Đề thi olympic hóa học lớp 11

2 3K 55
Đề thi olympic hóa học lớp 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu I (5 điểm) X và Y là các nguyên tố nhóm A, đều tạo hợp chất với hiđro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hiđroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. 1. Xác định các nguyên tố X và Y. 2. B’ là anion tương ứng của phân tử B. a) Hãy cho biết (có công thức minh họa) dạng hình học của B và B’. b) So sánh (có giải thích) độ dài liên kết Y-O trong phân tử B và B’. 3. Biết X có cấu trúc tinh thể lập phương tâm khối và mật độ sắp xếp tương đối được định nghĩa bằng tỉ lệ giữa thể tích chiếm bởi các hình cầu trong tế bào cơ sở và thể tích tế bào cơ sở. Hãy tính mật độ sắp xếp tương đối trong tinh thể của X. Câu II (5 điểm) 1. Cho biết số oxi hóa của mỗi nguyên tử lưu huỳnh (S) trong phân tử axit thiosunfuric (H2S2O3) và của mỗi nguyên tử cacbon trong phân tử axit axetic (CH3COOH) 2. Thêm lượng dư dung dịch KI (có pha hồ tinh bột) vào 5,00 ml dung dịch K2Cr2O7 có nồng độ a M trong H2SO4, thì dung dịch thu được có màu xanh. Thêm tiếp dung dịch Na2S2O3 0,10 M vào cho đến khi màu xanh biến mất thì đã dùng 15,00 ml dung dịch này. Viết các phương trình phản ứng và tính a. Biết sản phẩm oxi hóa S2O32- là S4O62-. 3. Hòa tan hoàn toàn 9,06 gam một mẫu hợp kim Al-Mg (giả thiết không có tạp chất nào khác) bằng dung dịch H2SO4 đặc, thu được 12,22 l khí SO2 (đo ở 136,5oC; 1,1 atm) và 0,64 gam chất rắn màu vàng. Xác định phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong mẫu hợp kim trên.

Câu 1 Nguyên tử của nguyên tố A có bộ 4 số lượng tử của electron cuối (electron chót cùng) là: n= 2; l = 1; m = - 1; ms = - ½ a/ Viết cấu hình electron, xác định vị trí của A trong bảng hệ thống tuần hoàn? b/ Viết công thức cấu tạo một dạng đơn chất của A có công thức phân tử là A3. Viết công thức cấu tạo dạng đơn chất đó và cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm. c/ Một dạng đơn chất khác của A có công thức phân tử là A2. Hãy giải thích tính thuận từ của phân tử này? Câu 2 1. Có cân bằng sau: N2O4 (k) = 2NO2 (k) a/ Cho 18,4 gam N2O4 vào bình kín dung tích 5,904 lít ở 27°C. Lúc cân bằng, áp suất của hỗn hợp khí trong bình là 1 atm. Tính áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc cân bằng? b/ Nếu giảm áp suất của hệ lúc cân bằng xuống còn 0,5 atm thì áp suất riêng phần của NO2 và N2O4 lúc này là bao nhiêu? Kết quả có phù hợp với nguyên lí Le Châtelier hay không? 2. A là dung dịch HCl 0,2 M; B là dung dịch NaOH 0,2 M; C là dung dịch CH3COOH 0,2 M (có hằng số axit Ka = 1,8 x 10 - 5). Các thí nghiệm sau đều thực hiện tại 25°C. a/ Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C. b/ Tính pH của dung dịch X là dung dịch tạo thành khi trộn dung dịch B với dung dịch C theo tỉ lệ thể tích 1:1 c/ Tính thể tích dung dịch B (theo mL) cần thêm vào 20 mL dung dịch A để thu được dung dịch có pH = 10. Câu 3 1. Muối nguyên chất Y màu trắng tan trong nước. Dung dịch Y không phản ứng với H2SO4 loãng, nhưng phản ứng với HCl cho kết tủa trắng tan trong dung dịch NH3. Nếu sau đó axit hóa dung dịch tạo thành bằng HNO3 lại có kết tủa trắng xuất hiện trở lại. Cho Cu vào dung dịch Y, thêm H2SO4 và đun nóng thì có khí màu nâu bay ra và xuất hiện kết tủa đen. Hãy cho biết tên của Y và viết các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn. 2. Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng 7:3. Lấy m (gam) hỗn hợp này cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 thấy đã có 44,1 gam HNO3 phản ứng, thu được 0,75m (gam) rắn, dung dịch B và 5,6 lít hỗn hợp khí (điều kiện tiêu chuẩn) gồm NO và NO2. Hỏi cô cạn dung dịch B thu được bao nhiêu gam muối khan? 3. Ðiện phân 1 lít dung dịch NaCl (D = 1,2 g/cm3) chỉ thu được một chất khí ở điện cực. Cô cạn dung dịch sau điện phân còn lại 125 gam chất rắn khan. Nhiệt phân chất rắn này thấy khối lượng giảm 8 gam. Tính: a/ Hiệu suất của quá trình điện phân? b/ Nồng độ % và nồng độ mol/lít của dung dịch NaCl ban đầu? c/ Khối lượng dung dịch còn lại sau điện phân? Câu 4 Ðốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 9:4. Khi hóa hơi 11,6 gam A thì thể tích hơi chiếm 2,24 lít (quy về điều kiện tiêu chuẩn). Mặt khác A có thể tác dụng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:2. A cũng tạo kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Khi oxi hóa A bằng dung dịch KMnO4 trong H2SO4 tạo được axit thơm chứa 26,23% oxi về khối lượng. a/ Hãy xác định công thức cấu tạo và gọi tên A? b/ B là một đồng đẳng kế tiếp của A có hoạt tính quang học. Viết công thức cấu tạo và gọi tên B? (Cho: Cu = 64; Fe = 56; N = 14; O = 16; H =1; Na = 23; Cl = 35,5; C = 12) . hoàn toàn một hidrocacbon A thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 9:4. Khi hóa hơi 11, 6 gam A thì thể tích hơi chiếm 2,24 lít (quy về điều kiện tiêu chuẩn).. dịch CH3COOH 0,2 M (có hằng số axit Ka = 1,8 x 10 - 5). Các thí nghiệm sau đều thực hiện tại 25°C. a/ Tính pH của mỗi dung dịch A, B, C. b/ Tính pH của

Ngày đăng: 16/08/2013, 21:28

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan