8 bien phap tang suc de khang cho tre em

2 443 0
8 bien phap tang suc de khang cho tre em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

8 biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ

8 biện pháp tǎng sức đề kháng cho trẻ Bạn đừng cố gắng bao bọc con cái trong vòng tay của mình. Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Nhiều ông bố bà mẹ do quá lo cho con, không để cho trẻ được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, nên khi có điều kiện tiếp xúc, trẻ dễ bị ốm. 1. Nuôi con bằng sữa mẹ: Trẻ bú sữa mẹ ít sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh đường ruột. 2. Bảo đảm tiêm phòng vacxin ho gà, uốn ván, bạch hầu cho con: Nếu bạn không cho trẻ chủng ngừa các loại bệnh trên thì hậu quả cực kỳ nguy hiểm. Ngoài ra, cần tiêm đủ những vacxin khác trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. 3. Cho trẻ sống trong môi trường không có thuốc lá: Thuốc lá rất có hại cho sức khỏe của trẻ, chotrẻ chỉ hít phải khói thuốc. Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh viêm tai, cảm lạnh, viêm phổi, viêm amiđan và hen. 4. Hướng dẫn mọi người trong gia đình vệ sinh sạch sẽ: Rất nhiều chứng bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, tiêu chảy và bệnh viêm màng kết . là do các vi trùng do tay bẩn gây ra. Bạn phải hướng dẫn trẻ và mọi người trong gia đình rửa tay sạch sẽ và thực hiện các biện pháp vệ sinh khác. 5. Đừng sử dụng kháng sinh nhiều quá: Càng cho trẻ sử dụng nhiều kháng sinh, chúng càng dễ nhiễm các vi khuẩn. Cha mẹ đừng bao giờ nhờ bác sĩ kê đơn thuốc cho con qua điện thoại. 6. Cho trẻ ǎn dưa hấu: So với cam, dưa hấu có lượng vitamin C tương đương nhưng lại giàu beta- carotene hơn rất nhiều. Cả hai loại vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với sức đề kháng của trẻ. 7. Cho trẻ ǎn xúp: Món ǎn này giúp cơ thể phòng ngừa một số bệnh không nghiêm trọng và giúp trẻ phục hồi sau khi bị ốm. Thỉnh thoảng, bạn hãy cho con ǎn xúp (chẳng hạn: gà ninh nhừ với cà rốt, hành, tỏi, cà chua, gia vị). (NTNN) Những sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ Nhiều người cho trẻ 8 - 9 tháng tuổi ǎn mỗi bữa bột một quả trứng, gần như ngày nào cũng cho trẻ ǎn 1 quả hoặc hơn. Thực ra, trẻ 1 tuổi trở xuống mỗi tuần chỉ cần 2-3 lòng đỏ trứng là đủ. Sau đây là một số sai lầm thường gặp khác: - Cho con bú đến 4-5 nǎm: Việc kéo dài quá lâu thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không đem lại lợi ích cho trẻ. Nếu có điều kiện nuôi dưỡng tốt, chỉ cần cho trẻ bú từ 1 nǎm đến 18-24 tháng là đủ. - Cho trẻ ǎn bổ sung không đúng độ tuổi: Nhiều người cho trẻ ǎn bổ sung quá muộn; trẻ đã ngoài 4- 6 tháng vẫn chỉ cho ǎn toàn sữa. Ơ' độ tuổi này, nên cho trẻ ǎn thêm bột, hoặc cháo nấu nhừ, khoai tán nhuyễn, rau xanh, thêm chút dầu hoặc mỡ, thịt, cá. Có như vậy trẻ mới chóng lớn. Việc cho ǎn bột sớm quá hoặc nhiều quá cũng không tốt. Có những mà mẹ cho trẻ ǎn bột khi chưa được 4- 6 tháng tuổi, hoặc cho ǎn tới 4 bữa bột/ngày khi trẻ mới 5- 6 tháng tuổi. Điều này ảnh hưởng xấu đến quá trình tiêu hóa của trẻ. - Cho trẻ ǎn không cǎn cứ vào nhu cầu: Có người mẹ lúc nào cũng cho trẻ ngậm vú, làm cho trẻ biếng ǎn, luôn đòi bế, quấy khóc. Lại có người quá máy móc, cứ đúng giờ do mình định mới cho bú. Không nên cho trẻ ǎn một cách tùy tiện hay theo một thời gian biểu quá chặt chẽ. Tốt nhất là cho ǎn theo nhu cầu của trẻ. Thời gian biểu chỉ là tương đối. - Không cho trẻ dưới một tuổi ǎn hoa quả: Thực ra, khi trẻ bắt đầu ǎn bổ sung là có thể cho ǎn thêm nước hoa quả tươi nghiền. Trẻ 8-9 tháng có thể ǎn chuối tiêu chín nghiền nát. - Không chú ý cho trẻ uống đủ nước: Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng cơ thể và quá trình tiêu hóa bình thường của trẻ. Khử trùng bình sữa của bé như thế nào? Hỏi: Vợ chồng tôi sắp sinh con đầu lòng. Tôi rất bǎn khoǎn, nếu em bé cần bú bình thì tôi phải khử trùng các bình sữa thế nào cho bảo đảm, và cần làm điều này tới khi nào? Trả lời: Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ đặc biệt yếu ớt và nhạy cảm với các tác nhân bên ngoài, trong khi vi khuẩn lại phát triển rất nhanh trên những vật liệu bẩn. Vì vậy, tất cả các bình sữa trước tiên cần được rửa sạch, nếu không thì việc khử trùng cũng trở nên vô ích. Nói chúng, các bác sĩ nhi khoa đều nhất trí rằng, đối với trẻ nhỏ, khử trùng bình sữa là cần thiết. Tuy nhiên, việc này sẽ trở nên vô ích khi trẻ đã hơn 4 tháng tuổi. Đó là tuổi mà các em đã lẫy được và có thể đưa tất cả mọi thứ nằm trong tầm tay vào miệng. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, trước khi khử trùng, chỉ cần tráng bình bằng nước nóng là đủ. Trên thực tế, chỉ một ít cặn sữa bám ở thành hoặc đáy bình, hoặc ở núm vú, sẽ trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Vì vậy, ngay sau mỗi bữa ǎn của bé, bạn cần rửa bình ngay. Tất cả những gì bạn cần là một chút nước rửa bát, nước nóng và chiếc chổi rửa bình. Hãy tháo rời cả nắp bình và núm vú, dùng que rửa rửa thật cẩn thận từng bộ phận. Sau đó dùng nước nóng tráng kỹ rồi mới đem đi khử trùng. Bạn có thể áp dụng phương pháp khử trùng cổ điển mà vẫn rất hiệu nghiệm, đó là đun sôi bình. Hãy đặt các bình sữa đã được rửa sạch vào một nồi nước và đun sôi chúng trong vòng 20 phút. Chú ý để bình ngập nước, làm như vậy nó sẽ không bị nổi lên khi đun và tẩy được hết những chất bẩn còn lại bên trong bình. Chỉ nên cho các núm vú vào nồi đun trong vòng 10 phút cuối cùng, như vậy chúng sẽ đỡ bị biến dạng. Chú ý đừng quên nồi trên bếp quá lâu. Rất nhiều bà mẹ sau khi sực nhớ tới nồi thì chỉ còn tìm được mấy chiếc nắp bình méo mó trong đó mà thôi . - Cho con bú đến 4-5 nǎm: Việc kéo dài quá lâu thời gian nuôi con bằng sữa mẹ không em lại lợi ích cho trẻ. Nếu có điều kiện nuôi dưỡng tốt, chỉ cần cho. nǎm đến 18- 24 tháng là đủ. - Cho trẻ ǎn bổ sung không đúng độ tuổi: Nhiều người cho trẻ ǎn bổ sung quá muộn; trẻ đã ngoài 4- 6 tháng vẫn chỉ cho ǎn toàn

Ngày đăng: 14/08/2013, 12:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan