Tiêu chuẩn chất lượng EUREP GAP

9 548 2
Tiêu chuẩn chất lượng EUREP GAP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an tòan. Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại , quản lý dinh dưỡng vàbảo tồn nông nghiệp. Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, cơ sở vật chất… Sự phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toàn thực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sau sản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững. Ngày nay GAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giá sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh.

Tiêu chuẩn chất lượng EUREP GAP Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm gần đây trong bối cảnh những thay đổi và toàn cầu hóa nhanh chóng của ngành công nghiệp thực phẩm và là kết quả của nhiều mối quan tâm, cam kết của những người quản lý sản xuất thực phẩm, an ninh lương thực, chất lượng và an toàn thực phẩm, sự bền vững môi trường của ngành nông nghiệp. Theo nghĩa rộng, GAP áp dụng những kiến thức sẵn có hướng đến sự bền vững về môi trường, kinh tế-xã hội đối với sản xuất nông nghiệp và các quá trình sau sản xuất tạo ra các sản phẩm nông nghiệp phi thực phẩm và thực phẩm bổ dưỡng an tòan. Nông dân tại các quốc gia phát triển và đang phát triển đã áp dụng GAP qua các phương pháp nông nghiệp bền vững như: quản lý động vật gây hại , quản lý dinh dưỡng vàbảo tồn nông nghiệp. Những phương pháp này được áp dụng tùy theo các hệ thống canh tác và qui mô của từng đơn vị sản xuất bao gồm sự hỗ trợ, đóng góp của các chương trình và chính sách của nhà nước về an ninh lương thực, cơ sở vật chất… Sự phát triển của cách tiếp cận chuỗi thực phẩm đến chất lượng và an toàn thực phẩm có nhiều quan hệ mật thiết với sản xuất nông nghiệp và thực hành sau sản xuất, và đề ra nhiều cơ hội sử dụng các nguồn lực bền vững. Ngày nay GAP được công nhận chính thức trong khuôn khổ qui tắc quốc tế nhằm giảm thiểu các mối nguy liên quan đến việc sử dụng thuốc trừ sâu, đánh giá sức khỏe nghề nghiệp và cộng đồng, cân nhắc đến môi trường và an ninh. Sử dụng GAP cũng được khuyến khích trong khu vực kinh tế tư nhân qua các qui tắc thực hành và các chỉ dẫn không chính thức do các nhà chế biến và cung cấp lẻ đưa ra do nhu cầu của người tiêu thụ đối với thực phẩm không độc và sản xuất ổn định. Xu hướng này thúc đẩy người nông dân công nhận GAP bởi họ có nhiều cơ hội mở thị trường mới hơn, có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu hơn. Trong bối cảnh các mục tiêu toàn cầu về giảm đói nghèo, thúc đẩy an ninh lương thực được thỏa thuận, 4 nguyên tắc của GAP sẽ áp dụng cho mọi qui mô canh tác: • Sản xuất có hiệu quả và kinh tế đầy đủ nguồn thực phẩm dinh dưỡng và an toàn. • Ổn định và tăng cường nền tảng nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Duy trì các doanh nghiệp trang trại và góp phần ổn định đời sống nông dân. • Thỏa mãn nhu cầu kinh tế –xã hội. Là bốn nước gia nhập tổ chức ASEAN muộn nhất, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam cũng đã quan tâm đến an toàn thực phẩm nhưng chưa có nước nào chính thức có một chương trình GAP. Các chương trình tập huấn về GAP, dự án “GAP cho cây thanh long” . do Úc, Canada và các nước khác tài trợ gần đây chỉ là những chương trình nhỏ lẻ, chưa phải là một chu trình an toàn có quy mô toàn ngành, toàn quốc cho Việt Nam. Cho nên nếu không xây dựng ngay chương trình VIETNAM GAP, tạm gọi tắt là VietGAP, thì sẽ rất khó cho nông sản Việt Nam tiến ra thị trường quốc tế, thậm chí ngay cả trong cạnh tranh với hàng ngoại trên sân nhà. Bên cạnh đó, còn một vấn đề khá nan giải khác đối với Việt Nam, đó là công tác tuyên truyền hướng dẫn vận động bà con nông dân hiểu và làm theo tiêu chuẩn GAP, chứ nếu như các kiến thức về GAP chỉ được phổ cập đến các cấp chính quyền, các chủ doanh nghiệp thì cũng rất khó để thực hiện được. Cam kết khi gia nhập WTO không cho phép Chính phủ Việt Nam trợ cấp xuất khẩu. Tuy nhiên, Chính phủ được phép trợ cấp khuyến nông và phục vụ phát triển nông nghiệp. Vậy thì xây dựng chiến lược phát triển mạnh ngành trái cây, rau quả và hoa; nhanh chóng hoàn thành chu trình nông nghiệp an toàn VietGAP; và dấy lên một phong trào tập huấn VietGAP đều khắp cho nông dân mới là trợ cấp WTO đúng kiểu nhất để Chính phủ giúp nông dân tham gia vào một cuộc chơi tuy hào hứng nhưng đầy bất trắc rủi ro. Hiện nay, các cơ sở sản xuất cũng như các doanh nghiệp Việt Nam đều nhận thấy được tầm quan trọng của GAP, chính chuyển hướng canh tác theo các tiêu chuẩn của GAP là một xu thế tất yếu. GAP theo tiêu chuẩn ASIAN I. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất: 1. Cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ các mối nguy hoá học và sinh học tại khu vực gieo trồng đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng. 2. Không trồng rau quả ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học, hoặc trước khi trồng cần có biện pháp xử lý để quản lý rủi ro. 3. Nếu bắt buộc phải có biện pháp xử lý, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm không bị ô nhiễm. 4. Cần có hồ sơ lưu đối với khu vực nơi có các điểm được xác định là không phù hợp cho sản xuất rau quả. 5. Vật nuôi trong trang trại không được phép vào điểm canh tác trong vòng 3 tháng trước và trong suốt mùa vụ, đặc biệt với những sản phẩm phát triển trong đất hoặc sát mặt đất. II. Vật liệu gieo trồng: hạt giống, cây giống, cây làm gốc ghép: 6. Có hồ sơ lưu danh tính nhà cung cấp giống cây và ngày tháng mua. 7. Nếu giống cây trồng được sản xuất tại chỗ, cần có biên bản về các biện pháp xử lý hóa học. III. Phân bón và chất phụ gia cho đất: 8. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất phụ gia đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng. 9. Khi có nguy cơ lớn về nhiễm độc kim loại nặng, cần lựa chọn cẩn thận loại phân bón và phụ gia để giảm thiểu rủi ro và khả năng hấp thụ. 10. Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học từ các chất hữu cơ, cần triển khai biện pháp khống chế rủi ro. 11. Không sử dụng chất hữu cơ chưa qua xử lý ở những nơi có nguy cơ ô nhiễm lớn. 12. Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý. 13. Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho điểm sản xuất và nguồn nước. 14. Với những chất hữu cơ phải xử lý trước khi mua, cần yêu cầu nhà cung cấp đưa ra tài liệu chứng minh chất hữu cơ đã được xử lý nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. 15. Không bón chất hữu cơ (chưa xử lý hoặc đã xử lý) vào bộ phận rau quả dùng để ăn. 16. Không sử dụng các chất thải sinh hoạt trong sản xuất rau quả tươi. 17. Bảo quản và tiêu hủy phân bón và các chất phụ gia đúng cách, đảm bảo tránh gây ô nhiễm đến rau quả. 18. Lưu lại hồ sơ sử dụng phân bón và phụ gia, nêu cụ thể tên sản phẩm/ vật liệu, ngày tháng, địa điểm xử lý, số lượng, phương pháp sử dụng và tên người thực hiện. IV. Tưới tiêu: 19. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước tưới đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng. 20. Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản xuất đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra. 21. Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hoá học và sinh học cao, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần có biên bản ghi lại kết quả giám sát. V. Bảo vệ thực vật: 22. Trang bị cho chủ trang trại và nhân viên kiến thức về sử dụng thuốc trừ bảo vệ thực vật phù hợp với phạm vi công việc của họ. 23. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý tổng hợp dịch hại và các loại thuốc có nguồn gốc sinh học. 24. Sử dụng thuốc đăng ký trên đúng đối tượng cây trồng, theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, số lần phun thuốc cần khống chế sao cho dư lượng thuốc không vượt quá MRL. 25. Đối với rau quả xuất khẩu, cần kiểm tra danh mục hóa chất được phép và MRL của quốc gia nhập khẩu trước khi sử dụng. 26. Chỉ pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng tương thích với nhau và ít có nguy cơ làm tăng mức dư lượng. 27. Cần bảo đảm thời gian cách ly từ khi phun thuốc tới khi thu hoạch. 28. Thiết bị phun thuốc phải được kiểm tra hằng năm và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả. 29. Rửa sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng và nước rửa thải ra phải được xử lý sao cho không gây ô nhiễm tới sản phẩm. 30. Tiêu hủy hỗn hợp thuốc thừa bằng phương pháp đảm bảo không tạo ra nguy cơ ô nhiễm cho sản phẩm. 31. Bảo quản các hoá chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn trên nhãn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước, vật liệu đóng gói và rau quả. 32. Hoá chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy theo đúng quy định cách xa khu vực sản xuất hoặc phải được đặt cách ly với các loại hóa chất khác và dễ dàng phân biệt. 33. Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng cây trồng, nêu cụ thể tên hoá chất, ngày tháng sử dụng, địa điểm, liều lượng, phương pháp xử lý, thời gian cách ly và tên người thực hiện. 34. Lưu giữ hồ sơ mua hóa chất bao gồm chi tiết về tên hóa chất, nơi mua, ngày nhận hàng, số lượng, thời hạn sử dụng và ngày sản xuất. 35. Lưu giữ và cập nhập danh mục hoá chất được phép sử dụng cho rau quả gieo trồng tại trang trại /điểm sản xuất. 36. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất vượt mức tối đa cho phép, cần tiến hành cách ly cây trồng và điều tra nguyên nhân ô nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn sự tái nhiễm. 37. Đong đo hoá chất chính xác. 38. Không để hoá chất lên bao bì đóng gói rau quả. 39. Trường hợp phun thuốc trong vòng 2 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm, phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng. 40. Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học, phải sử dụng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần biên bản ghi lại kết quả giám sát. VI. Thu hoạch và xử lý rau quả: a. Thiết bị, vật tư và thùng chứa: 41. Thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ những chất không độc hại. 42. Thùng đựng chất thải, hoá chất và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm. 43. Bảo dưỡng thường xuyên thiết bị, dụng cụ để hạn chế nguy cơ ô nhiễm. 44. Thùng chứa sản phẩm thu họach và vật liệu đóng gói phải đặt riêng biệt với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia đồng thời thực hiện các biện pháp hạn chế nguy cơ ô nhiễm từ các loài động vật gây hại. 45. Thùng đựng rau quả cần đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ trước khi sử dụng. 46. Sau khi đóng gói, các thùng chứa không được đặt trực tiếp xuống đất. b. Nhà xưởng và công trình: 47. Xây dựng và bảo dưỡng nhà xưởng và các công trình phục vụ cho việc sản xuất, xử lý, đóng gói, bảo quản được sao cho hạn chế nguy cơ ô nhiễm bẩn. 48. Tách riêng xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp ra khỏi khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm. 49. Thiết kế và xây dựng hệ thống bể phốt, xử lý rác thải và thoát nước để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn cung cấp nước. 50. Bóng đèn phía trên thùng chứa sản phẩm và vật liệu đóng gói phải đảm bảo chống vỡ hay được bảo vệ bằng vỏ ngoài chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ, phải loại bỏ sản phẩm để ở khu vực đó đồng thời lau sạch dụng cụ và thùng chứa. 51. Khi đặt thiết bị vào cùng với phân xưởng xử lý, đóng gói và bảo quản rau quả, cần che chắn hoặc cho ngừng vận hành thiết bị trong quá trình đóng gói, xử lý và bảo quản sản phẩm. c. Làm sạch: 52. Soạn thảo và tuân theo bản hướng dẫn lau chùi thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm và làm sạch địa điểm đóng gói, xử lý, bảo quản. 53. Sử dụng hoá chất làm sạch thích hợp để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm hoá chất. d. Kiểm soát động vật và các lòai sinh vật gây hại: 54. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sinh vật gây hại ở trong và xung quanh khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản. 55. Xua đuổi, không cho chim chóc đậu trên khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản. 56. Cách ly các lòai động vật khỏi khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản rau quả. 57. Cần đặt bẫy bả ở nơi đảm bảo không làm ô nhiễm rau quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói đồng thời ghi lại trong hồ sơ những vị trí đó. e. Vệ sinh cá nhân: 58. Cung cấp tài liệu hướng dẫn về vệ sinh cá nhân cho nhân viên. 59. Huấn luyện nhân viên thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân và lưu giữ hồ sơ huấn luyện, đào tạo. 60. Bố trí nhà vệ sinh, cung cấp nước sạch và khu rửa tay cho nhân viên. f. Xử lý rau quả: 61. Hoá chất sử dụng sau thu hoạch, bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật và sáp thực vật phải được phép sử dụng và tuân thủ hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo giấy phép của cơ quan có thẩm quyền. 62. Đối với rau quả xuất khẩu, phải kiểm tra danh mục hoá chất được phép và MRL ở nước nhập khẩu trước khi sử dụng. 63. Thiết bị phun thuốc cần được làm sạch thường xuyên, kiểm tra và bảo dưỡng đảm bảo hoạt động hiệu quả. 64. Hỗn hợp các hóa chất dư thừa và nước thải tẩy rửa phải được xử lý sao cho không tạo ra nguy cơ ô nhiễm tới sản phẩm. 65. Bảo quản tất cả các hoá chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn trên nhãn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước, vật liệu đóng gói và rau quả. 66. Hóa chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy theo đúng quy định cách xa khu vực sản xuất hoặc phải được đặt cách ly với các loại hóa chất khác và dễ dàng phân biệt. 67. Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng loại sản phẩm, nêu cụ thể tên hóa chất, ngày tháng sử dụng, lô sản phẩm được xử lý, liều lượng, phương pháp xử lý và tên người thực hiện. 68. Lưu giữ và cập nhật danh mục hoá chất được phép sử dụng trên rau quả sau thu hoạch. 69. Nếu phát hiện dư lượng hoá chất vượt quá MRL, cần cách ly sản phẩm, điều tra nguyên nhân cũng như htực hiện các biện pháp đề phòng tái nhiễm. g. Sử dụng nước: 70. Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học và sinh học từ nguồn nước sử dụng để rửa, bảo quản và xử lý rau quả sau thu hoạch và có hồ sơ lưu những mối nguy nghiêm trọng. 71. Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước chủng loại sản phẩm đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra. 72. Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hoá học và sinh học cao, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần có biên bản ghi lại kết quả giám sát. 73. Chất lượng nước xả cuối cho rau quả phải tương đương với tiêu chuẩn nước uống (theo hướng dẫn của WHO, thích hợp để uống). h. Bảo quản và vận chuyển: 74. Thùng chứa sản phẩm đã đóng gói không được đặt trực tiếp xuống đất. 75. Trước khi sử dụng đồ chèn lót, cần kiểm tra đảm bảo không bị nhiễm đất, hoá chất, dị vật và các lòai sinh vật gây hại. Nếu phát hiện vấn đề không phù hợp, chúng cần phải loại bỏ, làm sạch hoặc phủ kín bằng vật liệu bảo vệ. 76. Cần kiểm tra các phương tiện chuyên chở trước khi sử dụng, đảm bảo sạch sẽ, không có dị vật và sinh vật gây hại, nếu phát hiện nguy cơ ô nhiễm, cần làm sạch các phương tiện vận chuyển. 77. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với hàng hóa khả năng gây ô nhiễm hoá học, sinh học và vật lý. VII. Quản lý trang trại: 78. Huấn luyện cho nhân viên về thực hành nông nghiệp tốt trong lĩnh vực trách nhiệm của họ và lưu giữ hồ sơ huấn luyện. 79. Các thùng sản phẩm đã đóng gói cần có nhãn mác rõ rang để có thể truy nguồn gốc, xuất xứ của trang trại hoặc địa điểm sản xuất rau quả. 80. Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có hồ sơ lưu ghi ngày tháng và địa điểm giao hàng. 81. Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm, thì cần cách ly lô sản phẩm đó, ngừng phân phối hoặc thông báo tới người tiêu dùng nếu họ đã mua sản phẩm. 82. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm đồng thời lưu lại biên bản. 83. Kiểm tra việc các hoạt động ít nhất mỗi năm một lần để tòan bộ hệ thống vận hành hiệu quả đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục những khiếm khuyết còn tồn tại. 84. Lưu lại biên bản kiểm tra và các biện pháp khắc phục. 85. Cần lưu giữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, biên bản để chứng minh việc áp dụng GAP ít nhất trong thời kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm hoặc có thể lâu hơn nếu pháp luật quy định. Nếu làm được như vậy, có lý do gì mà chúng ta lại không nghĩ tới lợi ích của chứng nhận GAP: 1. Tăng lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. 2. Tăng lợi thế thương hiệu. 3. Tăng độ tin cậy của khách hàng. 4. Mở rộng thị trường cả trong nước và xuất khẩu. 5. Tăng doanh thu, giảm chi phí và tăng lợi nhuận. 6. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Đến nay, HTX Hàm Minh là đơn vị đầu tiên về lĩnh vực sản xuất cây ăn quả của Việt Nam nhận được Chứng chỉ EUREP GAP. Đi tiên phong trong sản xuất sạch, cà phê Trung Nguyên cũng đã được trao chứng chỉ EUREP GAP năm 2005 Hiện nay nhiều địa phương đang phấn đấu đạt được chứng chỉ EUREP GAP như: Thanh long Chợ Gạo, Dứa Tân Lập (Tiền Giang); Bưởi da xanh (Bến Tre); Công ty Thanh long Hoàng Hậu (Bình Thuận); HTX Thanh long Dương Xuân (Long An) và nhiều đơn vị địa phương khác đang xây dựng mô hình sản xuất theo hướng GAP. Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, TS Nguyễn Minh Châu đã chỉ đạo cho các đề tài nghiên cứu thuộc Viện tùy tình hình cụ thể ở các địa phương, có thể triển khai quy trình sản xuất GAP ra diện tích lớn “hàng trăm ha” để sớm có vùng nguyên liệu phục vụ phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu trái cây theo tiêu chuẩn GAP ngay sau khi kết thúc mô hình. Tổng hợp . Tiêu chuẩn chất lượng EUREP GAP Khái niệm GAP (Thực hành canh tác tốt) đã phát triển vào những năm. thấy được tầm quan trọng của GAP, chính chuyển hướng canh tác theo các tiêu chuẩn của GAP là một xu thế tất yếu. GAP theo tiêu chuẩn ASIAN I. Lịch sử và quản

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan