TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

57 438 4
TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, các ngân hàng thương mại phải mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng công thương Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế đó. Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua đã cho thấy NHCT VN đã hội nhập rất tốt. Trong thành công của NHCT VN, NHCT chi nhánh Ba Đình đã góp một phần không nhỏ.Lợi nhuận năm 2005 của chi nhánh mới là 90.681 tỉ VNĐ thì sang năm 2007 con số ấy đã là 134.727 tỉ VNĐ Với những gì đã đạt được, chi nhánh Ba Đình xứng đáng là chi nhánh hàng đầu của hệ thống NHCT VN. Giai đoạn vừa qua cũng là thời gian sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế quốc dân bước vào giai đoạn thực tập. Trong thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Tạ Lợi cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ tại phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu và các phòng ban khác tại Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình em đã hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” này một cách tốt đẹp. Vì sự hiểu biết còn hạn chế nên bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý giúp em hoàn thiện bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo thực tập tổng hợp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHCT VN : Ngân hàng công thương Việt Nam VND : Việt Nam Đồng USD : United States Dollar NHNNVN : Ngân hàng nhà nước Việt Nam Cty TNHH : Công ty Trách nhiệm hữu hạn HĐQT : Hội đồng quản trị XNK : Xuất nhập khẩu Cty CP : Công ty Cổ phần NHTM : Ngân hàng thương mại SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế hội nhập toàn cầu, đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập chính thức là thành viên thứ 150 của WTO, các ngân hàng thương mại phải mở rộng, đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng công thương Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế đó. Ngân hàng công thương Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua đã cho thấy NHCT VN đã hội nhập rất tốt. Trong thành công của NHCT VN, NHCT chi nhánh Ba Đình đã góp một phần không nhỏ.Lợi nhuận năm 2005 của chi nhánh mới là 90.681 tỉ VNĐ thì sang năm 2007 con số ấy đã là 134.727 tỉ VNĐ Với những gì đã đạt được, chi nhánh Ba Đình xứng đáng là chi nhánh hàng đầu của hệ thống NHCT VN. Giai đoạn vừa qua cũng là thời gian sinh viên năm cuối trường ĐH Kinh tế quốc dân bước vào giai đoạn thực tập. Trong thời gian ngắn, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Tạ Lợi cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị cán bộ tại phòng Thanh toán Xuất nhập khẩu và các phòng ban khác tại Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình em đã hoàn thành bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” này một cách tốt đẹp. Vì sự hiểu biết còn hạn chế nên bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” không tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo xem xét và góp ý giúp em hoàn thiện bản “Báo cáo thực tập tổng hợp” hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội,tháng 2/2009 Sinh viên Phan Hải Quế SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH BA ĐÌNH 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM : Ngày 26 tháng 03 năm 1988, Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNNVN, và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990. Ngày 27 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐ- NH5 về việc thành lập NHCTVN thuộc NHNNVN. Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại NHCTVN theo mô hình Tổng Công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính Phủ. Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển đến nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt động được phân bố rộng khắp trên 56 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Hội sở chính; 03 Sở Giao dịch; 138 chi nhánh; 188 phòng giao dịch; 258 điểm giao dịch; 191 quỹ tiết kiệm; 742 máy rút tiền tự động (ATM); 02 Văn phòng đại diện; và 03 Công ty con bao gồm Công ty cho thuê tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán (VietinbankSC) và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản; 03 đơn vị sự nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực. Ngoài ra, NHCT còn góp vốn liên doanh vào Ngân hàng Indovina và Công ty Liên doanh Bảo hiểm Châu Á NHCTVN (IAI); góp vốn vào 07 công ty trong đó có Công ty cổ phần Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam, Công ty cổ phần Xi măng SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Hà Tiên, Công ty cổ phần cao su Phước Hòa, Ngân hàng thương mại cổ phần Gia Định, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Công Thương v.v. NHCT hiện tại có quan hệ đại lý với trên 800 ngân hàng, định chế tài chính tại trên 90 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Vốn điều lệ của NHCT tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (31/12/2007) là hơn 7.608 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 166.112 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Theo BCTC chưa kiểm toán của NHCT, tại thời điểm 30/09/2008 vốn điều lệ và tổng tài sản của NHCT tương ứng là 7.626 tỷ đồng và 187.534 tỷ đồng. Có thể tóm tắt một số thành tựu nổi bật của NHCT tính đến thời điểm hiện tại, đồng thời cũng là thế mạnh của NHCT so với các NH thương mại khác như sau: - Tăng trưởng nhanh qui mô Tài sản Nợ, Tài sản Có và các nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ tích cực có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dân cư, khẳng định được vai trò một ngân hàng thương mại chủ lực ở Việt Nam. Mở rộng và phát triển các loại hình sản phẩm dịch vụ mới, hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới - Xây dựng, phát triển bộ máy tổ chức và màng lưới kinh doanh lớn mạnh, phát triển nguồn nhân lực để vận hành có hiệu quả hệ thống kinh doanh của NHCTVN - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các cơ chế, quy chế về nghiệp vụ và điều hành nội bộ: mang tính thống nhất, đầy đủ, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong giai đoạn mới, đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả. Có thể kể đến Bộ cẩm nang sổ tay tín dụng và 61 quy trình nghiệp vụ theo quy chuẩn khoa học được cấp chứng nhận ISO - Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: Toàn bộ hệ thống mạng lưới trụ sở giao dịch kiêm kho từ Trụ sở chính đến các chi nhánh, phòng giao dịch, điểm giao dịch đều khang trang hiện đại, SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp được thiết kế qui chuẩn mang thương hiệu Vietinbank. Có 88 công trình nhà làm việc đã, đang và tiếp tục xây dựng mới, tiêu biểu như: Trụ sở chính 25 Lý Thường Kiệt, Trung tâm Đào tạo cán bộ tại Huế và Đồng Nai (mỗi nơi trên 5 ha); Trường đào tạo cán bộ tại Vân Canh 10,2 ha, chi nhánh 1 TPHCM 26 tầng, chi nhánh Hoàng Mai 30 tầng. - Tính từ năm thành lập (1988) đến nay NHCT đã được tặng thưởng: 01 Huân chương Độc lập hạng Nhì, 01 Huân chương Độc lập hạng Ba, 04 Huân chương Lao động hạng Nhất, 22 Huân chương Lao động hạng Nhì, 121 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Chiến công hạng ba, 03 tập thể được tặng thưởng danh hiệu “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, 333 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 08 Cờ thi đua của Chính phủ, 20 Cờ Thi đua của Thống đốc NHNN và hàng ngàn bằng khen của Thống đốc và các bộ, ban, ngành v.v. Đồng thời trong năm 2008, Ngân hàng Công thương còn đạt Giải thưởng “Sao vàng Thủ đô 2008” trao cho sản phẩm thẻ E-Partner; Cup vàng “Thương hiệu - Nhãn hiệu” lần III; Giải thưởng “Cúp Vàng ISO lần thứ IV – 2008” do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức bình chọn và trao tặng, “Giải thưởng chất lượng quốc tế” - International Star Award (ISAQ) tại Thụy Sỹ, trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được nhận vinh dự này. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC Hình 1.1: Hệ thống tổ chức Nguồn: www.icb.com.vn SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Cơ cấu tổ chức của NHCT bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Điều hành, Ban Kiểm soát và một số phòng ban giúp việc khác thực hiện báo cáo cho HĐQT. Cơ cấu tóm tắt như sau: Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy điều hành Nguồn: www.icb.com.vn (Con số trong ngoặc đơn chỉ số người trong bộ phận) Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc. Cơ cấu tổ chức của NHCT được phân chia thành các khối chức năng như sau: Hình 1. 3: Cơ cấu tổ chức (Trụ sở chính) Nguồn: www.icb.com.vn SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp 2. NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH : Ngân hàng công thương Ba Đình tiền thân là Chi điếm Ngân hàng Đội Cấn được thành lập từ năm 1958 là một trong những đơn vị Ngân hang được thành lập đầu tiên trên địa bàn Thủ đô Hà Nội,có trụ sở tại 126 phố Đội Cấn (nay là 142), quận Ba Đình ,Hà Nội. Năm 1988 NHCT VN ra đời, thành lập chi nhánh tại Ba Đình trên cơ sở Chi điếm ngân hàng Đội Cấn. 2.1.Hệ thống tổ chức : Hình 1.4: Sơ đồ Hệ thống tổ chức NHCT chi nhánh Ba Đình Nguồn: www.icb.com.vn 2.2.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :( phụ lục kèm theo) Ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình có 12 phòng ban với các chức năng nhiệm vụ khác nhau, bao gồm : 1.Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn 2.Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ 3.Phòng khách hang cá nhân 4.Phòng quản lí rủi ro và nợ có vấn đề 5.Phòng kế toán giao dịch 6.Phòng thanh toán xuất nhập khẩu 7.Phòng tiền tệ kho quỹ 8.Phòng tổ chức – hành chính SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp 9.Phòng thông tin điện toán 10.Phòng tổng hợp 11.Phòng giao dịch (Tây Hồ) 12.Tổ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử 2.3. Các hoạt động chính : 2.3.1.Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ . - Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu . 2.3.2. Cho vay, đầu tư - Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những DA lớn, thời gian hoàn vốn dài - Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung - Thấu chi, cho vay tiêu dùng. - Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế 2.3.3. Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 2.3.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp - Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A). - Chuyển tiền trong nước và quốc tế - Chuyển tiền nhanh Western Union - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM - Chi trả Kiều hối… 2.3.5. Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…) - Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…) - Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ . - Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 2.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 2.3.7. Hoạt động khác - Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ - Tư vấn đầu tư và tài chính - Cho thuê tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán - Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH BA ĐÌNH SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B Báo cáo thực tập tổng hợp Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có những bước phát triển khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phòng rủi ro. 15 năm xây dựng và trưởng thành, NHCT Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đi tiên phong trong cơ chế thị trường, phục vụ và góp phần tích cực thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; không ngừng phấn đấu vươn lên, khẳng định đựơc vị trí là một trong những NHTM hàng đầu ở Việt Nam, có bước phát triên và tăng trưởng nhanh, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên mọi mặt hoạt động kinh doanh-dịch vụ ngân hàng; phát triển đồng đều cả kinh doanh đối nội và kinh doanh đối ngoại, công nghệ ngân hàng tiên tiến,có uy tín với khách hàng trong nước và quốc tế. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển đất nước đến năm 2010, chủ trương tiếp tục đổi mới hoàn thiện hệ thống tài chính-ngân hàng và đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam giai đoạn 2001 và 2010. Mục tiêu phát triển của NHCT Việt Nam đến năm 2010 là: “Xây dựng NHCT Việt Nam thành một Ngân hàng thương mại chủ lực và hiện đại của Nhà nước, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, chiếm thị phần lớn ở Việt Nam”. Trong thành công chung của NHCT VN chi nhánh Ba Đình cũng đóng góp một phần không nhỏ, xứng đáng là chi nhánh hàng đầu của NHCT VN.Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng phát triển về mọi mặt, có uy tín với doanh nghiệp và khách hàng xa gần.Cụ thể chi nhánh đã có nhưng kết quả như sau : SV: Phan Hải Quế Lớp: KDQT 47B

Ngày đăng: 12/08/2013, 16:53

Hình ảnh liên quan

Hiện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc - TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

i.

ện nay, NHCT được tổ chức theo mô hình một ban điều hành cao cấp bao gồm Tổng giám đốc và các Phó Tổng giám đốc Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 1.2: Cơ cấu bộ máy điều hành - TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Hình 1.2.

Cơ cấu bộ máy điều hành Xem tại trang 6 của tài liệu.
Hình 1.4: Sơ đồ Hệ thống tổ chức NHCT chi nhánh Ba Đình - TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Hình 1.4.

Sơ đồ Hệ thống tổ chức NHCT chi nhánh Ba Đình Xem tại trang 7 của tài liệu.
Bảng 2.4: Dư nợ theo phân loại tiền - TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Bảng 2.4.

Dư nợ theo phân loại tiền Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 2.8: Kinh doanh ngoại tệ - TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BA ĐÌNH

Bảng 2.8.

Kinh doanh ngoại tệ Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan