ốm đau hay mệt mỏi. Wolfgang Mozart đã viết hơn 600 bài nhạc. 4- Thiên tài có những sự kết hợp mới lạ Giống như những đứa trẻ say mê với khối hộp xếp, các thiên tài luôn kết hợp và phối hợp lại những ý tưởng, hình ảnh và suy nghĩ. Định luật di truyền đã được phát hiện nhờ Gregor Mendel, người đã kết hợp môn toán và sinh học để sáng tạo ra một tri thức mới cho ngành di truyền học. 5- Thiên tài thúc đẩy những mối quan hệ Khả năng phi thường của họ khi kết nối những thứ có vẻ như không hề liên hệ với nhau giúp họ nhìn thấy những điều mà người khác bỏ sót. Da Vinci nhận ra sự giống nhau giữa tiếng chuông và hòn đá rơi xuống mặt nước và kết luận rằng âm thanh truyền đi theo dạng sóng. 6- Thiên tài chuẩn bị mình cho những cơ hội Bất kỳ khi nào chúng ta cố gắng làm một điều gì đó và thất bại, chúng ta từ bỏ mục đích của mình. Đó là nguyên tắc đầu tiên của những khó khăn trong sáng tạo. Chúng ta có thể tự hỏi vì sao chúng ta thất bại trong những dự định của mình, một câu hỏi hợp lý. Nhưng những khó khăn trong sáng tạo đưa đến cậu hỏi: Chúng ta đã làm gì? Trả lời nó bằng cách mới và gây bất ngờ cũng chính là một hành động mang tính sáng tạo chủ yểu Đó không phải là may mắn, nhưng là trình độ cao nhất của sự hiểu biết sâu sắc năng lực sáng tạo. Đây có lẽ là bài học quan trọng nhất: Khi bạn thấy điều gì đó hấp dẫn, dừng mọi việc lại và bắt tay vào làm nó. Rất nhiều người có khả năng đã thất bại trong việc nâng cao năng lực sáng tạo bởi họ quá gắn bó với những tư tưởng cố hữu của mình. Những thứ đó không phải là những ý tưởng thực sự có ích. Những thiên tài không chờ đợi cơ hội, họ tự tạo ra chúng. Một số thiên tài (được nhắc đến trong bài viết) Galileo Galilei (1564-1642): Galileo là một nhà thiên văn học và toán học nổi tiếng của ltalia. Sau khi phát minh ra chiếc kính thiên văn đầu tiên, ông dành hết thời gian cho việc quan sát và ghi chép về các ngôi sao. Ông là người đầu tiên phát hiện ra mặt trăng xoay quanh sao Mộc. Thomas Alva Edison (1847- 1931). Ông là tác giả của một số lượng lớn các phát minh đã làm thay đổi thế giới. Ông được biết đến nhiều nhất qua phát minh bóng đèn điện và máy ghi âm, nhưng đó chỉ là hai trong số hơn một ngàn phát minh của Edison. Edison đã phát hiện ra carbon dẫn truyền, giúp cho Alexander Graham Bell sau này phát minh ra điện thoại. Wolfgang Amadeus Mozart (1758 - 1791): Nhạc sĩ người Áo này là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất thế giới. Mozart là một thần đồng âm nhạc có thể chơi và viết nhạc từ năm lên 6. Suốt quãng đời ngắn ngủi của mình, Mozart đã viết hơn 600 bản nhạc. Trong đó bao gồm bản opera The Marriage of Figaro và Don Giovannicùng 41 bản giao hưởng và rất nhiều concerto. René Descartes (1596-1650):Thường được gọi là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông đã phát minh ra chủ nghĩa duy lý. Câu nói nổi tiếng của Descartes: Tôi nghĩ nên tôi tồn tại. Y nghĩa của câu nói này vẫn còn được bàn luận ở những khoá triết học khắp thế giới. Charles Dickens (1812-1870): Là một trong những nhà văn sáng chói nhất trong lịch sử văn học nước Anh. Ông sinh ra ở Hampshire, Anh, và trở thành một chàng trai trẻ ham thích phiêu lưu và viết tiểu thuyết. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông bao gồm Olivef Twist, David Copperfield, A Tale of Two Cities và Great Expectations. Phần lớn tác phẩm của Dickens trình bày những vấn đề xã hội nổi cộm thời đó và vẫn còn được quan tâm cho đến ngày nay. Charles Darwin (1809-1882): Là nhà khoa học Anh nổi tiếng với Thuyết tiến hoá. Trong cuốn sách của mình, The Descent of Man, ông cho rằng con người tiến hoá từ loài khỉ. Điều này đã gây nên những tranh cãi dữ dội vào cuối thế kỷ XIX và vẫn còn được bàn luận đến tận ngày nay. Richard Feynman (1918-1988): Là nhà vật lý học người Mỹ đến từ New York. Ông nổi tiếng với công trình Dự án Mahattan từ năm 1941- 1945. Trong dự án cực kỳ bảo mật này, Feynman và một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu để chế tạo ra quả bom nguyên tử đầu tiên. Hai mươi năm sau, Feynman đoạt giải Nobel vật lý năm 1965 cho công trình trong lĩnh vực điện động lực lượng tử (quantum electrodymanics). Sigmund Freud (1858-1989). Là cha đẻ của ngành phân tâm học và có vai trò quan trọng trong lịch sử tâm lý học. Phân tâm học là một phương pháp chữa trị những chứng bệnh về tâm thần. Freud là một Bác sĩ người Áo. Vào những năm 90 của thế kỷ XIX, ông bắt đầu thử nghiệm cái gọi là chữa bệnh bằng nói chuyện (talking cure) với những bệnh nhân mắc bệnh tâm lý của ông. Năm 1900, Freud xuất bản cuốn sách quan trọng nhất The lnterpretation of dreams. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã khăng định rằng nghĩ và nói về những giấc mơ là phương pháp tốt để có được một tâm lý khoẻ mạnh. Leonardo da Vinci (1452-1519). Là một người kiệt xuất, một hoạ sĩ, kiến trúc sư, nhà điêu khắc và kỹ sư. Ông có lẽ là thiên tài vĩ đại nhất thời kỳ Phục Hưng ở ltalia. Bức danh hoạ nổi tiếng của ông là Mona Lisa. Những ghi chép về Da Vinci cho thấy ông có những hiểu biết đáng kinh ngạc về cơ thể con người và những ý tưởng sáng tạo của ông trong nhiều phát minh mà chúng ta có ngày nay, bao gồm kính mắt và máy bay. Johann Sebastian Bach (1685-1750): Là một trong những nhà soạn nhạc cổ điển vĩ đại nhất Châu Âu. Ông sinh ra trong một gia đình người Đức có truyền thống về âm nhạc và học chơi đàn từ rất sớm. Ông trở thành một nhà soạn nhạc khi còn trẻ tuổi. Những tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm Brandenburg Conceltos và Mass in B Minor. Gregor Mendel (1822-1884): Là một nhà khoa học người áo đã dành phần lớn đời mình cho việc nghiên cứu sự thay đổi ở động vật và thực vật qua các thế hệ. Ông được biết đến như cha đẻ của ngành di truyền học hiện đại. Di truyền học là ngành học nghiên cứu những đặc tính được di truyền từ cha mẹ sang con. Mendel đã cống hiến đời mình cho công cuộc nghiên cứu và ghi chép lại tiến trình này. Einstein - cuộc đời và sự nghiệp Sau khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc 2 . Trong hàng chục năm trời, E = mc 2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bon nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó. Trước lời ca tụng, trước vinh quang rực rỡ, Albert Einstein, tác giả của phương trình lừng danh kể trên lại, giữ một bộ mặt thẹn thùng, xa lạ. Sự quảng cáo thanh danh đã quấy nhiễu ông suốt đời nhưng tất cả đều bị ông coi thường, lãnh đạm. Einstein chỉ khao khát độc nhất sự trầm lặng để có thể suy nghĩ và làm việc. 1- Thời niên thiếu. Albert Einstein sinh ngày 14-3-1879 tại Ulm, miền Wurtemberg, nước Đức. Cái tỉnh nhỏ bé này không mang lại cho Albert một kỷ niệm nào cả vì năm sau, gia đình Einstein đã di chuyển tới Munich. Sống tại nơi đây được một năm, một người em gái của Einstein ra chào đời và từ đó không có thêm tiếng trẻ thơ nữa. Chủ gia đình, ông Hermann Einstein là người lạc quan, tính tình vui vẻ. Còn bà mẹ, bà Pauline Koch, đã tỏ ra có óc thẩm mỹ ngoài bản tính cần cù, tế nhị. Bà hay khôi hài và yêu thích âm nhạc. Vốn dòng dõi Do Thái nhưng gia đình Einstein lại sinh sống như người Đức vì tổ tiên của họ đã sinh cơ lập nghiệp tại nước Đức lâu đời. Các phong tục Do Thái cũ đều còn lại rất ít, trong khi tôn giáo bao giờ cũng là thứ mà họ giữ gìn. Vào các ngày lễ riêng của đạo Do Thái, nhóm dân này thường cử hành các buổi lễ theo nghi thức cổ truyền. Ngoài ra, cứ vào ngày thứ năm, gia đình Einstein thường mời một sinh viên Do Thái nghèo túng đến dùng cơm rồi cùng nhau nhắc nhở lại các điều răn trong Thánh Kinh. Munich, thành phố mà Albert Einstein đã sống trong thời thơ ấu, là trung tâm chính trị và văn hóa của nước Đức tại miền nam. Ông Hermann đã mở tại thành phố này một cái xưởng nhỏ về điện cơ. Ông có một người em là kỹ sư điện nhiều kinh nghiệm, hai anh em cùng góp sức vào việc khai thác nguồn lợi: anh trông nom về mặt giao dịch buôn bán còn em cai quản phần kỹ thuật chuyên môn. Từ ngày lọt lòng mẹ, cậu Albert chẳng có gì khác hơn những đứa trẻ thông thường. Cậu chậm biết nói đến nỗi lên 3 tuổi mà còn bập bẹ tiếng một khiến cho cha mẹ tưởng cậu bị câm. Hai ba năm sau, Albert vẫn còn là đứa trẻ ít nói, rút rát, thường lánh xa mọi đứa trẻ cùng phố. Cậu ít bạn và không ưa thích đồ chơi. Đoàn lính bằng chì của cha tặng cho cũng không làm cậu vui thích, điều này quả là khác thường bởi vì xứ sở này phải gọi là quê hương của những đoàn quân thiện chiến, của các tướng lãnh lừng danh như Bismarck, như Von Moltke. Cách giải trí mà cậu ưa thích là hát khe khẽ các bài thánh ca khi dạo mát một mình ngoài cánh đồng. Einstein đã sống trong tình thương của cha mẹ và bên cạnh người chú tài ba. Chính nhờ ông này mà Einstein có được các khái niệm đầu tiên về Toán Học. Thời bấy giờ tại nước Đức, các trường tiểu học không phải do chính phủ mở ra mà được các giáo hội phụ trách. Tuy theo đạo Do Thái nhưng ông Hermann lại cho con theo học một trường tiểu học Thiên Chúa giáo, có lẽ ông muốn con mình về sau này sinh sống như một đứa trẻ Đức. Einstein đã theo dần các lớp tiểu học mà không hề cảm thấy mình là một đứa trẻ khác đạo. Tại trường học, Albert Einstein không tỏ ra xuất sắc. Bản tính rút rát và ưa tư lự của cậu khiến cho các bạn thường chế riễu cậu là người mơ mộng. Năm lên 10 tuổi, Albert Einstein rời trường tiểu học vào Gymnasium tức là trường trung học Đức. Việc học của các thiếu niên Đức từ 10 tới 18 tuổi đều do Gymnasium quyết định và cho phép lên Đại Học hay bước sang các ngành kỹ thuật. Tại bậc trung học, học sinh phải học rất nhiều về tiếng La-Tinh và Hy Lạp. Kỷ luật nhà trường rất nghiêm khắc, các giáo sư thường độc đoán và xa cách học sinh. Sống tại một nơi có nhiều điều bó buộc như vậy, Albert Einstein cảm thấy khó chịu. Có lần cậu nói: “tại bậc tiểu học, các thầy giáo đối với tôi như các ông Thượng Sĩ, còn tại bậc trung học, giáo sư là các ông Thiếu Úy”. Sự so sánh này làm nhiều người liên tưởng tới đội quân của Vua Wilhelm II, với các ông Thượng Sĩ là những người thô tục và tàn bạo còn sĩ quan thường ưa thích uy quyền, lại tỏ ra bí mật và quan trọng. Từ thuở nhỏ, Albert Einstein đã yêu thích học hỏi về Vật Lý. Cậu còn nhớ khi lên 5 tuổi, cha cậu cho cậu một chiếc địa bàn. Chiếc kim lúc nào cũng chỉ về một hướng làm cho cậu bé này thắc mắc, suy nghĩ. Lớn lên, Einstein ưa thích đọc các loại sách Khoa Học. Chàng sinh viên Do Thái tới ăn cơm vào ngày thứ năm đã khuyên Einstein đọc bộ sách “Khoa Học Phổ Thông” của Aaron Bernstein. Nhờ cuốn này mà Einstein hiểu biết thêm về Sinh Vật, Thực Vật, Vũ Trụ, Thời Tiết, Động Đất, Núi Lửa cùng nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Về Toán Học, không phải nhà trường cho cậu các khái niệm đầu tiên mà là gia đình và ông chú ruột đã chỉ dạy cho cậu rõ ràng hơn các giáo sư tại Gymnasium. Nhà trường đã dùng phương pháp cổ điển, cứng rắn và khó hiểu bao nhiêu thì tại nhà, chú của cậu lại làm cho cách giải các bài toán trở nên vui thích, dễ dàng, nhờ cách dùng các thí dụ đơn giản và các ý tưởng mới lạ. Năm 12 tuổi, Albert Einstein được tặng một cuốn sách về Hình Học. Cậu nghiền ngẫm cuốn sách đó và lấy làm thích thú về sự rõ ràng cùng các thí dụ cụ thể trong sách. Nhờ cuốn này, cậu học được cách lý luận phân minh và cách trình bày thứ tự của một bài tính. Do đó, cậu hơn hẳn các bạn về môn Toán. Vì được cha mẹ cho học đàn vĩ cầm từ khi lên 6 tuổi nên càng về sau, Einstein càng yêu thích âm nhạc và cảm thông được vẻ trong sáng và bay bướm trong các nhạc phẩm của Mozart. Năm 14 tuổi, Albert Einstein đã được dự vào các buổi trình diễn âm nhạc và nhờ vậy, cậu thấy mình còn kém về kỹ thuật vĩ cầm. Đời sống tại nước Đức càng ngày càng khó khăn. Vào năm 1894, ông Hermann đành phải bán cửa hàng của mình rồi sang Milan, nước Ý, mở một cơ xưởng tương tự. Ông để con trai ở lại nước Đức theo nốt bậc trung học, vì chính nơi đây sẽ cho phép con ông bước lên bậc Đại Học. Vốn bản tính ưa thích Tự Do, Albert Einstein cảm thấy ngạt thở khi phải sống tại Gymnasium. Rồi quang cảnh ngoài đường phố nữa: vào mỗi buổi chiều, khi đoàn lính đi qua, tiếng trống quân hành đã kéo theo hàng trăm đứa trẻ. Các bà mẹ Đức thường bế con đứng xem đoàn thanh niên trong bộ quân phục diễn qua, và ước mơ của các thiếu nhi Đức là một ngày kia, chúng sẽ được đi đứng hiên ngang như các bậc đàn anh của chúng. Trái với sở thích chung kể trên, Albert Einstein lại rất ghét Quân Đội, rất ghét Chiến Tranh. Về sau này, có lần Einstein đã nói: “Tôi hết sức kinh rẻ kẻ nào có thể vui sướng mà đi theo nhịp quân hành, nếu họ có một khối óc thì quả là nhầm lẫn rồi, một cái tủy xương sống là đủ cho họ”. Nền kỹ nghệ phát triển rất nhanh tại nước Đức đã khiến cho con người hầu như quên lãng thiên nhiên. Trái lại tại nước Ý, cảnh thiên nhiên rực rỡ và bầu trời trong sáng của miền Địa Trung Hải đã khiến cho Einstein tin tưởng đó là thiên đường nơi hạ giới. Vì sống trong cảnh cô đơn quá đau khổ nên nhiều lần Albert Einstein đã định bỏ trường học mà sang nước Ý sống với cha mẹ. Cuối cùng cậu tìm đến một y sĩ và xin giấy chứng nhận mình bị suy yếu thần kinh, cần phải tĩnh dưỡng tại nước Ý trong 6 tháng. Ông Hermann rất bực mình khi biết con bỏ dở việc học mà theo sang Milan. Albert lại cho cha biết ý định từ bỏ quốc tịch Đức bởi vì cậu đã chán ghét sự bó buộc của xứ sở đó. Nhưng cuộc sống tại Milan không phải dễ dàng. Ông Hermann cũng không quyết định cư ngụ tại nơi đây và việc xin cho Albert nhập quốc tịch Ý chưa chắc đã thành công trong một thời gian ngắn, như vậy Albert sẽ là một người không có tổ quốc. Ông Hermann khuyên con trai nên chờ đợi.Thời gian sống tại nước Ý đối với Einstein thật là sung sướng. Cậu lang thang khắp các đường phố, đâu đâu cũng vang lên tiếng hát của người dân yêu thích âm nhạc. Cậu đi thăm rất nhiều viện bảo tàng, và các lâu đài tráng lệ với các tác phẩm nghệ thuật đã làm cho mọi người phải say sưa, lưu luyến. Phong cảnh của nước Ý thực là hữu tình nên đã khiến cho con người yêu mến thiên nhiên. Người dân tại nơi đây không làm việc như một cái máy, không sợ quyền hành, không bị ràng buộc vào các điều lệ nhân tạo gò bó mà trái lại, tất cả mọi người đều cởi mở, vui vẻ và hồn nhiên.Tại Milan, nghề điện đã không giúp được cho gia đình Einstein sung túc. Ông Hermann phải bảo con trai đi kiếm một việc làm nuôi thân. Albert tính rằng để có thể tiếp tục sự học, điều hay nhất là cậu xin vào một trường nào cấp học bổng. Vì không tốt nghiệp từ Gymnasium, Albert không thể nào xin lên đại học được, vả lại cậu khá về toán học nên một trường kỹ thuật sẽ hợp với cậu hơn. . 6 cách để suy nghĩ như Einstein Làm thế nào các thiên tài cho ra đời những phát minh? Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo. và dùng nó để giải quyết vấn đề. Những thiên tài, ngược lại, suy nghĩ theo những hướng khác nhau. Họ tự hỏi: "Có bao nhiêu cách khác nhau để tôi nhìn

Ngày đăng: 17/08/2013, 12:10

Hình ảnh liên quan

Năm 12 tuổi, Albert Einstein được tặng một cuốn sách về Hình Học. Cậu nghiền ngẫm cuốn sách đó và lấy làm thích thú về sự rõ ràng cùng các thí dụ cụ thể trong sách - 6 cách để suy nghĩ như Einstein

m.

12 tuổi, Albert Einstein được tặng một cuốn sách về Hình Học. Cậu nghiền ngẫm cuốn sách đó và lấy làm thích thú về sự rõ ràng cùng các thí dụ cụ thể trong sách Xem tại trang 7 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan