Bài giảng Mô đun: Kỹ thuật chung ô tô - P6

9 948 25
Bài giảng Mô đun: Kỹ thuật chung ô tô - P6

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vị trí của mô đun: được bố trí ở học kì I của khoá học. Tính chất của mô đun: chuyên môn nghề bắt buộc. Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: trình bày được vai trò và lịch sử phát t

Bài 6: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ 4 KỲBài 6: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ 4 KỲMục tiêu của bài: Học xong bài này học viên có khả năng: - Phát biểu đúng khái niệmvề động cơ 4 kỳ, tả được các chi tiết trên sơ đồ về cấu tạo của động cơ, trình bày đúng nguyên lý hoạt động của động cơ 4 kỳ qua đồ thị phân phối khí. - So sánh được ưu nhược điểm giữa động cơ đieslel và động cơ xăng -Xác định đúng hành trình hoạt động thực tế trên động cơ 1. Khái niệm về động cơ 4 kỳ Trong một chu trình hoạt động thực hiện trong 4 hành trình pis tông 2. Động cơ xăng 4 kỳ. -Sơ đồ cấu tạo Nguyên lý hoạt động a. Kỳ 1: Nạp Xu páp hút mở, xu páp xả đóng piston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới. Hỗn hợp nhiên liệu và không khí ( đã được hoà theo một tỷ lệ nhất định BCHK) đi vào trong xi lanh. Khi piston đến điểm chết dưới thì xupáp hút đóng. Lúc này cả xu páp hút và xả đều đóng và hỗn hợp đã vào đầy xilanh. Áp suất trong xi lanh lúc này thấp vì hỗn hợp trạng thái loãng. kỳ này ứng với trục khuỷu quay từ 00 ÷1800 b. Kỳ 2: Nén Xupáp hút và xả đều đóng, trục khuỷu tiếp tục quay, piston đi từ điểm chết dưới lên và nén dần hỗn hợp khí. Khi piston lên đến điểm chết trên thì hỗn hợp trong buồng cháy đạt được áp suất và nhiệt độ cao nhất. Kỳ này ứng với trục khuỷu quay từ 1800 ÷3600 C. Kỳ 3:Nổ (sinh công)Khi kỳ nén hoàn thành ,xupáp hút và xả vẫn đóng.Lúc này nến đánh lửa phát ra tia lửa điện làm hỗn hợp đã bị nén bốc cháy rất nhanh và giãn nở mãnh liệt , tạo ra một áp suất lớn (25 -40 kg/cm2) tác dụng lên đỉnh piston và đẩy nó đi xuống điểm chết dưới .Trục khuỷu quay từ 3600 -5400 .Ở kỳ này hai xupáp vẫn đóng kín. d. Kỳ 4: Xả Trục khuỷu tiếp tục quay ,xupáp xả mở dần ,xupáp hút vẫn đóng .Piston từ điểm chết dưới đi lên ép dần khí thải ra ngoài , kết thúc quá trình xả . Piston lên đến điểm chết trên thì xupáp xả đóng lại , xupáp hút mở ra để nạp hỗn hợp khí mới vào. Các qúa trình lại được tiếp tục như cũ.Như vậy qua bốn quá trình hút , nén, nổ, xả , trục khuỷu đã quay được 2 vòng từ 00 – 7200 .Trong đó chỉ có quá trình thứ 3 là sinh công có ích.3.Động cơ điesel +Sơ đồ cấu tạo (ken hình vẽ)+Nguyên lý hoạt động Động cơ điesel là một loại động cơ đốt trong với nhiên liệu là dầu điesel.Nguyên lý làm việc của nó về cơ bản cũng giống như động cơ xăng . Điểm khác nhau cơ bản của động cơ xăng và động cơ điesel là sự hình thành hỗn hợp khí cháy và cách đốt cháy hỗn hợp .Khi đưa vào xi lanh là không khí ( không phải là hỗn hợp khí và nhiên liệu như động cơ xăng ).Piston nén không khí với tỷ số nén lớn (ε=14 -22 ) làm cho không khí nóng đến mức đốt cháy nhanh chóng những hạt nhiên liệu diesel được phun vào với áp lực rất cao. Qúa trình hình thành hỗn hợp cháy được thực hiện bên trong xi lanh .Khi hành trình nén sắp kết thúc , nhiên liệu mới được phun váo xi lanh bằng bơm cao áp (áp suất của bơm đạt tới 140 kg/cm2).Động cơ điesel không có hệ thống đánh lửa , vì tỷ số nén rất cao nên nhiệt độ không khí trong xi lanh đạt tới 5500 – 7500C, áp suất không khí nén là 30-40 kg/cm2. Do đó sau khi nhiên liệu được phun vào xi lanh , gặp hỗn hợp khí nhiệt độ và áp suất lớn sẽ nhanh chóng đạt tới nhiệt độ tự cháy. +Nguyên lý làm việc của động cơ điesel 4 kỳ a.Kỳ 1:HútPiston đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp hút mở, xupáp xả đóng.Áp suất trong xi lanh giảm so với bên ngoài , nên không khí đã lọc sạch bầu lọc được hút vào xi lanh qua đường ống nạp .b.Kỳ 2:NénPiston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên ,lúc này xupáp hút và xả đều đóng , không khí trong xi lanh bị nén lại . c.Kỳ3:Nổ (sinh công) Khi kỳ nén kết thúc , áp suất khí trong xi lanh lên tới 30-50 kg/cm2, nhiệt độ của không khí nén tới 5500 – 7500 C, vượt quá nhiệt độ tự cháy của dầu điesel là 3000C Nhờ bơm cao áp dầu điesel đươc phun qua vòi phun vào trong xi lanh với áp suất rất cao thành hạt dầu rất nhỏ (dưới dạng sương mù) trộn với không khí nén nhiệt độ cao thành hỗn hợp khí và tự bốc cháy một cách nhanh chóng .Lúc này , áp suất trong xi lanh có thể lên tới 60-100 kg/cm2 đẩy piston từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay.d.Kỳ 4:XảPiston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên .Lúc này xupáp hút đóng ,xupáp xả mở,khí thải qua đó đi ra ngoài theo đường ống xả. 4.So sánh ưu nhược điểm giữa động cơ điesel và động cơ xăng.Do có tỉ số nén ε lớn nên kì cháy – giãn nở của động cơ điêzen được thực hiện triệt để, vì vậy hiệu suất của nó lớn hơn so với động cơ xăng. Với công suất như nhau lượng tiêu thụ trong động cơ điêzen ít hơn động cơ xăng 25%. Mặt khác nhiên liệu động cơ điêzen lại rẻ hơn so với động cơ xăng., vậy động cơ điêzen sẽ có tính kinh tế hơn. Nhưng động cơ điêzen có hai nhược điểm sau: Do áp suất trong xi lanh lớn hơn, nên phải dùng những chi tiết máy nặng và bền hơn, làm cho trọng lượng máy nặng và tuổi thọ ngắn hơn so với động cơ xăng. Do tỉ số nén ε lớn nên khó khởi động hơn động cơ xăng, nhất là vào trời lạnh . Bài 6: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ 4 K Bài 6: NHẬN DẠNG ĐỘNG CƠ 4 KỲMục tiêu của bài: Học xong bài này học viên có khả năng: - Phát biểu đúng khái. lanh là không khí ( không phải là hỗn hợp khí và nhiên liệu như ở động cơ xăng ).Piston nén không khí với tỷ số nén lớn (ε=14 -2 2 ) làm cho không khí

Ngày đăng: 19/10/2012, 13:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan