uỷ ban nhân dân tỉnh gia lai

10 372 1
uỷ ban nhân  dân tỉnh  gia lai

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẢNG NGHỀ GIA LAI BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM (2 ngày Tại Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh ) GVHD: Tạ Thị Điệp HVTH: Bùi Hoàng Khôi Gia Lai, ngày 1 tháng 8 năm 2013 1 LỜI MỞ ĐẦU Công tác xã hội là một chuyên ngành là hoạt động thực tiễn mang tính tổng hợp cao. Nó là sự vận dụng về lý thuyết khoa học và hành vi con người và hệ thống xã hội nhằm xây dựng và thúc đẩy sự liên quan đến vị trí, địa lý, vai trò của các cá nhân và nhóm,cộng đồng người yếu thế tiến tới bình đẳng và tiến bộ xã hội. Đối tượng phục vụ - thân chủ của công tác xã hội là những nhóm, cá nhân yếu thế được nhân viên Công tác xã hội bằng chuyên môn nghiệp vụ của mình sẽ giúp thân chủ phục hồi các chúc năng, khơi dậy các khả năng tiềm ẩn của bản thân thân chủ để họ tự giải quyết vấn đề gặp phải. Nhân viên công tác xã hội không “ làm hộ, làm cho, làm thay” mà chỉ làm cùng, làm với các thân chủ. Như vậy trên cơ sở đó ta có thể nhận định rằng: “ Công tác xã hội tuy là một ngành khoa học mới, một nghề mới nhưng là một ngành, một nghề có tính nhân văn sâu sắc, nghề của tình thương, trách nhiệm và lòng nhân ái”. Nghề công tác xã hội đưa ra phương pháp làm việc với cá nhân ( tức công tác xã hội cá nhân) nhằm giúp cá nhân nhận diện vấn đề gặp phải, đánh giá sức mạnh bản thân, hỗ trợ cá nhân tự giải quyết vấn đề nhằm tăng cường hoặc khôi phục việc thực hiện vai trò, chức năng xã hội của cá nhân ấy. Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ từng cá nhân con người thông qua mối quan hệ một – một (nhân viên xã hội- thân chủ). Công tác xã hội cá nhân được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng trong các cơ sở xã hội hoặc trong các tổ chức công tác xã hội để giúp những người có vấn đề về thực hiện chức năng xã hội. Những vấn đề thực hiện chức năng xã hội nói đến tình trạng liên quan đến vai trò xã hội và việc thực hiện các vai trò ấy. Thực hành công tác xã hội cá nhân và nhóm sẽ giúp cho sinh viên thấy được vai trò, vị trí trách nhiệm của công tác xã hội đối với cá nhân , nhóm , gia đình và cộng đồng. Và công tác xã hội không tự mình giải quyết được các vấn đề trong xã hội mà cần đến sự phối hợp của các ngành khác trong hệ thống an sinh xã hội. 2 Phần I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CỞ THỰC TẾ. 1. Lịch sử hình thành và phát triển hình thành. Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh được thành lập theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ là quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục , hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, người già cô đơn, người tàn tật còn một phần khả năng lao động, người lang thang xin ăn; tư vấn, cung cấp các dịch vụ công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai để họ có cuộc sống ổn định hạnh phúc, hoà nhập cộng đồng xây dựng cuộc sống. Đồng thời theo dõi quản lý các đối tượng này ở cộng đồng để có kế hoạch biện pháp chăm sóc, trợ giúp họ nhằm không để các đối tượng này sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Tổng diện tích 56,978m2, đất xây dựng là 2,2 ha còn lại 3,4 ha. Năm 2011 Trung Tâm đã bàn giao lại cho Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh 3,4 ha để xây dựng làng SOS Pleiku. Đầu năm 1997 đầu tư xây dựng 5 ngôi nhà trẻ mồ côi bằng nguồn vốn huy động đến tháng 10 thì đưa vào sử dụng và nhận trẻ từ Trung Tâm trẻ mồ côi TP Pleiku và các huyện lân cận. Đầu năm 1998 ngân sách của tỉnh đầu tư xây dựng khu người già cô đơn xưởng trường và nhà ăn đến cuối năm thì đưa vào sử dụng và bắt đầu nhận nuôi người già cô đơn. Năm 2000 Trung Tâm được tỉnh đầu tư xây dựng văn phòng làm việc. và hoạt động từ đó đến nay. Trung tâm đã nhận được sự quan tâm của UBND Tỉnh , Sở Lao Động TBXH Gia Lai, cũng như các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã giúp cho cơ sở vật chất của trung tâm đã dần kiện toàn. Được chia thành các khu vực như sau: - Khu vực văn phòng : 7 phòng (01 phòng Giám Đốc, 01 Phòng Phó Giám đốc, 1 phòng họp, 1 phòng kho, 3phòng làm việc). - Khu vực nhà trẻ: 5 nhà cấp 3. - Hội trường lớn 1 phòng. - Phòng Dịch vụ công tác xã hội 5 phòng ( 1 phòng họp. 2phòng làm việc , 2 phòng dành cho đốí tượng khẩn cấp). - Phòng điều dưỡng phục hồi chức năng :22 phòng ( 18 phòng xây dựng theo kiểu nhà cấp 4 phục vụ các cụ già, 2 phòng trực dành cho các cô chăm sóc trực tiếp các cụ, 1 nhà ăn, 1 nhà bếp). - Khu nhà bảo vệ và xưởng trường: 06 phòng:( 01 phòng bảo vệ, 02 phòng nhà xe,01 phòng kho, 01 nhà ăn cho cán bộ viên chức và ngườilao động ). Biên chế lúc đầu chỉ có 03 người, đến nay tổng số cán bộ viên chức và nhân viên là 36 người ( 30 Nữ, 06 Nam, Dân tộc 3) + Biên chế: 17 người + Hợp đồng theo NĐ 68 của CP: 16 người + Hợp đồng ngắn hạn: 03 người Trong đó: + Trình độ Đại học: 11 người + Trình độ Cao Đẳng: 06 người + Trình độ Trung Cấp: 13 người 3 GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC + Trình độ sơ cấp, khác: 06 người Được bố trí như sau: + Ban lãnh đạo: 02 người ( 01 Giám đốc, 01 phó giám đốc) + Phòng Tổ chức hành chính: 05 người ( 01 Phó trưởng phòng, 01 thủ quỹ, 01 kế toán, 01 lái xe, 01 bảo vệ) +Phòng nghiệp vụ : 14 người ( 10 người chăm sóc nuôi dạy trực tiếp các cháu, 02 người giáo viên, 02 phụ trách chuyên môn) + Phòng dịch vụ công tác xã hội: 03 người + Phòng điều dưỡng và phục hồi chức năng: 12 người ( 01 Phó trưởng phòng, 01 người chăm sóc chuyên môn, 10 người chăm sóc trực tiếp các cụ già. 2. TỔ CHỨC CƠ SỞ. 2.1. Cấu trúc trúc tổ chức cơ sở: BAN LÃNH ĐẠO PHÒNG ĐIỀU PHÒNG DỊCH PHÒNG PHÒNG TỔ DƯỠNG VÀ VỤ CÔNG NGHIỆP VỤ CHỨC HÀNH PHỤC HỒI TÁC XÃ HỘI CHÍNH CHỨC NĂNG phó Nhân Cán Cán Cán Kế Văn Bảo Lái trưởng viên bộ bộ bộ toán thư vệ xe phòng điều chuyên chuyên trực thủ dưỡng môn môn tiếp quỹ trực chăm thủ tiếp sóc kho chăm nuôi sóc dưỡng 4 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của cơ sở: 1- Lãnh đạo Trung tâm: Có Giám đốc và phó giám đốc. 2- Các phòng ban chuyên môn: - Phòng tổ chức hành chính. - Phòng Nghiệp vụ. - Phòng điều dưỡng và phục hồi chức năng - Phòng dịch vụ công tác xã hội 2.3 Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở. 2.3.1. Mục tiêu: Nhằm giảm những đối tượng sống lang thang cơ nhỡ, những người già cô đơn không nơi nương tựa cho họ một mái ấm tình thương, một nơi ăn ở để họ có một cuộc sống tốt hơn. Giảm tối thiểu những vấn đề xã hội có thể xảy ra với những đối tượng này. Bảo đảm an ninh xã hội, tạo điều kiện những đối tượng yếu thế nhận được những nguồn giúp đỡ từ xã hội. Chăm sóc bảo vệ, phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật và trẻ em mồ côi cha, mẹ. Hỗ trợ xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em trong trung tâm. 2.3.2. Chức năng: Trung tâm bảo trợ xã hội tổng hợp tỉnh Gia Lai là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Gia Lai. Thực hiện chức năng nhiệm vụ tiếp nhận, quản lý nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng xã hội theo nghị định số: 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ, chăm sóc ban đầu, quản lý, giáo dục và tổ chức lao động cho đối tượng lang thang, ăn xin tạo điều kiện cho họ cuộc sống ổn định, với trẻ mồ côi tạo cho trẻ đến trường để được giáo dục, hoà nhập cộng đồng và sinh hoạt hằng ngày được chu đáo. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất, trợ giúp các đối tượng trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao, văn nghệ và các hoạt động khác phù hợp với từng lứa tuổi, sức khoẻ của từng nhóm đối tượng 2.4.Điều kiện để đối tượng được đưa vào nuôi dưỡng tại Trung tâm và chế độ nuôi dưỡng : 2.4.1.Điều kiện nhận vào: Đối tượng là người già cô đơn , không nơi nương tựa, người không có khả năng lao động và tự phục vụ cho bản thân. Có giấy xác nhận của chính quyền điạ phương. Sở Lao động phê duyệt, quyết định thì trung tâm nhận vào nuôi dưỡng. - Đối tượng là trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, mồ côi cha hoặc mẹ người còn lại không có khả năng nuôi con;( hoặc những người bị tâm thần, tàn tật không có khả năng nuôi con). Được thân nhân làm đơn trình các cấp có thẩm quyền( như xác nhận của xã phường, phòng Lao động, Sở Lao động) có quyết định của Sở Lao động – TBXH tỉnh Gia Lai mới được vào trung tâm theo chỉ tiêu hàng năm. 5 - Đối tượng khi đưa vào trung tâm có sức khoẻ và không mắc các bệnh xã hội, như HIV/AIDS - Đối tượng lang thang cơ nhỡ sẻ được nuôi theo dạng khẩn cấp. Nếu đối tượng có nhu cầu muốn ở Trung tâm sẽ làm giấy tờ trình lên Sở Lao động có quyết định mới được ở lại là đối tượng nuôi dưỡng của trung tâm( nhưng thường thì loại đối tượng này trốn bỏ về không ở). 2.4.2. Chế độ nuôi dưỡng. Đối tượng ở tại Trung tâm được nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục như những người ngoài cộng đồng, đối với các cụ già được chăm sóc kính trọng được tham gia khám chữa bệnh đầy đủ đúng định kỳ, đối với các cháu mồ côi được chăm sóc và đến trường hoà nhập với cộng đồng. Các cháu sống trong môi trường có sự giáo dục của Bảo mẫu Trung tâm và anh chị em trong nhà. Ngoài giờ học các cháu có ý thức giúp đỡ như trồng rau xanh để cải thiện bữa ăn, chăm sóc cỏ tăng gia sản xuất để tăng nguồn thức ăn cho đàn bò của trung tâm, để nhằm cải thiện đời sống. Ngay từ khi mới vào trung tâm các cháu đã được Bảo mẫu ở đây rằng luyện ý thức tự giác học tập, tinh thnầ lao động , tinh thần tập thể, đoàn kết, sáng tạo. Khi vào trung tâm tuỳ theo độ tuổi các em được học từ mẫu giáo đến hết phổ thông trung học. Trong thời gian sinh sống tại đây các em dược về thăm gia đình hai lần trên một năm vào dịp nghĩ hè và dịp tết. Trước đây khi đến 18 tuổi học xong phổ thông trung học, các em đã trưởng thành được Trung tâm cấp quyết định tái hoà nhập cộng đồng trở về với gia đình và xã hội họ tự kiếm sống. Hiện nay những em đã tốt nghiệp phổ thông được trung tâm khuyến khích đi thi đại học, cao đẳng, trung cấp. Hằng năm, các em có thành tích tốt trong học tập được trung tâm cho đi chơi ở các trung tâm bạn để tạo điều kiện giao lưu học hỏi. Nếu đỗ thì được trung tâm hỗ trợ kinh phí học, có rất nhiều em đã thành đạt trong đó có một em đã tốt nghiệp trung cấp y hiện em đang công tác tại trung tâm và đã trúng tuyển biên chế năm vừa qua. Nhưng hiện nay do ảnh hưởng của thời kì bão giá nên mọi hoạt động lên quan đến tài chính của trung tâm đang bị siết chặt trong đó có chi phí trang trải dành cho các em học đại học, cao đẳng, trung cấp bị cắt giảm. Hiện nay trung tâm đang nuôi dưỡng 47 cụ già cô đơn và em khuyết tật và 98 cháu mồ côi . Kinh phí nuôi dưỡng của đối tượng tại đây do ngân sách của tỉnh cấp cụ thể : tiền ăn hàng tháng là 750.000đ/ tháng, chi cho sinh hoạt phí 35.000đ/ tháng và nhiều khoản chi khác như trang bị dụng cụ học tập, tiền khám chữa bệnh, quần áo…. 2.5. Những thành quả đạt được: Đối với các cụ sống ở đây họ tìm thấy cho mình niềm vui, sự an ủi, động viên, đồng cảm từ những người cùng cảnh ngộ và của cán bộ nơi đây. Đối với các cháu khi sống ở đây dược dạy dỗ, giáo dục để trở thành những người có ích cho xã hội. Các em được đến trường để lĩnh hội những kiến thức của nhân loại, có nhiều em đã đạt thành tích cao như học sinh giỏi , học sinh tiên tiến, năm học vùa qua có 14 HSTT, có 2 em đậu Đại Học Kế Toán, 1 Đại Học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cao đẳng, trung cấp…., được học nghề để tạo điều kiện 6 xin việc để nuôi sống bản thân. Đối tượng sống ở đây được khám chữa bệnh thường xuyên đúng định kì, được chăm sóc, yêu thương, dạy dỗ quan tâm. Đời sống của các cụ các cháu được cải thiện nhờ vào việc tăng gia sản xuất như trồng rau xanh, chăn nuôi heo, bò, tiết kiệm nguồn phân từ đàn gia súc đầu tư xây dựng hầm boiga dùng làm chất đốt. 2.6. Những khó khăn và thuận lợi: 2.5.1. Thuận lợi: Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Sở ban ngành cùng các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh luôn động viên, khuyến khích, sát cánh cùng trung tâm hoàn thành tốt các công việc và ngành, tỉnh đã giao phó. 2.6.2. Khó khăn: Trong điều kiện hiện nay với yêu cầu càng cao của cuộc sống nên Trung tâm đã gặp không ít khó khăn trong việc thiiếu ngân sách để đảm báo cuộc sống cho đối tượng dặc biệt là các cháu học lên đại học, cao đẳng, trung cấp. Đa số các cháu là con em đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa nên sự tiếp thu còn rất hạn chế. Lứa tuổi vào trung tâm rất hạn chế nên có cháu 10-11 tuổi chưa được đến trường. Vì vậy việc giáo dục và giao tiếp ứng xử gặp rất nhiều khó khăn, không theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Quần áo, sách vở dụng cụ không đáp ứng đủ. Các cháu học ở xa không có phương tiện đi lại. Cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Phần II: TIẾN TRÌNH CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN: 1. Mục tiêu của tiến trình: - Giao lưu học hỏi nâng cao kiến thức, áp dụng các kỹ năng nghề nghiệp và giá trị ngành vào trong thực tiễn. - Tìm hiểu đời sống vật chất , tâm tư tình cảm, nhu cầu vấn đề của thân chủ. - Xây dựng mối quan hệ tốt, đoàn kết chia sẻ, đồng cảm giữa nhân viên xã hội với thân chủ. 2. Nhật kí của tiến trình: - Thời gian: ngày 20-21/07/2013 - Địa điểm: Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp Tỉnh Gia Lai Đường Hải Thượng Lãn Ông, Tổ 1, Phường Yên Thế, TP.Pleiku, Tỉnh Gia Lai. -Thành phần: Cán bộ của Trung tâm. Đối tượng đang sing sống ở Trung tâm GV và 41 Sinh Viên lớp Công Tác Xã Hội -Nội dung: Nấu ăn, lau dọn phòng , vệ sinh xung quanh Trung tâm. Giao lưu tiếp xúc trò chuyện, ăn trưa với thân chủ. Tiếp cận, khai thác thông tin từ thân chủ. 3. Tiến trình của công tác xã hội cá nhân: 3.1. Bối cảnh lựa chọn thân chủ: 7 Đoàn thực tế của chúng tôi dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của GV Tạ Thị Điệp chúng tôi đến Trung tâm BTXHTH. Cả đoàn thực tế của chúng tôi rất háo hức chờ đợi, và tất cả chúng tôi đã chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để cọ xát với thực tế, đem những tri thức lĩnh hội từ sách vở, từ quý thầy cô Trường Cao Đẳng Nghề Gia Lai áp dụng vào thực ở khoá học này. Qua tiếp xúc giao lưu trò chuyện Tôi đã tìm cho mình một thân chủ để thực hiện tiến trình công tác xã hội cá nhân. Và Tôi chọn cho mình thân chủ là Em RƠ MAH H’LIÊM đến từ Huyện Đức Cơ. Hiện đang sống tại Nhà số 5 của Trung tâm Bảo Trợ. 3.2.Thông tin cá nhân: Họ và tên: RƠ MAH H’LIÊM Sinh ngày 10/4/1996 Nơi sinh: Làng MocTre – xã Ia Dom- H.Đức Cơ- Gia Lai. Giới tính: Nữ Dân tộc: Jrai Trình độ học vấn: 10/11 Trường THPT Pleiku- Gia Lai Hiện đang ở tại Trung Tâm Bảo Trợ Sức khoẻ: Tốt Sở thích: Nghe nhạc, thể thao. Nghề nghiệp : Học sinh Họ tên cha : Rơ Châm Blon Họ tên mẹ: Rơ MahH’phjeng Qua tìm hiểu Tôi được biết Gia đình của Em Liêm có tất cả 9 anh chị em. 7 người đang sống ở Đức cơ, hiện nay ở tại Trung tâm Liêm ( thân chủ) đang sống cùng một chị gái ( tên ĐIÊM ở cùng nhà 5 với LIÊM). 3.3. Thông tin về môi trường thân chủ: 1. Cha: RƠ CHÂM BLON 2. Mẹ: RƠ MAH H’ PHJENG 3. Chị: RƠ MAH ĐIEM 4. Anh: RƠ NAH PHUC 5. Chị: RƠ MAH JENG 6. Anh: RƠ MAH CHẤC( đã mất) 7. Anh: RƠ MAH CHƯNG 8. Chị: RƠ MAH THÊM 9. Anh: RƠ MAH ĐỨC 10. Chị: RƠ MAH H’ĐIÊM 11. Thân chủ RƠ MAH H’LIÊM Qua cuộc tiếp xúc Tôi đã biết được Em Liêm là người rất ham học, có ý chí vươn lên. Ở trong nhà Em thường giúp các Cô phụ trách chăm sóc các em nhỏ, hay nấu ăn, phần công việc thường nhật Em đều hoàn thành tốt. 3.4. Vấn đề của thân chủ: Hay nghĩ về gia đình mình, Em khao khát được sống trong vong tay yêu thương cả bố và mẹ. Ngại giao tiếp với mọi người xung quanh do mặc cảm về số phận của mình. 4. Tiến trình làm việc với thân chủ: 8 Tiến trình công tác xã hội cá nhân là quá trình tương tác hỗ trợ giữa nhân viên công tác xã hội và đối tượng ( thân chủ) mà ở đó diễn ra các bước hoạt động chuyên môn chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ đối tượng tăng cường năng lực tự giải quyết các vấn đề. Tiến trình giải quyết vấn đề ấy được thực hiện qua 6 bước sau đây: 1. Tiếp nhận thân chủ. 2. Thu thập thông tin. 3. Chuẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề. 4. Lập kế hoạch. 5. Triển khai thực hiện kế hoạch. 6. Lượng giá. Để hiểu rõ hơn về công việc từng phần của tiến trình chúng ta sẽ đi vào từng phần cụ thể sau: 1.TIẾP NHẬN THÂN CHỦ : Được sự đồng ý của Lãnh đạo Trung tâm và hướng dẫn của GVBM Tôi và lớp đã có mặt tại Trung tâm vào Sáng ngày 20/7/2013 đúng giờ quy định. Lớp chúng tôi đã tạo được một ấn tượng tốt với thân chủ nơi đây cũng như lãnh đạo của Trung tâm. Thân chủ của chúng tôi rất đa dạng với nhiều độ tuổi khác nhau từ 90 tuổi và trên 90, có thân chủ chỉ mới gần hai tháng tuổi. Bằng những kiến thức đã học và kinh nghiệm thực tế của khả năng giao tiếp Tôi đã lựa chọn cho mình một thân chủ. Thân chủ của Tôi là Em RƠ MAH H’LIÊM. Tôi đã cùng Em Liêm chia sẻ về một số vấn đề của Em. Tôi nói với Em là Anh đang học lớp công tác xã hội và đi thực tế môn CTXH cá nhân và nhóm nên phải viết báo cáo thông tin về một thân chủ thực tế. Anh muốn trao đổi với Em một số thông tin để thực hành kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức đã học được không? Lúc đầu Em còn rụt rè nhưng sau đó Em đã chia sẽ 1 số thông tin cần thiết về bản thân cũng như gia đình. Tôi đã hỏi Em về một số thông tin như gia đình bố mẹ, anh chị em. Em đã trả lời như Em ở Đức Cơ vào đây từ năm 2003, nhà có 9 anh,chị, em, bố mẹ mất sớm, giờ không còn nhớ gì về kí ức bố mẹ nữa. Khi nhắc đến Bố Mẹ Em rất buồn, Em có kể về một người bạn mà em chơi thân, Em rất ít bạn bởi cho rằng mình là người đồng bào nên ngại giao tiếp. Và từ những lời kể của Em Tôi đã nhận diện được vấn đề của Em là có nhu cầu được tôn trọng, được vui chơi, được học hỏi. 2. THU THẬP THÔNG TIN: Trong quá trình thu thập thông tin Tôi đã sử dụng kỹ năng lắng nghe tích cực và kỹ năng thấu cảm, cũng như kỹ năng ghi chép hồ sơ để ghi tốc ký những điều mà thân chủ đã chia sẻ. Tôi đã hỏi và thu thập thông tin về Thân chủ của mình qua Chị phụ trách hồ sơ của thân chủ tại Trung tâm cũng như Cô phụ trách của nhà số 5 nơi mà thân chủ của Tôi đang sinh sống và học tập. Trong quá trình thu thập thông tin Tôi đã tạo được sự đồng cảm và tin tưởng nơi Thân chủ mình. Tôi hiểu rõ hơn về Thân chủ mình nhờ vào nguồn lực thông tin mà các Cô phụ trách mang lại. Dựa trên 9 cơ sở tiếp nhận vấn đề và thu thập thông tin từ thân chủ Tôi đã lên kế hoạch chuẩn đoán, đánh giá, xác định vấn đề cho thân chủ 3.CHUẨN ĐOÁN, ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ: Dựa trên những thông tin thu thập được Tôi đã kiểm tra lại thông tin xem có đúng không. Để từ đó đưa ra kế hoạch trị liệu giúp cho thân chủ được tốt hơn. Sau khi xác định vấn đề của Thân chủ là ngại giao tiếp với mọi người xung quanh. Đây là vấn đề của Thân chủ. Tôi và Thân chủ đã nói chuyện với nhau về hậu quả của việc ngại giao tiếp với mọi người xung quanh như thế nào. Thông thường khi đã xác định được vấn đề và sắp xếp ưu tiên giải quyết vấn đề chính xác sẽ tạo ra cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch trị liệu hiệu. 4.LẬP KẾ HOẠCH TRỊ LIỆU: Tôi cùng với Thân chủ của mình lập một kế hoạch để thực hiện quá trình can thiệp trị liệu giúp cho thân chủ như thân chủ: muốn được tôn trọng mà ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.Vì vậy, Tôi đã để cho thân chủ tự vạch ra kế hoạch và thân chủ nghĩ rằng thân chủ sẽ tự tin hơn và thích giao tiếp. Bằng cách khuyến khích thân chủ tham gia vào các buổi học ngoại khoá, chơi thể thao vơi các bạn ở trường hoặc ở trung tâm. Phối hợp với Trung tâm và Cô phụ trách nuôi dạy thân chủ để cùng trị liệu cho thân chủ như (cùng tâm sự). 5.TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH: Tôi luôn tạo cho thân chủ của mình một tâm thế thoải mái, tự tin để họ tham gia vào quá trình thực hiện kế hoạch trị liệu một cách hiệu quả nhất. Tôi cùng với thân chủ của mình thực hiện đúng theo kế hoạch đã đề ra. Tôi luôn ở bên cạnh để giám sát thân chủ tạo cho thân chủ một cảm giác an toàn đồng cảm và được chia sẻ. 6.LƯỢNG GIÁ: Đây là bước cuối cùng của tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm. Khi đã hoàn thành xong bước trị liệu và triển khai thực hiện kế hoạch cho thân chủ, Tôi bắt đầu tổng kết lượng giá lại những vấn đề đã thực hiện được tốt chưa? Để nhằm chỉnh sửa bổ sung cho hợp lý. Tuy nhiên quá trình tiếp xúc chỉ có 2 ngày nên không thể khai thác nhiều và tránh khỏi các sai sót. Trong quá trình thực hiện tiến hành CTXH cá nhân với thân chủ, ngoài những phương pháp sử dụng hệ thống xung quanh thân chủ như thu thập thông tin từ các hệ thống xung quanh thân chủ, quan sát các hoạt động của thân chủ, Tôi còn tiến hành thu thập trực tiếp từ thân chủ để thân chủ nói lên chính kiến của mình. Ngoài những phương pháp trên Tôi đã tiến hành một cuộc phúc trình với thân chủ của mình để hiểu rõ hơn về thân chủ. 10 . UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẢNG NGHỀ GIA LAI BÀI THU HOẠCH THỰC TẾ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ NHÓM (2 ngày Tại. Trung Tâm Bảo Trợ Xã Hội Tổng Hợp tỉnh được thành lập theo quyết định số 808/QĐ-UB ngày 29/7/1996 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ là quản lý, nuôi

Ngày đăng: 12/08/2013, 13:08

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan