VỀ một vài yếu tố MANG TÍNH TRIẾT học của KIẾN TRÚC cổ TRUYỀN VIỆT NAM

5 1.3K 7
VỀ một vài yếu tố MANG TÍNH TRIẾT học của KIẾN TRÚC cổ TRUYỀN VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Trong kiến trúc cổ truyền Việt có rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới. Nhiều người đã cho rằng kiến trúc cổ truyền Việt đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc chiến tranh. Một thực tế có vẻ như mâu thuẫn là nhiều đỉnh cao

VỀ MỘT VÀI YẾU TỐ MANG TÍNH TRIẾT HỌC CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Trong kiến trúc cổ truyền Việt rất nhiều vấn đề cần phải bàn tới. Nhiều người đã cho rằng kiến trúc cổ truyền Việt đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc chiến tranh. Một thực tế vẻ như mâu thuẫn là nhiều đỉnh cao (cả về nghệ thuật và số lượng) của kiến trúc cổ truyền Việt lại thường tập trung vào giai đoạn mà dân tộc ta những cuộc chiến tranh. Cụ thể : Thời kỳ chống Tống - bình Chiêm gắn với Lý Thường Kiệt cũng chính là thời kỳ để lại nhiều di tích còn tồn tại cho tới nay (dù nhiều khi dưới dạng phế tích). Vào thời Trần, các di tích gắn với cung đình cũng tập trung vào giai đoạn chống Nguyên Mông. Đáng tiếc là chúng ta không còn thấy được một di tích nào còn tồn tại của thời Lê sơ nhưng kích thước của những tấm bia và phế tích mặt bằng nền các cung điện đã cho thấy phần nào quy mô các kiến trúc đã được xây dựng ngay sau cuộc kháng chiến chống Minh dưới thời Mạc, với nền kinh tế thương mại phát triển, di tích kiến trúc phần tản mạn, những cuộc nội chiến dù kéo dài vào nửa cuối thế kỷ XVI thì giai đoạn đó cũng không ngăn cản việc hình thành, phát triển loại hình kiến trúc to lớn nhất ở các làng - xã là ngôi đình làng. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh ở thế kỷ XVII cũng chính là thời của những ngôi chùa trăm gian. Ngay sau khi chống Thanh thắng lợi, nghệ thuật thời Tây Sơn đã làm nảy nở hai ngôi chùa độc đáo Kim Liên và Tây Phương. Như vậy, chiến tranh vệ quốc và cả nội chiến, ở một khía cạnh nào đó, lại như là một trong những điều kiện thúc đẩy cho kiến trúc cổ truyền phát triển và tập trung. Đó chính là điều trước tiên chúng tôi muộn đề cập tới. Theo chúng tôi, người nông dân Việt sống trong một chế độ công xã nông thôn dựa trên nền tảng kinh tế tiêu nông, làng- xã luôn giữ chiến tranh. Cụ thể : Thời kỳ chống Tống - bình Chiêm gắn với Lý Thường Kiệt cũng chính là thời kỳ để lại nhiều di tích còn tồn tại cho tới nay (dù nhiều khi dưới dạng phế tích) . Vào thời Trần, các di tích gắn với cung đình cũng tập trung vào giai đoạn chống Nguyên Mông. Đáng tiếc là chúng ta không còn thấy được một di tích nào còn tồn tại của thời Lê sơ, nhưng kích thước của những tấm bia và phế tích mặt bằng nền các cung điện đã cho thấy phần nào quy mô các kiến trúc đã được xây dựng ngay sau cuộc kháng chiến chống Minh. Dưới thời Mạc, với nền kinh tế thương mại phát triển, di tích kiến trúc phần tản mạn, nhưng cuộc nội chiến dù kéo dài vào nửa cuối thế kỷ XVI thì giai đoạn đó cũng không ngăn cản việc hình thành, phát triển loại hình kiến trúc to lớn nhất ở các làng - xã là ngôi đình làng. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh ở thế kỷ XVII cũng chính là thời của những ngôi chùa trăm gian. Ngay sau khi chống Thanh thắng lợi, nghệ thuật thời Tây Sơn đã làm nảy nở hai ngôi chùa độc đáo Kim Liên và Tây Phương. Như vậy, chiến tranh vệ quốc và cả nội chiến, ở một khía cạnh nào đó, lại như là một trong những điều kiện thúc đẩy cho kiến trúc cổ truyền phát triển và tập trung. Đó chính là điều trước tiên chúng tôi muốn đề cập tới. Theo chúng tôi, người nông dân Việt sống trong một chế độ công xã nông thôn dựa trên nền tảng kinh tế tiểu nông, làng- xã luôn giữ một vai trò quan trọng, mang tư cách tế bào của tổ chức xã hội, nghĩa là, về phương diện nào đó, nền kinh tế tập trung rất yếu kém, không tạo điều kiện cho người Việt huy động được nhân, tài, vật lực để xây dựng những công trình to lớn, tính quốc gia. Lý do bản của việc sớm hình thành được một Nhà nước trung ương tập quyền, là ở chỗ, người Việt luôn bị đe doạ bởi nguy xâm lấn của đế quốc Hán khổng lồ ở phía Bắc. Chính quyền trung ương này về bản không phải dựa trên nền tảng kinh tế là chính mà thực sự chỉ là một tổ chức, một "trung tâm" tập hợp để đoàn kết dân tộc nhằm chống ngoại xâm. Trước nguy sống còn, lòng người đã tập hợp lại, nhân lực vật lực được tập trung theo sự quản lý của triều đình, và lẽ chỉ khi đó, những công trình tính chất bền vững và quy mô tương đối lớn mới điều kiện cần và đủ để xuất hiện. Tuy nhiên, chính tư tưởng tản mạn mang tính nông dân đã làm cho việc xây dựng các kiến trúc này cũng không được tập trung về một số vùng, địa điểm cố định mà lại dàn trải trên địa bàn trực trị gắn với triều đình. Ở một chừng mực nào đó, kiến trúc tôn giáo đã chỉ như "cái vỏ" để chứa đựng cả yếu tố lịch sử và xã hội của đương thời, với một chính quyền trung ương được hình thành theo kiểu không xuất phát chủ yếu từ nền tảng kinh tế tập trung thì dù cho các kiến trúc cả sự tham gia của triều đình, của tầng lớp trên cũng chỉ to lớn một cách tương đối trong sự đối sánh với các kiến trúc của làng xã mà thôi. Trong một số lần trước, cũng trên tạp chí này, chúng tôi đã bàn tới các loại hình kiến trúc cụ thể với các vấn đề : mặt bằng, kết cấu kiến trúc . ở đây chúng tôi muốn lưu tâm đến các ý nghĩa tính triết lý - lịch sử và một số vấn đề về bố cục không gian của các di tích kiến trúc cổ truyền Việt. Cũng vẫn cần phải nhắc lại rằng : những di tích kiến trúc mà chúng tôi bàn tới, ít nhiều đều gắn với tôn giáo tín ngưỡng, vì các loại hình kiến trúc khác hầu như không còn tồn tại. Qua việc xác định niên đại của các kiến trúc tôn giáo hiện còn, chúng ta thấy hầu hết các di tích thời Lý nằm ở Hà Nội, Bắc Ninh, một vệt ven sông Đáy, một vệt khác chạy ngang từ Bắc Ninh về Quảng Yên rồi men dọc theo bờ biển vào tới phía Bắc Thanh Hoá. Thời Trần, các di tích được điểm dày hơn trên địa bàn châu thổ Bắc Bộ. Nhưng đặc biệt, trên những con đường quân Nguyên xâm lược lại thường dấu vết kiến trúc Trần : Chùa Hương (Hà Tĩnh), rồi chùa và bia ký ở tận Tuyên Quang, Hà Giang . Nhà Trần đã ràng buộc chặt chẽ hơn các tù trưởng địa phương ở các vùng biên viễn với triều đình. Những ngôi chùa thời Trần đã như một xác nhận về sự chuẩn bị của dân tộc trước nạn Nguyên Mông xâm lược. Tới Lê Sơ, sau khi chống Minh, các vua Lê đã quan tâm nhiều đến việc mở rộng vùng trực trị. Nếu triều Lý mới Thăng Long biểu hiện sự khẳng định một quốc gia độc lập thì triều Lê Sơ đã Hạ Long để khẳng định về cương giới, xác nhận chủ quyền lãnh thổ. Chúng ta cũng đã thấy nhiều bia do chính vua Lê ngự bút ở tận Hoà Bình, Sơn La (niên đại 1431). Sang triều Mạc, di tích mở rộng theo khá nhiều loại hình, nhưng trong phạm vi này chúng tôi tạm đề cập chủ yếu đến hai loại hình bản, thường được quan tâm nhất. 1. Loại hình thứ nhất là các ngôi đình làng. thể coi đó là kiến trúc to lớn nhất của làng - xã. Ngôi đình làng như hội tụ vào mình rất nhiều thuộc tính triết học bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Cũng như nhiều kiến trúc cổ truyền khác của người Việt, nếu đứng từ xa nhìn lại, thường ngôi đình phần thân rất thấp so với bộ mái khá lớn. Về mặt thực tế, hình thức này thích hợp với điều kiện khí hậu lắm mưa nhiều nắng. Nhưng nếu đặt nó trong không gian mênh mông của đồng ruộng thì bỗng thấy ngôi đình (và các kiến trúc cổ truyền Việt) như bám hút xuống đất, các đơn nguyên kiến trúc thường dàn trải theo mặt bằng, mà không hề xu hướng vươn lên theo chiều cao. Nhiều buổi được trao đổi với cố GS Từ Chi, căn cứ theo những kết quả điền dã mà chúng tôi tường trình, ông đã rất tán đồng quan điểm của chúng tôi, cho rằng : Hoàn cảnh lịch sử và xã hội riêng biệt khiến người Việt ở châu thổ Bắc Bộ mang nặng tính thực dụng nông dân, luôn luôn muốn mở rộng đất đai, và thước đo sự giàu là diện tích ruộng đất. Đó là lý do chính yếu khiến người Việt không xu hướng xây dựng những kiến trúc theo chiều cao mà phát triển theo mặt bằng. Điều này còn bắt nguồn từ một ý thức khác là thần linh cũng chưa bị đẩy lên cao, chưa cách biệt mà vẫn gần gũi với thế nhân để sẵn sàng phù độ cho con người. "To như cái đình" là sự nhận biết so sánh của người nông dân khi nhìn lại ngôi nhà tiểu nông của mình. Không gian mở thoáng với bộ mái lớn, khoảng sân rộng trước mặt khiến kiến trúc này một thế áp chế nhất định. Trong không gian đó, con người như tự thấy mình bé nhỏ đi. Đó là một nhu cầu của việc góp phần làm hình thành ngôi đình làng của chính triều đình quân chủ. Dần dà, yêu cầu đó được chuyển hoá thành giá trị tinh thần khi thành hoàng làng (là sự tôn vinh một thần trọng yếu của nơi đó) - ông vua tinh thần của làng - xã ngày một được sùng bái. Việc tự thấy tâm hồn phần nào bị đè nén khi đứng trước ngôi đình, việc kính sợ thành hoàng làng đã như đồng nhất với ý thức chấp nhận trật tự xã hội, tôn sùng vương quyền. Cái không gian to lớn của đình làng rõ ràng không chỉ thích hợp cho sinh hoạt cộng đồng. Do vậy, cây cối ở xung quanh đình làng không phải là vấn đề trọng tâm của kiến trúc. Nhưng rồi càng về sau, ngôi đình được đan nhập và phần gần hơn với tính chất đền thì nhiều loại cây thiêng được trồng ở gần sân đình (hàng cây gạo trước đình Tây Đằng). Cho đến lúc sự to lớn về quy mô của đình làng bị lấn át bởi kiến trúc đô thị lẽ bắt đầu từ thời thuộc Pháp đầu thế kỷ XX khiến ở nông thôn cũng nhà nhiều tầng thì trước mặt đình thể trồng đủ loại cây từ bàng tới phi lao và cả các cây ăn quả. Đó là hiện tượng phá vỡ không gian bản của ngôi đình. Cũng thể nói như vậy khi xuất hiện các loại cổng đình, đặc biệt phổ biến là các nghi môn dạng tứ trụ. Các loại cổng ở đình làng đều là sản phẩm khi yếu tố tín ngưỡng xa rời tính thực dụng của nông dân châu thổ Bắc Bộ đã mạnh dần lên. Và chủ yếu các nghi môn đó thường được làm từ thế kỷ XIX về sau. Cho đến nay, thể khẳng định chắc chắn là ban đầu ngôi đình làng chỉ một toà kiến trúc (bố cục chữ "nhất"). Tất cả các ngôi đình niên đại sớm nhất (thế kỷ XVI) còn lại tới nay thường chỉ ba gian hai chái. Dần dần khi ngôi đình trở thành một thực thể văn hoá làng - xã thì nó được làm lớn dần, với sự xuất hiện đình 5 gian, 7 gian. Mặt khác, để thiêng hoá thành hoàng làng (có thể từ cuối thế kỷ XVII - đầu XVIII, mạnh hơn và phổ biến là ở thời Nguyễn), các sàn/am/khám thờ lửng (như ở đình Tây Đằng, Thụy Phiêu) bị thay dần bằng cách nảy "chuôi vồ" thành một hậu cung riêng, thâm nghiêm, cấm kỵ. Rồi nhu cầu tế lễ ngày thêm rườm rà và nhằm đề cao thần linh, lại cũng hợp với tính chất "hương đảng tiểu triều đình" mà hai toà tả - hữu vu hoặc tiền tế xuất hiện và dần phổ biến. Hai kiến trúc này hoặc được xây thêm trong khuôn viên các ngôi đình cổ hoặc được cố công xây dựng cùng các ngôi đình mới. Tuy vậy, theo nhiều cụ già ở nhiều nơi đình thì trong bố cục không gian mặt bằng mới này đã hàm chứa một ẩn ý tính triết học : Toà đại đình như phần đầu, hai tòa tả-hữu vu như hai tay của con Hổ phù, hồ nước (thường hình bán nguyệt) phía trước chính là mặt trăng(l). Trong nghệ thuật tạo hình của người Việt và nhiều cư dân Đông Nam á chịu ảnh hưởng văn hoá ấn Độ, Hổ phù thường được coi là sản phẩm hình thành từ câu chuyện khuấy biển sữa vũ trụ. Theo tích truyện này, nếu Hổ phù nuốt hết mặt trăng thì năm đó sẽ bị mất mùa, thậm chí xảy ra chiến tranh; nhưng nếu nuốt không trôi, phải oẹ ra là điềm báo được mùa. Vì thế, những hình Hổ phù oẹ mặt trăng hay biến tướng thành Hổ phù ngậm chữ Thọ, bông hoa cúc là những biểu tượng cầu no đủ, hay cầu phúc nói chung. 2. Một loại hình kiên trúc rất phổ biến nữa là các ngôi chùa. Kiến trúc này đã ăn sâu vào tâm khảm người Việt từ rất sớm. Đây là nơi mà người trí thức thôn xã (sớm nhất và tồn tại cho đến ngày nay) thường cư ngụ. Ngôi chùa đã trở thành một trung tâm văn hoá cộng đồng, ít nhất từ dưới thời Bắc thuộc. Dù nhiều khi cũng chỉ ỉa chùa làng nhưng không bị đóng khung trong không gian hẹp của một làng mà cửa chùa vẫn mở với thập phương. Đặc tính ấy hiện vẫn còn tồn tại, và thực tế cho thấy các hội chùa (phần nào là hội đền) thường mang tính chất vùng - miền và đất nước trong khi hiếm hội đình vượt được khỏi không gian làng - xã. Ngôi chùa (và đền) lấy sinh hoạt tâm linh làm một trọng tâm bản. ở đó con người như được hoà với tự nhiên - vũ trụ để tìm sự cân bằng cho cuộc sống trần gian. Nên dù cho là những "đại danh lam" hay những ngôi chùa "trăm gian" thì cũng hiếm toà kiến trúc nào trong khuôn viên này kích thước to lớn như đình làng. Ngôi chùa thường "ẩn" đi trong cây cối, khiến không gian này luôn như một đối trọng với bên ngoài (kể cả những ngôi chùa ở phố). Các cây cổ thụ, những cây thiêng to lớn tạo cho chùa một không gian rất gần với tự nhiên, giúp chúng sinh dễ tiếp cận với linh hồn vũ trụ, với đạo pháp. Kiến trúc đầu tiên báo hiệu về một ngôi chùa là Tam quan. Thực chất, chùa Việt nào cũng chỉ một Tam quan duy nhất, không hề Tam quan nội hay Tam quan ngoại như vẫn lầm tưởng và lầm gọi lâu nay. Chỉ ở các ngôi chùa mang tính chất tiền Phật - hậu Thánh/thần (thường đã vị tổ tu theo lối "phù thuỷ") mới đến hai lớp "cổng". Bản chất kiến trúc tín ngưỡng này là vừa thờ Phật lại vừa thờ thần hoặc thánh, nghĩa là vừa tính chất chùa vừa tính chất đền. Và với hai lớp cổng thì một sẽ là tam quan chùa một sẽ là nghi môn đền. Việc thờ cúng nào được coi là trọng tâm thì hầu như kiến trúc cổng tương ứng sẽ được đặt trước. Như ở chùa Bối Khê hay chùa Láng, người ta thường cầu thánh nhiều hơn Phật thì ngũ môn hoặc nghi môn tứ trụ được đặt trước. Cũng thể thấy điều tương tự ở các chùa Keo Nam Định, Thái Bình . Mang yếu nghĩa Phật triết, Tam quan chùa thực chất là một tuyên ngôn Phật pháp. Là cái cổng/ cửa nhưng chữ Quan (cửa) đã đồng âm với chữ Quan (lối nhìn). Nếu chỉ là cửa không nhất thiết phải đến ba lối đi. Để biểu hiện về ba lối nhìn mà kiến trúc này đã được chia ra thành : không quan (lối nhìn về cốt lõi chung của muôn loài, muôn vật; tức là nhìn về bản thể chân như), giả quan (lối nhìn thấy muôn loài, muôn vật sinh ắt diệt nhằm nói về quy luật vô thường, không gì thuộc về thế giới hình danh - sắc - tướng mà thể tồn tại vĩnh hằng mọi vật mà ta nhìn thấy luôn chịu sự tác động bởi quy luật nội tại và quy luật khách quan mà biến đổi đi, cho nên sự hiện diện của giới hữu hình chỉ tính chất tạm thời) và trung quan (cách nhìn trí tuệ đi sâu vào yếu nghĩa cứu cánh của đạo; hiểu sâu sắc về không và giả mà bước vào chính pháp, dẫn tới giải thoát). Như vậy, rõ ràng Tam quan chỉ gắn với chùa, không kiến trúc cổng nào ở đình hay đền được mang tính chất "tam quan", mà chỉ nên gọi là nghi môn với ý nghĩa thực tế là cửa/cổng (gate, port). Khách hành hương thể đến chùa từ nhiều con đường, như biểu hiện cho nhiều cách tu khác nhau, nhưng sau tam quan chỉ nhất chính đạo. Đó là con đường thẳng, nối từ trung quan vào tiền đường. Gần đây, ý nghĩa Phật triết này bị suy lạc, nên nhiều nơi chính đạo bị phá vỡ để thay bằng vườn hoa, vườn rau hoặc đường vào chùa bị nắn sang bên (ví dụ ở chùa Kim Liên - Hà Nội). Theo chính đạo vào đến tiền đư Thường, kẻ hành hương thường đi theo bên phải để hợp với chiều quay của chữ vạn, mang biểu tượng của lửa tam muội, để tinh tấn thiện căn. Đồng thời đó cũng là biểu hiện xuất phát từ tục thờ mặt trời của chung các cư dân trên thế giới. Khi bước chân qua ngưỡng cửa tiền đường, mọi cái xấu xa đều phải được gạt lại, chỉ còn thân tâm trong sáng bớc vào thế giới thiêng liêng. ý nghĩa này được hội vào cái ngưỡng cửa cao, bộ phận này không chỉ là một cấu kiện kiến trúc thuần tuý, mà còn ý nghĩa tâm linh thánh thiện. Hiện ở một số di tích tôn giáo, khi trùng tu xong người ta bỏ luôn cái ngưỡng cửa cao vướng bước chân, đồng nghĩa với việc đã đánh mất một khía cạnh thuộc bản sắc văn hoá cổ truyền. Nền nhà dân gian xưa, cũng như mặt nền các kiến trúc tôn giáo (chùa, đền, miếu .) trước đây không bao giờ lát, trải bằng vật liệu khác. thể sân được lát kín bằng gạch bát, nhưng nền nhà chỉ là đất nện/đầm kỹ. ý nghĩa tâm linh tính triết học của việc này là nhằm để thông âm dương, nếu lát kín sẽ làm ngăn cách hai tầng thế giới dẫn tới làng xóm, dòng tộc, sẽ không thể phát sinh phát triển được. Mà ước vọng của người xưa về phát sinh phát triển cũng đồng nhất với được mùa và dài dòng lớn họ. Việc đem lát gạch men Tàu tưởng là cho sang, cho đẹp, khá phổ biến hiện nay, không khác gì đã đem uế tạp của trần tục ùa vào cõi thiềng. Không những đã làm mất ý nghĩa tâm linh của di tích mà hành động thiếu suy nghĩ này nhiều khi đã làm ngng tụ hơi nước, gây ẩm thấp, nhất là vào mùa gió nồm. Trong ý thức dàn trải theo mặt bằng, khuôn viên chùa gồm nhiều đơn nguyên kiến trúc chức năng khác nhau: Tiền đường, thượng điện (cũng gọi là tam bảo, Phật điện, đại hùng bảo điện ), rồi toà thiêu hương (hay ống muống) nối liền hai toà trên thành bố cục hình chữ công. Kiến trúc này trước nay thường chỉ được nhìn nhận theo đúng tên gọi. Tuy nhiên, ở một số di tích đặc biệt (chùa Thày, chùa Bút Tháp) người ta lại mệnh danh nó là nhà cầu. Trên thực tế, kết cấu kiến trúc của các toà này rất gần dạng "thượng gia hạ kiều" dù bên dới không hề nước. Đây chính là chiếc cầu giác để đưa con người từ bến mê về thế giới của Phật. lẽ cũng cắn nói cho rõ là không hậu cung ở chùa, kiến trúc và tên gọi này chỉ trong khuôn viên đình, đền, miếu . những nơi thờ thần, thờ thánh. Ngoài ra, trong chùa còn nhiều công trình khác nh : nhà bia, nhà hậu, điện Mẫu, tháp mộ . Kiến trúc hàm chứa nội dung Phật triết nhất trong đó là gác chuông. Thông thường, đó là một toà nhà vuông, hai (hoặc ba) tầng mái. Theo hiểu biết hiện nay, kiến trúc tầng - 8 mái sớm nhất còn lại với nhiều dấu vết nghệ thuật Mạc là gác chuông Điềm giang (Hoa Lư, Ninh Bình). ở một giới hạn nào đó, TS Nguyễn Bá Lăng đã như thoáng đọc được yếu tố dịch học liên quan đến loại hình kiến rúc này. Gần đây, một số nhà nghiên cứu đã giải mã kỹ hơn, dới góc độ "giả thiết làm việc". Theo đó thì cả toà nhà được nhìn nhận nh Thái cực. Tầng mái trên (nhẹ) tượng cho dương. Tầng mái dưới (nặng) tượng cho âm. Âm - dương đối đãi mà thành tứ tượng được coi như bốn phía mái.Tứ tượng đắp đổi thành bát quái là tám mặt mái. Và như vậy, sự hoà nhập với tiếng chuông chùa được điểm vào lúc chuyển giao sáng - tối (chuông chiêu mộ - tảng sáng và thu không - sẩm tối) đã thúc đẩy sự phát sinh, phát triển theo quy luật thường hằng của tạo hoá. Từ đây, một hệ quả đợc dẫn ra là : với các toà nhà đã hai tầng tám mái thì thường chỉ đứng độc lập mà không chuôi vồ hay kiến trúc nào khác chung một kết cấu khung gô. Bố cục khá độc đáo của chùa Kim Liên và chùa Tây Phương chứng tỏ sự tham gia của các nhà Nho vào cửa Phật : ba toà nhà là tượng cho ba thế lực chi phối vũ trụ (tam tài : thiên - địa - nhân). Hiện nay, khung kết cấu của ba toà kiến trúc này vẫn hoàn toàn tách rời nhau, còn tường gạch bao quanh chỉ là của thời sau. Các kiến trúc ba tầng mái (Tích Thiện Am chùa Bút Tháp, gác chuông chùa Ngăm, gác chuông chùa Keo Thái Bình . . .) đã đợc nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học - mỹ thuật Phật giáo chỉ ra rằng đó là nhằm biểu hiện tam phẩm vãng sinh trong thế giới của Phật Adiđà. Tầng trên cùng là miền của các vị đạt quả đại bồ tát và Phật, tầng giữa là miền của các vị Bồ tát và "Thiện trí thức" và tầng dưới mà miền của chúng sinh Phật quả từ thấp tới cao. Nhìn chung, yếu nghĩa triết học của kiến trúc tôn giáo tín ngỡng còn thể thấy ở nhiều điểm khác nữa. Với bài viết ngắn này chúng tôi chỉ mong điểm tiếng chuông đầu vào sự nhận diện "mặt sau" của truyền thống, góp phần cho việc tu sửa di tích tránh được một số sai sót đáng tiếc như đã xảy ra trong thời gian qua. Trần Lâm - Hồng Kiên Theo Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật số 8 năm 2001 . VỀ MỘT VÀI YẾU TỐ MANG TÍNH TRIẾT HỌC CỦA KIẾN TRÚC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM Trong kiến trúc cổ truyền Việt có rất nhiều vấn đề cần. cấu kiến trúc. .. ở đây chúng tôi muốn lưu tâm đến các ý nghĩa có tính triết lý - lịch sử và một số vấn đề về bố cục không gian của các di tích kiến trúc cổ

Ngày đăng: 14/08/2013, 09:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan