Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay

115 357 3
Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch sử, là trung tâm phát triển của xã hội. Trong thời đại cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 và toàn cầu hóa, để ổn định và phát triển được thì chiến lược phát triển nguồn nhân lực đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong đường lối cách mạng của Đảng CSVN luôn khẳng định: con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đảng chủ trương lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Quan điểm này đã đặt ra cho quá trình phát triển nguồn lực ở nước ta nhiều nhiệm vụ mới mẻ, đặc biệt là việc chăm lo, giáo dục thế hệ trẻ. Mục tiêu của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao nhân cách công dân với kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ, có trách nhiệm nghề nghiệp, đạo đức, có phẩm chất chính trị và ý thức phục vụ nhân dân. Đây đã và đang là những vấn đề lớn đặt ra không chỉ cho riêng ngành giáo dục và đào tạo mà cho cả xã hội Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa. Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ XII nhấn mạnh: “ Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc. Chính vì vậy, Đảng ta luôn giáo dục, bồi dưỡng tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp của Đảng và dân tộc.”. Đây là một trong những định hướng quan trọng đối với hoạt động văn hóa, giáo dục ở nước ta hiện nay. Trong đó giáo dục nhằm hình thành lối sống văn hóa cho thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng vì thanh niên là lực lượng chủ lực trong quá trình phát triển và bảo vệ đất nước. Trong quá trình đổi mới đất nước, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và mở rộng hợp tác giao lưu quốc tế. Những thay đổi trên các phương diện đó đã tác động đến nhiều mặt của cuộc sống xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực còn xuất hiện nhiều biểu hiện tiêu cực, đặc biệt là sự xuống cấp về tư tưởng đạo đức, lối sống trong xã hội, trong đó giới sinh viên không là ngoại lệ. Yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên là cấp bách, nhất là trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động nhanh chóng và khó lường như hiện nay. Để giải quyết vấn đề trên, mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đặt ra đối với giáo dục đại học là: tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học... Mục tiêu cụ thể này đòi hỏi ngành giáo dục – đào tạo một mặt phải đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức – lối sống mới, mặt khác họ phải là những người có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sinh viên là tầng lớp xã hội đặc thù, có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động, ham học hỏi, thích tìm tòi và sáng tạo, là nguồn bổ sung chủ yếu cho đội ngũ trí thức trong tương lai, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, dân tộc. Nếu không có thế hệ trẻ tiếp bước, sẽ không có sự phát triển trong lịch sử của mỗi quốc gia, dân tộc, cũng như không có sự phát triển của nhân loại. Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta có vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là bộ phận nòng cốt. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục của cả nước. Nơi đây tập trung 66 trường đại học và đa số các trường đại học lớn, có danh tiếng lâu dài đều ở đây nên kết quả giáo dục ở các trường đại học ở Hà Nội có sức ảnh hưởng lớn không chỉ trong hệ thống giáo dục đại học mà còn trong cả nước. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài Giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn trên địa bàn Hà Nội làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Chính trị học, chuyên ngành Quản lý hoạt động tư tưởng – văn hóa của mình.

... trạng giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học khối khoa học xã hội nhân văn Hà Nội - Đề xuất phương hướng giải pháp tăng cường giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học. .. cấu thành hoạt động giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên - Đánh giá khách quan thực trạng giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học khối khoa học xã hội nhân văn địa bàn Hà Nội. .. dục lối sống văn hóa cho sinh viên trường đại học khối khoa học xã hội nhân văn Hà Nội giai đoạn tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa vấn đề lý luận giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên

Ngày đăng: 20/09/2018, 14:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

  • VỀ GIÁO DỤC LỐI SỐNG VĂN HÓA CHO SINH VIÊN

    • 1.1. Khái niệm giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên

    • Lối sống văn hóa góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Lối sống văn hóa lành mạnh luôn tạo điều kiện, cơ hội để mọi cá nhân phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình; từ đó có đầy đủ phẩm chất, năng lực để đạt được mọi thành công và có được cuộc sống tự do, có đủ điều kiện để hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần cao quý. Như thế, lối sống văn hóa lành mạnh đã tạo nên những nhân cách đẹp đẽ, làm cho cuộc sống của mỗi con người thêm ý nghĩa, chứng tỏ, nó đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi con người.

    • Lối sống văn hóa làm cho niềm vui và hạnh phúc của con người được nhân đôi . Sở dĩ lối sống văn hóa có thể làm cho niềm vui, niềm hạnh phúc được nhân đôi, bởi vì sinh viên thường giàu tình cảm và nhu cầu tình cảm là cần thiết, có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Lối sống văn hóa ở sinh viên có khả năng phát huy tác dụng kép. Không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân sinh viên mà còn có tác động tới các thành viên trong gia đình và ngoài xã hội. Sinh viên sau này là người thầy đầu tiên của các con, là người có nhiệm vụ thắp sáng và giữ ngọn lửa ấm trong trái tim từng thành viên của gia đình, vì thế lối sống văn hóa ở họ đã luôn phát huy được tác dụng kép.

      • 2.3. Hạn chế trong giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên các trường đại học khối khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội

      • Tiểu kết chương 2

        • 3.2. Giải pháp tăng cường giáo dục lối sống văn hóa cho sinh viên khối các trường khoa học xã hội và nhân văn ở Hà Nội trong thời gian tới

        • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

        • PHẦN PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan