Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ

6 1K 3
Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Nhìn chung, hiện có 9 loại tài sản trí tuệ đang được thừa nhận và bảo hộ bởi các công ước quốc tế. Đó là: - Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari; Hiệp ước hợp tác về phát minh sáng chế; Hiệp ước Buđapét); - Các giải pháp hữu ích như các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari); - Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít; Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại); - Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague; Công ước Pari; Hiệp định Lôcácnô); - Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrít về những chỉ dẫn giả); - Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm, phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ; Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền); - Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV); - Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn);

Hiệp định TRIPS về quyền sở hữu trí tuệ 1. Yêu cầu Nhìn chung, hiện có 9 loại tài sản trí tuệ đang được thừa nhận và bảo hộ bởi các công ước quốc tế. Đó là: - Các phát minh sáng chế trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari; Hiệp ước hợp tác về phát minh sáng chế; Hiệp ước Buđapét); - Các giải pháp hữu ích như các thiết kế chức năng trong lĩnh vực chế tạo (Công ước Pari); - Nhãn hiệu thương mại phân biệt hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp khác nhau (Công ước Pari; Hiệp định Mađrít; Hiệp ước về Luật nhãn hiệu thương mại); - Thiết kế công nghiệp trong lĩnh vực may mặc, ô tô, điện tử (Hiệp ước Hague; Công ước Pari; Hiệp định Lôcácnô); - Chỉ dẫn địa lý xác định nguồn gốc và đặc tính của các sản phẩm nông nghiệp như rượu, bia (Hiệp định Lixbon; Hiệp định Mađrít về những chỉ dẫn giả); - Bản quyền và các quyền cận kề trong các lĩnh vực in ấn, giải trí, phần mềm, phát thanh truyền hình (Công ước Bécnơ; Công ước Rôm; Công ước Giơnevơ; Công ước Brucxen; Công ước chung về bản quyền); - Các giống và sản phẩm cây con mới trong nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm (Liên hiệp Bảo hộ quốc tế đối với các loại cây trồng mới - UPOV); - Thiết kế mạch tích hợp trong công nghiệp vi điện tử (Hiệp ước Oasinhtơn); - Bí mật thương mại. Trừ UPOV, tất cả các hiệp định quốc tế nêu trên đều nằm trong sự quản lý của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) mà Việt Nam là thành viên. Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO, về nguyên tắc, chúng ta đã cam kết thực hiện các quy định cơ bản của Hiệp định TRIPs của WTO. Hiệp định này bao gồm hầu hết các quy định của các công ước quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ thông qua hình thức dẫn chiếu và cho phép các nước có thể bảo hộ cao hơn mức yêu cầu của Hiệp định TRIPs miễn là không trái với các quy định của nó. Các quy định có bản của Hiệp định có thể chia thành 5 nhóm sau: - Nhóm 1 gồm các quy định liên quan đến việc thực hiện sự bảo hộ theo nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc, đặc biệt đối với việc cấp bằng độc quyền, xác lập, hưởng, phạm vi, duy trì và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ; - Nhóm 2 gồm các quy định về tiêu chuẩn tối thiểu về nội dung bảo hộ, các quyền kèm theo bằng và thời hạn bảo hộ tối thiểu của 7 loại quyền sở hữu trí tuệ sau: phát minh sáng chế (20 năm từ ngày nộp đơn xin cấp bằng - Điều 33); bản quyền và các quyền liên quan (phim: 50 năm, ảnh: 25 năm, các loại khác: 50 năm hoặc suốt đời tác giả cộng thêm 50 năm, những người trình diễn và sản xuất đĩa ca nhạc: 50 năm - Điều 14:5; phát thành: 20 năm kể từ ngày cuối của năm phát thanh - Điều 14:5); nhãn hiều thương mại (7 năm cho mỗi lần đăng ký hoặc đăng ký lại - Điều 18); thiết kế công nghiệp (ít nhất là 10 năm - Điều 26:3); thiết kế mạch tích hợp (10 năm từ ngày đăng ký hoặc sử dụng - Điều 38:2 và 38:3); thông tin mật, kể cả bí mật thương mại (được bảo hộ chống lại việc tiết lộ không được phép và việc sử dụng không công bằng vì mục đích thương mại - Điều 39); chỉ dẫn địa lý (không cho phép đăng ký những nhãn hiệu thương mại gây hiểu lầm về nguồn gốc địa lý của hàng hóa, ví dụ champagne được hiểu là rượu được sản xuất tại Pháp chứ không phải nơi khác - Điều 22 và 23); - Nhóm 3 gồm các quy định về quyền áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm ngăn chặn chủ sở hữu trí tuệ lạm dụng quyền của mình hoặc có hành động hạn chế thương mại hay chuyển giao công nghệ một cách bất hợp lý.; - Nhóm 4 gồm các quy định về bảo đảm việc thực thi sự bảo hộ bằng các quy định về cơ chế tổ chức, thủ tục và đền bù có liên quan đến những việc như chủ sở hữu có thể được hỗ trợ, trợ giúp tạm thời tỏng luật dân sự; không để hải quan cho qua hàng giả, hàng ăn cướp hoặc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; trừng trị những kẻ làm hàng giả, .; - Nhóm 5 gồm các quy định về thời hạn thực hiện việc điều chỉnh luật lệ quốc gia cho phù hợp với các quy định trên là 1 năm đối với các nước phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và đang chuyển đổi, và 11 năm đối với các nước kém phát triển nhất. Trong khuôn khổ hợp tác APEC và ASEAN, Việt Nam và các thành viên khác đều cam kết thực hiện việc bảo hộ sở hữu trí tuệ theo các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia và công khai của Hiệp định TRIPs vào năm 2000; đang triển khai các chương trình hợp tác tập thể và quốc gia của APEC như cung cấp danh mục địa chỉ liên lạc, các văn bản pháp luật và các cơ quan thực thi về quyền sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Hiệp định khung ASEAN về hợp tác trong lĩnh vực này (ký tháng 12-1995), trong đó có việc nghiên cứu xây dựng các hệ thống bằng sáng chế, phát minh và nhãn hiệu thương mại chung của ASEAN. Trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ, ta đã cam kết chấp nhận Công ước Giơnevơ 1971 về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sự sao chép trái phép; Công ước Bécnơ 1971 về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật; Công ước Pari 1967 về bảo hộ sở hữu công nghiệp; UPOV 1978 hoặc 1991 về bảo hộ giống thực vật mới; và Công ước Brúcxen 1974 về phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh. Các cam kết cụ thể của ta được xây dựng trên cơ sở thừa nhận các nguyên tắc và nội dung quy định trong Hiệp định TRIPs và các công ước quốc tế khác. Cụ thể, ta đã chấp thuận bảo hộ 7 quyền sở hữu sau: 1. Quyền tác giả và quyền liên quan với thời hạn không ít hơn 75 năm đối với tác phẩm kể từ khi công bố nếu không căn cứ theo đời người; 2. Tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã được mã hóa; 3. Nhãn hiệu hàng hóa không ít hơn 10 năm sau mỗi lần đăng ký và không hạn chế số lần đăng ký lại; 4. Sáng chế không dưới 20 năm kể từ khi nộp đơn; 5. Thiết kế bố trí (topography) mạch tích hợp ít nhất là 10 năm và có thể chấm dứt sau 15 năm kể từ khi đăng ký hoặc đưa ra sử dụng; 6. Thông tin bí mật không ít hơn 5 năm đối với các dữ liệu sản phẩm có tính đến tính chất của dữ liệu và sự đầu tư, chi phí trong việc tạo ra các dữ liệu đó; 7. Kiểu dáng công nghiệp ít nhất 10 năm. Thời hạn thực hiện điều chỉnh luật lệ về nguyên tắc, phạm vi, nội dung, thực thi bảo hộ cũng như các thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự, hành chính, hình sự và hình phạt để thực hiện các nghĩa vụ của chúng ta là 12 tháng liên quan tới nhãn hiệu hàng hóa và sáng chế, 18 tháng liên quan tới quyền tác giả và thông tin bí mật, 30 tháng liên quan tới Công ước Giơnevơ 1971, Công ước về phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền hình đã được mã hóa, thời hạn bảo hộ tác phẩm, và 24 tháng liên quan tới các quyền còn lại kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. 2. Hướng giải pháp Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và bảo đảm thực hiện các quyền đó ngày càng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như trong nước. Làm tốt việc này là tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự sáng tạo, bảo đảm động lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và thương mại Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta lâu nay chưa có nền nếp và còn nhiều yếu kém. Trong điều kiện chúng ta hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới và khu vực, với những cam kết về lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong các khuôn khổ hợp tác khác nhau, việc cải thiện môi trường và các điều kiện bảo đảm thực hiện đầy đủ các cam kết đó là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc phát triển đầu tư sản xuất và thương mại của nước ta hiện nay cũng như trong tương lai. Do vậy, Nhà nước cần tăng cường sự quan tâm và đầu tư nỗ lực nhiều hơn vào lĩnh vực này nhằm cải thiện việc thực hiện bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế của ta. Những vấn đề chủ yếu cần được giải quyết là: - Thực hiện rà soát lại hệ thống luật lệ, chính sách của ta có liên quan đến sở hữu trí tuệ nhằm tìm ra những bất cập cần phải sửa đổi, điều chỉnh hoặc bổ sung, tăng cường. Từ đó, xây dựng kế hoạch từng bước sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với các quy định của các công ước quốc tế, Hiệp định TRIPsHiệp định Thương mại Việt - Mỹ, cụ thể luật dân sự (về thời hạn bảo hộ quyền tác giả), các nghị định về quyền tác giả và sở hữu công nghiệp, ban hành các nghị định mới về bảo hộ bí mật kinh doanh, tên thương mại và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bảo hộ giống thực vật mới, bố trí mạch vi điện tử, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hóa. - Trước mắt, cần sớm triển khai nghiên cứu việc tham gia bốn công ước quốc tế: Công ước Giơnevơ về bảo hộ người sản xuất bản ghi âm chống sao chép, Công ước Bécnơ về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật, Công ước Brúcxen về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa, Công ước UPOV về bảo hộ giống thực vật mới. - Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn bảo hộ và các thủ tục bảo đảm thực thi quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời, hiệu quả, công bằng và ít phiền hà. - Xây dựng kế hoạch tranh thủ các chương trình hợp tác quốc tế và sự trợ giúp kỹ thuật bên ngoài nhằm nâng cao năng lực về vật chất, kỹ thuật và con người tham gia các hoạt động sở hữu trí tuệ và sự hiểu biết chung của toàn xã hội. Sở hữu trí tuệ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 1. KHÁI niệm VỀ HỆ thống bảo HỘ SỞ hữu TRÍ tuệ Nhìn chung, mọi nghiên cứu và sáng tạo của con người đều hướng vào việc phục vụ đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, những ý tưởng này, sau những nỗ lực nghiên cứu nhất định, thường chuyển hóa thành các sản phẩm ứng dụng, hay cao hơn nữa trở thành các giải pháp công nghệ ứng dụng nhằm tạo ra các sản phẩm. Ngoài chức năng lưu thông và tiêu dùng, các sản phẩm này còn mang ý nghĩa truyền đạt thông tin về sự hiện hữu của sản phẩm cũng như chất lượng và kiểu dáng của chúng và qua đó thuyết phục khách hàng mua hàng hóa. Do đó, có thể nói những ý tưởng này luôn thể hiện tính mới mẻ và khác biệt, hàm chứa một lượng thông tin có giá trị kinh tế trong trường hợp hàng hóa được lưu thông trên thị trường. Khi đạt tới một trình độ trao đổi nhất định, giá trị tiềm ẩn này sẽ bộc lộ, và vì thế, hình thành giá trị sở hữu trí tuệ. Như vậy, giá trị sở hữu trí tuệ phần nào do giá trị thị trường của hàng hóa quyết định. Nếu sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận thì sẽ hình thành quyền sở hữu trí tuệ (dưới đây gọi tắt là quyền SHTT). Tập hợp các quyền SHTT và các chính sách bảo hộ quyền SHTT tạo thành một hệ thống SHTT. Hệ thống SHTT bao gồm chính sách SHTT, cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực thi chính sách đó . Tùy theo điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, mỗi quốc gia sẽ hình thành hệ thống SHTT riêng. Một chính sách bảo hộ quyền SHTT bao gồm: - Các tiêu chuẩn xác lập quyền của chủ sở hữu SHTT trong việc ngăn cấm người khác khai thác kinh tế đối với sáng tạo của họ; các tiêu chuẩn này sẽ xác định phạm vi được bảo hộ của các sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác. - Các giới hạn đối với các quyền nêu trên vì mục đích phát triển kinh tế trong nước cũng như chính sách xã hội; các giới hạn này bao gồm việc cho phép phát triển công nghệ, sử dụng trong giáo dục đào tạo, chống độc quyền đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, thời hạn bảo hộ, v.v . - Các biện pháp và chế tài bảo hộ các quyền nêu trên. Xét trên phương diện vĩ mô, cùng với sự phát triển của kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống quyền SHTT sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động thương mại, và rộng hơn là đến nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. 2. VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG SHTT TRONG BỐI CẢNH KHU VỰC HÓA VÀ TOÀN CẦU HÓA Hệ thống SHTT và hoạt động thương mại Những hạn chế trong bảo hộ quyền SHTT có thể bóp méo nền thương mại của một quốc gia. Một quốc gia có hệ thống bảo hộ yếu (về bản quyền) sẽ tạo kẽ hở cho các doanh nghiệp sao chép bất hợp pháp băng đĩa, phần mềm máy tính, v.v . thay vì nhập khẩu các sản phẩm này với giá cao. Bên cạnh đó, việc kiểm soát hoạt động buôn bán qua biên giới một cách lỏng lẻo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu các mặt hàng vi phạm và hàng giả. Nhà kinh doanh cũng có thể thay đổi phương án kinh doanh của mình do những hạn chế trong việc bảo hộ quyền SHTT. Ban đầu anh ta có ý định triển khai phương án kinh doanh, nhưng nếu nhận ra những khiếm khuyết trong việc bảo hộ bí mật thương mại, anh ta sẽ từ bỏ ý định này. Như vậy, hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu là một trong những lý do chính dẫn đến các hoạt động kinh doanh phi pháp và mang tính "chụp giật". Trong trường hợp ngược lại, một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh sẽ tạo điều kiện cho việc chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro của quá trình kinh doanh và đó chính là tiền đề thúc đẩy sự phát triển của nền thương mại. Hệ thống SHTT và hoạt động đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ Một công ty đa quốc gia co nhiều lựa chọn khác nhau để xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Họ có thể đầu tư trực tiếp (tức là trực tiếp chọn địa điểm đầu tư, xây dựng nhà máy và điều hành sản xuất), hoặc liên doanh với doanh nghiệp địa phương thông qua góp vốn, công nghệ, nhân lực hay đơn giản nhất là chuyển giao công nghệ. Việc lựa chọn hình thức đầu tư và kinh doanh của nhà đầu tư phụ thuộc vào thị trường và hệ thống luật pháp của nước sở tại, trong đó hệ thống bảo hộ SHTT đóng một vai trò quan trọng. Nét đặc trưng của các công ty đa quốc gia là chúng thường sở hữu những khoản tài sản vô hình rất lớn, trong đó công nghệ là một trong những loại tài sản vô hình quan trọng nhất. Xét trên góc độ quyền SHTT, đó là các nhãn hiệu nổi tiếng, các sáng chế đã tạo nên danh tiếng của công ty và là một phần không thể mất đi của công ty. Các công ty đa quốc gia có xu hướng xây dựng các công ty 100% vốn của mình tại các nước có hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh, đối với nhà đầu tư, ưu điểm của hình thức này là có thể bảo hộ tốt bí mật công nghệ và nhãn hiệu hàng hóa, còn nhược điểm của nó là tốn kém, không tận dụng được hết các ưu thế mà địa phương đem lại và quốc gia được đầu tư không học hỏi được kỹ năng quản lý cũng như cách thức sản xuất. Quyền SHTT còn ảnh hưởng đến kênh chuyển giao công nghệ. Công nghệ ở đây được phân loại thành loại dễ bắt chước và loại khó bắt chước. Loại công nghệ dễ bắt chước thường gồm có công nghệ sao chép băng đĩa nhạc, sản xuất đồ chơi, v.v . Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng bắt chước công nghệ, chẳng hạn, đối với các công ty nhỏ, việc bắt chước công nghệ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, còn đối với các công ty có nhiều đối thủ cạnh tranh, việc nghiên cứu công nghệ của đối phương sẽ giúp họ khắc phục những nhược điểm của công nghệ hiện đang sử dụng và phát minh ra những công nghệ mới. Loại công nghệ khó bắt chước thường được sử dụng trong lĩnh vực dược phẩm và phần mềm máy tính. Việc bắt chước công nghệ sẽ giúp các chuyên gia trong ngành giảm bớt chi phí trong việc phát hiện và tạo ra những loại thuốc mới và nhanh chóng tung ra thị trường các sản phẩm cạnh tranh tương tự, thậm chí có thể là những sản phẩm ưu việt hơn. Nhìn chung, các sản phẩm máy móc, thiết bị y tế thường khó bắt chước. Tuy nhiên, dù tinh vi và phức tạp đến mức nào, tất cả các sản phẩm đều hàm chứa rủi ro bị lộ bí mật công nghệ, hay bị bắt chước. Chính vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc khá nhiều vấn đề khi tiến hành chuyển giao công nghệ. Một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh có thể hạn chế việc sao chép, làm giả sản phẩm và tăng chi phí bắt chước. Bất kỳ quốc gia nào xây dựng được một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh sẽ có điều kiện tiếp nhận các công nghệ tiên tiến phục vụ cho việc phát triển đất nước. Ngược lại, các quốc gia có hệ thống bảo hộ quyền SHTT yếu sẽ chỉ có cơ hội tiếp nhận các công nghệ đã phát minh từ lâu, thậm chí đã lỗi thời và mất dần giá trị khai thác. Vai trò của hệ thống SHTT trong phát triển kinh tế Đánh giá và phân tích vai trò của quyền SHTT đối với phát triển kinh tế của một quốc gia là công việc tương đối phức tạp và cần phải được xem xét từ nhiều góc độ. Việc bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ khuyến khích nghiên cứu, phát triển công nghệ, nâng cao chất lượng hàng hóa và tạo uy tín cho sản phẩm. Ngoài ra, việc bảo hộ tốt sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạn chế các vi phạm như tình trạng khai thác công nghệ không được phép của người sở hữu bằng độc quyền, hay sản xuất hàng giả, hàng nhái và các vi phạm khác. Xét về lâu dài, hệ thống SHTT mạnh sẽ có tác dụng tốt trong việc phát triển công nghệ và kinh doanh lành mạnh, đóng một vai trò tích cực đối với công cuộc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, có một điểm đáng lưu ý là, xét trên một khía cạnh nào đó, hệ thống bảo hộ SHTT yếu sẽ cho phép một quốc gia phát triển công nghệ với chi phí thấp. Đương nhiên, trong bối cảnh mới khi mà xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh và chuyên nghiệp đang ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia và toàn thế giới, chúng ta không thể và không muốn khuyến khích và áp dụng cách tiếp cận này. Thực tế chỉ ra rằng, hiện nay, đa phần các nước nghèo vẫn coi đây là giải pháp để hiện đại hóa công nghệ của mình và qua đó, phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, một hệ thống SHTT mạnh luôn là cái đích cuối cùng trên con đường phát triển kinh tế của một nước. 3. HỆ THỐNG BẢO HỘ SHTT Ở CÁC QUỐC GIA CÓ NỀN KINH TẾ MỞ Các bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ SHTT của mỗi quốc gia rất khác nhau, nhất là giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Các quốc gia phát triển thường áp dụng chính sách bảo hộ rõ ràng và chặt chẽ. Lấy Nhật Bản làm ví dụ. Vào năm 1990, Kokekiyo Takahashi, chủ tịch đầu tiên của Cục Sở hữu Trí tuệ Nhật Bản (Japan Patent Office) đã khẳng định vai trò của hệ thống bảo hộ SHTT nói chung và bằng độc quyền (patent) nói riêng trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Nhật Bản đã phát triển hệ thống SHTT của mình một cách toàn diện. Các nước phát triển khác cũng vậy. Điển hình là Hoa Kỳ, với một câu nói rất nổi tiếng về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: "Mọi thứ trên đời này do con người tạo ra đều có thể đăng ký bảo hộ " ("All things under the sun made by man are patentable"). Tại các nước phát triển, xây dựng một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh là một đòi hỏi bức thiết do trình độ phát triển công nghệ rất cao kéo theo hệ quả là công nghệ bắt chước cũng rất tinh vi. Trên thực tế, các quốc gia phát triển có tiềm lực và đã dành nhiều tâm sức cũng như chi phí để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Đến lượt mình, công nghệ lại được áp dụng vào trong hoạt động sản xuất và ngay lập tức đem lại lợi ích kinh tế. Một phần quan trọng từ lợi ích kinh tế đó lại được đầu tư vào việc phát triển công nghệ. Sự luân chuyển đầu tư theo mô hình tuần hoàn này đã tạo nền tảng và bệ phóng cho sự phát triển của khoa học - kỹ thuật. Có thể nói trình độ khoa học - công nghệ phát triển đã, đang và tiếp tục là vũ khí mạnh nhất mà các nước phát triển có trong tay. Trình độ khoa học - công nghệ tiên tiến một mặt cho phép sản xuất số lượng lớn hàng hóa, mặt khác nó cũng dẫn đến sự ra đời của vô số nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, kiểu dáng công nghiệp và bí mật thương mại. Chính vì vậy, sự phát triển không ngừng của các đối tượng SHTT đòi hỏi phải có một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh. Xét về mặt chính sách vĩ mô, việc bảo hộ chặt chẽ quyền SHTT ở các nước phát triển để thực hiện hai mục tiêu sau: (a) Khuyến khích phát triển công nghệ và cạnh tranh lành mạnh. Các nhà khoa học, các nhà kinh doanh chỉ đầu tư cho nghiên cứu khoa học khi biết rằng công sức mình bỏ ra không bị mất trắng. (b) Gây sức ép lên các nước khác trong hội nhập kinh tế, hạn chế các vi phạm đối với hàng hóa khi tham gia vào quá trình lưu thông trên các thị trường quốc tế thông qua hoạt động của các chủ thể kinh doanh quan trọng trong hoạt động kinh doanh quốc tế như các tập đoàn đa quốc gia, các tập đoàn xuyên quốc gia của những nước phát triển. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng các nước đang phát triển có khuynh hướng và hiện vẫn đang áp dụng chính sách bảo hộ SHTT lỏng lẻo và không muốn áp dụng chính sách bảo hộ chặt chẽ hơn. Như đã phân tích ở trên, một chính sách bảo hộ quyền SHTT tốt sẽ tạo điều kiện phát triển cho một quốc gia. Tuy nhiên, đây là vấn đề dài hạn, kết quả không có ngay mà chi phí bỏ ra lại lớn. Các quốc gia đang phát triển có rất ít sáng chế trong khi nhu cầu nhập khẩu công nghệ lại rất cao. Chính bởi vậy, việc theo đuổi ngay chính sách bảo hộ quyền SHTT chặt chẽ sẽ không có lợi nếu xét về chiến lược kinh doanh. Việc bảo hộ chặt chẽ sẽ làm cho việc bắt chước rất khó khăn. Bắt chước công nghệ, đối với nhà phát minh, sẽ gây rất nhiều tổn thất, nhưng có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho người đi bắt chước, và theo nghĩa rộng hơn, cho cả quốc gia kém/đang phát triển, với một nền công nghiệp bắt chước. Thực tế cho thấy, các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc phát triển rất nhanh nhờ nhiều vào việc bắt chước công nghệ nước ngoài. Với hệ thống bảo hộ quyền SHTT còn nhiều kẽ hở, công dân nước này có thể tiêu dùng các sản phẩm như phần mềm máy tính, băng đĩa nhạc với giá rẻ, trong khi nếu áp dụng luật bản quyền, mức giá sẽ đội lên rất nhiều. Những lợi ích ngắn hạn tương tự như vậy đã khiến các nhà làm luật cân nhắc khi xây dựng và phát triển hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh. 4. HỘI NHẬP KINH TẾ VÀ ĐÒI HỎI VỀ MỘT HỆ THỐNG SHTT THỐNG NHẤT MANG TÍNH TOÀN CẦU Vấn đề quyền SHTT được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa vào vòng đàm phán Uruguay năm 1986 với lý do quyền SHTT không phải là một vấn đề tách rời với hoạt động thương mại mà có quan hệ chặt chẽ với thương mại và phát triển kinh tế. Trước đó, vào cuối những năm 1980, sự bùng nổ của đầu tư quốc tế và kéo theo đó là hoạt động mua bán quyền SHTT diễn ra sôi động trên phạm vi toàn thế giới đã khiến các nhà hoạch định chính sách ở cấp quốc tế ngày càng nhận thức được vấn đề này. Điều đó đã dẫn đến thực tế là vấn đề quyền SHTT không dừng lại ở phạm vi lãnh thổ quốc gia mà ngày càng mang tính toàn cầu. Các tập đoàn đa quốc gia của các nước giàu bị tổn thất nhiều do quyền SHTT bị vi phạm nhiều ở các nước đang phát triển. Chính điều này thúc đẩy các nước phát triển xây dựng một cơ chế mang tính kiểm soát toàn cầu đối với vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Tuy nhiên, đó là một tham vọng hoàn toàn không dễ thực hiện. Một hiệp ước quốc tế thành công hay không phụ thuộc vào thiện chí của các thành viên tham gia. Thiện chí của các thành viên, suy cho cùng, lại phụ thuộc vào lợi ích kinh tế trong khi lợi ích kinh tế lại là nguyên nhân đầu tiên gây ra mâu thuẫn giữa các nước. Mâu thuẫn lớn nhất là trong khi các quốc gia giàu có luôn kêu gọi đẩy nhanh quá trình xây dựng hệ thống bảo hộ SHTT mạnh để đảm bảo lợi ích của mình thì các nước nghèo lại muốn trì hoãn quá trình này để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm và khai thác lợi ích từ các kẽ hở của hệ thống SHTT chưa hoàn thiện. Do vậy, các quốc gia phát triển và các quốc gia kém/đang phát triển sẽ phải mất rất nhiều thời gian để đi đến những thỏa thuận hợp lý, có lợi cho cả hai bên trong lĩnh vực này. Một vấn đề nảy sinh khác là chính bản thân các công ước quốc tế. Các công ước quốc tế hiện nay, chủ yếu do WIPO (Tổ chức thế giới về quyền sở hữu trí tuệ) điều hành, có ba nhược điểm sau: (a) Các tiêu chuẩn bảo hộ thường yếu, chung chung, mới chỉ nhấn mạnh vào đối xử quốc gia và công nhận quyền ưu tiên. (b) Không đưa ra thủ tục cụ thể để giải quyết tranh chấp quốc tế, thường đưa về các quốc gia. (c) Rất khó chỉnh sửa một cách nhanh chóng khi có các văn bản mới xuất hiện. TRIPs là một hiệp ước quốc tế có đôi chút khác biệt. TRIPs (Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights) gồm 7 phần, 73 điều, bao chứa tất cả các khía cạnh của quyền SHTT. Lý do quan trọng nhất khiến Hiệp ước TRIPs có tính hội nhập là nó quy định các tiêu chuẩn tối thiểu về một hệ thống SHTT để các quốc gia xây dựng chứ không dừng lại ở việc công nhận lẫn nhau như các hiệp ước về SHTT và bảo hộ quyền SHTT trước đây. TRIPs đưa ra quy định nếu các quốc gia muốn gia nhập WTO (một tổ chức mà tư cách thành viên sẽ đem lại cho các quốc gia nhiều lợi ích), thì phải là thành viên của Hiệp ước TRIPs. Đây cũng là một xu hướng được các nước giàu áp dụng nhằm gây sức ép đối với các nước nghèo. Người ta vẫn tưởng rằng một hiệp ước quốc tế gắn liền với tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất hiện nay chắc chắn sẽ đem lại lợi ích cho cả nước giàu và nước nghèo. Song sự thật là tiếng nói của các nước giàu trong WTO vẫn lất át các nước nghèo, tức là TRIPs mới chỉ đảm bảo quyền lợi của các nước giàu, các nội dung của TRIPs có lợi nhiều cho các nước giàu, và vì thế, không thu nhận được sự ủng hộ từ phía các nước nghèo. Về bản chất, mục đích của TRIPs là xây dựng trong lòng các nước thành viên một hệ thống bảo hộ SHTT nghiêm ngặt hơn, qua đó, các nước giàu có thể tăng chi phí bán các bằng sáng chế. Như vậy, trên một khía cạnh nào đó, TRIPs chỉ là một sự ngụy tạo được thể chế hóa, được luật lệ của WTO phê chuẩn. Mặt khác, xét trên khía cạnh nhân đạo, một hệ thống bảo hộ quyền SHTT mạnh không hẳn đã hoàn toàn ưu việt. Thực tế chỉ ra rằng một trong những vấn đề quan trọng của thế kỷ này là công nghệ sinh học và các sản phẩm y tế chỉ được phát minh ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển đói kém, nghèo nàn, lạc hậu và luôn là nạn nhân đầu tiên của bệnh tật liệu có thể chi trả một mức giá cao đến phi lý để mua các sản phẩm thuốc men và thiết bị y tế chuyên dụng, bởi các công ty trong nước không thể sản xuất được, một phần do trình độ công nghệ kém, phần khác là do bảo hộ sáng chế ngặt nghèo. Đây chính là khía cạnh nhân đạo của vấn đề bảo hộ quyền SHTT. Xây dựng một hệ thống bảo hộ SHTT mạnh và hoàn thiện là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn của bất kỳ quốc gia nào. Nó cũng đồng thời là một đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, bức tranh kinh tế toàn cầu luôn đầy màu sắc tương phản. Vấn đề đặt ra là liệu có thể có và bao giờ có một bức tranh kinh tế toàn cầu mà trong đó mảng màu quyền SHTT là đơn sắc. Câu trả lời là chúng ta có thể làm được điều đó nhưng không phải trong ngắn hạn. Song trong bất cứ hoàn cảnh nào, những vấn đề mang tính nhân đạo phải được ưu tiên hàng đầu. Hy vọng rằng trong vòng đàm phán sắp diễn ra của WTO, các nước nghèo sẽ giành được ưu đãi trong việc sản xuất các sản phẩm y tế. Đã hoàn thành khung pháp luật tương hợp với WTO "Với việc ban hành Nghị định của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Việt Nam đã có thể chính thức tuyên bố hoàn thành chương trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật tương hợp với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)". Đó là khẳng định của ông Phạm Đình Chướng, Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp tại buổi họp báo giới thiệu, phổ biến triển khai Nghị định này. Nghị định số 42/2003/NĐ-CP về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn bao gồm 6 chương, 34 điều, đề cập chủ yếu quyền sở hữu trí tuệ (sỡ hữu công nghiệp) liên quan đến thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn IC. Như vậy, đến trước thời điểm ban hành Nghị định này, Việt Nam đã có 9 đối tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo hộ. Đó là quyền tác giả và quyền liên quan; sáng chế và giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa; chỉ dẫn địa lý (kể cả tên gọi xuất xứ hàng hóa); bí mật kinh doanh; tên thương mại; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp; giống cây trồng. Cục Sở hữu Trí tuệ tiếp tục đăng ký nhãn hiệu Theo công văn truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Vũ Khoan, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) vẫn duy trì chức năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho doanh nghiệp, đến khi nào Bộ Thương mại được quyền tiếp nhận chức năng này và hoàn tất việc chuyển giao. Ngày 19/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 54 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ, trong đó quy định, kể từ 22/6/2003, Cục Sở hữu Trí tuệ dừng đăng ký nhãn hiệu. Hiện tại, dự thảo nghị định về chức năng, nhiệm vụ của Bộ Thương mại vẫn chưa được ký ban hành. Nhưng với công văn nêu trên, tạm thời việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa không bị gián đoạn như lo ngại trước đây của doanh nghiệp. Tuy nhiên, một cán bộ Cục Sở hữu Trí tuệ cho VnExpress biết, cho đến ngày chuyển giao, Cục chỉ tiếp nhận hồ chứ không đóng dấu và tiến hành xác lập quyền. "Theo thứ bậc của các văn bản của Chính phủ, công văn không là văn bản pháp luật, không cao hơn nghị định. Trên danh nghĩa, Cục Sở hữu Trí tuệ vẫn phải thực hiện đăng ký nhãn hiệu, nhưng cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đó lại yếu. Vì vậy, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ có báo cáo đề nghị Chính phủ ban hành một văn bản có hiệu lực pháp lý tương đương nghị định, cho phép Cục tiếp tục duy trì chức năng trên", ông nói. Có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ qua mạng Bà Lynne G.Beresford - Phó cục trưởng về chính sách giám định nhãn hiệu hàng hóa (Hoa Kỳ), cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Hoa Kỳ qua mạng - trên website của Cục Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hóa Hoa Kỳ (www.uspto.gov), với mức phí 335 USD. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo "Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tại Hoa Kỳ" do Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 13-8 ở Tp. Hồ Chí Minh. Thời gian xem xét đơn đăng ký phải mất 5 tháng để luật sư giám định đơn và 18 tháng cho việc đăng ký nhãn hiệu. Nếu được chấp nhận, nhãn hiệu sẽ được đăng lên Công báo, xuất bản hằng tuần, cũng trên website nói trên. Theo ông Trần Việt Hùng - Phó Cục trưởng Sở hữu trí tuệ, hiện nay số nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam xin đăng ký bảo hộ tại Hoa Kỳ là 164 so với 8.988 nhãn hiệu mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. . của TRIPs có lợi nhiều cho các nước giàu, và vì thế, không thu nhận được sự ủng hộ từ phía các nước nghèo. Về bản chất, mục đích của TRIPs là xây dựng trong. mục đích phát tri n kinh tế trong nước cũng như chính sách xã hội; các giới hạn này bao gồm việc cho phép phát tri n công nghệ, sử dụng trong giáo dục

Ngày đăng: 12/08/2013, 09:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan