Tổng quan về báo cáo tài chính! lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết

6 693 0
Tổng quan về báo cáo tài chính! lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ví dụ, bạn định mua một ngôi nhà chẳng hạn, bạn cần biết bạn hiện đang có bao

Tổng quan về Báo cáo tài chính! do đơn giản dễ thấy nhất để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ví dụ, bạn định mua một ngôi nhà chẳng hạn, bạn cần biết bạn hiện đang có bao nhiêu tiền (đã tiết kiệm đủ bao nhiêu tiền) để mua ngôi nhà đó, thiếu bao nhiêu, phải đi vay bao nhiêu. Bạn chỉ biết được trạng thái tài chính của bạn, nếu như bạn có một bản tổng hợp về tình hình tài chính của bạn, tại thời điểm bạn định mua nhà, bản tổng hợp đó được gọi báo cáo tài chính I. Tổng quan về báo cáo tài chính: I.1. Tại sao cần báo cáo tài chính: do đơn giản dễ thấy nhất để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận, phi lợi nhuận) nhằm đưa ra các quyết định phù hợp. Ví dụ, bạn định mua một ngôi nhà chẳng hạn, bạn cần biết bạn hiện đang có bao nhiêu tiền (đã tiết kiệm đủ bao nhiêu tiền) để mua ngôi nhà đó, thiếu bao nhiêu, phải đi vay bao nhiêu. Bạn chỉ biết được trạng thái tài chính của bạn, nếu như bạn có một bản tổng hợp về tình hình tài chính của bạn, tại thời điểm bạn định mua nhà, bản tổng hợp đó được gọi báo cáo tài chính. do khác, chỉ thấy một cách gián tiếp báo cáo tài chính cho ta biết tình hình hoạt động của tổ chức (ở đây ta quy ước tổ chức các đơn vị hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận phi lợi nhuận), thông qua đó, góp phần đánh giá năng lực của (a) bộ máy lãnh đạo tổ chức đó, (b) các hoạt động của tổ chức đó. Ví dụ như báo cáo tài chính của công ty Toyota năm nay cho thấy một số lãi 10 tỷ đô, vậy (a) công ty Toyota- như một tập thể hoạt động rất tốt, trơn tru, từ khâu sản xuất, bán hàng, v.v., (b) công ty Toyota có một bộ máy lãnh đạo rất giỏi, có khả năng lãnh đạo công ty tạo ra lợi nhuận lớn, làm giàu cho cổ đông. Dĩ nhiên, chỉ mình báo cáo tài chính không thôi thì không đủ đánh giá khả năng lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty, vì rằng tiêu thức tài chính chỉ một trong số rất nhiều tiêu thức để đánh giá năng lực của Ban lãnh đạo Công ty. Cũng giống như khi bạn (gái) chọn người yêu chẳng hạn, nếu một gã nào đó nói với bạn “triệu phú tiền đô” chẳng hạn thì bạn cũng vẫn phải cẩn thận, cho dù gã thật sự có nhiều triệu tiền đô thì (a) tiền đó chưa chắc của gã làm ra (mà tiền của ai đó cho gã chẳng hạn), (b) nếu tiền đó do gã làm ra thì chưa chắc đã phải được làm ra theo một cách chính đáng (ví dụ của Tổng Giám đốc PMU18 minh họa rất rõ điều này).Một do chủ yếu khác nữa báo cáo tài chính một công cụ để thực hiện công tác quản trị doanh nghiệp (corporate governance). Phần này sẽ được trình bày rõ ở phần Báo cáo tài chính trong công tác Quản trị Doanh nghiệp nói chung. I. 2. Người lập báo cáo tài chính: Ai lập báo cáo tài chính: các bạn kế toán sẽ nói, kế toán tổng hợp của doanh nghiệp. Một số các bạn kiểm toán sẽ nói, các bạn kiểm toán lập (vì nhiều khi đi tới doanh nghiệp, có ai lập báo cáo tài chính đâu, kiểm toán toàn phải lập hộ). Câu trả lời của các bạn kế toán đúng nhưng chưa đủ. Người lập báo cáo tài chính ban lãnh đạo công ty. Chịu trách nhiệm về việc lập báo cáo tài chính, hoặc nói sâu hơn chịu trách nhiệm về tính trung thực hợp của Báo cáo tài chính Ban lãnh đạo công ty, mà người chịu trách nhiệm cao nhất Giám đốc (Tổng Giám đôc), hoặc người đứng đầu bộ máy điều hành doanh nghiệp (CEO- Chief Executive Officer). Các bạn kế toán chỉ những con kiến bé tí teo trong bộ máy giúp việc của quý ngài Tổng Giám đốc, mặc dù nhiều khi các bạn thấy báo cáo do các bạn lập hết, quý ngài chỉ có đặt bút ký mà thôi. Ở đây cần phải nói thêm người đứng đầu công ty còn phụ thuộc vào từng mô hình, ví dụ, nếu mô hình công ty cổ phần, người đứng đầu công ty không phải tổng giám đốc (CEO) mà chủ tịch hội đồng quản trị (Board of Directors), trong trường hợp này, chủ tịch hội đồng quản trị người chịu trách nhiệm về tính trung thực hợp của các báo cáo tài chính, mặc dù ông ta không phải người trực tiếp lập. I. 3. Người sử dụng báo cáo tài chính Có rât nhiều người sử dụng báo cáo tài chính. Chia theo sự liên quan của lợi ích ta có thể chia thành hai loại chính: Cổ đông (hoặc chủ sở hữu của công ty- Shareholders) những người có lợi ích liên quan- Stakeholders.Cổ đông (hoặc chủ sở hữu công ty) hơn ai hết cần biết công ty của họ hoạt động thế nào, hiệu quả ra sao, qua đó (a) xác đinh được giá trị đầu tư của họ trong doanh nghiệp được tăng lên như thế nào (b) liệu thù lao trả cho ban giám đốc doanh nghiệp có tương xứng với lợi ích mà ban giám đốc mang lại cho chủ sở hữu doanh nghiệp hay không. Ở đây ta có một giả định quan trọng có sự phân tách giữa người chủ công ty ban lãnh đạo công ty. Ban lãnh đạo (ban giám đốc) công ty người làm thuê cho chủ công ty, nhận được thù lao, thù lao ấy phụ thuộc vào hiệu quả của việc lãnh đạo công ty, hiệu quả của việc lãnh đạo công ty, đối với cổ đông, được thể hiện chủ yếu bằng các chỉ tiêu tài chính, thể hiện trên các báo cáo tài chính. Lưu ý giả định về sự phân tách giưũa chủ công ty ban lãnh đạo công ty rất quan trọng, nó đồng thời dẫn đến rất nhiều hệ quả khác như các quy định trong khuôn khổ quản trị doanh nghiệp, hoặc các quy định về kiểm toán chẳng hạn.Những bên có lợi ích liên quan có rất nhiều, ví dụ chủ nợ, ngân hàng, con nợ, khách hàng (khách hàng hiện tại hoặc tiềm năng), nhà đầu tư (hiện tại tiềm năng), người làm công, cơ quan thuế, công chúng nhiều nhiều đối tượng khác nữa. Mỗi loại stakeholder, vì lợi ích của mình mà có nhu cầu thông tin (được thể hiện trên báo cáo tài chính). Ví dụ chủ nợ nhà cung cấp muốn biết công ty có khả năng trả nợ hay không để cho vay tiếp, hay ngừng cho vay, hay đòi luôn lập tức những khoản thậm chí chưa đến hạn, cơ quan thuế thì muốn biết công ty lãi lời bao nhiêu để gõ thuế, người làm công muốn biết khả năng tồn tại của công ty được bao lâu, thiết thực hơn, khả năng tăng lương được cho anh em bao nhiêu để còn hoạch định kế hoạch cá nhân. Còn công chúng thì sao, công chúng muốn biết công ty đóng góp được gì cho xã hội, cho môi trường, ví dụ, tạo được ra bao nhiêu công ăn việc làm, nộp được bao nhiêu thuế cho nhà nước, v.v Thậm chí đối thủ cạnh tranh cũng muốn biết hơn ai hết sô liệu tài chính của công ty để còn xây dựng chiến lược đối phó.Ở đây, thực ra còn một loại người sử dụng thông tin nữa, rất quan trọng, chính bản thân ban lãnh đạo công ty, những người phụ trách việc báo cáo các thông tin đó. Lãnh đạo doanh nghiệp cần biết thông tin (a) để có quyết định lãnh đạo điều hành phù hợp, (b) để xem hình ảnh của mình được thể hiện về mặt tài chính như thế nào trong cách nhìn nhận của những người sử dụng thông tin. Ở đây cần nói ngay rằng nhu cầu thông tin của ban lãnh đạo doanh nghiệp đối với các báo cáo quản trị (báo cáo kế toán quản trị) lớn hơn nhiều, chi tiết hơn nhiều so với nhu cầu về các thông tin trên các báo cáo tài chính. I.4. Nguyên tắc lập các báo cáo tài chính Còn nhớ thời học kế toán đại cương, khi yêu cầu đối với kế toán phải cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ. Tuy nhiên, yêu cầu đối với báo cáo tài chính có lẽ hơi khác so với yếu cầu đối với kế toán, nghĩa theo VAS 21 (Tên của VAS)__ thì Việc lập trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu sau: 1. Báo cáo tài chính phải trình bày một cách trung thực hợp tình hình tài chính, tình hình kết quả hoạt động kinh doanh các luồng tiền của doanh nghiệp. 2. Các báo cáo tài chính phải được lập trình bày trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán các quy định có liên quan hiện hành.Các yêu cầu nêu trên được trích từ VAS 21- Trình bày báo cáo tài chính, ở đây có một số phân tích sau: Thứ nhất: thế nào trung thực hợp lý: VAS 21 chỉ nói rằng báo cáo tài chính cần trình bày một cách trung thưc hợp lý, chỉ ra rằng muốn trình bày trung thực hợp thì phải tuân thủ các chuẩn mực chế độ kế toán Việt Nam mà không đưa ra định nghĩa thế nào trung thực hợp lý. IAS1 (bản sửa đổi) nói rõ hơn một chút trình bày trung thực hợp thể hiện một cách trung thực (faithful representation) các nghiệp vụ, sự kiện tuân thủ các định nghĩa điều kiện ghi nhận trong khuôn khổ của các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế, cũng giống như VAS, không đưa ra định nghĩa thế nào trung thực hợp (true and fair). Vậy thì thế nào trung thực hợp lý?Trung thực không phải… không trung thực (nghe có vẻ buồn cười) nhưng đúng như vậy, nghĩa trung thực phản ánh đúng bản chất các giao dịch, sự kiện nghiệp vụ (chứ không phải phản ánh sai), hợp ở đây phản ánh một cách công bằng, khách quan, không có thành kiến, định kiến, thiên vị. Thực ra không có định nghĩa chặt chẽ thế nào trung thực hợp lý, vì thế, khi người ta nói trung thực hợp lý, nghĩa người ta nói phải tuân thủ với các chuẩn mực chế độ, vì chuẩn mực chế độ để nhằm có các trình bày… một cách trung thực hợp lý! Hoặc chúng ta có thể hiểu một cách khác, tức trung thực hợp không có các sai khác một cách trọng yếu. ở đây, may mắn thay, chúng ta có định nghĩa về tính trọng yếu. Một khoản mục được coi trọng yếu nếu việc thêm vào, hoặc bớt đi khoản mục đó, sẽ dẫn tới một sự hiểu khác đối với chủ thể được báo cáo. Lấy ví dụ nôm na thế này, giả sử tôi có một phát biểu rất trung thực hợp chị Nguyễn Tú Anh rất xinh đẹp. Nghĩa phát biểu của tôi phải không sai, nghĩa đúng chị ấy xinh đẹp (theo như các thông lệ được thừa nhận rộng rãi, tức cao 1m70, kích thước 3 vòng 90- 60 – 90, có da trắng như tuyết, môi đỏ như son, tóc đen như gỗ mun chẳng hạn) người được phát biểu (là tôi) không có định kiến gì với chị Tú Anh (nghĩa tôi không yêu cũng không ghét gì chị ta cả). Đấy cách hiểu thứ nhất. Cách hiểu thứ hai không có các sai khác trọng yếu so với các thông lệ. Giả sử thế này, có một sai khác chị Tú Anh nặng những 90 kg, giả sử không có thông tin này, mọi người sẽ hình dung chị Tú Anh người xinh đẹp, mảnh mai, nhưng có thông tin này mọi người có thể sẽ không nghĩ như vậy nữa. Vậy thông tin chị Tú Anh nặng những 90 kg thông tin mang tính trọng yếu. Nếu như trong phát biểu của tôi mà tôi nói chị Tú Anh xinh đẹp mà tôi không hề đả động tới các sai khác mang tính trọng yếu như trên thì phát biểu của tôi không trung thực hợp lý. Lủng củng thế đây, hy vọng chị Tú Anh không dung quyền của SMOD để xóa đoạn này đi nhé!. Thứ hai, tại sao lại trung thực hợp chứ không phải chính xác, đầy đủ: Phải trung thực hợp chứ không phải chính xác đầy đủ vì xin thưa rằng kế toán không thể nào trình bày chính xác 100% các số liệu được. Mới nghe thì có vẻ hơi lạ, nhưng thực tế như vậy. Lấy ví dụ đơn giản thế này, cuối năm bạn phải trích trước chi phí điện, nước cho tháng 12 mặc dù bạn chưa nhận được hóa đơn của tháng 12, bạn sẽ trích trước bao nhiêu? Giả sử bạn trích trước 10 triệu, nhưng hóa đơn thực sự 10 triệu không trăm nghìn năm trăm đồng, bạn cũng không phản ánh chính xác nghiệp vụ này rồi. Có rất nhiều ví dụ đại loại như vậy, mà ví dụ lớn nhất báo cáo tài chính được soạn lập trên giả định doanh nghiệp hoạt động liên tục, bạn có thể chắc chắn bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp của bạn sẽ tiếp tục hoạt động sang năm (hoặc ngắn hơn, ngay ngày mai). Bạn không thể chắc chắn 100% được, bạn cứ nhìn vào vụ sóng thần tại Indonesia, vụ động đất ở Pakistan, bạn sẽ thấy rõ điều đó, hôm nay khách sạn đang hoạt động tốt, đông khách, tối nay có một trận động đất dữ dội, mặt đất nứt toác ra, khách sạn của bạn bị nuốt chửng, ngày mai bạn đến nơi làm thì thấy khách sạn đã biến mất…giả định của bạn đã không đúng, hoặc đúng hơn, bạn đã không đúng 100% với giả định đó, đo đó không thể có trường hợp kế toán báo cáo chính xác đầy đủ được mà chỉ có trung thực hợp mà thôi. Nói thêm VAS 21 nói trung thực hợp nhưng IAS 1 chỉ nói fair presentation (trình bày một cách hợp mà thôi). Thế nghĩa hợp đã bao gồm cả trung thực rồi (chẳng lẽ có trường hợp hợp một cách không trung thực- Dĩ nhiên có “lời nói dối chân thật- true lies” của Arnie- nhưng trong kế toán thì làm gì có cái nào phi logic như vậy nhỉ). Thứ ba nhất thiết cần tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán các quy đinh có liên quan trong mọi trường hợp hay không, chỗ này có điểm khác biệt tương đối giữa VAS 21 IAS 1. . báo cáo tài chính I. Tổng quan về báo cáo tài chính: I.1. Tại sao cần báo cáo tài chính: Lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết trạng thái tài chính. Tổng quan về Báo cáo tài chính! Lý do đơn giản và dễ thấy nhất là để biết trạng thái tài chính của một tổ chức (lợi nhuận,

Ngày đăng: 12/08/2013, 10:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan