Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

97 12.6K 100
Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- Nằm trên lưu vực các con sông lớn => đất mềm, nhiều phù sa nhưng phải đối mặt với lũ lụt hàng năm. Công tác trị thủy đóng vai trò quan trọng. o Ai Cập: sông Nil o Lưỡng Hà: sông Tigris và sông Ơphrat o Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng o Trung Quốc: sông Trường Giang và sông Hoàng Hà. - Địa hình xung quanh là sa mạc, rừng núi, biển… => các tộc người sinh sống trong khu vực tập trung về lưu vực các con sông => chiến tranh thường xuyên xẩy ra để tranh giành nguồn nước. o Ai Cập: phía bắc là địa trung hải; phía nam là vùng rừng núi nubi, phía đông là hồng hải, phía tây là sa mạc Libi. Xung quang ai cập bị bao bọc bởi những dãi núi đá thẳng đứng. o Lưỡng Hà: đông bắc giáp dãi núi Acmênia và cao nguyên Iran; phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arập, phía nam là vịnh Pecxich. o Ấn Độ: phía bắc là dãi núi Hymalaya, phía đông nam và tây nam giáp biển. - Khí hậu nhiệt đới => mưa nhiều, đa dạng sinh vật => Thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp 2. Điều kiện xã hội và quá trình hình thành nhà nước - Kinh tế: Công cụ lao động bằng đồng xuất hiện Ba lần phân công lao động => Năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa. - Xã hội: Công xã thị tộc tan rã • Nguyên nhân: o Kinh tế phát triển => Khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện và thế chổ – là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời và có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị ở phương đông.

Lịch sử nhà nước pháp luật Thế Giới CHƯƠNG 1 NHÀ NƯỚC PHÁP LUẬT THỜI KỲ CỔ ĐẠI BÀI 1 NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC 1. Điều kiện tự nhiên - Nằm trên lưu vực các con sông lớn => đất mềm, nhiều phù sa nhưng phải đối mặt với lũ lụt hàng năm. Công tác trị thủy đóng vai trò quan trọng. o Ai Cập: sông Nil o Lưỡng Hà: sông Tigris sông Ơphrat o Ấn Độ: sông Ấn sông Hằng o Trung Quốc: sông Trường Giang sông Hoàng Hà. - Địa hình xung quanh là sa mạc, rừng núi, biển… => các tộc người sinh sống trong khu vực tập trung về lưu vực các con sông => chiến tranh thường xuyên xẩy ra để tranh giành nguồn nước. o Ai Cập: phía bắc là địa trung hải; phía nam là vùng rừng núi nubi, phía đông là hồng hải, phía tây là sa mạc Libi. Xung quang ai cập bị bao bọc bởi những dãi núi đá thẳng đứng. o Lưỡng Hà: đông bắc giáp dãi núi Acmênia cao nguyên Iran; phía tây giáp thảo nguyên Xiri sa mạc Arập, phía nam là vịnh Pecxich. o Ấn Độ: phía bắc là dãi núi Hymalaya, phía đông nam tây nam giáp biển. - Khí hậu nhiệt đới => mưa nhiều, đa dạng sinh vật => Thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp 2. Điều kiện xã hội quá trình hình thành nhà nước - Kinh tế: • Công cụ lao động bằng đồng xuất hiện • Ba lần phân công lao động => Năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa. - Xã hội: • Công xã thị tộc tan rã • Nguyên nhân: o Kinh tế phát triển => Khi công xã thị tộc tan rã, công xã nông thôn xuất hiện thế chổ – là đơn vị xã hội tồn tại lâu đời có nhiều ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, chính trị ở phương đông. • Chế độ tư hữu xác lập Trong quá trình tan rã của công xã thị tộc tan rã, khi các tiểu gia đình tách khỏi “đại gia đình” của mình, họ chiếm đoạt tư liệu sản xuất như: ruộng đất, công cụ lao động của công xã nông thôn làm tài sản riêng của gia đình mình => xuất hien chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. • Phân hoá giai cấp trong xã hội Trong quá trình chiếm đoạt tài sản công làm của riêng: • Đại đa số nông dân công xã giữ được một ít tài sản => nông dân • Một thiểu số chức sắc trong xã hội nguyên thủy như: tộc trưởng, tù trưởng, thủ lĩnh liên minh bộ lạc chiếm được nhiều tài sản hơn. Ngoài ra, họ còn dựa vào sức mạnh, ưu thế của mình để cướp bóc, chiếm đoạt tài sản, ruộng đất của nông dân trong bộ lạc của mình đồng thời tiến hành chiến tranh cướp tài sản của các bộ lạc khác; biến dân cư của những bộ lạc này thành nô lệ nên họ càng ngày càng giàu có => quý tộc thị tộc. Do đó, dân cư trong xã hội lúc này phân hoá thành: • Giai cấp chủ nô • Nông dân nghèo • Nô lệ (Theo học thuyết của Mac – Lê nin về nguồn gốc nhà nước, khi mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, không thể tự điều hoà được thì gia cấp mạnh hơn sẽ thành lập một tổ chức để điều hoà những mâu thuẫn ấy đàn áp những cuộc đấu tranh của giai cấp đối kháng đồng thời quản lý xã hội theo một khuôn khổ nhất định, phù hợp với ý chí của họ. Tổ chức đó gọi là nhà nước. Nhưng ở các quốc gia phương đông cổ đại, khi trong xã hội đã phân hoá giai cấp, đã xuất hiện mâu thuẫn giai cấp. Tuy nhiên, mâu thuẫn ấy chưa đến mức gay gắt, chưa trở thành mâu thuẫn đối kháng nhưng nhà nước đã xuất hiện.) Đây là một ngoại lệ trong học thuyết về nguồn gốc nhà nước của Mac – Lênin vì ở phương đông ngoài hiện tượng phân hóa giai cấp, quá trình hình thành nhà nước ở vùng này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: - Công cuộc xây dựng các Công trình thủy lợi: ∗ Các tiểu gia đình tách khỏi công xã thị tộc ∗ Đời sống sinh hoạt xã hội mới phá vỡ biên giới trật tự của công xã thị tộc Trong quá trình xây dựng các công trình thủy lợi, để công việc đạt được hiệu quả cao, cần phải có sự quản lý thống nhất trong một tập thể. Chính yếu tố quản lý này là tiền đề của việc quản lý nhà nước sau này. - Chiến tranh: Để tiến hành chiến tranh, cần phải có trật tự, kỷ cương trong 1 tập thể, đặc biệt cần phải có người thống lĩnh quân đội. Nếu chiến thắng, vai trò, quyền lực uy tín của người thủ lĩnh này càng tăng cao. Trong bối cảnh chung, khi chế độ tư hữu manh mún xuất hiện thì với quyền lực ngày càng được tập trung cao độ của mình, thủ lĩnh quân sự cùng với những tùy tùng thân tín của Ông chiếm giữ được nhiều tài sản hơn các thành viên khác trong công xã. Sau mỗi chiến thắng, thủ lĩnh quân sự tuỳ tùng của ông: • Xác định biên giới lãnh thổ; • Thiết lập một bộ máy quản lý quản lý dân cư theo đại bàn lãnh thổ mà họ sinh sống (không còn quản lý theo huyết thống dòng họ như trước đây). • Thu thuế để nuôi sống bộ máy đó; • Xây dựng pháp luật làm chuẩn mực xử sự cho mọi người theo ý chí của giai cấp cầm quyền. • Tiếp tục xây dựng củng cố lực lượng quân đội để bảo vệ vùng lãnh thổ của mình tiếp tục đi xâm lược các vùng đất khác. => Các dấu hiệu của nhà nước xuất hiện. Đến một thời điểm nhất định, khi quyền lực tập trung cao độ, thủ lĩnh quân sự tự xưng mình là vua. Đây cũng là nguyên nhân để lý giải vì sao trong buổi đầu thành lập nhà nước, chính thể của các nước ở phương đông là Quân chủ tuyệt đối với quyền lực được tập trung vào tay vua ngày càng cao độ. Sự ra đời của các quốc gia này không hề mâu thuẫn với học thuyết về nguồn gốc nhà nước của Mac-Lênin, vì chính sự phân hoá giai cấp trong xã hội mới chính là nguyên nhân chính làm xuất hiện nhà nước. Còn yếu tố quản lý vai trò của người thủ lĩnh trong công cuộc xây dựng công trình thủy lợi chiến tranh là yếu tố thúc đẩy nhà nước ra đời sớm hơn. Nhà nước Chế độ tư hữu xuất hiện Phân hoá giai cấp Mâu thuẫn giai cấp MTGC gay gắt Thủy lợi Chiến tranh MÔ HÌNH VỀ QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN NHÀ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI 3. Quá trình xuất hiện, phát triển suy vong nhà nước ở các quốc gia phương đông cổ đại - Ai Cập Khoảng 3000 TCn, Ai cập đã bước vào xã hội có giai cấp nhà nước. Lịch sử Ai Cậpp được các sử gia chia thành 4 thời kỳ: tảo vương quốc, cổ vương quốc (thiên niên kỷ 3 – 2 TCN) đây là thời kỳ hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ Ai Cập; Trung vương quốc (thế kỷ 20 đến thế kỷ 16 TCN) đâylà thời kỳ vũng mạnh nhất của Nhà nước Ai Cập; Tân vương quốc. Trong đó, thời kỳ trung vương quốc là thời kỳ vững mạnh nhất của nhà nước Ai Cập. Năm 225 TCN, Ai Cập bị Ba Tư xâm lược, chế độ chiếm hữu nô lệ Ai Cập kết thúc. - Lưỡng Hà Xuất hiện vào khoảng 3000 TCN, với sự tồn tại của nhiều quốc ia nhỏ của người Xume như: Ua, Êriđu, Lagash… khoảng đầu thế kỷ 23 TCN, miền nam Lưỡng Hà thống nhất với sự cai trị của người Xêmit, đặt tên nước là Accat. Vào thế kỷ 21 -20 TCN, quyền thống trị Lưỡng Hà rơi vào tay của vương quốc Ua của người Xume. Thế nhưng, họ không giữ được sự thống nhất lâu. Những năm cuối của thế kỷ 20 TCN, Lưỡng Hà lại bị phân hoá thành những quốc gia nhỏ. Năm 1894 TCN, Lưỡng Hà thống nhất dưới quyền cai trị của người Amôrit, thuộc vương quốc Babilon. Đây là thời kỳ cực thịnh nhất của Lưỡng Hà, đặc biệt dưới triều đại của Hammurapi. Sau khi Hammurapi chết, Babilon bị diệt vong, Lưỡng Hà liên tiếp bị các tộc người bên ngoài thống trị gần 1000 năm. Năm 626 TCN, nhà nước Tân Babilon được khôi phục thống trị Lưỡng Hà trong gần 1 thế kỷ. Năm 538 TCN, Lưỡng Hà bị Ba Tư thôn tính. - Ấn Độ Khoản đầu thiên niên kỷ 3 đến giữa thiên niên kỷ thứ 2 TCN, Ở Ấn Độ đã tồn tại nền văn minh Harappa Môhenjô-Đarô ở lưu vực sông Ấn. Lúc này, dân cư là người Đravida đang sống trong quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy để chuyển sang xã hợi có giai cấp, có nhà nước. Nữa sau thiên niên kỷ thứ 2 TCN, cùng với sự lan rộng của sa mạc Thar là sự thiên di ồ ạt của người Arya (tộc người nói ngôn ngữ Ấn Âu) từ Nam Au, Đông Địa Trung Hải,… đã làm cho nền văn minh sống Ấn tàn lụi dần dần di chuyển sang lưu vực sông Hằng, gọi là nền văn minh sông Hằng. Khi người Arya xâm chiếm ấn độ, họ còn sống trong giai đoạn tan rã của công xã thị tộc, trình độ thấp kèm hơn so với người Đravida, do đó, họ dùng những biện pháp … để cai trị, đồng thời tiếp thu dần những thành tựu văn minh của họ. Từ những công xã trước đó, hàng loạt tiểu quốc được thành lập ven bờ sông Hằng. Đến khoảng thế kỷ thứ 6 TCN, vương quốc Magađa triển hùng mạnh thống nhất miền bắc Ấn Độ. Năm 327 TCN, vua Maxêđônia là Alechxăngdrơ trong quá trình chinh phục các vùng đất phía đông đã tiến vào Ấn Độ. Trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Alechxăngdrơ, chanđra gupta thủ lĩnh của tầng lớp bình dân chiến thắng. Sau đó, ông thẳng tiến về kinh đô, lật đổ sự thống trị của Magađa, thành lập vương tiều môria, một vương triều hưng thịnh nhất ở An Độ. Từ thế kỷ 1 TCN đến thế kỷ 3, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân quyền cát cứ. Đến thế kỷ 4, ấn độ mới thống nhất dưới vương triều mới, vương triều Gupta, đây cũng là bước ngoặt đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ bắt đầu của chế độ phong kiến. - Trung Quốc Khoảng 3000 năm TCN, Trung Quốc bước vào giai đoạn dân chủ quân sự, là giai đoạn quá độ từ công xã thị tộc sang xã hội có giai cấp. Năm 2140 TCN, ông Khải là con của Hạ Vũ, không cần được cộng đồng bầu cử, vẫn lên ngôi kế vị, mở đầu cho thòi kỳ cha truyền con nối, thành lập nhà Hạ, nhà nước đầu tiên của Trung Quốc. Vua cuối cùng của triều Hạ là Kiệt, hoang dâm, tàn bạo làm cho vương triều bị diệt vong. Năm 1711 TCN, nhà Thương thay thế nhà Hạ. Nhà Thương còn được gọi là nhà Ân, vì nhà Thương dời đô về đất Ân Khư. Vua cuối cùng cùa Nhà Thương là Trụ Vương say mê sắc đẹp của Đắc Kỷ hoang dâm, tàn bạo làm cho vương triều suy yếu. Nhà Chu lợi dụng tình hình này tiến quân tiêu diệt nhà Thương. Thành lập nhà Chu. Nhà Chu thực hiện chính sách phân phong đất đai cho con cháu của mình làm chư hầu. Nhà chu có 2 thời kỳ: Tây Chu (1066 – 770 TCN) đóng đô ở hạo Kinh. Vua cùng của Tây Chu là U vương, Đông chu (771 – 256 TCN), có 2 thời kỳ: Xuân Thu (771 – 475 TCN) Chính quyền trung ương nhà chu hoàn toàn suy yếu, gần 100 nước chư hầu gây chiến tranh thôn tính lẫn nhau, xưng bá để khống chế nhà chu các nước khác. Đây là thời ký suy sịp những giá trị đạo đức, xã hội rối ren, loạn lạc… do đó, xuất hiện nhiều tư tưởng, học thuyết chính trị nhằm ổn định xã hội (thời kỳ bách gia chư tử). Chiến Quốc (475 – 256 TCN) Trải qua hàng trăm năm chiến tranh thoôn tính lẫn nhau, các nước nhỏ đã bị các nước lớn tiêu diệt, sang thời chiến quốc chỉ còn lại 7 nước lớn Tề, Yên, Hàn, Sơ, Triệu, Nguỵ, Tần một số nước nhỏ. Năm 256, nhà Chu bị nhà Tần tiêu diệt. Sau đó, nhà Tần lại lần lượt thôn tính các quốc gia còn lại, thống nhất Trung Quốc. Đây là mốc thời gian đánh dấu sự chấm dứt của chế độ chiếm hữu nô lệ. Trung Quốc bước sang chế độ phong kiến. II. CHẾ ĐỘ XÃ HỘI 1. Quan hệ giai cấp Trong xã hội lúc này hình thành 3 giai cấp chính, đó là chủ nô, nô lệ nông dân công xã. - Giai cấp chủ nô : • Gồm có: quý tộc thị tộc (vua, quan lại); quý tộc tăng lữ những người giàu có khác. • Họ đồng thời là giai cấp thống trị trong xã hội, nắm giữ nhiều ruộng đất, của cải trong cả nước; đồng thời có nhiều quyền lợi chính trị. - Giai cấp nô lệ: • Nguồn: o Tù binh chiến tranh, o Nông dân công xã bị phá sản, o Là con của nô lệ… • Thân phận: o Không có quyền chính trị, o Thuộc quyền sở hữu của chủ nô (chủ nô có quyền bán, chuyển nhượng, trao tặng hoặc giết nô lệ của mình) o Bị xem là đồ vật hay công cụ lao động, không được xem là con người (Họ phải lao động khổ sai không giờ giấc nhưng không được hưởng những giá trị của cải do họ làm ra) • Quan hệ nô lệ trong xã hội phương đông cổ đại mang nặng tính gia trưởng: o Số lượng nô lệ không chiếm đa số trong xã hội; o Lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội không phải là nô lệ mà là nông dân công xã, nô lệ chủ yếu làm công việc hầu hạ, phục dịch trong nhà chủ nô; o Mâu thuẫn đối kháng giai cấp trong xã hội không phải là mâu thuẫn giữa chủ nô nô lệ mà lại là mâu thuẫn giữa chủ nô nông dân công xã. - Nông dân công xã : • Số lượng chiếm đa số là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội. Sống trong các công xã nông thôn. • Phần lớn họ là những người nghèo, ít ruộng đất phải nhận ruộng đất của nhà nước từ các công xã nông thôn để cày cấy đóng thuế cho nhà nước hoặc thuê ruộng của các chủ nô nộp tiền thuê đất hay hoa lợi thu hoạch được. • Họ được quyền làm người nhưng là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp chủ nô. • Ngoài ra, họ còn phải cùng với nô lệ lao động khổ sai để xây dựng các công trình cho vua nhà nước. - Bên cạnh đó, còn có tầng lớp thợ thủ công, thương nhân, chiếm thiểu số trong dân cư. Thành phần của họ khá phức tạp nhưng nhìn chung họ là những người nghèo, chịu sự bóc lột của giai cấp chủ nô. Như vậy, trong xã hội phương đông cổ đại kết cầu giai cấp đã hoàn chỉnh. Giai cấp bóc lột bao gồm chủ nô như vua, quan lại, tăng lữ, người giàu có. Giai cấp bị trị bao gồm nô lệ, nông dân công xã, thợ thủ công thương nhân.  Chế độ đẳng cấp Bên cạnh sự phân hoá xã hội thành giai cấp, xã hội phương đông còn phân biệt dân cư theo chế độ đẳng cấp: - Giai cấp thống trị là đẳng cấp cao quý nhất; - Nông dân nghèo, thợ thủ công, nô lệ bị xem là tầng lớp thấp hèn nhất. Chế độ đẳng cấp điển hình nhất là ở Ấn Độ, phân biệt thành 4 đẳng cấp (chế độ Vacna): - Đẳng cấp Bà La Môn: gồm tăng lữ Bà La Môn, là đẳng cấp cao quý nhất, được sinh ra rừ miệng thần Brama, đọc kinh, giảng đạo, không phải lao động sản xuất vật chất. - Đẳng cấp Ksatơria: sinh ra từ cánh tay của thần Brama. Đẳng cấp này có nhiệm vụ bảo vệ chế độ (gồm vua, quan lại, những người trong quân đội) cũng không phải lao động sản xuất. - Đẳng cấp Vaisia: gồm những người làm nông nghiệp, buôn bán thợ thủ công, sinh ra từ đùi của thần Brama. Họ có nghĩa vụ sản xuất để nuôi sống 2 đẳng cấp trên. - Đẳng cấp Suđra: gồm những người cùng khổ nhất trong xã hội, là con cháu của những bộ tộc bị thất trận, không có tư liệu sản xuất ở ngoài công xã, sinh ra từ bàn chân của thần Brama. Họ có nghĩa vụ phụ vụ cho 3 đẳng cấp trên. Sự phân biệt đẳng cấp ở An Độ rất khắc nghiệt. Người thuộc đẳng cấp dưới phải tôn trọng phục tùng người thuộc đẳng cấp trên, những người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau, … Nguyên nhân của sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ: để duy trì sự thống trị của những người có trình độ thấp kém hơn những người có trình độ phát triển cao hơn. 2. Chế độ ruộng đất - Tất cả ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Vua lập những trang trại lớn của mình, bắt nô lệ cày cấy. - Ngoài ra, vua dùng đất để thưởng cho các quan lại, quý tộc. Ruộng thưởng thuộc quyền sở hữu của quan lại, quý tộc. Điển hình ở Trung Quốc, thời kỳ nhà Chu, Vua dùng đất đai để phân phong cho các chư hầu. Các chư hầu nhận đất đai, chức tước từ tông chủ (nhà Chu), có nghĩa vụ nộp cống cử lính tham gia quân đội của nhà vua khi có chiến tranh. (chế độ tông pháp) - Số ruộng đất ở địa phương Vua giao cho các công xã nông thôn quản lý. Công xã có quyền chia đất cho nông dân cày cấy. Nông dân phải nộp tô thuế cho nhà nước thông qua công xã. Ở Trung Quốc, Nhà Chu phân phối đất đai ở địa phương theo chế độ tỉnh điền. Mỗi hộ nông dân được chia một mãnh ruộng bằng 100 mẫu (2 ha) gọi là một điền. Để chia ruộng đất thành những phần như vậy để đẫnn nước vào ruộng, người ta đắp những bờ vùng, bờ thửa đảo những con kênh, mương ngang dọc, do dó, tạo thành những hình như chữ điền – gọi là chế độ tỉnh điền. III. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC Hình thức chính thể: quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền  Quản lý nhà nước - Ở trung ương: • Vua: là người đứng đầu nhà nước, có quyền lực tối cao. - Mọi mệnh lệnh của vua có giá trị thi hành như pháp luật. - Vua có quyền quyết định mọi vấn đề quan trọng của quốc gia, quyết định bổ nhiệm, cách chức, trừng phạt bất cứ ai. - Vua là người có thẩm quyền xét xử cao nhất - Vua là chỉ huy quân sự cao nhất - Bên cạnh đó, vua được thần thánh hoá, vua được xem là con hoặc đại diện hoặc chính là hiện thân của thần linh. • Quan đầu triều: Là một vị quan hay một hội đồng thân tín nhất của nhà vua, nắm giữ các công việc quan trọng trong triều. • Hệ thống các cơ quan giúp việc: Gồm một số quan lại cao cấp. Tùy từng nơi, từng thời kỳ mà có sự phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng hay không. - Ở địa phương Quản lý nhà nước ở địa phương thường dựa vào công xã nông thôn. Người đứng đầu là người của chính địa phương đó (vương công, tù trưởng…). Quyền lực của họ như một vị vua nhỏ ở địa phương, có quyền thu thuế, đặt pháp luật, xây dựng quân đội, quyết định mọi vần đề ở địa phương. Do đó, khi chính quyền trung ương suy yếu, họ là những thế lực phản loạn, nổi day chống lại chính quyền trung ương, thành lập nhà nước riêng, tạo nên trạng thái cát cứ phân quyền. Sau mỗi lần cát cứ như thế, chính quyền trung ương thực hiện nhiều biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn địa phương. Như: cử quan ở triều đình về giám sát hoặc trực tiếp quản lý, chia nhỏ địa phương phân cấp quản lý chặt chẽ. Ví dụ như ở Ấn Độ.riêng trung quốc, nhà tây chu thiết lập hệ thống các nước chư hầu để thông qua các nước chư hầu quản lý toàn bộ lãnh thổ rộng lớn.  Cơ quan xét xử - Vua luôn là người có quyền xét xử tối cao. Vua có thể xét xử bất kỳ vụ án nào mà vua muốn, quyết định của nhà vua là quyết định sau cùng. - Ở trung ương, có cơ quan chuyên trách việc xét xử. - Ở địa phương, việc xét xử được giao cho người quản lý địa phương đó hoặc giao cho hội đồng công xã hoặc các vị bô lão có uy tín.  Quân đội Do đặc điểm thường xuyên xẩy ra chiến tranh nên các quốc gia này rất chú trong việc xây dựng phát triển quân đội. - Vua là người chỉ huy quân đội tối cao hoặc vua sẽ chỉ định người thân cận nhất của mình làm chỉ huy quân đội, nhưng người này phải tuân theo mọi ý kiến chỉ đạo chịu trách nhiệm trước vua. - Về lực lượng: rất đông, rất đa dạng. Gồm lính thường trực, lính đánh thuê. Được phân loại như quân lính của vua, của địa phương, … - Về binh chủng: tương đối đa dạng, gồm bộ binh, kỵ binh, tượng binh, chiến xa. - Về chế độ đãi ngộ quân lính; thông thường lính phải tự trang bị vũ khí có quyền nhận các chiến lợi phẩm. Về sau, họ được nhà nước trả lương, cấp đất tuỳ theo chức vị quân công  Tôn giáo Do trình độ khoa học kỹ thuật hạn chế nên tôn giáo là công cụ hổ trợ đắc lực cho việc quản lý của nhà nước. IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ 1. Các nhà nước ở phương đông trong thời kỳ cổ đại xuất hiện “sớm” do sự tác động của công cuộc xây dựng công trình thủy lợi các cuộc chiến tranh đến quá trình xuất hiện nhà nước. 2. Về chính thể nhà nước; luôn là hình thức chính thể quânchủ chuyên chế trung ương tập quyền. 3. Bộ máy nhà nước là bộ máy bạo lực lớn, được thần thánh hóa nhằm bảo vệ giai cấp thống trị một cách đắc lực nhất. Điều này làm cho bản chất giai cấp của các nhà nước này nổi trội hơn bản chất xã hội của nó. 4. Sự tồn tại lâu dài của các công xã nông thôn ảnh hưởng đến tổ chức chức bộ máy nhà nước. Nhà nước quản lý địa phương thông qua công xã nông thôn. 5. Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ cho giai cấp của mình, nhà nước chiếm hữu nô lệ phương đông đã làm nồng cốt cho nhân dân sáng tạo, xây dựng phát triển văn hóa. Do đó, các quốc gia phương đông cổ đại đã đạt nhiều thành tựu huy hoàng về văn hoá trở thành một trong những trung tâm của văn minh thế giới cổ đại. BÀI 2 PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI I. GIỚI THIỆU CÁC BỘ LUẬT CỔ Ở PHƯƠNG ĐÔNG 1. BỘ LUẬT HAMMURAPI a. Đặc điểm của luật Hammurapi [...]... Thuyết pháp trị đề cao vai trò của pháp luật Về nội dung, nó gồm 3 yếu tố: pháp, thế, thuật o Pháp: pháp luật mệnh lệnh của vua phải rõ ràng, mạch lạc Việc chấp pháp phải nghiêm minh o Thế: uy quyền của nhà vua o Thuật: phương pháp điều hành, quản lý con người: bổ nhiệm (căn cứ vào tài năng để bổ nhiệm, không kể đến dòng dõi), khảo hạch (căn cứ vào trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công viêc) thưởng... Xuân Thu, nước Trịnh soạn ra Hình Thư khắc lên đỉnh đúc bằng sắt (công bố pháp luật thành văn đầu tiên ở Trung Quốc) - Thời Chiến Quốc, để tranh thủ ủng hộ của các tầng lớp địa chủ mới xuất hiện, các nướcc ban hành một loạt các bộ luật như: • Nước Hàn ban hành Hình Phù; • Nước Sở có Hiến Lệnh; • Nước Tề có Thất Pháp; • Nước Việt có Quốc Luật Nước Hàn tổng hợp kinh nghiệm lập pháp của các nước soạn... các nước soạn ra bộ Pháp Kinh Bộ luật này đã thất truyền nhưng theo sử sách thì đây là bộ luật hoàn chỉnh nổi tiếng nhất của Trung Quốc cổ đại Nội dung của nó gồm 6 chương: • Đạo pháp: quy định về tội cướp • Tặc pháp: quy định về tội giả mạo • Tư pháp; quy định vvề tố tụng, xét xử • Bộ pháp: quy định về bắt giam • Tạp pháp: tạp luật • Bối pháp: quy định những nguyên tắc chung Theo Pháp Kinh, những... tộc) Do đó, hình thức chính thể của La Mã là Cộng hoà Quý tộc Chủ nô Bài 4 PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI I Pháp luật Hy Lạp II Pháp luật La Mã 1 Thời cộng hoà sơ kỳ (thế kỷ 6 đến thế kỷ 4 TCN) a Đặc điểm kinh tế-xã hội - Đây là thời kỳ mà nhà nước La Mã vừa thoát thai khỏi chế độ công xã nguyên thủy; bộ máy nhà nước mới hình thành đang trong quá trình hoàn thiện - Lãnh thổ La Mã chưa vượt ra khỏi bán... chưa tìm thấy bộ luật cổ đại nào ở trung quốc Người ta chỉ biết đến nó thông qua các sách sử cổ a Thời Hạ, Thương: - Hình thức pháp luật chủ yếu là mệnh lệnh của nhà vua - Hình pháp đã rất được chú trọng với nhiều hình phạt dã man như: đóng dấu nung đỏ, cắt mũi, gông cùm, xữ tử bằng các hình thức: chôn sống, mổ bụng, xẻo từng mãnh nhỏ bỏ vào nước sôi, bỏ vào cối giã b.Thời nhà Chu  Pháp luật - Do cơ chế... khu vực nhỏ nên xu hướng thống nhất về lãnh thổ chính trị không đặt ra cấp thiết, lịch sử của Hy Lạp là lịch sử của các thành bang tồn tại độc lập với nhau 2 Điều kiện kinh tế xã hội quá trình hình thành nhà nước a Hy Lạp - THỜI KỲ VĂN MINH TỐI CỔ CRET – MYXEN + Xã hội đã phân hoá giai cấp, nhà nước đã xuất hiện + Người Hy Lạp tràn vào tấn công hủy hoại không kế thừa nền văn minh này - Thời... phương pháp cai trị của các nhà nước Trung Quốc là nho giáo thuyết pháp trị Tuy nhiên, do Nho giáo không phù hợp với đặc điểm tình hình lúc bấy giờ nên không được giai cấp thống trị áp dụng Về sau, đến đời Hán Võ Đế, Nho giáo mới trở thành quốc giáo Còn thuyết pháp trị thích ứng với tình hình lúc bấy giờ nên được giai cấp thống trị sử dụng thể chế thành đường lối chính sách pháp luật của nhà nước. .. Quan hệ nô lệ ở hy lạp nói riêng ở phương tây nói chung mang tính chất điển hình Giai cấp nô lệ phản kháng lại sự áp bức bóc lột bằng nhiều cuộc nổi dậy, để dập tắt những cuộc đấu tranh đó, giai cấp chủ nô thiết lập ra nhà nước để quản lý đàn áp giai cấp bị trị + Nhận xét: • Các nhà nước ở Hy Lạp xuất hiện vào khoảng thế kỷ 8 TCN, tồn tại dưới dạng các nhà nước thành bang Trong đó, có hai... nô lệ phương tây II TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC 1 Nhà nước Hy Lạp a Thành bang Spac  Tổ chức xã hội - Nhà nước Spac có quá trình hình thành khác biệt hơn so với đại đa số các thành bang còn lại của Hy Lạp, do đó, tổ chức bộ máy nhà nước của nó cũng khác so với các thành bang khác, đặc biệt là thành bang Aten - Vào giữa thế kỷ thứ 9 TCN, bộ lạc người Đôrian xâm nhập vào vùng đồng bằng Lacôni thuộc bán... Pêriclet: • Trả lương cho những người tham gia vào cơ quan nhà nước Điều này tạo điều kiện cho dân nghèo có thể tham gia quản lý nhà nước • Thay chế độ bầu bằng chế độ bóc thăm để chọn ra nhân viên nhà nước  Tổ chức bộ máy nhà nước: - Hội nghị công dân: + Thành viên: toàn thể công dân nam người aten (có cha mẹ đều là người aten) từ 18 tuổi trở lên + Hoạt động quyền hạn: • Cứ 10 ngày họp 1 lần Trong . Lịch sử nhà nước và pháp luật Thế Giới CHƯƠNG 1 NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỲ CỔ ĐẠI BÀI 1 NHÀ NƯỚC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC. ra nhà nước để quản lý và đàn áp giai cấp bị trị. + Nhận xét: • Các nhà nước ở Hy Lạp xuất hiện vào khoảng thế kỷ 8 TCN, và tồn tại dưới dạng các nhà nước

Ngày đăng: 15/08/2013, 09:17

Hình ảnh liên quan

MÔ HÌNH VỀ QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN NHÀ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI - Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
MÔ HÌNH VỀ QUÁ TRÌNH XUẤT HIỆN NHÀ NƯỚC Ở CÁC QUỐC GIA PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI Xem tại trang 4 của tài liệu.
- Về hình thức pháp luật, gồm có các hình thức sau: - Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới

h.

ình thức pháp luật, gồm có các hình thức sau: Xem tại trang 76 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan