“ Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ

23 521 0
“ Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu, là món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Với học sinh THCS môn học âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Âm nhạc là ngôn ngữ của tâm hồn, tô điểm và làm phong phú thêm cho cuộc sống tinh thần của con người. Âm nhạc truyền đạt những cảm xúc của con người như: Vui, buồn, phấn khởi… Khi thưởng thức một tác phẩm âm nhạc, người nghe có thể tự mình đánh giá về những cảm xúc mà nhạc sĩ muốn gửi gắm vào trong tác phẩm của mình. Âm nhạc cũng là tiếng nói của tình cảm, cho dù tác phẩm âm nhạc chỉ biểu hiện, bộc lộ và truyền đạt tình cảm đến người thưởng thức, nhưng vẫn giữ vững ba chức năng của nó đó là: Thẩm mỹ Giáo dục Nhận thức. Âm nhạc làm cho người nghe hướng thiện hơn, biết chọn lọc cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Thông qua việc thưởng thức Âm nhạc, con người thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước hơn. Có thể nói Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta . Trong nhà trường phổ thông, Âm nhạc luôn là người bạn đồng hành của các em học sinh,là một môn học độc lập, được phổ cập phổ thông cho đối tượng học sinh THCS nhằm dạy cho các em những kiến thức sơ đẳng về Âm nhạc, đáp ứng một khía cạnh đời sống tinh thần của học sinh, tạo cuộc sống văn hóa tinh thần phong phú, là điều kiện hình thành một môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường. Cùng với các môn học khác, Âm nhạc giúp học sinh phát triển toàn diện về trình độ học vấn, về nhân cách, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái nhân bản, tạo trạng thái tâm lý tích cực để các em tiếp thu môn học khác được tốt hơn. Âm nhạc cũng góp phần phát triển tối đa những tố chất tâm sinh lý của lứa tuổi, tạo điều kiện để các em phát triển hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò... Vì vậy giáo dục Âm nhạc là một việc làm cần thiết đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của các em học sinh. Cũng như các môn học khác, mục tiêu chung của môn học Âm nhạc ở cấp THCS là: + Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ Âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hóa Âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. + Giáo dục cho học sinh có thị hiếu Âm nhạc lành mạnh, hướng tới những điều thiện trong cuộc sống. + Khích lệ học sinh hăng hái tham gia hoạt động Âm nhạc dưới nhiều hình thức, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. Mặt khác, qua môn học còn có thể phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm “Học vui Vui học”. Vì vậy tạo cho các em sự say mê hứng thú học tập là rất cần thiết. Cần khẳng định rằng: Dạy âm nhạc ở trường trung học cơ sở có những đặc điểm riêng không thể giống phương pháp dạy học ở trường Âm nhạc chuyên nghiệp hay các lớp học đàn, học hát ở ngoài trường học. Đối tượng học Âm nhạc ở trường trung học cơ sở là tất cả học sinh bất kể có năng khiếu hay không có năng khiếu, yêu thích Âm nhạc hay không quan tâm đến Âm nhạc đều được học một cách nghiêm túc và cơ bản. Môn Âm nhạc được coi như một môn văn hoá bắt buộc. Mục tiêu dạy Âm nhạc cho học sinh phổ thông cơ sở không nhằm đào tạo các em thành những người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, một thị hiếu âm nhạc lành mạnh, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn hoạt bát và sống vui tươi, yêu cuộc sống hơn... Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn học tập của học sinh ở các trường THCS nói chung và trường THCS Nga Mỹ nói riêng ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, vì vậy nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập trong các tiết học sẽ giúp cho học sinh say mê học tập hơn. Từ những lí do trên bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Âm nhạc được đào tạo đúng chuyên ngành, sau hơn 20 năm trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng học tập và gây hứng thú cho học sinh trong khi học phân môn Học hát và phân môn Âm nhạc thường thức là một trong những giải pháp hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh khối lớp 6 vừa mới ở Tiểu học lên, các em đang còn rất bỡ ngỡ với phương pháp học tập ở cấp THCS. Đây chính là điều làm cho tôi trăn trở và cũng là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài:“ Phương pháp dạy Âm nhạc kết hợp trò chơi qua phân môn Học hát và Âm nhạc thường thức cho học sinh lớp 6 trường THCS Nga Mỹ ”. Học hát kết hợp trò chơi ,và Kết hợp trò chơi vào phân môn Âm nhạc thường thức chính là phương pháp dạy học thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi của các em học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm, để học sinh khám phá những điều chưa biết, đây cũng chính là phương pháp dạy học chú trọng đến việc rèn luyện thực hành là chính, vì thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học, là phương pháp tự học, học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò, tăng cường đồ dùng dạy học cần thiết. Vận dụng phương pháp tích hợp trong giảng dạy, phát triển tai nghe và sự nhạy cảm về âm nhạc, tạo ra được cảm xúc cho học sinh, giúp các em nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc, đồng thời giúp học sinh được xem, được nghe và được tự mình thể hiện và bình luận đánh giá nhiều hơn. Việc đưa các trò chơi âm nhạc vào trong tiết học làm cho tiết học sôi nổi, hào hứng hơn .Thông qua các trò chơi giúp các em tiếp nhận kiến thức bằng nhiều giác quan, mà sử dụng càng nhiều giác quan thì các em càng tiến bộ trong học tập và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc hơn, tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách của người học sinh.

Ngày đăng: 18/09/2018, 17:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Đặc biệt thông qua các trò chơi giúp học sinh luôn tự tin, mạnh dạn, hòa đồng và có tinh thần đoàn kết hơn. Ý chí tinh thần đồng đội cũng được rèn luyện qua trò chơi, đồng thời trò chơi còn thúc đẩy phát triển sự năng động sáng tạo của từng cá thể.

  • Như vậy, vai trò của trò chơi âm nhạc ở bậc THCS có ý nghĩa rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục phát triển, hoàn thiện nhân cách của học sinh. Từ việc đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cơ bản của ngành giáo dục là tạo nền tảng văn hóa âm nhạc phổ thông cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng, đến việc tăng cường nâng cao thể lực và tạo các tiền đề để hình thành nhân cách, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, năng lực của học sinh trong thời đại mới.

  • Trò chơi âm nhạc là phương tiện giáo dục hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu thiết thực của lứa tuổi học sinh, nhất là trong các nhà trường bậc THCS. Vốn dĩ Âm nhạc là bộ môn có thể phát huy nhiều nhất thế mạnh về hướng dẫn trò chơi trong giờ học. Các trò chơi đó đã tạo ra hiệu ứng lớn trong việc giúp các em khắc sâu kiến thức, phát triển kĩ năng và đặc biệt là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh theo mục tiêu đổi mới. Đây là bộ môn nghệ thuật động, nghệ thuật của âm thanh ca từ. Lợi thế đó rất phù hợp với nhu cầu tâm sinh lí của lứa tuổi học sinh THCS, lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi là rất hiếu động, thích được thể hiện mình, đồng thời cũng rất thích khám phá, trải nghiệm trong các giờ học Âm nhạc và các hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động ngoại khóa Âm nhạc.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan