BÀI TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ 45 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THƠ

32 372 0
BÀI TẬP TỐT NGHIỆP   MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN   THẨM MĨ CHO TRẺ 45 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THƠ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chän ®Ò tµi....................................................................................4 II. Môc ®Ých nghiªn cøu .............................................................................7 III. NhiÖm vô nghiªn cøu ............................................................................8 IV. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu .......................................................................8 PHẦN NỘI DUNG Ch­¬ng I: C¬ së li luận của đề tài...................................................................9 I.Cơ sở tâm lí học........................................................................................9 1 Cơ sở tâm lý ...................................................................................9 2 Cơ sở sinh lí ...................................................................................10 3 Đặc điểm ngôn ngữ.........................................................................11 II.Cơ sở giáo dục học................................................................................11 1.Quan điểm giáo dục hiện đại...........................................................11 2. Sử dụng tích hợp tác phẩm văn học (hoạt động thơ) ở trường mầm non và ý nghĩa của nó với phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 45 tuổi..................................................................................................................12 3. Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non...........................13 Ch­¬ng III: Khảo sát thực trạng một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 45 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ.............................................................13 I . Khái quát địa bàn điều tra trường mầm non hiệp hòa..........................13 1, Khái quát đặc điêm trường..............................................................13 2, Đặc điểm khu dân cư........................................................................14 II. Đối tượng điều tra.................................................................................15 1. Khái quát địa bàn điều tra................................................................15 2. Đối tượng điều tra............................................................................15 3. Nội dung điều tra.............................................................................17 4. Phương pháp điều tra.......................................................................17 5. Kết quả điều tra, phân tích kết quả điều tra .................................18 Ch­¬ng III: Đề xuất biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 45 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ...........................................................................................19 1. Khái niệm biện pháp và biện pháp giáo dục mầm non……...........19 2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp...................................................20 3. Các biện pháp đề xuất......................................................................20 PHẦN C : KÊT LUẬN 1. Kết luận chung ..............................................................................28 2. Kiến nghị.......................................................................................29 PHỤ LỤC 1. Mẫu phiếu điều tra.......................................................................30 2. Thiết kế hoạt động .....................................................................31 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON BÀI TẬP TỐT NGHIỆP MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THẨM MĨ CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG THƠ Ngêi híng dÉn: PGS TS L· ThÞ B¾c Lý Ngêi thùc hiÖn: Nguyễn Thị Mơ Ngày sinh: 05/04/1991 Líp: K9E - Qu¶ng Ninh Quảng yên 2014 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU I II III IV Lý do chän ®Ò tµi 4 Môc ®Ých nghiªn cøu .7 NhiÖm vô nghiªn cøu 8 Ph¬ng ph¸p nghiªn cøu .8 PHẦN NỘI DUNG Ch¬ng I: C¬ së li luận của đề tài 9 I.Cơ sở tâm lí học 9 1 - Cơ sở tâm lý 9 2- Cơ sở sinh lí 10 3- Đặc điểm ngôn ngữ .11 II.Cơ sở giáo dục học 11 1.Quan điểm giáo dục hiện đại 11 2 Sử dụng tích hợp tác phẩm văn học (hoạt động thơ) ở trường mầm non và ý nghĩa của nó với phát triển thẩm mĩ của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi 1 2 3 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non 13 Ch¬ng III: Khảo sát thực trạng một số biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ 13 I Khái quát địa bàn điều tra trường mầm non hiệp hòa 13 1, Khái quát đặc điêm trường 13 2, Đặc điểm khu dân cư 14 II Đối tượng điều tra .15 1 Khái quát địa bàn điều tra 15 2 Đối tượng điều tra 15 3 Nội dung điều tra 17 4 Phương pháp điều tra .17 5 Kết quả điều tra, phân tích kết quả điều tra 18 Ch¬ng III: Đề xuất biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ 19 1 Khái niệm biện pháp và biện pháp giáo dục mầm non…… 19 2 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 20 3 Các biện pháp đề xuất 20 PHẦN C : KÊT LUẬN 1 Kết luận chung 28 2 Kiến nghị .29 PHỤ LỤC 1 Mẫu phiếu điều tra .30 2 Thiết kế hoạt động .31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHẦN MỞ ĐẦU I Lý do chọn đề tài: Trong hơn nửa thế kỷ qua từ sau ngày giành độc lập, cùng với sự phát triển không ngừng về kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển mạnh đạt được những thành tựu như ngày nay là sự cố gắng phấn đấu của toàn ngành giáo dục.Yếu tố cơ bản là việc định hướng đúng đắn về đường lối của Đảng và chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục Đặc biệt, trong những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã được xã hội quan tâm và chăm lo đúng mức Nghị quyết Trung ương khoá VIII của Ban chấp hành TW Đảng đã khẳng định: “ Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 - thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải là những con người: “trí tuệ phát triển cao, giàu tính sáng tạo, giàu tính nhân văn nhưng cũng giàu cảm xúc thẩm mỹ” Giáo dục mầm non được coi là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mục tiêu giáo dục mầm non là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ, hình thành những cơ cở đầu tiên về nhân cách con người Nhà giáo dục học Xô viết A.M CARENCO từng nói: “những gì mà trẻ con không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó khăn” Trẻ em là tương lai của đất nước, sự phồn vinh của đất nước mai sau phụ thuộc vào tất cả những gì chúng ta giành cho trẻ ngày hôm nay Giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non thì giáo dục thẩm mỹ chiếm vị trí quan trọng không thể thiếu Chân - Thiện - Mỹ là chị em sinh ba trên bước đương hoàn thiện nhân cách cho trẻ Nói đến giáo dục thẩm mỹ ta liên tưởng ngay đến bản sắc dân tộc, đến thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, Giáo dục thẩm mỹ thực chất là hình thành chủ thể thẩm mỹ, để trở thành chủ thể thẩm mỹ đòi hỏi phải có thời gian và một quá trình giáo dục Thực tế cho thấy trong những năm gần đây giáo dục thẩm mỹ trong trường mầm non đã có những chuyển biến tích cực, đã có sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã hội, quan tâm thực hiện triển khai các chuyên đề tạo hình, lồng ghép nội dung giáo dục thẩm mỹ phù hợp trong các tiết dạy: vẽ, nặn, xé, dán cho trẻ mầm non Hàng năm, nhà trường tổ chức cho thi giáo viên giỏi, hướng dẫn chỉ đạo tốt hội thi: “bé khoẻ, bé ngoan”, “bé khéo tay” cho các cháu mẫu giáo Đó là những việc làm tích cực mà ngành học đã đạt được Bên cạnh đó, ngành giáo dục mầm non còn gặp những khó khăn tồn tại như sau: - Nhận thức của giáo viên còn hạn chế, chưa thấy rõ được vai trò trách nhiệm của mình trong việc giáo dục trẻ - Trong giảng dạy chưa linh hoạt vận dụng phương pháp ,biện pháp phù hợp, bài dạy còn đơn điệu ít sáng tạo, chủ yếu tập trung vào một số môn học chữ cái và toán Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành học dấn đến kết quả về mặt giáo dục thẩm mỹ còn hạn chế Thực tế trong công tác giáo dục thẩm mỹ ở trường mầm non Hiệp Hũa những năm gần đây cũng đã được chú trọng hơn Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ được lồng ghép thông qua các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ Thực hiện chuyên đề đổi mới nội dung, hình thức phù hợp với độ tuổi, đặc điểm tâm sinh lý trẻ Việc lồng ghép tích hợp giáo dục thẩm mỹ vận dụng thông qua các môn tạo hình, âm nhạc, văn học, giúp trẻ kỹ năng quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, khả năng cảm thụ thiên nhiên cũng như xúc cảm trong mối quan hệ giao tiếp giữa người thân, qua giao tiếp trẻ biết cư xử đúng mực trong lời ăn tiếng nói, có hành vi ứng xử văn minh Những buổi đầu tiên đến trường, trẻ vô cùng bỡ ngỡ, quấy khóc, sợ sệt, ngại giao tiếp với bạn bè và cô giáo Nhưng sau một thời gian học tập cháu đã bạo dạn hơn, thích đến lớp và tham gia vào các hoạt động của lớp Nhận thức của trẻ về mọi mặt đã được hình thành và phát triển Cùng với sự nhận thức về các môn học như âm nhạc, toán, văn học trẻ đã có một khả năng phân biệt được cái đẹp trong cử chỉ, trong lời ăn tiếng nói, đặc biệt hơn là trẻ đã rất yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp Bên cạnh những thuận lợi đó, giáo dục thẩm mỹ ở nhà trường còn gặp một số khó khăn sau: -Trình độ giáo viên không đồng đề, chưa phát huy được vai trò dạy học sáng tạo, đôi khi còn dập khuôn, máy móc các hình thức, biện pháp Do đó chưa thu hút trẻ tích cực hoạt động - Việc bồi dưỡng kỹ năng giáo dục thẩm mỹ cho giáo viên hàng năm chưa được sâu sát và đầy đủ - Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong giáo dục thẩm mỹ, đa số phụ huynh có quan niệm đến lớp là phải học chữ, học toán Đó là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ chưa cao Là giáo viên mầm non sau khi được tiếp thu những kiến thức lý luận về giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mẫu giáo, tôi đã nhận thức đúng đắn và sâu sắc việc giáo dục thẩm mỹ là một việc làm cần thiết và không thể thiếu ở trường mầm non Thông qua việc dạy trẻ làm quen với Văn học nói chung và thơ ca nói riêng giúp ta nhận thức được thế giới xung quanh, những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc, từ đó giáo dục, bồi dưỡng cho trẻ tính trung thực, hiền lành, chăm chỉ, lòng nhân ái, hiếu thảo, đoàn kết, chăm chỉ lao động, kính trọng giúp đỡ mọi người, yêu cái đẹp, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước Việc dạy trẻ làm quen với tác phẩm thơ ca giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phong phú và chính xác Vì vậy, giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non là rất cần thiết và quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện.Do vậy một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng là phát triển thẩm mĩ cho trẻ Có nhièu biện pháp để giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo4-5 tuổi Nhưng một trong những phương tiện hiệu quả nhất là cho trẻ làm quen với tác phảm văn học.Vì vậy em chọn đề tài một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động thơ II Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ thực tiễn dạy trẻ làm quen với các tác phẩm thơ ca trong chương trình chăm sóc- giáo dục lứa tuổi 4-5 tuổi thực nghiệm ở trường mầm non Hiêp Hoà và các buổi tham dự các tiết dạy chuyên đề “Bé làm quen với văn học” Tôi thấy việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua thông qua hoạt động đọc thơ” Nhằm mục đích nâng cao khả năng phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt lưu loát, mạch lạc, chính xác, bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ phát triển trí lực, nhân cách cho trẻ Nghiên cứu đề tài này còn nhằm thu hút tập trung chú ý vào giờ học trẻ nhanh thuộc thơ, đọc diễn cảm, chính xác nhịp điệu của bài thơ,trẻ cảm nhận cái dẹp và yêu cái đẹp hơn Giúp giờ học thơ đạt kết quả cao, giúp ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách phong phú chính xác, lưu loát, diễn cảm III Nhiệm vụ nghiên cứu: 1, Nghiên cứu cơ sớ lí luận của đề tài Giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học 2, Khảo sát thực trạng giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học 3, Đề xuất biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động làm quen với thơ IV, Phương pháp nghiên cứu: 1 Phương pháp đọc tài liệu và xử lý thông tin: §Ó nghiªn cøu ®Ò tµi nµy chúng t«i ®· ®äc tµi liÖu cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi : sinh lí học trẻ em, Tâm lý học trẻ em, Phương pháp phát triển ngôn ngữ, Văn học trẻ em, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học… Sau đó chọn những thông tin liên quan đưa vào đề tài nghiên cứu 2 Phương pháp điều tra - Đối tượng điều tra : Chúng tôi tiến hành điều tra giáo viên trường Mầm Non Hiệp Hòa, trẻ lớp 4 tuổi C - Số lượng: + Giáo viên 20 + Trẻ 15 cháu - Địa điểm điều tra: Trường Mầm Non Hiệp Hòa – Thị xã Quảng yên – Quảng Ninh - Thời gian điều tra : 1 tuần - Mục đích: Điều tra để biết xem sự nhận thức của giáo viên về việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ đọc thơ, giáo viên đã sử dụng những biện pháp gì nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi như thế nào? 3 Phương pháp phân tích tổng hợp : Chúng tôi đã phân tích mọi lý thuyết để tìm hiểu các khía cạnh, xác định các thành phần trong cấu trúc của lý thuyết đó, tìm ra những điểm riêng biệt của nó Trên cở sở đó chúng tôi nghiên cứu tổng hợp lại để nhìn nhận nó trong một thể thống nhất theo quan điểm của mình, lược bỏ đi những mặt yếu kém, kế thừa những mặt tích cực, tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phát triển thẩm mĩ thông qua dạy trẻ đọc thơ PHẦN NỘI DUNG Chư¬ng 1:C¬ së lý luËn cña ®Ò tµi 1- Cơ sở tâm lý Phát triển ngôn ngữ là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mần non Ngôn ngữ là công cụ để trẻ giao tiếp, học tập và vui chơi, ngôn ngữ giữ vai trò quyết định sự phát triển tâm lí của trẻ Bên cạnh đó ngôn ngữ còn là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức , thẩm mĩ và chuẩn mực văn hóa Khả năng hoàn chỉnh về phát âm của trẻ được tăng dần theo từng độ tuổi, trẻ 5-6 tuổi đã định vị được các âm vị có cấu âm đơn giản, những âm vị có cấu âm phức tạp trẻ dễ mắc lỗi, xong nếu kiên trì tập luyện thì hầu hết trẻ em đều có khả năng định vị được các âm vị của tiếng mẹ đẻ ( Trừ các trẻ có khuyết tật về cơ quan phát âm hoặc cơ quan thính giác) * Đặc điểm vốn từ của trẻ 4-5 tuổi đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5 tuổi nói riêng Trẻ rất nhạy cảm với ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài thơ, đồng dao, ca dao, dân ca sớm đi vào tuổi thơ Những câu chuyện cổ tích thần thoại đặc biệt hấp dẫn trẻ chính vì hoạt động cho trẻ tiếp xúc với văn học là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất hiệu quả nhất Thông qua việc dạy trẻ đóng kịch giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, óc tưởng tượng sáng tạo, biết yêu quí cái đẹp, hướng tới cái đẹp Khi trẻ kể chuyện, ngôn ngữ của trẻ phát triển, trẻ phát âm rõ ràng, mạch lạc, vốn từ phong phú Trẻ biết bày tỏ ý kiến, suy nghĩ, kể về một sự vật hay, sự kiện nào đó Bằng chính ngôn ngữ của trẻ Ngôi trường tôi đang công tác luôn đề cao việc dạy hoạt động cho trẻ làm quen với các hoạt động phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non Do vậy là giáo viên dạy trẻ 4-5 tuổi tôi đã nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.Từ đó tôi đã đi sâu và nghiên cứu tìm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua các tác phẩm văn học 2- Cơ sở sinh lí Ở lứa tuổi này sự hình thành của não bộ đang trên đà phát triển mạnh, sự nhận thức về thế giới xung quanh của trẻ rất đa dạng và phong phú chính vì thế việc cho trẻ tiếp xúc với văn học vào lúc này là thích hợp bởi trẻ nhận thấy được sự phong phú và đa dạng của cuộc sống có ngay trong các tác phẩm văn học Học thuyết về hệ thống tín hiệu đã khẳng định: Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não.Học thuyết này đảm bảo cho phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ lựa chọn đúng các phương pháp trong việc dạy nói cho trẻ, nhấn mạnh hiệu quả của những phương pháp tích cực: Tích cực nhận thức và tích thực hành ngôn ngữ Chính vì ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu thứ 2, là sự hoạt động đặc biệt của vỏ bán cầu đại não cho nên việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ phải liên quan mật thiết với việc phát triển, hoàn thiện bán cầu đại não và hệ thần kinh nói chung Các nhà giải phẫu khẳng định: Trong 3 năm đầu là kết thúc sự trưởng thành về mặt giải phẫu những vùng não chỉ huy ngôn ngữ Vì thế cần phải phát triển ngôn ngữ đúng lúc mới đạt kết quả tốt 3- Đặc điểm ngôn ngữ * Đặc điểm ngữ âm của trẻ 4-5 tuổi Số lượng từ trẻ 4-5 tuổi tăng nhanh từ 1200-1500 từ * Đặc điểm về ngữ pháp lời nói mạch lạc của trẻ 4-5 tuổi - Trẻ dùng câu dài hơn chuyện Dẫn đến việc trẻ kể chuyện còn rời rạc, câu chuyện chưa liên hoàn, liên kết giữa các phần 3 Kết quả điều tra phát triển thẩm mĩ của trẻ thông qua đọc thơ Trẻ phát triển thẩm mĩ 40% Trẻ chưa có phát triển thẩm mĩ 60% Chương 3: Đề xuất biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động độc thơ I, Khái niệm biện pháp và biện pháp giáo dục mầm non Biện pháp được hiểu là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nau giữa giáo viên và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra ở lứa tuổi mầm non Biện pháp giáo dục Mầm non được hiểu là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa giáo viên với trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiện vụ giáo dục đã đặt ra ở lứa tuổi Mầm non Như vậy, phương pháp giáo dục trẻ có mối quan hệ mật thiết với các biện pháp giáo dục và cả hai đều được quy định bằng hoạt động hợp tác cùng nhau giữa nhà giáo dục và trẻ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đặt raở độ tuổi Mầm non, Tuy nhiên phương pháp mang tính khái quát chungconf biện pháp mang tính cụ thể Bên cạnh đó phương pháp giáo dục trẻ em cũng có mối quan hệ mật thiết với các phương tiện giáo dục.Phương tiện giáo dục Mầm non là những công cụ được giáo viên và trẻ em sử dụng trong hoạt động giáo dục cùng nhau nhằm đạt dược mục đích giáo dục trẻ Mầm non.Nhờ có phương tiện giáo dục mà quá trình tác động qua lại giữa nhà giáo dục và trẻr em được đảm bảo và đạt hiệu quả giáo dục mong muốn II, Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 1 Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chương trình giáo dục học Mầm non 2 Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc điểm tâm li của trẻ 4-5 tuổi III, Các biện pháp đề xuất 1 Biện pháp 1: Sử dụng trực quan Đồ dùng trực quan có thể là tranh thơ hoặc mô hình… * Mục đích: - Thơ có sử dụng đồ dùng trực quan ( tranh, đồ chơi) được coi như một con đường phát triển thẩm mĩ qua ngôn ngữ rất phù hợp với trẻ mẫu giáo nhỡ khi trẻ đã có một vốn từ khá phong phú, khả năng ngôn ngữ mạch lạc đã đạt đến mức độ đáng kể ( Biết cấu trúc lời nói theo một bố cục đơn giản, có thể tưởng tượng sáng tạo thêm trên cơ sở những gì nhìn thấy một cách trực quan qua bức tranh) trẻ có thể cảm nhận được cái đẹp của thế giới xung quanh trẻ - Nhằm giúp trẻ đọc thơ theo từng đoạn hoặc toàn bộ bài thơ tập cho trẻ sử dụng ngôn ngữ khi đọc thơ, củng cố thực tế cho trẻ cách đọc thơ - Dạy trẻ cách đặt bàu thơ có nội dung theo tranh Phát triển kĩ năng nghĩ ra các sự kiện trước và sau sự kiện trong tranh, hình thành nói đúng ngữ pháp tích cực hóa vốn từ - Thỏa mãn sự thích thú của trẻ Trẻ biết nhìn nhận theo một cách mới các đồ chơi quen thuộc và chú ý quan sát các hành động của chúng trong bài thơ * Yêu cầu: - Đối với nhóm trẻ lớn, vì tính tích cực tăng dần, lời nói đang hoàn thiện, có thể có khả năng trẻ tự đặt ra các bài thơ theo các bức tranh Có thể sử dụng các tác phẩm mẫu, trong một số trường hợp thường chú ý nhắc trẻ một cách đơn giản nọi dung bàu thơ có thể có hoặc nhận xét các giai đoạn cơ bản của sự phát triển của nó - Vai trò của cô giáo cũng thay đổi , cô không tham gia trực tiếp vào đặt câu hỏi, cô chỉ đạo hoạt động của trẻ và tham gia khi cần thiết Đối với trẻ ở lứa tuổi này có thể sử dụng rộng rãi các bộ tranh có chủ đề Điều quan trọng là dạy cho trẻ không chỉ nhìn thấy những gì vẽ trong tranh mà còn phải tưởng tượng ra những sự kiện trước và sau nó nữa Trong những trường hợp đó cô đặt ra một loạt câu hỏi dường như dẫn dắt bài thơ vượt ra ngoài khuôn khổ của nội dung một bức tranh Nghĩ ra mở đầu và kết thúc cho những gì thể hiện trong tranh, trẻ nắm được kĩ năng cần thiết cho việc tự đọc thơ - Đồ dùng trực quan có thể sử dụng nhiều lần trong năm học nhưng giáo viên phải đặt ra những nhiệm vụ khác nhau, khó dần lên cho mỗi lần tiếp theo * Cách thực hiện: Dạy trẻ đọc thơ theo tranh - Bước 1: Cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện cùng trẻ về chủ đề bức tranh - Bước 2: Cô đọc mẫu một lần - Bước 3: Cô giải thích từng phần của bài thơ - Bước 4: Cho trẻ đọc lại bài thơ càng nhiều trẻ thuộc càng tốt - Bước 5: Đánh giá nhận xét Dạy trẻ đọc thơ theo mô hình - Bước 1: Cô đặt mô hình lên bàn cho trẻ quan sát - Bước 2: Thống nhất chung về nội dung bài thơ - Bước 4: Tiến hành trình diễn Ví dụ 1: Dạy trẻ đọc thơ với các bức tranh trong bài thơ “Hoa kết trái” - Bước 1: Quan sát tranh và trò chuyện vê chủ đề tranh - Bước 2: Cô đọc mẫu một lần: Hoa cà tim tím Hoa mướp vàng vàng Hoa lựu chói chang Đỏ như đốm lửa Hoa vừng nho nhỏ Hoa đỗ xinh xinh Hoa mận trắng tinh ………………… Nên hoa kết trái - Bước 3: Cô giải thích nội dung của bài thơ Bài thơ nói về các loài hoa kết trái như hoa cà,hoa mướp.hoa lựu và khuyên các bạn nhỏ không nên hái hoa, phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa để cây ra hoa và kết quả cho chúng mình ăn - Bước 4: Cho trẻ đọc lại bài thơ - Bước 5: Đánh giá nhận xét Ví dụ 2: Đọc thơ với mô hình :bài thơ: Hoa kết trái - Bước 1: Cô đặt mô hình lên bàn cho trẻ quan sát - Bước 2: cô đọc mẫu: cô đọc đến câu thơ nào thì đưa bông hoa đó lên và cắm vào mô hình.Cô cắm lần lượt từng loại hoa theo nội dung bài thơ cho đến hết bài - Bước 3: Cho trẻ đọc thơ - Bước 4: Đánh gía nhận xét 2 Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi * Mục đích: - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ - Gây hứng thú cho trẻ đọc thơ * Cách thực hiện: - Bước 1: Lựa chọn trò chơi - Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi - Bước 3: Tiến hành cho trẻ chơi - Bước 4: Nhận xét Ví dụ : Trß ch¬i "Cắm hoa tặng cô” - Chuẩn bị: 2 giỏ hoa, - Các loại hoa trong rổ - 6 chiếc vòng thể dục - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Cô sẽ chia lớp làm hai đội,hai đội thi đua nhau lên cắm hoa tặng cụ giỏo Trên đường đi rất khó khăn chúng mình phải bật liên tục qua các vòng thể dục sao cho chân không chạm vào vòng Sau đó lấy hoa trong rổ và cắm vào lọ ( mỗi bạn chỉ được lấy một bông hoa sau mỗi lần lên) Thực hiện xong về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lên thực hiện Thời gian cho trò chơi là một bản nhạc, sau khi kết thúc một bản nhạc đội nào dán được nhiều bông hoa hơn sẽ là đội chiến thắng - Cô bật nhạc cho trẻ chơi - Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi của hai đội Tuyên dương và giáo dục trẻ hoa không chỉ để trang trí mà hoa cũn để tặng, dể thắp hương… vỡ vậy chỳng mỡnh phải biết chăm sóc, bảo vệ hoa 3 Biện pháp 3: Sử dụng tác phẩm văn học * Mục đích: Trẻ được tiếp cận với ngôn ngữ văn học ghi nhớ những từ, câu có cảm xúc, có hình ảnh, tập sử dụng tiếng mẹ đẻ sinh động Tính nghệ thuật cao của các tác phẩm được lựa chọn kể lại, giá trị của hình thức kết cấu và ngôn ngữ dạy trẻ xây dựng câu chuyện một cách rõ ràng, trật tự không bỏ qua cái chính, sa vào chi tiết, có nghĩa là phát triển kĩ năng nói của trẻ * Yêu cầu Khi lựa chọn các bài thơ cô giáo cần tính đến các yêu cầu sau: Có giá trị nghệ thuật cao, có tính tư tưởng, có tính sinh đọng ngắn gọn và có hình ảnh trong biểu hiện; Có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành động; biểu hiện một cách tập trung và vừa sức nội dung ; khối lượng không lớn Phù hợp với nhứng yêu cầu này là những bài thơ đơn giản, những bài thơ ngắn của các nhà văn hiện đại như: Phạm Hổ, Võ Quảng…… * Cách thực hiện: - Bước 1: Cô giáo đọc diễn cảm để lần nữa trẻ ghi nhớ cnội dung và các tình tiết chính, các sự vật, hiện tượng chính trong bài thơ Khi đọc thơ cô giáo không được lược bỏ những nét đẹp của nội dung bài thơ, vì mỗi bài thơ là một tác phẩm chỉnh thể, không phải là bài học đạo đức luân lý và việc tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật qua tác phẩm văn học sẽ làm giàu có vốn từ nghệ thuật của trẻ - Bước 2: Cô có thể trò chuyện với trẻ theo hệ thống câu hỏi vào những điểm mấu chốt của trình tự bài thơ, về nội dung, về giá trị nghệ thuật, về , giúp cho trẻ lần nữa nắm chắc những tình tiết chính và tính thẩm mĩ bộc lộ qua bài thơ - Bước 3: Dạy trẻ đọc thơ sáng tạo: 4 Biện pháp 4: Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đọc thơ Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong chương trình đổi mới Hiện nay, nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ và tính thẩm mĩ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh nhân vật của các bài thơ nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các mảng tường Vẽ và sưu tầm một số bài thơ ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp các quyển tranh thơ đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày Những bài thơ được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về bài thơ đó Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào đọc thơ sáng tạo một cách dễ dàng Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập tranh thơ chữ to tôi còn đi sâu làm một số đồ dung trực quan cho trẻ hoạt động như: một số con rối dẹt có bánh xe, có cử động tay chân và tận dụng những tranh thơ cũ, những sản phẩm vẽ của trẻ, cắt dán bồi bìa cứng cho trẻ ghép tranh đọc thơ sáng tạo hoặc cắt dời các con vật cho trẻ tự chọn các con vật đó để trẻ đọc thơ sáng tạo theo ý tưởng của mình Điều đặc biệt hơn nữa tôi đầu tư suy nghĩ và làm ra các loại rối tay cho trẻ hoạt động Thực tế tôi nhận thấy đồ dung làm bằng rối tay hầu như ở các lớp không có cho trẻ hoạt động, qua nghiên cứu tìm tòi tôi đã vận dụng làm từ các quả bong, chổi rơm, đĩa nhựa đồ chơi…để làm mặt con rối sau đó dùng vải hoặc len móc làm váy, thân tay để khi trẻ sử dụng không bị thô và cứng Các khuôn mặt có thể thay đổi tuỳ theo nội dung, nhân vật của bài thơ Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ đọc thơ sáng tạo Tạo môi trường cho trẻ đọc thơ sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ đọc thơ Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động đọc thơ sáng tạo Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng, tính thẩm mĩ của các đồ dùng đồ chơi đó cũng được trẻ trân trọng và khắc sâu hơn 5 Biện pháp 5: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ đọc thơ Với lới thơ diễn cảm, hấp dẫn đã làm rung động người nghe, nhưng biết tích hợp các môn học khác thì còn hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi đọc thơ Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn Ví dụ: Bài thơ “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số bài đồng dao, ca dao “Đi cầu đi quán”… Âm nhạc là môn bổ trợ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: Nhà của tôi , Hoa bé ngoan, màu hoa giúp trẻ khi đọc thơ về các loài hoa, đồ vật trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung bài thơ Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần đọc hay thay cho phần củng cố bài thơ mà các tiết dạy thường áp dụng Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: dán hoa tặng cô, cắm hoa tặng cô, tô màu hoa,quả… Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho bài thơ sinh động hơn Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung bài thơ, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất 6 Biện pháp 6: Tuyên truyền kết hợp với phụ huynh Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học để phát triển ngôn ngữ và thẩm mĩ cho trẻ Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua môn văn học, đặc biệt là thông qua hoạt động đọc thơ Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các bài thơ của cô và trẻ Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ cả ở nhà Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những bài thơ trẻ đã thuộc, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ đọc lại qua đó giáo dục tính thẩm mĩ cho trẻ thông qua bài thơ Như vậy ngôn ngữ và tính thẩm mĩ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng Huy động phụ huynh đóng góp tiền ủng hộ tạo góc văn học hoặc thu nhập những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ đọc thơ để phát triển ngôn ngữ và thẩm mĩ cho trẻ PHẦN KẾT LUẬN 1 Kết luận chung: Thơ thực sự gần gũi với trẻ, thơ là mòn ăn tinh thần không thể thiếu được, nó vừa là một nội dung, vừa là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức và góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ, phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ thơ Thơ với ngôn ngữ biểu cảm trong sáng giầu âm thanh nhịp điệu có sức hấp dẫn kỳ lạ đối với trẻ thơ, nó kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy của trẻ khám phá thêm nhiều điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh trẻ Để khả năng cảm thụ cái đẹp trong các bài thơ của trẻ đạt kết quả tốt phải có một quá trình Sư phạm dài, bởi vì cho dù ở đâu đi nữa trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con người hoàn thiện khi người lớn tác động vào nó một cách toàn diện Người lớn phải tạo diều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới thơ, tắm mình trong thế giới đó trẻ sẽ có những hiểu biết nhất định về thơ, chính thơ góp phần phát triển toàn diện nhân cách, ngôn ngữ thẩm mĩ cho trẻ Qua quá trình nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển thẩm mixcho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ” tôi nhận thấy rằng trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi thích thơ ca và có khả năng cảm thụ thơ tốt và từ đó có thể vận dụng đề ra những biện pháp phù hợp với đối tượng thơ, phát triển khả năng thẩm mĩ thơ ở trẻ Xuất phát từ khả năng của trẻ, cô giáo khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ Tiết học tổ chức sao cho nhiều trẻ được tham gia đọc thơ, trả lời câu hỏi, cô giáo là người sáng tác, đem thơ đến cho trẻ, cô giáo phải nắm chắc phương pháp, linh hoạt, sáng tạo có giọng đọc tốt, vận dụng các phương pháp biện pháp giảng dạy môn học phù hợp linh hoạt Nếu làm tốt những điều trên đây, tôi tin rằng năng lực cảm thụ tác phẩm văn học nghệ thuật của trẻ, cụ thể là năng lực cảm thụ thẩm mĩ qua thơ của trẻ sẽ tốt hơn Trẻ hiểu thế giới xung quanh qua các hình tượng thơ, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ cũng càng trở lên phong phú Trẻ biết dung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi từ đó kết tạo ra cái đẹp Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ tuổi ấu thơ, những Mầm non tương lai của đất nước VII ĐỀ NGHỊ: Đề nghị Lãnh đạo ngành và địa phương quan tâm và đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy và học của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi được đầy đủ như việc Phổ cập cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, để giáo viên và trẻ có điều kiện thuận lợi trong công tác giảng dạy và học tập tốt hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! PHỤ LỤC I Mẫu phiếu điều tra: 1 Phiếu trưng cầu ý kiến ( Dành cho giáo viên) Để tìm hiểu thực trạng về việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ trong trường mầm non, rất mong cô vui lòng cộng tác cùng tôi trong quá trình nghiên cứu Xin cô vui lòng đọc kỹ câu hỏi rồi đánh dấu “ X” vào trong ô trống sau ý kiến mà cô tán thành Xin trân thành cảm ơn cô Họ và tên:…………………………………………………… Tuổi:………………………………………………………… Trình độ đào tạo:…………………………………………… Thâm niên công tác:………………………………………… Câu 1: Theo cô hoạt động đọc thơ có vai trò như thế nào đến sự phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo nhỡ? Đặc biệt quan trọng Không quan trọng Quan trọng Hoàn toàn không quan trọng Câu 2: Để phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động đọc thơ , các cô đã sử dụng những biện pháp nào? Đọc diễn cảm Chơi trò chơi Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan ( tranh ảnh, băng đĩa, video,…) Trò chuyện, sửa sai và cho trẻ giao tiếp với nhau Sử dụng tất cả các biện pháp trên 2 Phiếu khảo sát mức độ phát triển thẩm mĩ của trẻ 4 – 5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ.( Dành cho trẻ) 1 2 3 4 5 Họ và tên trẻ:………………………………………………… Ngày….Tháng… sinh… Trường:…………………………………………………… … Ngày thực hiện:…………………………………………….… Nội dung:………………………………………………… … Yêu cầu Bài tập Bài tập 1 Bài tập 2 Bài tập 3 Câu 1 Câu 2 Câu3 Ngày… tháng…năm 2014 Người khảo sát II Thiết kế hoạt động: ( Giáo án hoạt động thơ giúp phát triển thẩm mĩ cho trẻ) Giáo án môn văn học Hoạt động chính: Thơ "Bó hoa tặng cô" Hoạt động bổ trợ: - Phát triển thẩm mỹ: Hát "Qùa mồng 8/3" - Phát triển vận động: Trò chơi "dán hoa tặng cô" Chủ đề: Ngày hội của các bà, các mẹ, các cô và các chị Đối tượng: MG 4-5 tuổi Thời gian: 25-30 phút Ngày soạn: 21/09/2014 Ngày dạy: 24/09/2014 Người thực hiện: Nguyễn Thị Mơ I Mục đích - Yêu cầu: 1 Kiến thức: - Trẻ biết tên bài thơ "bó hoa tặng cô", tên tác giả - Trẻ nhớ lời bài thơ, hiểu nội dung bài thơ nói về tình cảm của các cháu dành cho các cô - Trẻ đọc thơ đúng nhịp điệu - Trẻ biết cách chơi trò chơi 2 Kỹ năng: - Rèn cho trẻ có kỹ năng đọc thơ diễn cảm - Rèn cho trẻ có sự chú ý, ghi nhớ có chủ đích - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, khéo léo cho trẻ Chơi trò chơi thành thạo 3 Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học - Yêu quý, kính trọng cô giáo,ông bà, bố mẹ - Biết cách chăm sóc và bảo vệ hoa II Chuẩn bị: 1 Đồ dùng của cô: - Máy tính - Que chỉ - Băng đài 2 Đồ dùng của trẻ: - Hai bức tranh lọ hoa và bảng gài - Lô tô bông hoa - Vòng thể dục 3 Địa điểm tổ chức: - Trong lớp học II Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ I Ôn định tổ chức lớp: (2 -3 phút) - Các con ơi chúng mình lại đây cùng cô nào! - Trẻ lại bên cô - Các con có biết trên tay cô đang cầm gì không? - Trẻ trả lời: bó hoa ạ - A, trên tay cô có một lẵng hoa rất đẹp, bạn Mai vừa tặng cô nhân ngày mồng 8/3 đấy! Vậy các con có biết - Trẻ trả lời ngày mồng 8/3 là ngày gì không? - A, ngày mồng 8/3 là ngày Quốc tế phụ nữ, là ngày hội của các bà, các mẹ, các cô, các chị và các bạn gái - Trẻ lắng nghe đấy! - Vậy các con hãy cất cao lời ca tiếng hát để chúc mừng các bà, các mẹ, các cô, các chị nhé! - Trẻ hát - Cô cùng trẻ hát, nhún nhảy theo giai điệu bài hát "quà mồng 8/3" của nhạc sĩ Hoàng Long II Tiến trình hoạt động: (20 - 23phút) 1 Giới thiệu bài mới - Các con ơi! Các nhạc sĩ sáng tác bài hát còn có rất nhiều nhà thơ sáng tác các bài thơ nói về ngày mồng 8/3, trong đó có một bài thơ rất hay nói về tình cảm của các bạn nhỏ dành cho cô giáo nhân ngày mồng 8/3 của bác Ngô Quân Miện sáng tác đấy! Các con có muốn nghe cô đọc bài thơ không? 2 Hướng dẫn hoạt động: a Hoạt động 1: Đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe * Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần 1: - Cô vừa đọc thơ diễn vừa thể hiện nét mặt, điệu bộ, cử chỉ + Cô giới thiệu tên bài thơ "bó hoa tặng cô" của bác Ngô Quân Miện + Cô cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả 2 lần * Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần 2: Trên màn hình vi tính - Cho trẻ quan sát và hỏi trẻ về những hình ảnh trong tranh - Cô đọc thơ diễn cảm kết hợp chỉ tranh trên màn hình máy tính - Giảng nội dung: Bài thơ nói về tình cảm của các cháu dành cô giáo Nhân ngày 8/3, các bạn nhỏ đã rủ nhau đi hái hoa và tự tay bó thành một bó hoa với những loại hoa giản dị trên đồng quê để tặng cô giáo, thấy được tấm lòng của các bạn nhỏ cô giáo dịu dàng đón nhận bó hoa và tình cảm của các bạn đấy! * Đàm thoại: - Các con vừa nghe cô đọc xong bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Trẻ chú ý lăng nghe - Có ạ - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ nhắc lại - Trẻ quan sát - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ trả lời - Bác Ngô Quân Miện - Trẻ trả lời - Ngày 8/3 - Trẻ trả lời - Trong bài thơ nói về ai? - Các bạn nhỏ trong bài thơ đã làm gì? - Các bạn tặng hoa cho cô giáo nhân ngày gì? - Hồi hộp - Bó hoa của các bạn gồm những loại hoa nào? Màu sắc ra sao? (Cô cho trẻ đọc câu thơ nói về các loại hoa) - Khi tặng hoa cho cô giáo các bạn nhỏ có cảm giác thế nào? - Câu thơ nào thể hiện tình cảm của cô giáo và các bạn nhỏ? - Vậy các con có yêu quý cô giáo không? - Chúng mình đã làm những gì để thể hiện tình yêu đến các cô? - Cô giáo dục trẻ: Ngoài những bó hoa tươi thắm ra, chúng mình phải chăm ngoan, vâng lời cô giáo, chăm đi học đó là những món quà to lớn nhất của các con dành cho cô giáo của mình đấy!Ngoài ra chỳng mỡnh phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa đẻ hằng ngày các con đều được thưởng thức vẻ đẹp của hoa nhé! b Hoạt động 2: Trẻ đọc thơ - Cô cho trẻ đọc cùng cô cả bài thơ 2 lần ( Đọc lần 2 cô cho trẻ đọc theo giọng thơ to, giọng thơ nhỏ) - Thi đua 3 tổ đọc thơ - Cô cho trẻ đọc luân phiên các tổ - Cô mời nhóm các bạn nam, bạn nữ lên đọc thơ (đếm số bạn lên đọc thơ) - Cô mời cá nhân trẻ lên đọc thơ - Cô chú ý lắng nghe sửa sai, động viên trẻ đọc thơ diễn cảm c Hoạt động 3: Trò chơi "Dán hoa tặng cô" - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi: Cô sẽ chia lớp làm hai đội (một đội màu vàng và một đội màu đỏ), hai đội thi đua nhau lên dán hoa tặng các cô giáo Trên đường lên dán hoa rất khó khăn chúng mình phải bật liên tục qua các vòng thể dục sao cho chân không chạm vào vòng Sau đó lấy hoa dán lên bảng gài ( mỗi bạn chỉ được lấy một bông hoa sau mỗi lần lên) Thực hiện xong về cuối hàng đứng bạn tiếp theo lên thực hiện Thời gian cho trò chơi là một bản nhạc, sau khi kết thúc một bản nhạc đội nào dán được nhiều bông hoa hơn sẽ là đội chiến thắng - Cô bật nhạc cho trẻ chơi - Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ chơi - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả chơi của hai đội Tuyên dương trẻ 3 Củng cố: - Trẻ đọc câu thơ - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ đọc thơ - 3 tổ thi đua đọc thơ - Nhóm nam, nữ đọc - Cá nhân đọc - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ chơi - Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ hát và ra ngoài - Cô vừa cùng các con học những gì? - Cô củng cố, khái quát toàn bài Giáo dục trẻ yêu hoa, chăm sóc và bảo vệ hoa III Kết thúc hoạt động (2 phút) - Cô nhận xét - tuyên dương trẻ - Cho cả lớp hát bài "bông hoa mừng cô" ra ngoài kết thúc hoạt động học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lã Thị Bắc Lý, Lê thị Ánh Tuyết (2009), phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXB ĐHQG Hà Nội 2 Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 4 – 5 tuổi vụ Giáo dục Mầm non Hà Nội 1994 3 A.N.Leonchiep – Sự phát triển tâm lý trẻ em NXB Gíao dục 1982 4 Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt (2001) – Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, NXB ĐHQG Hà Nội 5 M.K.Bogoliupxkaia, V.V.Septenko ( 1976) – Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ, NXB Giáo dục Hà Nội 6 Nguyễn Ánh Tuyết ( chủ biên), Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa (1994) Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội 7 Hoàng Thị Oanh, Phạm Thị Việt ( 2001) – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, NXB ĐHQG Hà Nội 8 T.s Đinh Hồng Thái ( 2003) - Phương pháp phát triển lời nói trẻ em 9 TS Nguyễn Công Hoàn và Nguyễn Mai Hà ( 1994) - Tâm lý trẻ em 10 PGS - T.s Tạ Thuý Loan và Trần Thị Loan (1995) - Sinh lý trẻ em ... viên số biện pháp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động đọc thơ Điều tra biện pháp giáo viên thực giáo dục thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi thông qua hoạt động thơ ca IV Phương pháp điều... nhận thức giáo viên việc phát triển thẩm mĩ cho trẻ thông qua hoạt động dạy trẻ đọc thơ, giáo viên sử dụng biện pháp nhằm phát triển thẩm mĩ cho trẻ 4-5 tuổi nào? Phương pháp phân tích tổng hợp... 3: Đề xuất biện pháp phát triển thẩm mĩ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động độc thơ I, Khái niệm biện pháp biện pháp giáo dục mầm non Biện pháp hiểu cách làm cụ thể hoạt động hợp tác

Ngày đăng: 13/11/2018, 11:46

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Phương pháp đọc tài liệu và xử lý thông tin:

  • §Ó nghiªn cøu ®Ò tµi nµy chúng t«i ®· ®äc tµi liÖu cã liªn quan ®Õn ®Ò tµi : sinh lí học trẻ em, Tâm lý học trẻ em, Phương pháp phát triển ngôn ngữ, Văn học trẻ em, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học…..Sau đó chọn những thông tin liên quan đưa vào đề tài nghiên cứu

  • 2. Phương pháp điều tra

  • 1. Kết luận chung:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan