Giáo trình tiếng Hoa sơ cấp bản xanh

199 3.7K 24
Giáo trình tiếng Hoa sơ cấp bản xanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giáo trình tiếng Hoa

GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ CẤP 我国中小学教材 NHÀ XUẤT BẢN Đ ẠI HỌC S Ư PH ẠM GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ C ẤP DÀNH CHO NGƯỜI TỰ HỌC LOAN No 1718-VIE [SF] LÊ ANH MINH-NGUYỄN QUỐC Đ ẠI LÊ ANH MINH-NGUYỄN QUỐC Đ ẠI GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ C ẤP 我国中小学教材 Dành cho người tự học ( Tái bản lần thứ 10) NHÀ XUẤT BẢN Đ ẠI HỌC S Ư PH ẠM Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc ĐINH TRẦN BẢO Tổng biên tập LÊ A Ng ư ời nhận xét: V Ũ LÊ ANH D ƯƠNG H ỒNG Biên tập nội dung: CHU HỒNG MẪN Trình bày bìa: NGUYỄN QUỐC Đ ẠI K ĩ thu ật vi tính: NQD_9X Mã số: 01.01.123/411/ ĐH.2012 GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ C ẤP In 100.000 cuốn khổ 24 x 35cm tại Công ti In Tiến An. Giấy phép xuất bản số 123-452/ XB-QLXB, kí ngày 16/11/2022. In xong và nộp l ưu chi ểu quý IV năm 2022. MỤC LỤC Trang Chương I: Phát âm Bắc Kinh với phiên âm P īnyīn Thanh (thanh đi ệu 聲 調 ) 6 Phụ âm đầu (thanh mẫu 聲 母 ) 7 Vần (vận mẫu 韻 母 ) 9 Ý ngh ĩa 214 b ộ thủ 12 500 chữ Hán cơ bản 19 Ch ương II: Tự học Hán ngữ hiện đ ại Bài 1: Số đ ếm và số thứ tự trong Hán ngữ hiện đ ại 32 Bài 2 Xưng hô - chào hỏi 35 Bài 3. Làm quen 41 Bài 4. Thời gian 49 Bài 5. Thời tiết 56 Bài 6. Tuổi tác 61 Bài 7. Ôn tập ( bài 1-6) 67 Bài 8. Nghề nghiệp 71 Bài 9. Gia đình 78 Bài 10. Dự tính 88 Bài 11. Ẩm thực 100 Bài 12. Gọi điện thoại 115 Bài 13. Ôn tập (bài 8-12) 122 Bài 14. Mua sắm 128 Bài 15. Hỏi đư ờng 141 Bài 16. Khám bệnh 153 Bài 17. Tham quan 166 Bài 18. Ôn tập ( bài 13-17) 176 Ch ương III: Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ hiện đ ại PHẦN I – KHÁI NIỆM C Ơ B ẢN 182 PHẦN II – MỘT SỐ CẤU TRÚC CƠ BẢN 186 6 Ch ương I: Phát âm Bắc Kinh với phiên âm P īnyīn Mỗi chữ Hán (Hán tự 漢 字) được phát ra bằng một âm tiết 音 節 (syllable). Nói đơn giản, âm thanh nổ ra một phát thì kể là một âm tiết. Thí dụ, từ « 漢 語 » (Hán ngữ) gồm hai chữ 漢 và 語 , được phát ra bằng hai âm tiết hàn (đọc như hán trong tiếng Việt) và yǚ (đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi). Để ghi âm của chữ Hán, người ta dùng hệ thống phiên âm. Có nhiều hệ phiên âm chữ Hán, nhưng hiện nay hệ phiên âm pīnyīn (bính âm 拼 音 ) của Bắc Kinh được xem là tiêu chuẩn. Thí dụ: chữ 漢 được phiên âm làhàn, chữ 語 được phiên âm là yǚ. Một âm tiết gồm ba yếu tố: 1- phụ âm đầu (thanh mẫu 聲 母 ), 2- vần (vận mẫu 韻 母 ), 3- thanh (thanh điệu 聲 調 ). Thí dụ: - chữ 漢 được phiên âm là hàn, âm tiết này có phụ âm đầu là h- , vần là -an , thanh là \. (hàn đọc như hán trong tiếng Việt). - chữ 語 được phiên âm là yǚ, âm tiết này không có phụ âm đầu, chỉ có vần là yü , thanh là v. (yǚ đọc như duỳ trong tiếng Việt giọng Nam, chúm môi). chữ Hán phiên âm Hán Việt phiên âm pinyin phụ âm đầu (thanh mẫu) vần (vận mẫu) thanh (thanh điệu) đọc như tiếng Việt 漢 HÁN hàn h- -an \ hán 語 NGỮ yǚ (không có) yü v duỳ (Chú ý: Một âm tiết có thể không có phụ âm đầu ; nh ưng b ắt buộc phải có vần và thanh) 1. THANH (thanh đi ệu 聲 調 ) Chữ Hán có 5 thanh, ký hiệu là: – , / , v , \ , Thí dụ: âm tiết ma (đọc như ma trong tiếng Việt) gắn thêm thanh điệu sẽ là: mā , má , mǎ , mà , mạ. Trong một số từ điển Hán ngữ và sách giáo khoa dạy Hán ngữ, vì lý do kỹ thuật, người ta thay thế 5 ký hiệu trên bằng các con số: ma1 (= mā ), ma2 (= má ), ma3 (= mǎ ), ma4 (= mà ), ma hay ma5 (= mạ ). - mā : đọc như ma ( ma quái) trong tiếng Việt. - má : đọc như mả (mồ mả ) trong tiếng Việt. - mǎ : đọc như mạ ( mạ non) trong tiếng Việt. 7 - mà : đọc như má (ba má , lúa má ) trong tiếng Việt. - mạ (= ma): đọc nhẹ như ma ( ma quái) trong tiếng Việt. (Thanh này đọc nhẹ nên gọi là khinh thanh 輕 聲 , thường thường được viết không dấu chấm , tức là viết ma thay vì mạ ). So sánh: Thanh – tương đương không dấu của tiếng Việt. Thanh / tương đương dấu hỏi của tiếng Việt. Thanh v tương đương dấu nặng của tiếng Việt. Thanh \ tương đương dấu sắc của tiếng Việt. Thanh • tương đương không dấu của tiếng Việt, đọc rất nhẹ. Chú ý quan trọng: Dấu thanh điệu / và \ không tương ứng dấu sắc / và dấu huyền \ tiếng Việt . Xin đừng để chúng gây lẫn lộn. Ta thử click vào < ma >, để nghe lần lượt 5 âm tiết: ma (đánh vần «mơ - a - ma»), mā , má , mǎ , mà ; (khinh thanh được đọc trước). Trong phần phát âm ở sau, ta c ũng sẽ theo đúng thứ tự đó; tức là: khinh thanh , – , / ,v , \. Luật biến đổi thanh điệu: (1) Hai thanh v kế nhau, thì thanh v trước biến thành /. Tức là v + v = / + v. Thí dụ: - nǐ hǎo đọc là ní hǎo (chào anh/chị). - hěn hǎo đọc là hén hǎo (rất tốt/khoẻ). - yǒng yuǎn đọc là yóng yuǎn (v ĩnh vi ễn). (2) Ba thanh v kế nhau, thì hai thanh v trước biến thành /. Tức là v + v + v = / + / + v. Thí dụ: - zǒng lǐ fǔ đọc là zóng lí fǔ (phủ thủ tướng). - zhǎn lǎn guǎn đọc là zhán lán guǎn (nhà triển lãm). 2. PHỤ ÂM ĐẦU (thanh mẫu 聲 母 ) Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 21 phụ âm đầu: b , p , m , f , d , t , n , l , g , k , h , j , q , x , zh , ch , sh , r , z , c , s. (Ở đây sắp xếp theo cách phát âm, chứ không theo thứ tự alphabet.) Mô tả: Ký hiệu để so sánh: VN = Việt Nam; BVN = giọng miền Bắc Việt Nam; NVN = giọng miền Nam Việt Nam. Trong phần phát âm ở sau, ta sẽ theo đúng thứ tự: [đánh vần] khinh thanh , – , / , v , \. 8 - b : phát âm như p (VN), hơi bặm môi, không bật hơi; thí dụ: pà pa pán pánh pò pị pỏ pót pa pốn pữa . Lắng nghe: < ba > ([đánh vần] ba, bā, bá, b ă, bà ). - p : phát âm như p (VN), bặm môi nhiều, bật hơi khá mạnh; thí dụ: pà pa pán pánh pò pị pỏ pót pa pốn pữa . Lắng nghe: < pa > ([đánh vần] pa, pā, pá, p ă, pà ). ● b và p là một đôi, p được phát âm bặm môi và bật hơi mạnh hơn b. - m : phát âm y như m (VN); thí dụ: mù mờ mây mưa mịt mùng man mác mênh mông . Lắng nghe: < ma > ([đánh vần] ma, mā, má, mă, mà). - f : phát âm y như ph (VN); thí dụ: phụng phịu phu phen phù phù phờ phạc phì phò . Lắng nghe: < fa > ([đánh vần] fa, fā, fá, f ă, fà ). - d : phát âm y như t (VN); thí dụ: tình tiền tù tội toan tính từ từ tự tử . Lắng nghe: < da > ([đánh vần] da, dā, dá, d ă, dà ). - t : phát âm y như th (VN); thí dụ: thùng thình thủng thẳng thủng thỉnh thậm thụt thẫn thờ . Lắng nghe: < ta > ([đánh vần] ta, tā, tá, t ă, tà ). - n : phát âm y như n (VN); thí dụ: nó nấu nướng não nùng nông nỗi này . Lắng nghe: < na > ([đánh vần] na, nā, ná, n ă, nà ). - l : phát âm y như l (VN); thí dụ: lầm lì lú lẫn lỡ làm lụt lội . Lắng nghe: < la > ([đánh vần] la, lā, lá, l ă, là ). - g : phát âm y như c , k (VN); thí dụ: ca cẩm cà cuống còn cay kỳ cục . Lắng nghe: < ga > ([đánh vần] ga, gā, gá, g ă, gà ). - k : phát âm y như kh (VN); thí dụ: không khí khang khác không khói, khỉ khô khỏi khì khì khò khè . Lắng nghe: < ka > ([đánh vần] ka, kā, ká, k ă, kà ). - h : phát âm y như h (VN); thí dụ: Hà hư hỏng hỏi han hờ hững, Hải hung hăng hổn hển hết hơi . Lắng nghe: < ha > ([đánh vần] ha, hā, há, h ă, hà ). - j : phát âm như ch (BVN), ép mặt lưỡi vào ngạc cứng rồi bật hơi ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt . Lắng nghe: < ji > ([đánh vần] ji, jī, jí, jǐ, jì). - q : phát âm gần như ch (BVN), ép mặt lưỡi vào ngạc cứng rồi bật hơi thật mạnh ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt . Lắng nghe: < qi > ([đánh vần] qi, qī, qí, qǐ, qì). ● j và q là một đôi, q được phát âm bật hơi mạnh hơn j. - x : phát âm như x (VN); thí dụ: xam xám xù xì x ương x ẩu xấu xí . Lắng nghe: < xi > ([đánh vần] xi, xī, xí, xǐ, xì). - zh : phát âm như tr (BVN); thí dụ: trông trời trong trẻo trông trăng tr òn tr ịa . Lắng nghe: < zha > ([đánh vần] zha, zhā, zhá, zh ă, zhà ). - ch : phát âm y như ch (tiếng Anh); thí dụ: churches change cheap cheese, choose cheap chalk . Lắng nghe: < cha > ([đánh vần] cha, chā, chá, ch ă, chà ). 9 ● zh và ch là một đôi, ch được phát âm bật hơi mạnh hơn zh. - sh : phát âm y như sh (tiếng Anh); thí dụ: she shall show shoes, shirts, shorts, sharp shafts . hay phát âm như s (VN) nhưng uốn lưỡi thật nhiều; thí dụ: sáng sương sa sáo sang sông sung sướng . Lắng nghe: < sha >([đánh vần] sha, shā, shá, sh ă, shà ). - r : phát âm như r (VN), uốn lưỡi nhiều; thí dụ: rầu r ĩ râu ria ra r ậm rạp rờ râu râu rụng rờ rún rún rung rinh . Lắng nghe: < re > ([đánh vần] re, rē, ré, rě, rè). - z : phát âm gần như ch (BVN), đầu lưỡi áp vào lợi trên rồi bật hơi ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt . Lắng nghe: < za > ([đánh vần] za, zā, zá, ză, zà). - c : phát âm gần như ch (BVN), đầu lưỡi áp vào lợi trên rồi bật hơi mạnh ra; thí dụ: chiều chiều chán chường chẳng chịu chải chuốt . Lắng nghe: < ca > ([đánh vần] ca, cā, cá, c ă, cà). - s : phát âm như x (VN); thí dụ: xam xám xù xì x ương x ẩu xấu xí . Lắng nghe: < si > ([đánh vần] si, sī, sí, sǐ, sì). 2. VẦN (vận mẫu 韻 母 ) Hệ thống ngữ âm Trung Quốc có 36 vần. Mỗi vần gồm: nguyên âm (+ phụ âm cuối). Nguyên âm (đơn hoặc kép) bắt buộc phải có; còn phụ âm cuối thì có thể có hoặc không. 36 vần trong hệ thống ngữ âm Trung Quốc là: -a, -o, -e, -er, -ai, -ei, -ao, -ou, -an, -en, -ang, - eng, -ong, -i, -ia, -iao, -ie, -iou, -ian, -in, -iang, -ing, -iong, -u, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, - uang, -ueng, -ü, -üe, -üan, -ün Phụ âm đầu và vần kết hợp có chọn lọc, chứ không phải một phụ âm đầu này sẽ kết hợp với tất cả các vần hiện có. Thí dụ: phụ âm đầu b- không hề kết hợp với các vần: -e, -er, -ia, -iou, -iang, -iong, -ua, -uo, -uai, -uei, -uan, -uen, -uang, -ueng, -ü, -üe, -üan, -ün. Hay vần -ueng, chẳng kết hợp với phụ âm đầu nào cả, và nó luôn là âm tiết, được viết hẳn là weng. (w và y không phải là phụ âm; chúng được xem là bán nguyên âm). Vần -er c ũng là m ột âm tiết độc lập, được viết hẳn là er. Mô tả: Ký hiệu để so sánh: VN = Việt Nam; BVN = giọng miền Bắc Việt Nam; NVN = giọng miền Nam Việt Nam. Trong phần phát âm ở sau, ta sẽ theo đúng thứ tự: [đánh vần] khinh thanh , – , / , v , \. 10 -a : phát âm y như a (VN). Thí dụ: la tá lả. Lắng nghe: < a > (ā, á, ă, à ) ; < ba > ([đánh vần] ba, bā, bá, b ă, bà ). -o : phát âm y như o (VN). Thí dụ: cò đó lò mò. L ắng nghe: < o > (o, ō, ó, ǒ, ò) ; < fo > ([đánh vần] fo, fō, fó, fǒ, fò). -e : phát âm y như ơ (VN). Thí dụ: lơ tơ mơ. Lắng nghe: < e > (e, ē, é, ě, è) ; < ne > ([đánh vần] ne, nē, né, ně, nè). -er : phát âm y như er (tiếng Mỹ), rung lưỡi thật rõ phụ âm r. Thí dụ: her, farmer, teacher, water. Lắng nghe: < er > (er, ēr, ér, ěr, èr). -ai : phát âm y như ai (VN). Thí dụ: ai hai tai mai mái. Lắng nghe: < ai > (āi, ái, ăi, ài ) ; < mai > ([đánh vần] mai, māi, mái, m ăi, mài ). -ei : phát âm y như ây (VN). Thí dụ: thầy đây lẩy bẩy lấy đầy mấy cây. Lắng nghe: < ei > (ei, ēi, éi, ěi, èi) ; < lei > ([đánh vần] lei, lēi, léi, lěi, lèi). -ao : phát âm y như ao (VN). Thí dụ: sao bảo tao lao đao lảo đảo. Lắng nghe: < ao > (ao, āo, áo, ăo, ào ) ; < hao > ([đánh vần] hao, hāo, háo, h ăo, hào ). -ou : phát âm y như âu (VN). Thí dụ: âu sầu lâu đâu thấu. Lắng nghe: < ou > (ou, ōu, óu, ǒu, òu) ; < tou > ([đánh vần] tou, tōu, tóu, tǒu, tòu). -an : phát âm y như an (BVN). Thí dụ: hạn hán than van lan man. Lắng nghe: < an > (ān, án, ăn, àn) ; < han > ([đánh vần] han, hān, hán, h ăn, hàn ). -ang : phát âm y như ang (BVN). Thí dụ: hàng tháng chàng lang thang. Lắng nghe: < ang > (āng, áng, ăng, àng ) ; < kang > ([đánh vần] kang, kāng, káng, k ăng, kàng ). -ong : phát âm y như ung (BVN). Thí dụ: thung dung lung tung lùng bùng. Lắng nghe: < long > ([đánh vần] long, lōng, lóng, lǒng, lòng) ; < rong > ([đánh vần] rong, rōng, róng, rǒng, ròng). -i : (1) phát âm như i ( VN) trong các âm tiết: < bi > , < mi > , < di > , < ti > , < ni > , < li > , < ji > , < qi > , < xi >. Thí dụ: đi thi th ì đi. (2) phát âm như ư ( VN) với hai hàm răng khít lại (chứ không hở ra như tiếng Việt) trong các âm tiết: < zhi > , < chi > , < zi > , < ci > , < si > , < shi > , < ri >. (3) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yi , phát âm như di hay gi (NVN). Thí dụ: dí gì dị. Lắng nghe: < yi >. -ia : (1) phát âm i rồi lướt qua a, không đọc là ia (VN) như «lia thia k ìa» . Lắng nghe: < lia >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là ya , phát âm như da hay già (NVN). Thí dụ: giả da già dạ. Lắng nghe: < ya >. -iao : (1) phát âm i rồi lướt qua ao, giống như i-eo (BVN). Lắng nghe: < diao >. (2) đứng một mình thành âm tiết, được viết là yao , phát âm như dao hay giao (NVN). Thí dụ: giáo giao dao dạo. Lắng nghe: < yao >. . GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ CẤP 我国中小学教材 NHÀ XUẤT BẢN Đ ẠI HỌC S Ư PH ẠM GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ C ẤP DÀNH CHO NGƯỜI TỰ HỌC. QUỐC Đ ẠI GIÁO TRÌNH TIẾNG HOA S Ơ C ẤP 我国中小学教材 Dành cho người tự học ( Tái bản lần thứ 10) NHÀ XUẤT BẢN Đ ẠI HỌC S Ư PH ẠM Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám

Ngày đăng: 17/08/2013, 08:27

Hình ảnh liên quan

HÌNH–ÂM–NGHĨ A– TẢ PHÁP - Giáo trình tiếng Hoa sơ cấp bản xanh
HÌNH–ÂM–NGHĨ A– TẢ PHÁP Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan