Báo cáo tốt nghiệp lịch sử kiến trúc việt nam

26 1.6K 10
Báo cáo tốt nghiệp lịch sử kiến trúc việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trải qua những biến cố thời gian, những thăng trầm của lịch sử, Bắc Ninh là mảnh đất vẫn lưu giữ được hàng trăm ngôi đình, đền, chùa, miếu thành quách mà không phải địa phương nào cũng có được như: chùa Bút Tháp, chùa Dâu, thành cổ Bắc Ninh, đình Diềm, đình Đình Bảng… Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình làng là một loại kiến trúc độc đáo, đặc biệt, tiêu biểu của dân tộc Việt, được ghi nhận như một điển hình, một nền tảng thẩm mỹ. Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng... Kiến trúc đình làng vì vậy mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí đình Đình Bảng – ngôi đình nổi tiếng vùng Kinh Bắc xưa đã cho chúng ta một cái nhìn trọn vẹn về kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên vẹn nữa. Đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay. Từ xưa, đình Đình Bảng đã trở thành một công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu, đi vào tâm thức dân gian vùng Kinh Bắc. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Kinh Bắc:

Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG 1. Giới thiệu đối tượng nghiên cứu Trải qua những biến cố thời gian, những thăng trầm của lịch sử, Bắc Ninh là mảnh đất vẫn lưu giữ được hàng trăm ngôi đình, đền, chùa, miếu thành quách mà không phải địa phương nào cũng có được như: chùa Bút Tháp, chùa Dâu, thành cổ Bắc Ninh, đình Diềm, đình Đình Bảng… Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh thân quen, gắn bó với tâm hồn của mọi người dân Việt, là nơi chứng kiến mọi sinh hoạt, lề thói và mọi đổi thay trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua bao thế kỷ. Đình làng là một loại kiến trúc độc đáo, đặc biệt, tiêu biểu của dân tộc Việt, được ghi nhận như một điển hình, một nền tảng thẩm mỹ. Từ lâu, trong tiềm thức của mỗi người dân Việt, mỗi khi nói về làng xã không ai quên nhắc tới ngôi đình làng bởi đó là sự kết tinh trí tuệ, công sức, sự thịnh vượng, niềm kiêu hãnh của làng xã, nơi chứng kiến và diễn ra các hoạt động lớn nhỏ của cả làng . Kiến trúc đình làng vì vậy mang đậm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểu cho kiến trúc điêu khắc Việt truyền thống. Với vẻ đẹp về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật trang trí đình Đình Bảng – ngôi đình nổi tiếng vùng Kinh Bắc xưa đã cho chúng ta một cái nhìn trọn vẹn về kiến trúc đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các ngôi đình khác không còn giữ được dáng vẻ nguyên SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 1 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG vẹn nữa. Đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn tại đến ngày hôm nay. Từ xưa, đình Đình Bảng đã trở thành một công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu, đi vào tâm thức dân gian vùng Kinh Bắc. Suốt hơn 200 năm kể từ khi khởi dựng, cho đến nay đình Đình Bảng đã đi vào đời sống tình cảm và là niềm tự hào của người xứ Kinh Bắc: "Thứ nhất là đình Đông Khang Thứ nhì Đình Báng, vẻ vang đình Diềm" 1.1. Địa điểm Đình nằm ở làng Đình Bảng (xưa là làng Cổ Pháp hay tên Nôm là làng Báng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay đình thuộc làng Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một ngôi đình vào loại lớn nhất và cũng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc. 1.2. Niên đại, lịch sử hình thành và phát triển ∗ Niên đại Đây là một ngôi đình cổ được xây dựng vào thế kỷ XVIII, còn giữ lại được rất nhiều nét kiến trúc độc đáo đời Lê - Trịnh. ∗ Lịch sử hình thành và phát triển Đình Đình Bảng là một ngôi đình cổ kính nổi tiếng nhất của đất Kinh Bắc, được xây dựng năm 1700 và đến năm 1736 mới được hoàn thành, do công đầu của quan Nguyễn Thạc Lượng (từng làm trấn thủ Thanh Hóa) và vợ là Nguyễn Thị Nguyên quê ở Thanh Hóa hiến gỗ, đứng ra tạo dựng, nhân dân và thợ trong vùng thi công góp sức. Sau 36 năm đình mới hoàn thành và có trang trí điêu khắc uốn lượn khéo léo. Đình gắn bó với nhiều sự kiện lịch sử qua hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đình cũng đã nhiều lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm. Năm 1962, đình làng Đình Bảng đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là khu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, được Nhà nước công SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 2 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật theo quyết định số 313/QĐ ngày 28/04/1962. Đình Đình Bảng là một di tích vô cùng quý báu đã được nhân dân trong vùng bảo vệ, gìn giữ trong suốt những năm dài kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Đến nay, ngôi đình đã và đang được nhân dân và các cấp uỷ Đảng, chính quyền trùng tu tôn tạo, trở thành một điểm du lịch văn hoá truyền thống đặc sắc của Bắc Ninh. 1.3. Mục đích xây dựng, chức năng sử dụng Đình làng Đình Bảng là nơi thờ Thành Hoàng, nơi hội họp của người dân và cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, lễ hội của làng. Đình không những là trung tâm hành chính, trung tâm văn hóa của cả cộng đồng làng xã mà quan trọng hơn cả, đình là một trung tâm, một cơ sở tôn giáo tín ngưỡng của làng. Đình Đình Bảng là nơi hội tụ văn hoá tín ngưỡng, đình nguyên trước thờ 3 vị Thành Hoàng làng: Cao Sơn Đại vương (Thần Đất), Thuỷ Bá Đại vương (Thần Nước) và Bạch Lệ Đại vương (Thần Trồng Trọt). Đây là những phúc thần phù hộ dân làng làm ăn sinh sống, là các vị thần được cư dân nông nghiệp tôn thờ để cầu mong mưa thuận gió hoà cho mùa màng tươi tốt. Ngoài ra đình còn thờ Lục Tổ (6 vị tổ của 6 dòng họ có công lập lại làng vào thế kỷ XV). Sau này khi đền Lý Bát Đế bị thực dân Pháp phá năm 1948, nhân dân đã tiếp nhận bài vị của tám vị vua triều Lý về thờ tại đình. Hàng năm dân làng nơi đây lại mở hội ngay ở đình từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ tới công lao của các vị thần. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 3 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG 1.4. Đặc điểm kiến trúc 1.4.1. Cách thức tổ chức mặt bằng Đình làng Đình Bảng là một hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt Nam, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng. Đình có sự kế thừa và phát triển truyền thống kiến trúc được xác lập từ buổi đầu dựng nước. Đây là một công trình kiến trúc có qui mô lớn, xây dựng công phu. Xét về mặt bằng tổng thể đình được xây dựng giữa làng trên một bãi đất cao, mặt hướng Nam trông thẳng ra một chiếc ao rộng. Đình được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, nơi trung tâm của các xóm, trước mặt nhìn ra dòng sông Tương huyền thoại của xứ Bắc với tầm nhìn mở rộng và phóng khoáng. Vì vậy không gian đình làng mở rộng và gắn với không gian cảnh quan bên ngoài. Mặt đứng, mặt bên, mặt bằng đình Đình Bảng SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 4 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG Mặt bằng của đình được xây dựng theo kiểu kiến trúc chữ “công” (chữ I) mang đậm sắc thái dân tộc. Đình được xây trên nền cao có thềm bằng đá xanh. Lòng đình chia thành 3 phần: phần lòng giếng lát gạch lá nem, hai bên sàn ván gỗ cao 0,7m so với mặt nền có tác dụng chống ẩm và thoáng mát, gợi lại kết cấu nhà sàn cổ còn thấy trên trống đồng Đông Sơn thời Hùng Vương. Diện tích đình và nhà Hậu cung là 700m 2 , diện tích toàn bộ đình và khu vực sân đình là 4.000m 2 . Đình làng Đình Bảng là một công trình kiến trúc quy mô với không gian phát triển cả phía sau, phía trước và hai bên: nguyên trước có cả tam quan, cửa giữa xây hai trụ gạch kiểu lồng đèn cao, hai bên có cửa cuốn tò vò giả mái, phía sau là khoảng sân rộng, hai bên là hai dãy tả vu và hữu vu. Tòa Đại đình đồ sộ nối với Hậu cung phía sau theo dạng mặt bằng hình chuôi vồ. Đình dựng trên thế đất lưng con nhện ôm bọc cả làng. Kiến trúc đình Đình Bảng chia làm 2 phần riêng biệt: phần ngang gọi là đình ngoài hay Đại bái (tòa Bái đường), phần dọc gọi là đình trong hay Hậu cung. Cũng như mọi ngôi đình khác, công trình quan trọng nhất của đình Đình Bảng về mặt kiến trúc nghệ thuật là toà Bái Đường. Bái Đường của đình có hình chữ nhật, dài 20m, rộng 14m, gồm 7 gian và 2 chái (gian phụ), nằm trên nền cao bó đá xanh có hai bậc cấp. Các gian bên của tòa Bái đường đều có sàn ván gỗ. Hậu cung của đình là nơi đặt bàn thờ Thành Hoàng. Trong Hậu cung có Cung cấm, là nơi đặt bài vị, sắc phong của vị thần làng. Xung quanh Hậu cung được bít kín bằng ván gỗ, tạo không khí uy nghiêm và linh thiêng. Hậu cung gồm 3 gian. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 5 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG Bái Đường và Hậu cung nối nhau bằng ống muống khẩu độ, cách gian bái đường 4m, khoảng cách giữa các cột cái và cột quân khoảng 3,5m. Cột cao 6,45m đường kính 55cm, cột quân có đường kính 40cm. Bốn phía đình bưng cửa bức bàn đặt trên hành ván ngưỡng (bức ván trơn hoặc trang trí nằm giữa 2 chiếc xà đặt trên tường ngạch hoặc ván ngạch) xung quanh có hành lang. Gian chính điện (gian giữa) của đình có sàn thấp, lát gạch lá nem, hai bên đặt lan can gỗ. Gian này thấp nhất, thuật ngữ là "lòng thuyền". Sàn ván các gian hai bên cao dần, tổng cộng là hai cấp, phân biệt địa vị của các hương chức khi họp việc làng để người ngồi chiếu trên, kẻ ngồi chiếu dưới tùy theo vai vế trong làng. Các gian khác đều gác diềm lát ván sàn để hội họp khi có việc làng. Bái đường có cửa nách qua nhà “ống muống” vào Hậu cung. 1.4.2. Cách thức tổ chức mặt đứng SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 6 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG Nhìn từ trước vào ngôi đình có một không gian bề thế với lối kiến trúc rất bắt mắt. Nóc đình cao tới 8 mét với tỷ lệ mặt đứng của phần mái lớn hơn phần thân (mái chiếm hai phần ba chiều cao của đình) tạo nên cảm giác bề thế. Đình được dựng lên bằng những cột lim tròn, to và thẳng tắp đặt trên những hòn đá lớn. Trước đình có 2 cột đồng trụ vút cao, trên đỉnh có một con nghê. Đình có cửa bức bàn bao quanh, được lợp ngói mũi hài 4 góc có 4 đầu đao cong vút lên như đuôi chim phượng uốn cong. Cũng như nhiều đình làng Việt Nam dựng vào cuối thế kỷ XVII đầu XVIII, đình làng Đình Bảng có lối kiến trúc bề thế, mái dài và cao, các đầu đao được uốn cong vút. Mặt đứng của Bái đường (tòa Đại đình) cao 8m, phần mái rủ xuống đẹp đẽ chiếm tới 5,5m. Nhìn từ bên ngoài, mái đình có tỷ lệ đồ sộ, chiếm hơn 2/3 chiều cao toàn thể ngôi đình, bốn góc xòe rộng uốn lượn, lợp mái mũi hài đầu kim góc mái uốn cong gắn đắp bẹ đao hình rồng hình nghê uống nước. Diện tích mái rộng, lợp ngói mũi hài dầy bản, rộng khổ, tạo một không gian rộng trong lòng đình. Đình có các tàu mái uốn cong nhẹ nhàng, đoạn cuối uốn cong vút tạo thành bốn góc đao đồ sộ. Toà Đại đình được xây trên nền cao hai bậc cấp đá xanh bó xung quanh SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 7 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG rất bề thế và vững chãi. Bốn mặt đều được bưng kín bằng ván gỗ nên việc tháo mở dễ dàng. Do đó không gian sử dụng của đình làng không chỉ hạn hẹp trong lòng kiến trúc mà rộng thoáng khắp bốn xung quanh, hài hoà với không gian tự nhiên. Vẻ đồ sộ của đình không những thể hiện qua phần mái toả rộng mà còn thể hiện qua những cột lim trong kiến trúc phần Bái đường của đình. Bái đường gồm 6 hàng chân cột, có khoảng 60 cột lim lớn nhỏ có đường kính từ 0,55 (với cột con) và 0,65 (với cột lớn) được đặt trên các tảng đá xanh vuông vức, nhẵn bóng. Tất cả sức nặng của công trình đều được phân tán qua cột xuống các chân tảng lớn bằng đá đặt trên nền đình. Các cột đều được làm bằng gỗ lim chắc chắn. Chính vì vậy phần mái toả rộng cùng với hàng cột lim có đường kính lớn tạo nên vẻ bề thế, đồ sộ hiếm thấy ở những ngôi đình khác. Đình có cửa bức bàn bao quanh. 1.4.3. Hệ kết cấu Trong kiến trúc gỗ cổ truyền Việt, sự vững trãi của công trình là nhờ vào khung kết cấu với những mối liên kết, các mộng, chịu sức nặng của toàn bộ mái đè xuống. Hệ thống kết cấu gỗ truyền thống: cột, xà kẻ, bảy theo hệ thống chồng rường hoặc giá chiêng, liên kết chủ yếu bằng mộng tạo nên thế cân bằng và vững chắc. Kết cấu bộ khung đình khá vững chắc, gắn với nhau SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 8 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG bằng các loại mộng theo lối chồng rường "Thượng tam, hạ tứ". Hệ khung liên kết bằng gỗ trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại của công trình kiến trúc. Trong đó bộ vì là yếu tố cơ bản của kết cấu khung gỗ, nó liên kết tất cả các cấu kiện, vừa là kết cấu chịu lực, nâng đỡ mái, vừa là đơn vị cấu thành tổ chức không gian của đình. Kết cấu theo kiểu chồng rường giá chiêng với các cột cái câu đầu, có xà ngang xà dọc và xà nách câu nhau chia thành từng vì để đỡ toàn bộ hoành mái đặt từ thương lương xuống. Bộ vì nóc được làm theo kiểu chồng rường. Trên đầu hai cột cái là một câu đầu to khoẻ được đỡ bởi hai đầu dư. Trên câu đầu và hai trụ trốn đỡ hai con rường chồng lên nhau qua hai đấu vuông thót đáy, trên cùng là một đấu đỡ thượng lương. Chạy xung quanh lòng tòa Đại đình là ba hàng xà kép: xà hạ, xà trung, xà thượng. Đại đình gồm có 6 bộ vì được liên kết với nhau qua hệ thống xà dọc bởi vậy đình bao gồm 5 gian chính, ngoài ra để mở rộng thêm lòng công trình người ta đã đặt thêm 2 bộ vì lửng ở hai bên tạo nên 2 gian hồi và 2 chái lớn. Trên xà đùi nối giữa cột cái và cột quân ở 2 gian hồi người ta đặt cột SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 9 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG trốn để đỡ vì. Vì này được làm theo kiểu chồng rường và được chạm khắc hình rồng, hình mây. Kiến trúc của đình bao gồm Đại đình - ống muống - Hậu cung được liên kết với nhau theo kiểu liên kết mái. Từ Đại đình có cửa nách qua ống muống và Hậu cung. Hậu cung có ba gian, hệ khung kết cấu đơn giản với bộ vì nóc được làm theo kiểu chồng rường, vì nách được chạm trổ đơn giản. Hai đầu hồi Hậu cung được xây tường cao bít đốc. 1.4.4. Cách thức sử dụng vật liệu Đình làng Đình Bảng được xây dựng với các vật liệu hết sức đa dạng trong hệ thống vật liệu kiến trúc cổ Việt Nam. Gỗ được sử dụng phổ biến trong các kết cấu chính của công trình. Khung đình được làm bằng gỗ lim, sàn đình sử dụng ván gỗ, tường xây bằng gạch. Ngói là vật liệu tạo nên bộ mái, phần bao bọc quan trọng nhất của công trình. Trong kiến trúc đình Đình Bảng thì mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, sân đình lát gạch . gỗ được sử dụng phổ biến trong các kết cấu chính của công trình. 1.4.5. Trang trí (phù điêu, tượng…), màu sắc ∗ Trang trí Đình làng là một trong những kiến trúc mỹ thuật quan trọng nhất ở Việt Nam. Đình được trang trí hết sức độc đáo với nhiều màu sắc khác nhau. Nhìn vào cửa chính, ngắm từ bên ngoài: thành khung cửa được phủ bằng hai dải hoa văn cân đối. Một bên tìm cái đẹp trong những cấu trúc nét thẳng, có góc cạnh, còn bên kia lại hiện lên cái đẹp từ những đường cong mềm mại, nhịp nhàng. Dưới hai dải hoa văn ấy có hai khối tượng tròn, đó chính là hai cối gỗ để tra cánh cửa, được nghệ nhân tạo thành hai con nghê ở tư thế nằm phục chầu nhau. Con bên phải đeo ba quả lục lạc nét mặt hơi dữ tợn. Con bên kia mặt dịu hiền, không đeo nhạc. SVTH: Đinh Thị Vượng – Lớp 08CVHH Trang 10 . Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG 1.5.3. Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc, trang trí… Đình làng Đình Bảng là một di tích kiến trúc. Lớp 08CVHH Trang 1 Lịch sử kiến trúc Việt Nam GVHD: TH.S TRẦN ĐỨC QUANG vẹn nữa. Đình Đình Bảng là một trong những ngôi đình có kiến trúc đẹp nhất còn tồn

Ngày đăng: 13/08/2013, 14:33

Hình ảnh liên quan

Đình làng Đình Bảng là một hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt Nam, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng - Báo cáo tốt nghiệp lịch sử kiến trúc việt nam

nh.

làng Đình Bảng là một hình ảnh độc đáo của kiến trúc dân tộc, mang nhiều nét kiến trúc truyền thống Việt Nam, giữ được hình ảnh toàn vẹn kiểu thức nhà sàn dân tộc được áp dụng cho kiến trúc đình làng Xem tại trang 4 của tài liệu.
1.5.3. Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc, trang trí… - Báo cáo tốt nghiệp lịch sử kiến trúc việt nam

1.5.3..

Ý nghĩa của các hình thức kiến trúc, trang trí… Xem tại trang 15 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan