Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9 10 môn Sinh số 3 (có lời giải chi tiết)

21 371 0
Đề thi thử đặc sắc THPT Quốc gia chinh phục điểm 9  10 môn Sinh số 3 (có lời giải chi tiết)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: Loại phân tử nào sau đây không có chứa liên kết hiđrô? A. Prôtêin B. tARN C. mARN D. ADN. Câu 2: Sự kiện nào sau đây thuộc về đại Cổ sinh? A. Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng B. Thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát. C. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển. D. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ. Câu 3: Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên NST thường có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của nhân tố nào sau đây? A. Đột biến gen trội B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên. Câu 4: Phát biểu nào sau đây về quá trình hình thành loài là đúng? A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường dễ xảy ra giữa các loài có quan hệ xa nhau về nguồn gốc. B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái diễn ra trong những khu phân bố riêng biệt nhau. C. Hình thành loài bằng con đường địa lý chỉ gặp ở những loài có khả năng phát tán mạnh. D. Hình thành loài bằng con đường tập tính chỉ xảy ra ở động vật Câu 5: Đặc điểm về cấu tạo cơ thể xuất hiện sau cùng và chỉ có ở nhánh tiến hóa của loài người mà không có ở nhánh tiến hóa hình thành nên các loài khác là: A. Chi năm ngón, ngón cái đối diện với các ngón khác B. Dáng đứng thẳng. C. Có lồi cằm. D. Bộ não phát triển Câu 6: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về dòng năng lượng trong hệ sinh thái? A. Năng lượng có thể được chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác. B. Năng lượng được sử dụng liên tục và tạo thành chu trình trong hệ sinh thái. C. Năng lượng được vận chuyển thành dòng trong hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ngày càng ít dần qua các bậc dinh dưỡng D. Hiệu suất chuyển hóa năng lượng ở chuỗi thức ăn trên cạn cao hơn chuỗi thức ăn dưới nước. Câu 8: Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Các loài cùng sống trong một khu vực thường có ổ sinh thái trùng nhau. B. Ổ sinh thái của loài càng rộng thì khả năng thích nghi của loài càng kém. C. Ổ sinh thái chính là tổ hợp các giới hạn sinh thái của loài về tất cả các nhân tố sinh thái. D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì ổ sinh thái của mỗi loài càng bị được mở rộng. Câu 9: Khi nói về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây là đúng? A. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể. B. Quan hệ cạnh tranh chỉ xảy ra khi nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể C. Quan hệ cạnh tranh thường dẫn đến sự diệt vong quần thể do làm giảm số lượng cá thể xuống dưới mức tối thiểu. D. Khi số lượng cá thể của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì sự cạnh tranh giữa các cá thể sẽ tăng lên. Câu 10: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể không có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. B. Tăng cường dinh dưỡng và khả năng chống chịu của cá thể. C. Giúp quần thể khai thác tối ưu nguồn sống trong môi trường D. Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc trưng về thành phần loài của quần xã? A. Trong các quần xã trên cạn, loài ưu thế thường là các loài thực vật có hạt. B. Loài ưu thế thường có số lượng nhiều và có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác. C. Loài đặc trưng có thể là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác trong quần xã. D. Loài chỉ có mặt ở một quần xã nào đó được gọi là loài đặc trưng Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về diễn thế sinh thái? A. Trong diễn thế sinh thái, tương ứng với sự biến đổi của quần xã là hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau. B. Diễn thế thứ sinh luôn xảy ra theo hướng ngược lại với diễn thế nguyên sinh và hình thành những quần xã không ổn định. C. Những quần xã xuất hiện sau trong diễn thế nguyên sinh thường có độ đa dạng thấp hơn những quần xã xuất hiện trước. D. Trong diễn thế sinh thái, sự biến đổi của quần xã diễn ra độc lập với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Câu 1: Đáp án C Loại phân tử không chứa liên kết hidro là mARN do có cấu tạo 1 mạch thẳng. Protein có liên kết H giữa các axit amin. tARN có liên kết H do phân tử là 1 chuỗi đơn nucleotit xoắn lại, các nucleotit trong chuỗi bắt cặp với nhau, tạo cấu trúc cuộn thùy . ADN có liên kết H giữa các bazơ nitơ của 2 mạch đơn Câu 2: Đáp án B Xuất hiện thực vật có hoa, phân hóa côn trùng: Sự kiện thuộc kỷ Kreta, đại Tân sinh. Phát sinh tảo và động vật không xương sống thấp ở biển: Sự kiện thuộc đại Nguyên sinh. Phát sinh thú và chim, phân hóa bò sát cổ: Sự kiện thuộc kỉ Jura, đại Tân sinh. Sự kiện thuộc về đại Cổ sinh là: B, thực vật có hạt xuất hiện, phát sinh bò sát (kỷ Cacbon) Câu 3: Đáp án B Alen lặn gây hại chỉ có thể bị đào thải hoàn toàn dưới tác động của yếu tố ngẫu nhiên. CLTN không thể đào thải hoàn toàn alen lặn. Câu 4: Đáp án D Phương án A sai, hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa dễ xảy ra hơn ở các loài có họ hàng gần gũi vì chúng có bộ NST gần giống nhau. Phương án B sai, hình thành bằng con đường sinh thái diễn ra trong cùng 1 khu vực địa lý. Phương án C sai, hình thành loài bằng con đường địa lý thường xảy ra ở những loài có khả năng phát tán mạnh những vẫn có thể gặp ở các loài khác nếu khu phân bố bị chia cắt bởi những vật cản địa lý. Phương án D đúng vì tập tính chỉ có ở động vật. Câu 5: Đáp án C Có lồi cằm liên quan đến tiếng nói, xuất hiện sau cùng, chỉ gặp ở dạng người Neanđectan và người hiện đại. Câu 6: Đáp án D Để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp phù hợp là nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 7: Đáp án A Phương án B sai vì năng lượng chỉ tạo thành dòng, không có sự tuần hoàn nên không diễn ra theo chu trình. Phương án C sai vì mức độ tiêu hao hay hiệu suất sinh thái không có qui luật giảm dần theo bậc dinh dưỡng. Phương án D sai vì chuỗi thức ăn dưới nước có hiệu suất chuyển hóa năng lượng cao hơn chuỗi thức ăn trên cạn Năng lượng trong hệ sinh thái chuyển đổi lần lượt từ ánh sáng đến hóa năng đến nhiệt năng. Câu 8: Đáp án C Phương án A sai vì các loài thường là không trùng nhau về ổ sinh thái mới có thể sống chung. Phương án B sai vì ổ sinh thái càng rộng khả năng thích nghi càng cao. Phương án D sai vì quần xã càng đa dạng thì ổ sinh thái càng bị thu hẹp. Phương án C đúng. Câu 9: Đáp án A Phương án B sai, quan hệ cạnh tranh có thể xảy ra ngay cả khi môi trường cung cấp đủ nguồn sống: ví dụ như cạnh tranh để giành nhau con cái trong mùa sinh sản Phương án C sai, quan hệ canh tranh không dẫn đến diệt vong mà giúp khống chế số lượng cá thể của quần thể, duy trì và đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể luôn ổn định Phương án D sai, khi số lượng xuống dưới mức tối thiểu thì mật độ quần thể thường thấp nên sự cạnh tranh ít diễn ra. Phát biểu đúng là A. Câu 10: Đáp án D Giúp duy trì mật độ của quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường là ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh chứ không phải của quan hệ hỗ trợ. Câu 11: Đáp án B Các phương án A, C, D đều đúng. Loài ưu thế có ảnh hưởng lớn đến các loài khác chứ không có vai trò khống chế sự phát triển của các loài khác. Vai trò khống chế là của các sinh vật đứng ở đỉnh tháp dinh dưỡng, sinh vật dinh dưỡng bậc cao nhất (được gọi là loài chủ chốt) Câu 12: Đáp án A Phương án B sai, diễn thế thứ sinh vẫn có xảy ra theo chiều hướng giống diễn thế nguyên sinh, đó là tạo ra quần xã đa dạng và phong phú hơn Phương án C sai, trong diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước Phương án D sai, trong diễn thế sinh thái sự biến đổi của quần xã diễn ra song song, có liên hệ qua lại với sự biến đổi điều kiện ngoại cảnh. Khi quần xã thay đổi thì cấu trúc quần xã và điều kiện môi trường sống cũng thay đổi, mỗi điều kiện sống khác nhau thì sẽ phù hợp cho sự phát triển của một nhóm loài nhất định nên sẽ hình thành những nhóm loài ưu thế khác nhau. Câu 13: Đáp án B Trong 4 hệ sinh thái trên có 2 hệ sinh thái ở vùng ôn đới là Thảo nguyên và rừng Địa Trung Hải, trong đó hệ sinh thái có mức độ khô hạn nhất là rừng Địa Trung Hải. Hoang mạc, savan đều chỉ có ở vùng nhiệt đới

... 132 0 C 1020 D 276 Đáp án 1-C 11-B 21-B 31 -C 2-B 12-A 22-A 32 -A 3- B 13- B 23- C 33 -D 4-D 14-D 24-D 34 -B 5-C 15-C 25-A 35 -B 6-D 16-D 26-D 36 -D 7-A 17-A 27-C 37 -C 8-C 18-B 28-C 38 -B 9-A 19-B 29-D 39 -D... gen tần số hai giới Tần số hoán vị gen là: (1) 20%; (2) 40%; (3) 16%; (4) 32 %; (5) 8% Phương án là: A 1, 3, B 1, 2, 3, C 1, 2, D 1, 3, Câu 40: Ở loài  2n   , cặp nhiễm sắc thể thường xét hai... không xảy ra? A loại với tỉ lệ: 2:2:2:2:1:1:1:1 B loại với tỉ lệ 3: 3 :3: 3:1:1:1:1 C loại với tỉ lệ 1:1: 1: D 12 loại với tỉ lệ Câu 36 : Ở lồi động vật có vú, cho lai cá thể đực có kiểu hình lơng

Ngày đăng: 29/09/2018, 01:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan