Tín dụng của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo

280 102 0
Tín dụng  của ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam đối với người nghèo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Sự cần thiết và lý do chọn đề tài Hiện nay, vấn đề giảm nghèo đang được cả thế giới quan tâm trong đó có đất nước Việt Nam. Ở Việt Nam, giảm nghèo là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia quan trọng với từng giai đoạn cụ thể để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và đất nước. Trong phạm vi cả nước, ở từng địa phương khác nhau, do đặc điểm địa lý và điều kiện kinh tế mà mức sống của người dân và tỷ lệ hộ nghèo cũng khác nhau. Theo kết quả khảo sát của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội (LBTB&XH), đầu giai đoạn 2011-2015 Việt Nam có trên 3 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 14,20% so tổng số hộ dân và trên 1,6 triệu hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 7,49% so tổng số hộ dân. Tại một số vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Bắc, Tây Nguyên và khu vực miền núi ở một số tỉnh miền Trung có những huyện, xã tỷ lệ hộ nghèo còn trên 50% hộ nghèo, thậm chí có một số địa phương trên 70%. Số lượng hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc ít người chiếm khoảng 50% tổng số hộ nghèo của cả nước. Vì vậy, việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm khoảng cách chênh lệch về giàu – nghèo giữa các vùng miền, giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn là nhiệm vụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về vai trò của hệ thống tài chính vi mô (TCVM) và tín dụng vi mô (TDVM) đối với chương trình giảm nghèo của quốc gia tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đánh giá cụ thể về tác động của TDVM đối với người nghèo ở các khía cạnh là gia tăng thu nhập, hiệu quả sử dụng vốn vay (việc trả nợ đúng hạn) và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng do đó việc lựa chọn để thực hiện đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tác động tín dụng của ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam đối với người nghèo ở các khía cạnh nêu trên. Ngân hàng CSXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐTTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng chính phủ để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách (ĐTCS) khác thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của chính phủ. Trải qua các giai đoạn thực hiện chương trình giảm nghèo, theo đánh giá của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương các cấp và bản thân người nghèo thì tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đã tác động tích cực đối với người nghèo và được xem là một trong những giải pháp chủ lực, góp phần mang lại thành công cho chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới vì vậy chúng ta phải tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo để góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững ở Việt Nam đến năm 2020. Với mục đích đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tác động của tín dụng ngân hàng CSXH đối với người nghèo và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo nhằm không ngừng gia tăng thu nhập, khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo, góp phần nâng cao cuộc sống của người nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo và mang lại thành công cho 2 chương trình mục tiêu quốc gia: giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thực hiện đảm bảo an sinh xã hội (ASXH) ở Việt Nam chính vì vậy tôi chọn đề tài: “Tín dụng của ngân hàng CSXH Việt Nam đối với người nghèo” làm đề tài nghiên cứu của mình.

... động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam người nghèo 77 4.3.1 Định hướng phủ giảm nghèo 77 4.3.2 Tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam người nghèo 81 4.3.2.1 Đối với việc... nguồn vốn tín dụng việc lựa chọn để thực đề tài luận án nhằm mục đích đánh giá tác động tín dụng ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Việt Nam người nghèo khía cạnh nêu 15 Ngân hàng CSXH Việt Nam thành... luận án tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam người nghèo Việt Nam, ý nghĩa khoa học thực tiễn việc nghiên cứu việc nghiên cứu tác động tín dụng ngân hàng CSXH Việt Nam người nghèo điểm mà nghiên

Ngày đăng: 28/09/2018, 11:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan