Tìm hiểu về dịch vụ phát triển kinh doanh

4 307 0
Tìm hiểu về dịch vụ phát triển kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) là một khái niệm chỉ những dịch vụ phi tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Vai trò của BDS đối với sự phát triển của doanh nghiệp được ghi nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Ở những nền kinh tế phát triển như Singapore, BDS đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc nội. Ở những nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một số BDS có mức tăng trưởng trung bình 10%/ năm. Vì thế, cần thiết phải nâng cao nhận thức và sử dụng BDS để phát triển hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam. Đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Hiện nay ở Việt Nam, BDS mới bắt đầu phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng 1% với mức tăng trưởng rất thấp khoảng 1-2%/năm. Nhận thức về BDS như một công cụ phát triển doanh nghiệp còn khá thấp, không chỉ trong khối doanh nghiệp mà ngay cả ở các cấp chính quyền. Các thị trường BDS như đào tạo, kế toán, tư vấn tài chính và thuế và đặt biệt là tư vấn quản lý kém phát triển cả về cung và cầu. Làm thế nào để đẩy mạnh hơn nữa tình hình phát triển của thị trường BDS ở Việt Nam và giải quyết triệt để được những cản trở mà các nhà cung cấp BDS đang gặp phải? Dữ liệu thống kê về các ngành nghề và thị trường cụ thể của Việt Nam chưa được hệ thống hóa và chưa thống nhất. Thông tin về thị trường nước ngoài và kinh tế thế giới, hay sách kỹ thuật chuyên môn và thông tin chuyên biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ BDS không phải lúc nào cũng có sẵn. Đây cũng là một cản trở đáng kể vì những thông tin và công cụ này là đầu vào quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ BDS cung cấp được dịch vụ chất lượng cao và kịp thời cho doanh nghiệp.

Tìm hiểu về dịch vụ phát triển kinh doanh Dịch vụ phát triển kinh doanh (BDS) là một khái niệm chỉ những dịch vụ phi tài chính mà doanh nghiệp sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Vai trò của BDS đối với sự phát triển của doanh nghiệp được ghi nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Ở những nền kinh tế phát triển như Singapore, BDS đóng góp tới 15% tổng sản phẩm quốc nội. Ở những nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), một số BDS có mức tăng trưởng trung bình 10%/ năm. Vì thế, cần thiết phải nâng cao nhận thức và sử dụng BDS để phát triển hơn nữa doanh nghiệp Việt Nam. Đầu vào quan trọng của doanh nghiệp Hiện nay ở Việt Nam, BDS mới bắt đầu phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng sản phẩm quốc nội vào khoảng 1% với mức tăng trưởng rất thấp khoảng 1-2%/năm. Nhận thức về BDS như một công cụ phát triển doanh nghiệp còn khá thấp, không chỉ trong khối doanh nghiệp mà ngay cả ở các cấp chính quyền. Các thị trường BDS như đào tạo, kế toán, tư vấn tài chính và thuế và đặt biệt là tư vấn quản lý kém phát triển cả về cung và cầu. Làm thế nào để đẩy mạnh hơn nữa tình hình phát triển của thị trường BDS ở Việt Nam và giải quyết triệt để được những cản trở mà các nhà cung cấp BDS đang gặp phải? Dữ liệu thống kê về các ngành nghề và thị trường cụ thể của Việt Nam chưa được hệ thống hóa và chưa thống nhất. Thông tin về thị trường nước ngoài và kinh tế thế giới, hay sách kỹ thuật chuyên môn và thông tin chuyên biệt cho các nhà cung cấp dịch vụ BDS không phải lúc nào cũng có sẵn. Đây cũng là một cản trở đáng kể vì những thông tin và công cụ này là đầu vào quan trọng để các nhà cung cấp dịch vụ BDS cung cấp được dịch vụ chất lượng cao và kịp thời cho doanh nghiệp. Mặc dù doanh nghiệp của Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, nhận thức của xã hội và doanh nhân về những lợi ích trong việc sử dụng BDS còn chưa cao. Các chủ doanh nghiệp, vì nhiều lý do, thường vẫn ngại cung cấp thông tin cho các tư vấn độc lập. Các doanh nghiệp nhỏ hơn thì thiếu các nguồn lực cần thiết để thu thập được những thông tin về các dịch vụ kinh doanh đang có trên thị trường. Nói chung là những khách hàng tiềm năng của BDS đều thiếu thông tin đầy đủ và chính xác về những dịch vụ đang có trên thị trường. Do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có thu nhập và tích lũy thấp, nhu cầu sử dụng dịch vụ bên ngoài, trong đó có BDS, cũng thấp. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa nói rằng họ không có khả năng mua những dịch vụ này theo giá thị trường. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không nhận thức được những lợi ích tiềm năng mà BDS có thể đem lại. Đặc biệt là các dịch vụ vô hình và không đem lại lợi ích ngay lập tức như dịch vụ tư vấn quản lý và tư vấn chiến lược. “Cung” của thị trường BDS cũng bị hạn chế do một số nguyên nhân. Các nhà cung cấp dịch vụ không phải lúc nào cũng hiểu rõ những nhu cầu cụ thể của các doanh nghiệp trong nước, hoặc đủ chuyên môn và nguồn lực để thiết kế các dịch vụ cho phù hợp với những nhu cầu này. Họ thiếu các kỹ năng và kinh nghiệm tư vấn, đặc biệt là thiếu khả năng truyền đạt về giá trị của dịch vụ tư vấn cho khách hàng. Từng bước rỡ bỏ “rào cản” pháp lý Môi trường pháp lý thuận lợi là một trong những tiền đề để hỗ trợ sự phát triển hiệu quả của thị trường BDS ở Việt Nam. Những cải cách pháp lý gần đây (như Luật Doanh nghiệp) và quá trình tự do hoá nền kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, đã giúp thúc đẩy thị trường BDS ở Việt Nam từ cả phía cung và cầu. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh để củng cố niềm tin của giới doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều rào cản đối với thị trường BDS ở Việt Nam. Nổi bật nhất là các vấn đề như chi phí gia nhập thị trường quá cao đối với một số các loại hình BDS như dạy nghề, kiểm toán và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, vẫn có những mâu thuẫn giữa một số quy định và văn bản pháp lý với Luật Doanh nghiệp làm hạn chế những giao dịch BDS. Ví dụ như giới hạn chi phí quảng cáo và xúc tiến thương mại được phép khấu trừ thuế ở mức 10% trên tổng chi phí của doanh nghiệp có thể không khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng những dịch vụ này vì những chi phí vượt quá hạn mức này sẽ không được khấu trừ khi tính thuế. Điều đáng mừng là gần đây, từ phía Nhà nước đã có những xu hướng tích cực hơn, thể hiện bằng việc Chính phủ ghi nhận mục tiêu phát triển BDS trong chính sách tăng trưởng và giảm nghèo của Việt Nam và ban hành một nghị định về “cung cấp và sử dụng dịch vụ tư vấn” nhằm chính thức công nhận và phát triển nghề này.

Ngày đăng: 12/08/2013, 22:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan