Nhu cầu làm thêm của sinh viên thành phố hà nội hiện nay”

39 1K 1
Nhu cầu làm thêm của sinh viên thành phố hà nội hiện nay”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Theo báo cáo Phát triển Thế giới năm 2013 Tại các nước đang phát triển thì việc là trở thành “nền tảng căn bản cho sự phát triển”, việc làm đem lại nhiều lợi ích to lớn hơn nhiều so với thu nhập đơn thuần, việc làm có vai trò quan tròn trong quá trình giảm nghèo, giúp các thành phố vận hành và giúp lớp trẻ tránh được bạo lực, báo cáo mới của Ngân Hàng Thế giới nhận định. Tuy nhiên thực trạng việc làm ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ thất nghiệp còn tương đối cao. Ước tính tới cuối thàng 12 2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2.08%. Như vật so với nhiều nước trên thế giới thì tỉ lệ này còn tương đối cao. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) năm 2014 là 6.3%, cao hơn so với năm 2013, như vậy tỉ lệ thất nghiệp ở thanh niên có xu hướng tăng, khu vực thành thị là 11, 49% cao hơn mức 11.12% của năm trước, khu vực nông thôn là 4.63%, xấp xỉ năm 2013. Mặc dù việc làm có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế, tuy nhiên ở nước ta vẫn còn một bộ phận không nhỏ chưa có việc làm, và lại chủ yếu tập trung ở lớp thanh niên do đây là giai đoạn chu yển giao từ giai đoạn học sinh sang giai đoạn bắt đầu trưởng thành, ở giai đoạn này thường có những biến động chính vì thế mà thanh niên chưa tìm được cho mình một công việc ổn đinh cho nên tỉ lệ thất nghiệp khá cao. Sinh viên cũng nằm tron độ tuổi thanh niên, bên cạnh việc tham gia học tập và các hoạt động thì sinh viên cũng muốn tìm cho mình một công việc để có thể tiết kiệm thời gian rảnh rỗi. Hơn nữa, giá cả các mặt hàng tăng lên khiến đời sống của sinh viên đặc biệt là sinh viên ở nông thôn trở nên khó khăn hơn. Để vẫn có thể học tập được và duy trì những thói quen sinh hoạt hằng ngày thì sinh viên đã đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống của mình.s Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khuyến khích học sinh, sinh viên phải kết hợp giữa việc học với việc thực hành. Vì vậy ngoài học tập lý thuyết thì ngành nghề nào cũng cần phải có sự thực hành, ngoài việc được dạy chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường thì việc sinh viên tích lũy kinh nghiệm qua thực tiễn trải nghiệm cuộc sống cũng ngày càng được chú trọng hơn. Hơn nữa, đi làm thêm ít nhiều còn thể hiện sự tự lập của sinh viên. Ở nhiều nước trên thế giới, sinh viên khi đã vào Đại học là sống hoàn toàn tự lập, sinh viên ra ở riêng với gia đình và tự lập về mọi mặt, điều này giúp cho sinh viên dễ thích nghi với cuộc sống hơn. Sinh viên tự lo cho cuộc sống của bản thân mà không làm phiền đến cha mẹ. Sự tự lập của sinh viên ở những nước này giúp sinh viên trưởng thành hơn trong cuộc sống, tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra phổ biến ở những nước phát triển như Mỹ, Anh… Còn ở Việt Nam, sinh viên cũng có nhu cầu sống tự lập, cũng muốn đi làm thêm nhưng ròa cản kinh tế nói chung khiến sinh viên không có điều kiện thực hiện. Không chỉ sinh viên mà còn rất nhiều người lao động chưa có việc làm. Nhà nước chưa có nhiều những chính sách hỗ trợ việc làm nói chung đến từng đối tượng. Hơn nữa, ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì đòi hỏi một lực lượng lao động phải có thay nghề cao, người sử dụng lao động ngày càng đòi hỏi lao động có trình độ cao, vì vậy sinh viên muốn có được công việc như ý muốn của mình với một mức lương phù hợp thì phải đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhưng thực tế lại cho thấy, đa số sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm để đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Vì vậy nhu cầu vẫn chỉ dừng lại ở nhu cầu mà chưa thể đi vào thực hiện. Xuất phát từ những lý do trên, nhằm cung cấp dữ liệu cho những nghiên cứu để bổ sung các chính sách về việc làm, tác giả đã quyết định lực chọn đề tài : “Nhu cầu làm thêm của sinh viên Thành phố Hà Nội hiện nay”

Ngày đăng: 24/09/2018, 15:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

  • 2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

  • 1 Tình hình nghiên cứu việc làm thêm nói chung.

  • 2 Tình hình nghiên cứu việc làm thêm.

  • 3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

  • 1 Mục đích nghiên cứu.

  • 2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

  • 4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU

  • 1 Đối tượng nghiên cứu

  • 2 Khách thể nghiên cứu:

  • 3 Phạm vị nghiên cứu

  • 5 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT

  • 1 Giả thuyết nghiên cứu.

  • 2 Khung lý thuyết.

  • 6 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.

  • 7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 1 Phương pháp luận.

  • 2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

  • 1 Phương pháp nghiên cứu định tính.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan