Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi

4 517 0
Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngành chăn nuôi của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được nuôi dưới hai hình thức là nuôi hộ gia đình và nuôi trang trại. Theo số liệu thống kê năm 2001, trên cả nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi heo, trong đó, vùng Đông Nam bộ chiếm 25,18%. Cả nước có 548 trang trại nuôi, trong đó, vùng Đông Nam Bộ có số lượng trang trai nuôi heo chiếm 76,3% và trang trại nuôi gia cầm chiếm 53,6%(1). Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, kỹ thuật nghiên cứu cho con giống không ngừng cải thiện. Ngành chăn nuôi theo qui mô công nghiệp không ngừng gia tăng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất TACN công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ngày càng phát triển. Giai đoạn 1995-2004, sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng với tốc độ cao, trừ sản lượng thịt trâu ngày càng có xu hướng giảm dần. Đối với chăn nuôi heo, trong giai đoạn này tốc độ tăng đầu con bình quân là 5,38%/năm và sản lượng thịt heo hơi tăng bình quân khoảng 8%/năm. Đối với chăn nuôi gia cầm, tốc độ tăng bình quân đầu con là 4,9%/năm, thịt gia cầm là 5,4%/năm và trứng 3,6%/năm, tốc độ tăng thịt và trứng gia cầm trong giai đoạn 2003-2005 chậm lại do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2003, sự cố này đã ảnh hưởng đến tất cả các qui mô nuôi từ lớn đến nhỏ và ảnh hưởng đến thị phần của ngành TACN giảm khoảng 20-30%, do có khoảng 44 triệu gia cầm và khoảng 26 triệu quả trứng cầm bị tiêu huỷ. Như vậy, tình hình cầu của TACN có xu hướng giảm do mất thị phần đối với gia cầm. Nhưng bức tranh chung của thị trường TACN sẽ ra sao trong giai đoạn 2006-2010.

Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi (TACN) ở vùng Đông Nam bộ ThS.Lê Thị Thanh Lan 1. Mở đầu Ngành chăn nuôi của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng được nuôi dưới hai hình thứcnuôi hộ gia đình và nuôi trang trại. Theo số liệu thống kê năm 2001, trên cả nước có khoảng 7,7 triệu hộ chăn nuôi heo, trong đó, vùng Đông Nam bộ chiếm 25,18%. Cả nước có 548 trang trại nuôi, trong đó, vùng Đông Nam Bộ có số lượng trang trai nuôi heo chiếm 76,3% và trang trại nuôi gia cầm chiếm 53,6% (1) . Nhìn chung, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, kỹ thuật nghiên cứu cho con giống không ngừng cải thiện. Ngành chăn nuôi theo qui mô công nghiệp không ngừng gia tăng, tạo điều kiện cho ngành sản xuất TACN công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ngày càng phát triển. Giai đoạn 1995-2004, sản lượng thịt gia súc, gia cầm tăng với tốc độ cao, trừ sản lượng thịt trâu ngày càng có xu hướng giảm dần. Đối với chăn nuôi heo, trong giai đoạn này tốc độ tăng đầu con bình quân là 5,38%/năm và sản lượng thịt heo hơi tăng bình quân khoảng 8%/năm. Đối với chăn nuôi gia cầm, tốc độ tăng bình quân đầu con là 4,9%/năm, thịt gia cầm là 5,4%/năm và trứng 3,6%/năm, tốc độ tăng thịt và trứng gia cầm trong giai đoạn 2003-2005 chậm lại do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm vào cuối năm 2003, sự cố này đã ảnh hưởng đến tất cả các qui mô nuôi từ lớn đến nhỏ và ảnh hưởng đến thị phần của ngành TACN giảm khoảng 20-30%, do có khoảng 44 triệu gia cầm và khoảng 26 triệu quả trứng cầm bị tiêu huỷ. Như vậy, tình hình cầu của TACN có xu hướng giảm do mất thị phần đối với gia cầm. Nhưng bức tranh chung của thị trường TACN sẽ ra sao trong giai đoạn 2006- 2010. 2. Phân tích nhu cầu TACN cả nước đến năm 2010 Giả định rằng tình hình dịch cúm sẽ được kiểm soát, tốc độ tăng của ngành chăn nuôi vẫn diễn ra bình thường. Trên thực tế, nhu cầu TACN công nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hình thức nuôi, qui mô nuôi, giá cả thức ăn, vị trí địa lí, nhu cầu tiêu thụ thịt, dân số v.v… Khi phân tích nhu cầu TACN chúng tôi phân tích hai hướng: Thứ nhất, sử dụng phương pháp tham số định chuẩn. Giả sử có 1 yếu tố thay đổi chính là yếu tố giá, vì để giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi công nghiệp thì cần giảm chi phí thức ăn là chủ yếu, mà năm 2003-2004 giá nguyên liệu đầu vào của ngành TACN tăng. (nguyên nhân chính do sự thả nổi tỷ giá ngoại hối của các nước trong tiến trình hòa nhập, và xu thế phá giá của các đồng tiền có sức chuyển đổi thấp) (2) . Đồng thời, chúng tôi cũng tạm thu hẹp không gian nghiên cứu, chỉ nghiên cứu giá thức ăn heo, giá heo thịt trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nhu cầu thức ăn cho heo trong cả nước được dự báo thông qua nhu cầu sản lượng thịt hơi tiêu dùng đến năm 2010. Đồ thị: Sự tương quan giữa giá thức ăn heo và giá thịt heo Giai đoạn 1994-2004 sự tương quan giữa giá thức ăn cho heo và giá thịt heo chưa chặt chẽ, do giá thức ăn cho heo đã có phần trăm hỗ trợ của Chính phủ (hay nói đúng là trợ giá đầu vào đối với nguyên liệu cho sản xuất nông nghiệp). Nhưng sự thay đổi giá thức ăn cũng là nguyên nhân tác động đến giá thịt heo là khi tăng giá thức ăn thì xu hướng giá thịt heo cũng gia tăng. Dự báo về cầu có thể tính được khi có các số liệu về hệ số co giãn thu nhập về cầu, tỉ lệ tăng dân số và mức tiêu thụ bình quân đầu người. Công thức sử dụng để ước lượng mức tiêu thụ đầu người trong tương lai đối với một sản phẩm cụ thể là: Q t+n = Q t (1+y*e y ) n Trong đó: Q t+n : dự báo về mức tiêu thụ đầu người của năm cần tính Q t : mức tiêu thụ đầu người năm gốc e y : hệ số co giãn thu nhập về cầu y : tỉ lệ tăng trưởng thu nhập/năm n : số năm dự báo Theo Báo cáo tổng quan ngành chăn nuôi Việt Nam, Bộ NN & PTNT, Hà Nội thì mức tiêu thụ các loại thịt kg/người/năm của Việt Nam năm 2002 như sau: heo là 20,7 kg/người/năm; gia cầm 4,2 kg/người/năm; trâu 0,6 kg/người/năm; bò 1,3 kg/người/năm. Tổng mức tiêu thụ thịt năm 2002 là 26,6 kg/người/năm Bảng 1: Hệ số co giản của chi tiêu và giá (e y ) Sản phẩm Hệ số co giản của cầu Hệ số co giản của giá Thịt heo 0,971 -0,850 Thịt gia cầm 0,961 -0,957 Bò 0,852 -1,867 Nguồn: Báo cáo tổng quan ngành chăn nuôi VN, Bộ NN & PTNT, HN 01/2004 Mức tăng trưởng thu nhập hàng năm (GDP) Việt Nam là 6,1% (y). Dân số cả nước năm 2002 là 79.727,4 nghìn người. Tổng mức tiêu thụ năm 2010 dự kiến là 38,1 kg/người/năm, trong đó, thịt heo là 29,5kg/người/năm; thịt gia cầm 5,9 kg/người/năm và thịt trâu bò là 2,6 kg/người/năm. Với dân số năm 2010 là 89 triệu dân thì tổng lượng thịt cần thiết là 3,4 triệu tấn thịt hơi cho nhu cầu cả nước. Theo tiêu chuẩn tính toán về (FCR) nhu cầu thức ăn thì bình quân khoảng 1kg thịt hơi tăng trọng cần có 2,7 kg – 3 kg thức ăn. Vậy nhu cầu thức ăn công nghiệp đến năm 2010 khoảng 9,1-10,3 triệu tấn, nhưng chưa tính đến nhu cầu thức ăn của nuôi trồng thuỷ sản. Thứ hai, sử dụng phương pháp tuyến tính. Giả sử mối quan hệ giữa dân số với TACN công nghiệp như sau: khi tăng dân số sẽ tăng nhu cầu thịt (1), nhu cầu thịt tăng dẫn đến tăng nhu cầu TACN công nghiệp tăng (2). Bước 1, tính mối quan hệ (1), nhu cầu về thịt là nhu cầu tối thiểu cho con người phát triển cả về trí lực lẫn thể lực, do đó chúng tôi giả định mối quan hệ này là hàm số tuyến tính. Q thịt = a thịt *P thịt + b thịt (1) Q trứng = a trứng *P trứng + b trứng (2) Qua tính toán ta có hệ số a và b của hai hàm số trên như sau: Q thịt = 173*P thịt – 11.565.144 (1*) Q trứng = 38*P trứng – 2.962.497 (2*) Công thức (1*) và (2*) cho phép ta dự đoán sản lượng từng loại thịt (3) và trứng (4) đến năm 2010. Bảng 2: Dự báo sản lượng thịt tiêu thụ đến năm 2010 Năm ĐVT 2005 2010 Thịt trâu hơi tấn 61,523 83,046 Thịt bò hơi tấn 129,492 174,794 Sữa tươi tấn 191,002 257,822 Thịt heo hơi tấn 2,230,053 3,010,218 Thịt gia cầm hơi tấn 251,267 339,171 Trứng gia cầm triệu quả 3,121 4,380 Tổng sản lượng thịt tấn 2,863,337 3,865,051 Dân số 1000 người 83,000 89,000 Nguồn: Tính toán của Tác giả, tháng 2/2006 Bước 2, từ sản lượng thịt đã tính ở bước 1, ta có thể dự báo nhu cầu TACN như sau: Bảng 3: Dự báo nhu cầu TACN đến năm 2010 Loại sản phẩm Lượng TA cho 1 kg sản phẩm (kg) S lượng (tr.tấn) Nhu cầu TACN (tr.tấn) Heo 3.01 12.76 + Heo nuôi công nghiệp (20%) 3.20 0.60 1.93 + Heo nuôi bán thâm canh (80%) 4.50 2.41 10.84 Thịt gia cầm 2.80 0.34 0.95 Gà đẻ (tỷ quả) 2 kg/10 quả 4.40 0,880 Bò thịt 0.60 0.17 0.10 Bò sữa 0.50 0.26 0.13 Tổng 14.82 Nguồn: Tính toán của Tác giả, tháng 2/2006 Theo kết quả dự báo TACN đến năm 2010 cần có sản lượng là 14,82 triệu tấn cung cấp cho cả nước. Thực tế, thị trường không cần hết sản lượng dự báo, chỉ cần khoảng 60-70% sản lượng dự báo. Tập quán chăn nuôi của người dân chưa sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, chỉ những trang trại chăn nuôi, những hộ nuôi qui mô lớn mới sử dụng thức ăn công nghiệp, vùng nuôi tập trung sử dụng thức ăn công nghiệp chỉ mới ở vùng Đông Nam Bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy, đến năm 2010 nhu cầu TACN khoảng 8,8 – 10,3 triệu tấn (sản lượng này chưa tính đến nhu cầu thức ăn của ngành thuỷ sản), có nghĩa sức cầu về nguyên liệu cung cấp cho ngành TACN sẽ nóng dần lên. Nếu dự kiến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi ở năm 2010 là đúng và không có giải pháp cụ thể để chủ động được nguồn nguyên liệu thì khủng hoảng về giá thức ăn chăn nuôi sẽ còn căng thẳng hơn, nóng hơn cuộc khủng hoảng về giá TACN trong năm 2004. Cả hai cách dự báo trên đều cho thấy tốc độ tăng nhu cầu TACN đến năm 2010 khoảng 9- 10 triệu tấn thức ăn chăn nuôi nhưng không tính nhu cầu thức ăn cho ngành thuỷ sản. Đây là con số giúp cho các nhà sản xuất TACN tham khảo để dự kiến chiến lược sản xuất – kinh doanh. Đồng thời, giúp Nhà nước có giải pháp đối với nguồn nguyên liệu nhằm hỗ trợ cho nhà sản xuất không bị động về nguồn nguyên liệu. 3. Kết luận Qua dự báo nhu cầu TACN đến năm 2010 thì các công ty sản xuất - kinh doanh TACN trong cả nước cần quan tâm. Xác định việc sản xuất – kinh doanh TĂGS cần phải đáp ứng đủ nhu cầu TACN vì xu hướng ngành chăn nuôi công nghiệp ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển của ngành trong giai đoạn 2000-2005 đã cho thấy bức tranh cạnh tranh đang rất quyết liệt, khi gia nhập vào thị trường các doanh nghiệp cần chuẩn bị chu đáo từ chiến lược nhân lực, quản lí, tổ chức… đến chiến lược tiếp thị, bán hàng. Như vậy, việc dự báo nhu cầu TACN nhằm giúp cho các nhà sản xuất TACN hoạch định chiến lược sản xuất – kinh doanh tốt hơn, mang lại nhiều hiệu quả kinh tế - xã hội tốt hơn. Tránh sự cọ sát mạnh giữa các “đại gia” trong ngành gây nên tổn thất không đáng cho ngành vì trong điều kiện hiện nay vẫn còn khai thác được tiềm lực của công nghệ, phương thức tiếp thị v.v…, nếu đặt mục tiêu lợi nhuận thu về phải lớn mà các doanh nghiệp mạnh phải đưa ra chiến lược giá để cạnh tranh gây gắt, thì trước mắt các doanh nghiệp nhỏ sẽ phá sản trước, để cho các doanh nghiệp mạnh cạnh tranh, đẩy thị phần tăng lên rất ít nhưng rất nặng. Nếu chiến lược giá được các “đại gia” trong ngành thực hiện thì chúng ta có thể nói rằng ngành TACN đang đi vào giai đoạn suy thoái. ------------ 1. Kết quả tổng điều tra NThôn, NNghiệp & TSản 2001, NXB thống kê Hà Nội, 2003. 2. Đinh Công Tiến – Chiến lược tăng trưởng…., tháng 3-2004 3. Thịt bao gồm cả thịt trâu, thịt bò, thịt heo và thịt gia cầm 4. Trứng chủ yếu là trướng gia cầm . Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi (TACN) ở vùng Đông Nam bộ ThS.Lê Thị Thanh Lan 1. Mở đầu Ngành chăn nuôi của thế giới nói chung. nhu cầu thức ăn của ngành thuỷ sản), có nghĩa sức cầu về nguyên liệu cung cấp cho ngành TACN sẽ nóng dần lên. Nếu dự kiến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi

Ngày đăng: 16/08/2013, 16:06

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Dự báo sản lượng thịt tiêu thụ đến năm 2010 - Phân tích cầu về thức ăn chăn nuôi

Bảng 2.

Dự báo sản lượng thịt tiêu thụ đến năm 2010 Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan