Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An

83 92 0
Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự tăng trưởng một cách ấn tượng (trung bình khoảng 8%/năm), Việt Nam đang tạo ra sự hấp dẫn và lôi cuốn mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Sức hút đối với các nhà sản xuất và đầu tư quốc tế bắt nguồn từ chính giá trị nội tại và tương lai tươi sáng của Việt Nam. Với 86.164,5 nghìn người, hiện nay Việt Nam có khoảng 49.301,9 nghìn lao động, trong đó lao động trẻ từ 18 – 34 tuổi chiếm 45% và hàng năm tiếp tục được bổ sung mới 1,5 triệu lao động. Đây là một thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Song, hiện nay khả năng tiếp cận thị trường lao động của người dân Việt Nam còn nhiều hạn chế, chất lượng lao động thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo chỉ chiếm khoảng 25% trên tổng số lao động. Hầu hết lao động phổ thông có thu nhập thấp và bất cứ ai cũng đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm do tác động của quá trình hội nhập và suy thoái kinh tế. Do vậy, lao động - việc làm và cơ hội tiếp cận thị trường lao động đang là mối quan tậm chung của toàn xã hội. Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường lao động, giải quyết việc làm đặc biệt đối với cộng đồng người nghèo là giải pháp để góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 và những năm tiếp theo. Hiện nay với khoảng 80% dân số, chiếm 70% lực lượng lao động toàn xã hội, nông thôn được coi là khu vực cung cấp lao động chủ yếu cho nền kinh tế. Song thực tế lao động ở nông thôn nói chung đang chủ yếu tập trung vào nông nghiệp độc canh, ít được đào tạo, thiếu việc làm trong thời gian nông nhàn do vậy năng suất lao động thấp, thu nhập thấp và bấp bênh. Đây cũng là nguyên nhân giải thích tại sao 90% cộng đồng người nghèo tập trung ở khu vực nông thôn. Mặt khác, trong thời gian nông nhàn hầu hết lao động trong lĩnh vực nông nghiệp trở thành lao động phổ thông tự do ngay cả trong khu vực nông thôn và thành thị, thiếu thiết bị bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện không an toàn, không được hưởng một số quyền lợi của người lao động… đã xảy ra nhiều tai nạn đáng tiếc mà không nhận được sự hỗ trợ từ xã hội và người sử dụng lao động. Bên cạnh đó việc di chuyển tự do lao động từ nông thôn ra thành thị dẫn tới nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do thị trường lao động của chúng ta chưa hoàn thiện, khả năng tiếp cận thị trường lao động của người dân đặc biệt là đối với người nghèo còn nhiều hạn chế. Vì vậy hoàn thiện hệ thống thị trường lao động, tạo cơ hội cho mọi người tiếp cận và tìm kiếm được việc làm không chỉ là vấn đề cấp bách mà còn mang tầm chiến lược giảm nghèo và tăng trưởng toàn diện trong cuộc thực hiện CNH – HĐH. Thị trường lao động là một trong những thị trường cơ bản. Đặc biệt tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định thị trường lao động ở nước ta trong giai đoạn này: “Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền. Đa dạng hoá các hình thức giao dịch việc làm; phát triển hệ thống thông tin về thị trường sức lao động trong nước và thế giới. Có chính sách nhập khẩu lao động có chất lượng cao trong lĩnh vực công nghệ và quản lý ở những ngành, nghề cần ưu tiên phát triển. Xây dựng hệ thống luật pháp về lao động và thị trường sức lao động nhằm bảo đảm quyền lựa chọn chỗ làm việc và nơi cư trú của người lao động; thực hiện rộng rãi chế độ hợp đồng lao động; bảo đảm quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động”. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông-lâm nghiệp và du lịch, thương mại.Mặc dù trong thời gian qua Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMT TQ, các ngành đoàn thể trong toàn huyện đã có nhiều chính sách nhằm giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động. Song, đến nay tỷ lệ nghèo của huyện còn ở mức cao 29,3% (cao hơn so với mức trung bình chung của cả nước), tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp trá hình, lao động tự do thu nhập thấp trong cộng đồng người nghèo của huyện chiếm tỷ lệ cao, khả năng tiếp cận thị trường lao động trong và ngoài tỉnh của bộ phận này còn nhiều hạn chế. Để góp phần giải quyết vấn đề này em mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông Tỉnh Nghệ An ” Đề tài gồm 4 Chương Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường lao động cho người nghèo Chương II: Thực trạng về khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An Chương III: Phương hướng và một số giải pháp Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường lao động cho người nghèo ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An Chương IV: Kết luận và kiến nghị

Ngày đăng: 06/09/2018, 11:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NGHÈO

  • 1.1. Một số lý luận cơ bản về lao động, việc làm

  • 1.1.1 Lao động

  • 1.1.1.1 Khái niệm về lao động và lực lượng lao động

  • 1.1.1.2 Khái niệm về nguồn lao động

  • 1.1.1.3 Khái niệm về Năng suất lao động

  • 1.1.2. Việc làm

  • 1.1.2.1 Khái niệm, vai trò và phân loại việc làm

  • 1.1.2.2 Thiếu việc làm và thất nghiệp

  • 1.1.2.3 Ảnh hưởng của thất nghiệp và thiếu việc làm

  • 1.2. Một số lý luận cơ bản về thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

  • 1.2.1. Thị trường lao động

  • 1.2.1.1 Khái niệm

  • 1.2.1.2 Sự hình thành thị trường lao động

  • 1.2.1.3 Đặc điểm của thị trường lao động

  • 1.2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường lao động Việt Nam

  • 1.2.1.5 Các yếu tố của thị trường lao động

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan