Thể chế chính trị nhật bản

25 2.5K 7
Thể chế chính trị nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Là một nước tư bản phát triển, giai cấp tư sản nắm quyền thực tế, nền chính trị ra đời sớm: có hiến pháp, Quốc hội và các đảng chính trị đầu tiên ở Châu á. Nhưng thể chế chính trị Nhật Bản được xây dựng theo mô hình của Vương quốc Anh, thể chế quân chủ đại nghị: vai trò của quốc hội được đề cao, Nhà vua chỉ là biểu tượng của quốc gia, không trực tiếp nắm quyền lực. Nền chính trị Nhật Bản được thành lập dựa trên nền tảng của một thể chế quân chủ lập hiến và cộng hòa đại nghị (hay chính thể quân chủ đại nghị) theo đó Thủ tướng giữ vai trò đứng đầu nhà nước và chính đảng đa số. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Lập pháp độc lập với chính phủ và có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm với chính phủ, trong trướng hợp xấu nhất có thể tự đứng ra lập chính phủ mới. Tư pháp giữ vai trò tối quan trọng và đối trọng với chính phủ và hai viện quốc hội (the Diet) gồm thượng viện và hạ viện).Hệ thống chính trị Nhật được thành lập dựa trên hình mẫu cộng hoà đại nghị của Anh quốc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nước dân luật ở châu Âu, cụ thể là hình mẫu của nghị viện Đức Bundestag.Vào 1896 chính quyền Nhật thành lập bộ luật dân sự Minpo dựa trên mô hình của bộ luật dân sự Pháp.Mặc dù có thay đổi sau Thế chiến II nhưng bộ luật cơ bản còn hiệu lực đến nay. Nền chính trị cũng là một trong những yếu tố chi phối tới sự phát triển của Nhật Bản. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu về vấn đề thể chế chính trị và đảng cầm quyền ở Nhật Bản nhằm học hỏi và phát huy những thế mạnh của Việt Nam.Để đưa nước ta đi lên ngày càng giàu mạnh, trở thành một nước một cường quốc mạnh về kinh tế, vững về chính trị.Đi tắt đón đầu học hỏi những kinh nghiệm quý báu để áp dụng một cách hợp lí vào nước nhà. I.Giới thiệu chung về Nhật Bản : Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở Đông Bắc Á. Với gần 4.000 hòn đảo lớn nhỏkhác nhau. Lãnh thổ Nhật Bản như một vòng cung hẹp, nằm cách bờ biển đông Trung Quốc khoảng 650 km. Người Nhật Bản thường gọi nước mình là “Nihon hay Nippon” tức là xứ sở của mặt trời (Nhật – mặt trời, Bản – gốc). Diện tích Nhật Bản là 377.815 km2, trong đó hơn 70% là đồi núi, chỉ có 13% là đất trồng trọt. Địa hình phức tạp, bờ biển dài, nhiều núi đá với nhiều hải cảng nhỏ nhưng rất đẹp: Những vùng núi tạo ra nhiều thung lũng, các con sông chảy xiết và các hồ nước trong. Thực vật tự nhiên ở Nhật Bản tương đối phong phú, đa dạng.Thiên nhiên Nhật Bản đẹp nhưng tương đối khắc nghiệt. Nhìn chung khí hậu khá ôn hòa, mặc dù có sự khác nhau giữa các miền. Dân số Nhật Bản trên 125 triệu người ( năm 1998), đứng thứ 7 thế giới. Mật độ dân cư khá cao (trên 300 ngườikm2) và phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở đông và đông nam đảo Honshu và phía bắc đảo Kyushu. Thành phần dân tộc Nhật Bản khá thuần nhất, có tới 99% là người Nhật, chủ yếu sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Nogoia, Saporo, Kobe…Ngoài ra còn có người Hoa, người Triều Tiên và một số dân tộc khác. Tỷ lệ dân số sống ở thành thị tăng nhanh, vào thập kỷ 50 của thế kỉ XX mới có khoảng gần 40%, đến nay đã lên tới 77%. Nhật Bản là một trong những nước có GDP vào loại cao nhất thế giới. Cơ cấu kinh tế Nhật Bản khá hợp lí đối với một nước phát triển: nông nghiệp chiếm 3% GDP; công nghiệp 45%; dịch vụ 52%. Nhìn chung, Nhật Bản hiện đại là một trong những quốc gia phát triển bậc nhất thế giới, một cường quốc kinh tế. Tuy nhiên nền kinh tế Nhật Bản cũng bộc lộ những hạn chế, sự mất cân đối giữa công nghiệp và nông nghiệp, những khó khăn về nguyên liệu và lương thực; sự cạnh tranh gay gắt của các nước Tây Âu và sự vươn lên của các nước công nghiệp mới cũng là thách thức đối với Nhật Bản.

Ngày đăng: 15/09/2018, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Lời nói đầu

  • II, Nội Dung

  • 1. Khái niệm thể chế chính trị:

  • 2. Vai trò của thể chế chính trị:

  • 3.Thể chế nhà nước:

  • 4. Đảng cầm quyền và Đảng đối lập:

    • + Heisei Kenkyukai (từ Đảng Tự do - Quyền Tự do)

    • + Kouchi Kai (Đảng Tự do kinh tế của Keynes và Quyền Tự do)

    • 5. Kết luận và kiến nghị

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan