skkn một số bài tập bổ TRỢ kĩ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ kĩ THUẬT đập BÓNG CHÍNH DIỆN THEO PHƯƠNG lấy đà TRONG môn BÓNG CHUYỀN CHO học SINH lớp 12

20 806 0
skkn một số bài tập bổ TRỢ kĩ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ kĩ THUẬT đập BÓNG CHÍNH DIỆN THEO PHƯƠNG lấy đà TRONG môn BÓNG CHUYỀN CHO học SINH lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

TRƯỜNG THPT TĨNH GIA 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ KĨ THUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ KĨ THUẬT ĐẬP BÓNG CHÍNH DIỆN THEO PHƯƠNG LẤY ĐÀ TRONG MÔN BÓNG CHUYỀN

CHO HỌC SINH LỚP 12

Người thực hiện: Mai Văn Thông Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Thể dục

Trang 2

7 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 5 8 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến

9 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử

10 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt

động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

15 Danh mục các đề tài SKKN đã được xếp loại cấp ngành 20

1 MỞ ĐẦU

Trang 3

Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu khoa học của xã hội và sử dụng những biện pháp chuyên môn để điều khiển sự phát triển thể chất con người một cách có chủ định nhằm nâng cao sức khỏe.

Việc luyện tập thể dục thể thao bồi bổ sức khỏe được Bác Hồ xác định đó là quyền lợi, là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân yêu nước “ Việc đó không tốn kém, khó khăn gì, gái trai, già trẻ ai cũng nên làm và ai cũng làm được”, dân cường thì nước thịnh Tôi mong đồng bào ta, ai cũng gắng tập thể dục, tự do ngày nào cũng tập Giáo dục thể chất trong trường trung học phổ thông còn là một mặt của giáo dục toàn diện, trang bị cho học sinh những kiến thức về lĩnh vực thể dục thể thao, phát triển toàn diện các tố chất thể lực giúp các em có thể học tốt các môn học, lao động sản xuất và mọi công tác khác

Nhưng hiện nay còn một số không ít các em lười vận động, lười tập luyện thể dục thể thao hoặc có tập nhưng với cảm giác không thích thú, gượng ép dẫn đến tập luyện không hiệu quả, sức khỏe giảm sút hoặc không được duy trì và tăng cường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập, lao động hoặc các lĩnh vực, hoạt động khác trong cuộc sống Tại sao ? Phải chăng do các em không hứng thú với môn học, học một cách thụ động - đối phó với môn học, chương trình đề ra.

1.1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay thể thao tự chọn là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học, với số tiết được phân bổ ngày càng nhiều Chính vì thế môn thể thao tự chọn là một môn học có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường

Thể thao tự chọn là một môn học được học sinh yêu thích và say mê tập luyện Trong số các môn thể thao tự chọn Bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, cầu lông… Thì môn Bóng chuyền là môn thể thao phù hợp và phổ biến với điều kiện tập luyện của nhiều nhà trường Đến với môn bóng chuyền học sinh sẽ ham

Trang 4

thích và say mê tập luyện vì sự hấp dẫn và lôi cuốn của môn thể thao này, những pha bóng tấn công và đập bóng uy lực để ghi điểm, hay những pha phòng thủ cứu bóng, những pha bóng bỏ nhỏ đánh lừa đối phương … tất cả sẽ tạo nên những trận thi đấu hấp dẫn và căng thẳng đối với các cầu thủ cũng như người xem

Bóng chuyền cũng như các môn thể thao khác, khi tập luyện nó có tác dụng củng cố và nâng cao sức khỏe, giáo dục cho con người những phẩm chất quý giá như: Tinh thần tập thể, tính đoàn kết, lòng dũng cảm, ý chí vững vàng Bóng chuyền là môn thể thao có tính hấp dẫn cao, dễ tập luyện, thích hợp với mọi lứa tuổi, giới tính

Phong trào tập luyện TDTT nói chung và phong trào tập luyện môn bóng chuyền nói riêng ở nước ta đang được chú trọng, đầu tư và phát triển mạnh mẽ Nhu cầu tập luyện thi đấu bóng chuyền ngày càng cao bởi vậy vấn đề xây dựng một hệ thống giáo án giảng dạy, huấn luyện, đào tạo vận động viên là vấn đề đang rất được coi trọng hiện nay

Trong bóng chuyền có nhiều các kĩ thuật động tác khác nhau, kĩ thuật phòng thủ như chắn bóng, cứu bóng, đỡ phát bóng, đỡ đập bóng, yểm hộ bỏ nhỏ, kĩ thuật tấn công như, phát bóng tấn công, chuyền bóng, đập bóng Trong đó Đập bóng là kĩ thuật tấn công chủ yếu trong thi đấu là yếu tố quyết định đến thành tích thi đấu, là công cụ ghi điểm hiệu quả nhất và kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kĩ thuật cơ bản, là tiền đề để thực hiện các kĩ thuật đập bóng biến dạng vận dụng trong chiến thuật thi đấu như: đập bóng xoay thân, đập bóng nhanh, đập bóng kết hợp với động tác giả… do vậy vai trò của kĩ thuật này là vô cùng quan trọng Tuy nhiên trong quá trình người tập tập luyện kĩ thuật này vẫn chưa chú trọng tập luyện đúng mức, hiệu quả chưa cao do kĩ thuật cơ bản chưa được hoàn thiện Điều này ảnh hưỡng rất lớn đến thành tích thi đấu của các đội bóng cũng như ảnh hưởng tới các kĩ thuật tấn công khác

Qua gần 10 năm công tác và giảng dạy thể dục tại trường THPT Tĩnh Gia 1 thì việc các em học sinh tập luyện và đam mê bóng chuyền ở các khối lớp là

Trang 5

rất nhiều, tuy nhiên kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà của các em học sinh còn yếu, chưa thật sự hiệu quả, chính vì thế tôi mạnh dạn lựa chọn đề

tài:“ Một số bài tập bổ kĩ thuật nâng cao hiệu quả kĩ thuật đập bóng chínhdiện theo phương lấy đà trong môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 ” 1.2 Mục đích nghiên cứu

Nhằm nâng cao hiệu quả, thành tích, kĩ thuật động tác chuẩn, đẹp, tích cực tập luyện môn bóng chuyền cho học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Tĩnh Gia 1 Đồng thời rút ra kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy bộ môn bóng chuyền ở các năm học sau được tốt hơn

Giúp học sinh nâng cao sức khỏe, thể lực, hoàn thiện khả năng vận động và yêu thích môn học hơn.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Học sinh lớp 12 Trường THPT Tĩnh Gia 1 - Lớp 12A4: 20 học sinh

- Lớp 12A5 : 20 học sinh

1.4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích – giảng giải

- Phương pháp trực quan ( trực quan trực tiếp và trực quan gián tiếp) - Phương pháp kiểm tra sư phạm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm

Như chúng ta đã biết môn thể dục là môn học có tính chất đặc thù riêng, nó khác các môn văn hóa khác ở chỗ là giảng dạy ngoài trời học sinh tiếp xúc trực tiếp với điều kiện ngoại cảnh như nắng, gió, ánh sáng, không khí…

Vậy trong quá trình giảng dạy người giáo viên đóng vai trò chủ đạo tổ chức, điều khiển và sắp xếp hợp lý các nội dung và lượng vận động phù hợp với nguyên tắc sư phạm chung Tác động của buổi tập phải toàn diện về các mặt giáo dưỡng, giáo dục sức khỏe.

Trang 6

2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Kỹ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà là một kĩ thuật cơ bản, là tiền đề để thực hiện các kĩ thuật đập bóng biến dạng vận dụng trong chiến thuật thi đấu Để thực hiện được kĩ thuật này phải kết hợp nhiều nhân tố như: Sức nhanh, sức mạnh, khéo léo… trong điều kiện cơ thể không có điểm tựa, đập bóng phải đạt uy lực lớn, phá vỡ hàng phòng thủ của đối phương Vì vậy để đạt hiệu quả cao trong đập bóng đòi hỏi VĐV phải có kĩ thuật điêu luyện, thể lực xung mãn và tâm lý thi đấu vững vàng

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyếtvấn đề

Ban đầu giáo viên thực hiện chương trình giảng dạy chung cho 2 nhóm với cùng một giáo án theo chương trình chuẩn

- Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy Sử dụng phương pháp sư phạm chung:

- Phương pháp phân tích và giảng giải, kết hợp làm mẫu thị phạm - Phương pháp trực quan trực tiếp, gián tiếp

- Đối với học sinh: thực hiện và tập luyện theo các yêu cầu của bài học, nhiệm vụ của giáo viên đề ra:

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề + Nhiệm vụ 1

- Giáo viên dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà chung cho

cả hai nhóm

- Dựa vào điều kiện thực tế tại nhà trường cũng như sân bóng chuyền để

giáo viên đưa ra các bài tập cho phù hợp với cả 2 nhóm

+ Nhiệm vụ 2

- Giáo viên giảng dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà theo các bước sau: Tập mô phỏng động tác ( chạy đà kết hợp giậm nhảy, trên không và tiếp đất ), tập động tác với bóng, phối hợp các giai đoạn với bóng

+ Tập động tác không bóng:

Trang 7

+ Giáo viên phân tích tư thế kĩ thuật của các giai đoạn: Chuẩn bị, chạy đà, giậm nhảy, trên không và tiếp đất Làm mẫu động tác đập ( không bóng ) + Tập luyện mô phỏng động tác giậm nhảy, trên không và vung tay đập bóng

+ Tập luyện một bước đà cuối cùng phối hợp với đặt chân giậm nhảy: Từ TTCB ( học sinh đứng chân trước chân sau- chân thuận ở phía sau) khi có hiệu lệnh của GV, học sinh nhanh chóng đưa chân thuận ra phía trước đặt vào vị trí giậm nhảy, khi chân thuận đang di chuyển trên không thì chân kia nhanh chóng đạp đất đưa theo đuổi kịp chân thuận để hai chân cùng tiếp đất ( hai bàn chân song song, khoảng cách giữa 2 bàn chân rộng bằng vai) + Tập luyện một bước đà cuối cùng phối hợp giậm nhảy và vung tay đập bóng Yêu cầu của động tác trên không là bật thẳng đứng và rơi xuống ở chính vị trí giậm nhảy

+ Phối hợp 2 và 3 bước đà với giậm nhảy ( trên không kết hợp căng thân đập bóng và gập người ra trước )

+ Tập kĩ thuật vào đà kết hợp bật nhảy đánh bóng ở vị trí giậm nhảy cách đường giữa sân 50cm

Các bài tập trên được thực hiện theo đội hình hàng ngang và theo khẩu lệnh của giáo viên Sau đó, cho học sinh tập luyện theo nhóm và có ý kiến nhận xét, đánh giá lẫn nhau để sửa chữa kĩ thuật

+ Tập động tác có bóng:

+ Gõ bóng vào tường hoặc theo nhóm 2- 3 học sinh thay nhau gõ bóng và phòng thủ

+ Chạy đà, giậm nhảy và ném bóng qua lưới ( dùng bóng nhỏ, lưới được hạ thấp 15 – 20cm ), ném bóng phải thu tay nhanh gần như đập bóng, tay không được chạm lưới Bóng tiếp đất gần lưới và có lực mạnh là động tác đạt yêu cầu

+ Tự tung bóng và bật nhảy đập bóng ( không có lưới, đập bóng vào tường nếu có điều kiện)

Trang 8

+ Chạy đà, bật nhảy và đánh bóng treo

+ Đập bóng ở vị trí số 4 và số 2 với đường bóng do bạn tung cho + Đập bóng ở vị trí số 4 và số 2 với đường bóng chuyền

+ Nhiệm vụ 3

Sau khi hoàn thiện xong chương trình của giáo án đề ra giáo viên tiến hành kiểm tra thành tích của 2 nhóm thực nghiệm ( 12A4 ), nhóm đối chứng ( 12A5) khi chưa áp dụng các bài tập bổ trợ kĩ thuật vào các tiết dạy và học của học sinh thì thành tích như sau:

Trên đây là kết quả thu được sau quá trình lập test lần đầu của giai đoạn 1 trước khi tiến hành thực nghiệm để đánh giá hiệu quả chất lượng ban đầu của 2 nhóm Như vậy ta thấy thành tích của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau.

Đây là cơ sở ban đầu để tiến hành áp dụng một số bài tập bổ trợ kĩ thuật vào giảng dạy để nâng cao thành tích giảng dạy kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà

+ Nhiệm vụ 4

Để kiểm nghiệm về phương pháp tập luyện cũng như áp dụng một số bài tập bổ trợ vào vào các tiết dạy đập bóng chính diện theo phương lấy đà nhằm nâng cao thành tích môn học tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 2 nhóm đối tượng được quy ước như sau:

Nhóm đối chứng :

Gồm 20 học sinh lớp 12A4 các em học theo chương trình nhà trường và tổ chuyên môn biên soạn, thời gian 1 tháng Không có các bài tập bổ trợ kĩ thuật vào tiết học:

Trang 9

Nhóm thực nghiệm :

Gồm 20 học sinh lớp 12A5 các em học theo theo chương trình nhà trường và tổ chuyên môn biên soạn, thời gian 1 tháng Kết hợp một số bài tập bổ trợ kĩ thuật vào tiết:

Với quỹ thời gian học tập và rèn luyện như sau: Học kì 1 năm học 2017 -2018.

- Giai đoạn 1: Từ 20/8/2017 – 20/9/2017 - Giai đoạn 2 : Từ 20/10/2017 – 20/11/2017.

- Các hình ảnh minh họa dành cho nhóm thực nghiệm: Một số hình ảnh mô tả kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà

(Trích nguồn: sanchoi.com.vn)

Trang 10

(Trích nguồn Sách giáo viên thể dục lớp 12)

(Trích nguồn: sanchoi.com.vn)

Trang 11

(Trích nguồn: sanchoi.com.vn)

(Trích nguồn: sanchoi.com.vn)

Trang 12

(Trích nguồn: sanchoi.com.vn)

+ Giáo viên giới thiệu các hình ảnh động tác mô phỏng kĩ thuật đập bóng chính diện cho học sinh từ đó lựa chọn một số bài tập bổ trợ kĩ thuật như sau:

Bài tập 1: Bật nhảy tại chỗ ( hoặc bật xa ) bằng 1 chân hoặc 2 chân tại hố cát

( hố nhảy xa ) không có đà

+ TTCB: Người tập đứng bằng 1 chân hoặc 2 chân trên hố cát ( dùng cho nhảy xa ) đã được cào xốp

+ Động tác: Người tập chùng gối bật bằng mũi bàn chân ( một hoặc 2 mũi bàn chân), vung tay tự nhiên như động tác đập bóng lên cao ( không có bóng ), sau đó rơi xuống tiếp đất bằng 2 chân

+ Yêu cầu thực hiện bật nhảy 10 lần liên tục kết hợp quãng nghỉ 1- 2 phút, giáo viên căn cứ vào lượng vận động của người tập để áp dụng số lần và cường độ bật

Bài tập 2: Bật nhảy qua chướng ngại vật tại hố cát

+ TTCB: Người tập dùng 1 hoặc 2 chân để bật nhảy

Trang 13

+ Động tác: Người tập có thể bật nhảy bằng 1 hoặc 2 chân qua mức xà thấp và tăng dần từ phía giậm nhảy của hố nhảy xa qua xà sang bên hố cát như kĩ thuật nhảy cao, tiếp đất bằng 2 chân

+ Yêu cầu: Người tập chùng gối bật nhảy bằng mũi bàn chân, thực hiện 5- 7 lần liên tục kết hợp quãng nghỉ từ 1 – 2 phút

Bài tập 3: Lặc cò cò bằng chân giậm nhảy trên hố cát

+ TTCB: Người tập đứng bằng chân giậm, tay thả lỏng tự nhiên

+ Động tác: Người tập thực hiện lặc cò cò bằng chân giậm nhảy từ đầu hố nhảy xa đến cuối hố nhảy xa rồi bật quay ngược lại, thực hiện 5 – 7 lần kết hợp quãng nghỉ 1- 2 phút rồi lại tiếp tục

+ Yêu cầu: Người tập lặc cò cò phải nhấc cao chân giậm nhảy

Bài tập 4: Tập bước chạy đà giậm nhảy có kẻ vạch sẵn

+ TTCB: Người tập đứng phía sau vạch 3 điểm, đứng chân trước chân sau, chùng 2 gối

+ Động tác: Người tập nghe hiệu lệnh của giáo viên để thực hiện 1 bước, 2 bước, 3 bước giậm nhảy vung tay tự nhiên ( tập không bóng), thực hiện 8- 10

+ TTCB: Người tập cầm bóng ném ở tay thực hiện đập bóng, thực hiện chạy đà bật nhảy ném bóng qua lưới vào ô quy định đã kẻ sẵn, thực hiện 3 – 5 lần kết hợp với quãng nghỉ 1 – 2 phút

+ Yêu cầu: Người tập bật nhảy như động tác đập bóng, vươn tay cao ném bóng qua lưới, ném bóng vào đúng ô quy định đã được kẻ sẵn

Bài tập 6: Bật nhảy đập bóng vào ô quy định đã được kẻ sẵn

+ TTCB : Người tập đứng ở phía sau khu vực 3m

Trang 14

+ Động tác: Người tập chờ bóng được phục vụ bởi người chuyền 2, bật nhảy đánh bóng, mức độ lực tăng dần khi tiếp xúc bóng, thực hiện từ 4 – 5 lần có kết hợp quãng nghỉ từ 1 – 2 phút

+ Yêu cầu: Người đập bóng phải cố gắng đập bóng vào ô đã quy định được kẻ sẵn

- Từ các bài tập bổ trợ trên giáo viên chỉ ra những sai lầm thường mắc cũng như cách khắc phục sửa chữa đối với mỗi bài tập để nâng cao hiệu quả kĩ thuật đập bóng chính diện theo phương lấy đà như:

* Khi lấy đà và giậm nhảy: Những bước chạy lấy đà không tăng dần tốc độ đều

nhau hoặc ngược lại bước thứ nhất nhanh bước cuối chậm: + Cách sửa:

+ Giáo viên nhắc nhở tập làm cho đúng bằng lời nói “ khuỵu ít – khuỵu nhiều ” ( tập hỗ trợ nhảy cao và xa không có đà trên hố cát)

+ Muốn bật lên cao, phải phối hợp chặt chẽ giữa khuỵu chân và đánh tay Phải đánh mạnh tay ra phía trước khi giậm nhảy, nhưng khi chân đã khuỵu hết mức tay đánh sẽ trở về phía trước thẳng góc với mặt sân

* Hình bàn chân khi giậm nhảy không đúng ( như hình chữ bát) sẽ hạn chế bật cao

+ Cách sửa:

+ Khi giậm nhảy xong mũi bàn chân và đầu gối hơi hướng vào nhau Hai gót chân không cách nhau quá một bàn chân, tập nhiều lần và nhắc bằng lời nói

* Lấy đà quá sớm, nhảy sát lưới quá, phải với tay ra sau đập bóng: Do không chú ý theo dõi chuyền bóng bước một nhất là khi chuyền bước hai ( nâng bóng)

+ Cách sửa:

+ Giáo viên hướng dẫn cách phán đoán để chuẩn bị bước đà xuất phát như: + Khi chuyền bước một: - Nếu bóng phát vào khu giữa sân ( số 6) đường bóng đi nhanh ( gần) Vì vậy người đập bóng phải tiến lên một chút

Ngày đăng: 05/09/2018, 09:17

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Nhóm đối chứng :

  • Nhóm thực nghiệm :

  • Quá trình thực nghiệm test :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan