Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

5 844 2
Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TTCKVN các tháng cuối năm 2009 sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam. Kết quả 10 tháng đầu năm 2009 cho thấy, kinh tế Việt Nam đã không rơi vào tình trạng suy thoái so với các nền kinh tế thế giới và có những bước phục hồi khá tốt nhất là thị trường nội địa. Dự kiến với sự hồi phục của kinh tế thế giới sẽ giúp xuất khẩu tăng và giúp cho nền kinh tế tiếp tục có những động lực tăng trưởng tốt trong các tháng cuối năm.

Các nhân tố thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong tháng 11/2009 stocknews.vn - 03-11-2009 11:05 TTCKVN các tháng cuối năm 2009 sẽ phụ thuộc khá nhiều vào tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam. Kết quả 10 tháng đầu năm 2009 cho thấy, kinh tế Việt Nam đã không rơi vào tình trạng suy thoái so với các nền kinh tế thế giới và những bước phục hồi khá tốt nhất là thị trường nội địa. Dự kiến với sự hồi phục của kinh tế thế giới sẽ giúp xuất khẩu tăng và giúp cho nền kinh tế tiếp tục những động lực tăng trưởng tốt trong các tháng cuối năm. Tuy nhiên với mức bội chi ngân sách khá cao, cán cân thanh toán vẫn đang nhập siêu và việc thu hút vốn nước ngoài (ODA, FDI) không đạt như kế hoạch sẽ là những nhân tố tiềm ẩn cho sự khó khăn về nguồn vốn đầu tư, nguy lạm phát và tăng tỷ giá USD. Qua nhận định tình hình kinh tế các tháng cuối năm 2009 cho thấy tình hình TTCK tháng 11/2009 sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: Nhân tố tích cực Tình hình kinh tế thế giới khả quan. GDP quý III/2009 của Mỹ tăng 3,5%, Trung Quốc đạt 8,9% cho thấy các nền kinh tế lớn đã những bước phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục kích thích TTCK thế giới và VN. Chính phủ thực hiện gói kích cầu thứ hai là yếu tố tâm lý tích cực cho thị trường. Nhiều khả năng lãi suất huy động không tăng, thậm chí giảm; tình hình bất động sản vẫn trầm lắng là nhân tố giúp nguồn tiền vẫn hướng về chứng khoán. Lợi nhuận nhiều công ty tốt, nhất là các công ty quỹ đất thực hiện đánh giá lại và đưa vào lợi nhuận tạo xung lực cho thị trường. Tính thanh khoản cao tạo tâm lý ổn định cho nhà đầu tư với niềm tin khi cần bán sẽ bán được. Do đó sẽ không gây ra tình trạng tháo hàng ồ ạt. Nhân tố hạn chế Nguồn vốn cho vay chứng khoán của ngân hàng hầu như đã hết room. Do vậy sẽ khó nguồn tiền mới từ ngân hàng cho vay trực tiếp vào TTCK. Các tin tốt như gói kích cầu đợt 2, kinh tế VN tăng trưởng tốt đã xuất hiện rõ ràng. Nếu phân tích đầy đủ thì sắp tới khó sự tăng trưởng mạnh lợi nhuận của các doanh nghiệp so với kế hoạch như hồi quý II/2009. Lợi nhuận từ hòa nhập dự phòng chứng khoán sẽ khó tăng so với quý II/2009. Chi phí doanh nghiệp thể tăng do giá nguyên liệu đầu vào sẽ tăng cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới, trong khi nhiều doanh nghiệp VN chưa cải tiến đáng kể về năng suất lao động và giá trị sản phẩm. Điều này làm hạn chế lợi nhuận sản xuất kinh doanh. Thị trường bất động sản cuối năm 2009 sẽ những bước phục hồi cũng thể khiến một lượng tiền từ TTCK chuyển qua bất động sản. Các doanh nghiệp sẽ tăng huy động vốn cổ phần cho nhu cầu đầu tư sẽ làm nguồn cung tăng mạnh hơn cầu. Tóm lại, nhân tố quan trọng nhất giúp thị trường tiếp tục đà tăng trong các tháng cuối năm là tính thanh khoản cao của thị trường. Tuy nhiên tính thanh khoản cao này chủ yếu do hoạt động mua bán với chu kỳ rất ngắn, 2-4 ngày, tạo độ chu chuyển nguồn tiền lớn trong khi nguồn vốn mới sẽ khó tăng mạnh như giai đoạn quý III, đặc biệt nguồn vốn từ ngân hàng sẽ hạn chế. Trong khi đó các yếu tố hãm đà thị trường khá rõ nét. Do vậy, khả năng trong tháng 11 thị trường sẽ khó tiếp tục đà tăng như tháng 10 và khả năng VN-Index sẽ xoay quanh mức 550 điểm. Sáu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam Khủng hoảng tài chính thế giới tác động đến kinh tế Việt Nam trên sáu phương diện. Mọi biến động về tiền tệ và ngân hàng luôn được người dân quan tâm. Sự kiện một loạt các định chế tài chính Mỹ sụp đổ như: Lehman Brothers phá sản; Merill Lynch sát nhập với Bank of America; AIG được bơm 85 tỷ USD để khỏi chung số phận với Lehman Brothers; hai công ty thế chấp hàng đầu Fannie Mae và Freddie Mac lâm nạn; Goldman Sachs, Morgan Stanley phải chuyển thành NH thương mại để tiếp cận các khoản vay của FED Nguyên nhân sụp đổ của hệ thống tài chính xuất phát từ bong bóng của thị trường bất động sản xì hơi. Tiền được cho vay với lãi suất chỉ 2-3%/năm, trong khi giá bất động sản từ năm 2000 đến 2005 đã tăng đến 150%. Vì vậy, dân chúng đổ xô đi vay tiền và đầu nhà đất để kiếm lời và đến 2005 thì hoạt động liên quan đến bất động sản chiếm đến ½ GDP của Mỹ. Nhà cửa mua bằng tiền vay được thế chấp tiếp tục để mua tiếp bất động sản khác và cứ như vậy, vòng xoay tín dụng trường hợp đã đạt đến 30 lần, tạo ra một số tiền ảo cực lớn, gây lạm phát. Chính phủ Mỹ phải đề xuất kế hoạch cả gói 700 tỷ USD để cứu thị trường tài chính nhưng theo một số chuyên gia thì phải 1.500 tỷ USD mới thể qua được cơn bão này. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, động thái cứu vãn bằng cách bơm tiền vẫn là động thái mờ mịt. Bởi, tung tiền ra thì sẽ gây lạm phát với các rủi ro rất lớn, nhưng nếu không tung tiền ra để cứu thị trường tài chính thì thị trường sẽ sụp đổ, người dân đổ xô đi rút tiền, doanh nghiệp tê liệt và rối loạn xã hội. Khó thể núi rủi ro nào là cao hơn. Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không chịu ảnh hưởng nhiều từ cơn bão tài chính tại Mỹ vì dù cho người Mỹ khủng hoảng đến đâu thì họ vẫn phải ăn cá basa nuôi của Việt Nam, phải mặc quần áo do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Mặt khác, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa lớn mạnh và tác động đến nền kinh tế không nhiều. Tuy nhiên, ảnh hưởng là chắc chắn vì tất cả các thị trường quan hệ chặt chẽ với nhau, nguy lan rộng sang châu Âu, Nhật… là rất lớn. Đặc biệt là mức độ ảnh hưởng do tâm lý, tính tức thì. Vốn tín dụng thương mại sẽ khó khăn hơn vì rất nhiều ngân hàng trong nước vay tiền của ngân hàng nước ngoài, khi ngân hàng nước ngoài khó khăn thì tín dụng trong nước sẽ bị thu hẹp. Như vậy, nền kinh tế của Việt Nam sẽ gặp khó khăn ở những vấn đề sau: Thứ nhất, việc giải ngân ODA sẽ chậm lại vì các nhà cung cấp vốn ODA lớn như Nhật, châu Âu, Mỹ đang gặp khó khăn thì đương nhiên sẽ hạn chế việc cấp vốn ODA. Tính đến nay, vốn ODA cam kết cho Việt Nam năm 2008 trên 40 tỷ USD, nhưng mới chỉ giải ngân được khoảng 7-8 tỷ USD. Thứ hai, nguồn vốn FDI cũng sẽ gặp khó khăn vì dù cho số lượng dự án đăng ký tăng cao, nhưng chắc chắn lượng vốn thực hiện sẽ không được dồi dào như trước vì các nhà đầu tư nước ngoài cũng thiếu tiền và gặp khó khăn trong việc vay các ngân hàng ở nước ngoài. Thứ ba, kiều hối sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì đa số kiều hối về Việt Nam xuất phát từ Mỹ. Mỗi năm Việt Nam nhận khoảng 3 tỉ USD kiều hối, số tiền này chắc chắn sẽ giảm khi nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn. Thứ tư, cán cân thanh toán sẽ gặp khó khăn khi các ngân hàng bị thiếu hụt tín dụng. Thứ năm, xuất khẩu sẽ bị tác động nặng nề nhất vì Mỹ, EU, Nhật đang là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Thứ sáu, nhập siêu với Trung Quốc sẽ tăng nhanh vì hàng giá rẻ của Trung Quốc không vào được thị trường Nhật, Mỹ, EU thì sẽ đổ dồn sang Việt Nam. Để hạn chế bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cần theo dõi sát sao diễn biến thị trường; đặc biệt chú trọng và tăng cường công tác dự báo. Cần xây dựng nhiều “kịch bản” và cách ứng phù hợp, để khi xảy ra trường hợp nào thì ứng phó được ngay. Về tiền tệ, cần tăng cường quản lý các hoạt động tài chính. Trong đó, các doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng cách phát triển thị trường nội địa và tiếp tục phát triển xuất khẩu cho các thị trường mới ngoài Mỹ, EU và Nhật. Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Mỹ và thế giới đến Việt Nam Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Kiến thức chứng khoán ( Bình chọn: 4 -- Thảo luận: 0 -- Số lần đọc: 10150) Việc tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất Mỹ Countrywide Financial Corp. được Merrill Lynch tiết lộ là sắp phá sản khiến thị trường cổ phiếu ở Mỹ lại tiếp tục lao đao. Chỉ số S&P 500 của Mỹ hôm 15-8 sụt 1,4%, chỉ số Dow Jones giảm 1,3% xuống dưới mức 13.000 điểm mặt khác Chỉ số Nasdaq cũng giảm 1,6%. Riêng chỉ số chứng khoán của các thị trường châu Âu, châu Á và Việt Nam cũng rớt thê thảm. Úc đã phải rót 2,5 tỉ USD vào hệ thống ngân hàng của mình trong khi các ngân hàng trung ương ở Indonesia, Malaysia và Philippines đều rục rịch can thiệp vào thị trường chứng khoán. Ngân hàng trung ương Nhật đã bơm 400 tỉ yên (3,4 tỉ USD) vào thị trường nhưng cũng không giúp vực lại được thị trường. Ngày 15-8, chỉ số chứng khoán Nikkei (Nhật) rớt xuống mức thấp nhất trong năm 2007 trong khi các thị trường chứng khoán khác của châu Á cũng tụt dốc mạnh đến 6%. Tại Việt Nam, VN-Index của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong ngày 15-8 cũng giảm 0,85%. Khủng hoảng tín dụng tại Mỹ trước đang lan rộng ảnh hưởng ra thế giới. Một quĩ đầu tư Canada không đủ tiền để trả các khoản nợ ngắn hạn. Tập đoàn siêu thị lớn nhất thế giới Wal-Mart đã cắt giảm lợi nhuận dự đoán của mình cũng làm tâm lý nhà đầu tư thêm bi quan. Chỉ số công nghiệp Dow Jones của 30 tập đoàn lớn của Mỹ đã mất giá trung bình 207,61 điểm (1,57%), chỉ còn ở mức 13.029 điểm, giảm 5,4% so với mức cao kỷ lục 14.000 điểm đạt được ngày 19-7. Tại châu Á, các thị trường bị ảnh hưởng nặng nề nhất là tại các nền kinh tế đang nổi lên Malaysia, Indonesia và Philippines, tại Việt Nam chỉ số VNINDEX đang từ 1029 điểm ngày 11/7 giảm xuống còn 883 điểm tại ngày 6/8 Từ 3/9/2007 đến 10/9/2007, tại thị trường giao dịch chứng khoán New York, chỉ số công nghiệp trung bình Dow John đã giảm 70,2 điểm xuống còn 10.055,2 điểm. Tương tự chỉ số Standard & Poor 500 cũng mất tới 8,51 điểm xuống còn 1.122,14 điểm trong khi chỉ số tổng hợp công nghệ cao Nasdaq cũng giảm 28,55 điểm xuống còn 1.919,97 điểm vào lúc đóng cửa phiên giao dịch. Như vậy, tính chung từ 3/9/2007 đến 10/9/2007 chỉ số Dow John giảm 1,35%, chỉ số S&P 500 giảm 0,83% và Nasdaq giảm 1,14%. Riêng thị trường Việt Nam sau ngày nghỉ lễ 2/9 đã giảm từ 929 về 920 điểm đây là dấu hiệu thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng nhẹ từ tình hình thị trường thế giới Sau khi Mỹ và EU đệ trình những tranh chấp của mình về vấn đề tài trợ cho hai tập đoàn sản xuất máy bay lớn nhất thế giới là Boeing và Airbus, cổ phiếu của hai nhà khổng lồ này lập tức bị kéo xuống. Cổ phiếu của Boeing đã mất giá tới 2,4% xuống chỉ còn hơn 50 USD/cổ phiếu. Trong khi đó, tại khu vực châu Á chỉ số trung bình Nikkei của Nhật Bản cũng giảm 30,79 điểm xuống còn gần 11,4 điểm. Các chuyên gia lo ngại thị trường chứng khoán thế giới thế giới sẽ sụp đổ như 100 năm về trước vào năm 1907. Tuy nhiên những quyết định can thiệp gần đây của chính phủ Mỹ cho thấy họ đang cố gắng đưa thị trường thoát ra cuộc khủng hoảng này. Tổng thống Bush nỗ lực gặp gỡ lãnh đạo các nước bàn một số biện pháp cứu vãn thị trường tài chính thế giới thoát khỏi khủng hoảng, một trong những thoả thuận đạt được tiêu biểu đó là thỏa thuận với Trung Quốc không bán đồng đôla ra. Một ngày sau phiên giao dịch ảm đạm hôm thứ hai (ngày 17/9), sự hồi hộp, lo lắng của các nhà đầu tư đã nhường chỗ cho sự lạc quan trên phạm vi toàn cầu. Việc FED tuyên bố cắt giảm lãi suất 0,5% đã tạo đà cho các thị trường chứng khoán đồng loạt bay cao. Lãi suất các khoản vay qua đêm của Hoa Kì được cắt giảm xuống còn 4,75% đồng nghĩa với việc Nhật Bản thu được nguồn lợi nhuận từ các khoản vay này. Điều này đặc biệt ý nghĩa với các nhà xuất khẩu như Sony, Toyota. Chỉ số Nikkei 225 tăng 3,2% lên mức 16302,52 điểm trong khi chỉ số Topix với quy mô lớn hơn tăng thêm 3,3% lên 1560,69 điểm. Trong đó, đứng đầu về mức độ tăng giá chính là cổ phiếu của Sony (3,4%) và Toyota (3,3%). Cũng nhờ những thông tin như mong đợi từ Hoa Kì, các thị trường Châu Á khác đều một ngày giao dịch tốt đẹp. Chỉ số S&P/ASX 200 của Úc tăng 2,5% lên mức 6344,30 điểm. Chỉ số NZX 50 của New Zealand tăng 1,6% lên 4191,29 điểm. Ở Hồng Kông, Hangseng tăng 819,22 điểm tương đương 3,3% lên mức 25396,073 điểm. Với tỉ lệ % tăng cao nhất (3,4%), chỉ số Kospi của Hàn Quốc dừng lại ở mức 1901,41 điểm. Cổ phiếu ngành năng lượng là những công cụ tài chính thu được nguồn lợi nhuận cao nhất do giá dầu thô tiếp tục tăng cao đồng thời không ngừng thiết lập nên những kỉ lục mới. Cổ phiếu của Tập đoàn Inpex tăng 4,5% ở Tokyo và Sydney; của BHP tăng 3,8% và của Woodside Petroleum tăng 2,3%. Trên thị trường Châu Âu, không khí cũng khá náo nhiệt. Bản tổng kết kết quả kinh doanh của Lehman không quá xấu như lo ngại trước đó. Ngân hàng Anh cam kết sẽ những động thái can thiệp để củng cố lại lòng tin của khách hàng đối với hệ thống nhà băng… Cùng với việc FED cắt giảm lãi suất, những thông tin lạc quan trên đã khiến các chỉ số chính của các đại gia EU tăng đáng kể. Chỉ số FTSE 100 tăng 100,5 điểm tương đương 1,6% lên mức 6283,3 điểm. Chỉ số FTSE của tất cả các chứng khoán được giao dịch trên sàn London tăng 45,6 điểm tương đương 1,4% lên 3228,77 điểm. Chỉ số ISEQ của Ireland tăng 1,4% lên 7611,68 điểm. Chỉ số DAX của Đức tăng 95,36 điểm lên 7575,2 điểm. Với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn thế, chỉ số CAC 40 của Pháp đạt đến 5549,4 điểm, cao hơn một ngày trước đó 109,98 điểm. IBEX 35 của Tây Ban Nha tăng kỉ lục 2,5% hay 345,1 điểm lên 14042 điểm. Đây cũng là chỉ số mức tăng điểm lớn nhất trong số các thành viên của chỉ số chứng khoán toàn cầu (BBC Global 30 tăng 6,71 điểm len mức 6032,8 điểm). Chỉ số VNI ngày 17/9: 938 điểm, khối lượng giao dịch 5.7 triệu đơn vị; ngày 21/9: 958 điểm, khối lượng giao dịch 10.8 triệu đơn vị. Như vậy chỉ số VNI tăng 2.1%, khối lượng giao dịch tăng 87.9%. Nhìn vào biểu đồ chỉ số VNINDEX, và biểu đồ chỉ số DowJones ta nhận thấy rất rõ ràng sự ảnh hưởng của thị trường thế giới đến Việt Nam: Nhìn vào biểu đồ các chỉ số FTSE, Dow Jone và Nasdaq đang tăng . Theo nhận định của tôi hiện nay nền kinh tế toàn cầu đã những bước phát triển rất cao nhờ những biện pháp và công cụ quản lý rất tiến bộ bởi vậy thị trường chứng khoán thế giới sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Thị trường chứng khoán Việt Nam non trẻ nên chỉ chịu ảnh hưởng một phần của các thị trường tài chính thế giới lớn như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…các Nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan tâm, đầu tư nhiều hơn đến thị trường Việt Nam cũng như việc chúng ta gia nhập WTO làm thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới và chịu ảnh hưởng một phần từ các biến động của thị trường thế giới tuy nhiên ngoài những ảnh hưởng do thị trường thế giới quan trọng hơn đó là các nguyên nhân nội tại như các chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước. . Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong tháng 11/2009 stocknews.vn - 03-11-2009 11:05 TTCKVN các tháng cuối năm. bằng cách phát triển thị trường nội địa và tiếp tục phát triển xuất khẩu cho các thị trường mới ngoài Mỹ, EU và Nhật. Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán

Ngày đăng: 14/08/2013, 16:12

Hình ảnh liên quan

Qua nhận định tình hình kinh tế các tháng cuối năm 2009 cho thấy tình hình TTCK tháng 11/2009 sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: - Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

ua.

nhận định tình hình kinh tế các tháng cuối năm 2009 cho thấy tình hình TTCK tháng 11/2009 sẽ phụ thuộc vào các nhân tố sau đây: Xem tại trang 1 của tài liệu.
Tình hình kinh tế thế giới khả quan. GDP quý III/2009 của Mỹ tăng 3,5%, Trung Quốc đạt 8,9% cho thấy các nền kinh tế lớn đã có những bước phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục kích thích TTCK thế giới  và VN - Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán

nh.

hình kinh tế thế giới khả quan. GDP quý III/2009 của Mỹ tăng 3,5%, Trung Quốc đạt 8,9% cho thấy các nền kinh tế lớn đã có những bước phục hồi mạnh mẽ sẽ tiếp tục kích thích TTCK thế giới và VN Xem tại trang 1 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan