hệ thống công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân pháp

10 665 0
hệ thống công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

trình bày và phân tích hệ thống công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân pháp

Trình bày và phân tích quá trình ra đời của hệ thống các công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp. Bài làm Một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa thực dân là ăn bám và bóc lột. Chúng không chỉ đàn áp nhân dân lao động chính quốc mà còn tìm mọi cách để khai thác nhân dân thuộc địa. Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX, cùng với việc hoàn thành quá trình xâm chiếm các lục địa, thực dân Pháp cũng hoàn thành xâm lược và bình định Việt Nam, Đông Dương. Ngay sau đó người Pháp đã tiến hành cuộc khai thác thuộc điạ lần thứ nhất. Cùng với những chính sách khai thác bóc lột tàn bạo, triệt để thực dân Pháp đã thiết lập một hệ thống các cơ quan cai trị và bóc lột hữu hiệu. Từ 1897 trở đi, sau khi bình định xong nước ta, đường lối khai thác thuộc địa của thực dân Pháp bắt đầu được định hình, bổ xung, hoàn thiện và duy trì cho tới năm 1945. Ngay sau đó người Pháp lập ra một hệ thống cơ quan cai trị khá chặt chẽ từ Trung ương tới địa phương bao gồm: - Đại hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Đông Dương - Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ, - Nha tài chính Đông Dương, - Ban thanh tra tài chính Đông Dương, - Phòng Canh Nông, - Tập đoàn Ngân hàng Đông Dương, - Tập đoàn tài chính cao su Đông Dương. Các tổ chức này được mạnh nha từ khi Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ và sau khi ổn định tình hình. Theo thời gian cũng như yêu cầu của người Pháp các cơ quan này đã được thay đổi và hoàn thiện. 1. Đại hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Đông Dương Cơ quan này được thiết lập sau sắc lệnh ngày 4-11-1928 do tổng thống Pháp ban hành. Lúc mới ra đời cơ quan này có tên gọi là Đại hội đồng lý tài Đông Dương. Đây là cơ quan cai trị cao nhất về kinh tế của người Pháp ở Đông Dương. Về thành phần đại biểu của hội đồng: Đại hội đồng có tổng số 51 thành viên trong đó có 28 thành viên người Pháp và 23 thành viên người Việt. Trong số 28 thành viên người Pháp có 6 người do toàn quyền Đông Dương chỉ định, 1 đại biểu Pháp ở Lào do Khâm xứ Pháp ở lào đề nghị và toàn quyền chuẩn y, 21 thành viên còn lại đều phải lựa chọn thông qua bầu cử và là đại biểu của các tổ chức sau: Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ (3 người), Hội đồng lợi ích kinh tế và tài chính của Pháp ở Bắc Kỳ (3 người), ở trung kỳ (2người), ở Campuchia (2người), các phòng thương mại, phòng canh nông, phòng hỗn hợp thương mại canh nông Nam kỳ- 4 người, Bắc kỳ -3 người, Trung kỳ- 2 người, Campuchia- 1 người, Lào- 1 người. Về số thành viên người bản xứ thì trong tổng số 23 người có 5 người do toàn quyền chỉ định, 18 thành viên còn lại cũng do bầu cử và là đại diện của Hội đồng thuộc địa Nam kỳ (3 người), Viện dân biểu Trung Kỳ (3 người) , Phòng tư vấn bản xứ Campuchia (2người), Phòng tư vấn bản xứ Lào (1 người), các phòng thương mại canh nông và phòng hỗn hợp thương mại canh nông ở Nam kỳ 2 người, Bắc Kỳ 2 người, Trung Kỳ 1 người, Campuchia 1 người, Lào 1 người. Nhiệm kỳ của các thành viên là 1năm bầu cử lại 1 lần. Mỗi năm Đại hội đồng họp 1 lần để bầu chủ tịch. Chủ tịch là người Pháp, 2 phó chủ tịch 1 là người bản xứ, 1 là ngưòi Pháp. Về chức năng, Đại hội đồng vừa có chức năng tư vấn vừa có chức năng ra quyết nghị. Đại hội đồng sẽ góp ý kiến về tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và tài chính mà toàn quyền yêu cầu như dự kiến các khoản thu chi của ngân sách chủ yếu cho toàn Đông Dương và ngân sách nợ, kế hoạch xây dựng công trình, đường xá, góp ý kíên về việc trưng mua, trưng thu tài sản công trị giá từ 8000 đồng Đông Dương trở lên, về việc cho tư nhân và các công ty đấu thầu xây dựng những công trình công cộng. Nó còn có quền quyết nghị của Hội đồng chính phủ Đông Dương. Những những quyết nghị của nó chỉ có giá trị khi toàn quyền Đông Dương ra nghị định chuẩn y. Đại hội đồng lợi ích kinh tế tài chính Đông Dương tuyệt đối không được đề cập đến vấn đề chính trị. 2. Hội đồng thuộc địa Nam kỳ Hội đồng thuộc địa Nam kỳ được thành lập theo sắc lệnh ngày 8-2-1880 của tổng thống Pháp. Uỷ viên của Hội đồng có cả người Pháp và người Việt. Những viên chức đang tại chức không đựơc tham dự vợcHoij đồng uỷ viên của Hội đồng được lựa chọn thông qua bầu cử. Uỷ viên của người Pháp bầu riêng, uỷ viên của người Việt phải do các kỳ kỳ hào của từng khu vực hành chính lựa chọn bầu ra. Chức năng của Hội đồng là tư vấn cho chính quyền. Hội đồng có thể bàn mọi vấn đề thuế má thu chi của ngân sách, phân chia khu vực hành chính…tức là những vấn đề có liên quan đến quyền lơi kinh tế và tài chính của cả người Pháp và người Việt ở Nam kỳ. Tất nhiên Hội đồng phải ưu tiên cho những quền lợi kinh tế tài chính của những người có chân trong Hội đồng. Hội đồng tuyệt đối không đề cập đến vấn đề chính trị. Hội đồng họp mỗi năm 1 kỳ trong vòng tối đa 20 ngày do thống đốc Nam kỳ triệu tập. Nhưng thống đốc cũng có quyền triệu tập phiên họp bất thường của Hội đồng, có quyền kéo dài kỳ họp và có quyền giải tán toàn thể Hội đồng để lập Hội đồng mới khi cần thiết. Mỗi kỳ họp hội đồng sẽ bỏ phiếu kín để bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch và ban thư ký của kỳ họp. Khi họp hội đồng phải dùng tiếng Pháp có phiên dịch. Những chủ đề đưa ra họp bàn đều phải lấy biểu quyết, ý kiến nào được tuyệt đối tán thành mới được coi là có giá trị. Cuộc họp phải lập biên bản để sau đó nộp cho thống đốc và sẽ đưa ra trước hội đồng Tư mật. Thống đốc cũng có quyền tham gia mọi phiên họp của hội đồng. Ngày 31-1-1892 toàn quyền Đông Dương ra nghị định, quyết định thêm : chỉ những người Việt nói được tiếng Pháp mới được lựa chọn bầu vào Hội đồng thuộc địa. Tổng số uỷ viên được quyết định là 12 người chủ yếu là người Pháp và người Việt đã nhập quốc tịch Pháp. Số uỷ viên này vừa ra bầu cử vừa do chỉ định. Bên cạnh Hội đồng thuộc địa còn có uỷ ban thường trực hội đồng thuộc địa được thành lập theo sắc lệnh ngày 3-11-1910 của Tổng thống Pháp. Số uỷ viên của Uỷ Ban có 3- 5 người trong đó chỉ có 1 uỷ viên là người Việt. Sau mỗi khoá họp hàng năm của hội đồng, các hội viên của hội đồng bầu ra uỷ ban thương trực này. Chủ tịch Uỷ ban thường trực phải là người Pháp, là người cao tuổi. Ủy ban thường trực có trách nhiệm họp bàn và giải quýet những vấn đề để được toàn thể hội đồngquyết định sau khoá họp thường niên của nó. Các cuộc họp của Uỷ ban thường trực đều do thống đốc triệu tập. Thống đốc và đại diện của thống đốc cơ quan có quyền can dự vào mọi cuộc họp của Uỷ ban thường trực. Thư ký các cuộc họp do Uỷ ban thường trực bầu. Nhưng những nhân viên làm công việc thư ký biên tập các công việc của Uỷ ban thường trực lại do thống đóc chỉ định. Trong cuộc họp nếu có vấn đề gì mà Uỷ ban thường trực và cơ quan của Pháp không thống nhất trước thì vấn đề đó sẽ hoàn lại để đưa ra bàn tại hội nghị toàn thể hội đồng khoá họp năm sau. Nhưng trong trường hợp khẩn cấp thống đốc sẽ triệu tập họp phiên bất thường. Uỷ ban thương trực phải báo cáo trước hội đồng những vioệc mà Uỷ ban đã làm trong năm qua trong mỗi khoá họp thương niên của hội đồng. Hội đồng tiểu khu được thành lập 15-5-1882 có chức năng tư vấn cho chính quyền: thảo luận và quyết định mọi vấn đề về kinh tế, chính trị, hành chính có liên quan đến địa phương như lập ngân sách thu chi hàng năm, phân loại ruộng để định mức thuế, phân chia lại các khu vực trong địa phương từ cấp xã trở lên, thiết lập đương xá. Các nghị quyết của Hội đồng được thống đốc Nam Kỳ chuẩn y trước hội đồng tư mật mới được đưa ra thi hành. 3. Nha tài chính Đông Dương Nha tài chính Đông Dương thành lập năm 1906, có vai trò quản lý, điều hành ngân sách ở Đông Dương. Trong đó có ngân sách chung của địa phương và ngân sách vay của chính quốc. Về sau cơ quan này với tay xuống vùng nông thôn kiểm tra sổ thu chi ngân sách làng xã. 4. Ban thanh tra tài chính Đông Dương. Cơ quan này được thành lập năm 1895. Là cơ quan độc lập nằm bên cạnh Toàn quyền Đông Dương. Hàng tháng chính quyền này có trách nhiệm báo cáo trực tiếp với bộ tài chính, bộ thuộc địa về việc thu chi tài chính ở Đông Dương. Tại các tỉnh, thực dân Pháp mở các phòng, sở chuyên môn ở khắp 3 kỳ để chỉ đạo về giá cả thuế khoá. Cơ quan này cũng phụ trách các phòng thương mại lập ra ở Bắc Kỳ, giành riêng cho các thành phố nhượng địa của Pháp. 5. Phòng canh nông Bắc Kỳ Phòng canh nông Bắc kỳ được thành lập chính thức năm 1894 qua nghị định ngày 10-2 của toàn quyền Đông Dương De Lanessan. Trước đó nông nghiệp Bắc Kỳ chịu sự hướng dẫn của Uỷ ban nghiên cứu nông nghiệp,công nghiệp, thương nghiệp chung Bắc Kỳ, Bắc Trung Kỳ do Tổng Xứ Paul Bert lập năm 1886. Uỷ ban này chịu trách nhiệm nghiên cứu những vấn đề liên quan đén nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp của 2 xứ đó chuẩn bị cũng như tổ chức các cuộc triển lãm ở các địa phương và tham gia những cuộc triển lãm ở hải ngoại. Năm 1892 Hội đông tối cao về nông nghiệp Bắc kỳ và Bắc trung kỳ đã thay thế Uỷ Ban này trong việc nghiên cứu những vấn đề nông nghiệp. Do sự phát triển của nông nghiệp và các đồn điền của người Châu Âu và do sự cần có “một đại diện chính thức cho quyền lợi của những nhà nông nghiệp Pháp” đã dẫn đến việc thành lập phòng canh nông Bắc kỳ và Bắc Trung Kỳ năm 1894. Năm 1897 với việc tổ chức lại về hành chính của Paul Daimer, sở canh nông Bắc kỳ được thành lập. Cơ quan này thuộc phủ thống xứ Bắc kỳ về hành chính, tổ chức và vào Nha canh nông và thương mại Đông Dương về kỹ thuật chuyên môn. Đa số rthành viên của Phòng Canh Nông đều là người Pháp với 6 thành viên do giới chủ bầu lên và 1 thành viên người bản xứ do Kinh Lược xứ chỉ định. Mục đích của Phòng Canh Nông là “đem đến cho nông nghiệp của người Pháp cũng như của người Việt thuận lợi cho sự phát triển những tiến bộ trong việc sử dụng sản phẩm”. Phòng Canh Nông Bắc Kỳ có nhiệm vụ nghiên cứu tất cả những vấn đề mà chính quyền phải thiết lập quy chế chẳng hạn : quy chế nhượng đất, quy chế sử dụng nhân công, những biện pháp phải sử dụng để đảm bảo an toàn cho các nhà thực dân và các điền chủ, việc thành lập hệ thống tín dụng nông nghiệp và xây dựng các hệ thống thuỷ nông, việc trồng trọt chăn nuôi, kĩ thuật sản xuất, chuẩn bị sản phẩm và thị trường. Cơ quan này quan tâm đến tất cả những vấn đề liên quan đến nông nghiệp là đại diẹn của các nhà thực dân, phòng canh nông thu thập ý kiến, nguyện vọng của giới chủ điền qua Xanhđica, các nhà trồng trọt Bắc Kỳ, thành lập vào 1890, để chuyển lên cho chính quyền thuộc địa, phải đồng thời cung cấp cho chúng những thông tin chỉ dẫn về việc trồng trọt, chăn nuôi. Trên thực tế phong Canh Nông Bắc Kỳ đã giành mọi hoạt động cho các nhà thực dân, cho công cuộc khai thác thuộc địa về nông nghiệp của người Pháp. Trong một chừng mực nhất định chính sách nhượng đất và việc khai thác nông nghiệp ở Bắc Kỳ đã là đối tượng của 1 cuộc đấu tranh khi ngấm ngầm khi công khai dưới nhiều hình thức khác nhau giữa phong canh nông với chính quyền thuộc địa. Cuộc đấu tranh ấy luôn luôn kết thúc bằng việc chính quỳên phải nhượng bộ trước những đòi hỏi của những nhà thực dân mà đại diện là phong canh nông. Sự tăng lên nhanh chóng của các đồn điền trong giai đoạn này cũng là một hệ quả của tình trạng đó . Về thực tiễn với sự giúp đỡ của Nha canh nông và thương mại Đông Dương, Phòng canh nông Bắc kỳ đã tiến hành những thí nghiệm cải tạo chất đất, thuần hoá giống cây trồng vật nuôi để phục vụ cho việc trồng trọt và chăn nuôi trong các đồn điền. Năm 1899 trường Canh Nông Hà Nội chuyển thành vườn Bách Thảo trực thuộc chính quyền nông nghiệp Bắc Kỳ vừa là 1 cơ sở thí nghiệm vừa là 1 vườn ươm để cung cấp giống cây trồng cho các nhà thực dân. Từ năm 1903 Nha Canh Nông và thương mại Đông Dương đã thanh lập ra 1 số trại thí nghiệm để nghiên cứu các loại cây trồng cần thiết. Ở Bắc Kỳ chiếm 3 trạm: Trạm Phú Thuỵ (1903), trạm La Phù, trạm Thanh Ba (1904). Ngoài ra còn có cacvs tạm trông dâu nuôi tằm phủ Lạng Thương do Thanh tra nông nghiệp lập năm 1904, cùng với những thí nghiệm về chăn nuôi được tiến hành tại các trạm được thí nghiệm ở Trung Kỳ: Trạm Đằng Kia (1906), trạm quảng Ngãi (1907), Bên cạnh Phòng Canh Nông Bắc Kỳ trong giai đoạn này còn có 1 số các cơ quan khác được thành lập để hỗ trợ việc khai thác nông nghiệp của người Pháp: Hội đồng cải tiến chăn nuôi (1904), phòng thí nghiệm phân tích hoá chất và công nghiệp Bắc Kỳ (1899), cơ quan thanh tra nông nghiệp Bắc Kỳ (1910), cơ quan nghiên cứu địa chất Đông Dương (1898), Sở thú y (1901). Để tuyên truyền cho kết quả của công cuộc khai thác thuộc địa về nông nghiệp, khuyến khích trồng trọt cũng như chăn nuôi, chính quyền thuộc địa đã tổ chức những cuộc triển lãm, hội chợ… Ngoài 5 cơ quan trên đâyđể thâu tóm và quản lý các vân đề kinh tế của Đông Dương người Pháp đã lập ra 1 loạt các tổ cchức độc quyền và chính quyền thực dân coi đây là những công cụ hữu hiệu phục vụ cho lợi ích cho kinh tế của Pháp. Các mạch máu kinh tế của Pháp ở Đông Dương thực chất chỉ nằm gọn trong tay một vài trăm người Pháp trong tổng số 3 vạn người Pháp sinh sống ở Việt Nam đến 1945. Từ đó dẫn đến tính độc quyền nặng nề của Pháp. Theo thống kê có khoảng 3 vạn người Pháp có gần 75% là binh lính sĩ quan phục vụ trong quân đội, gần 25% là phụ nữ và trẻ em. Một số % còn lại là buôn bán nhỏ. Nhiều người Pháp nắm toàn bộ đất đai, hầm mỏ nhà máy xí nghiệp, các phương tiện giao thông. Các cơ quan độc quyền của Pháp nắm độc quyền khai thác ở Đông Dương trước hết là Ngân hàng Đông Dương: Ngân hàng Đông Dương đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế- tài chính của Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng, quan trọng đến mức có học giả Pháp đã nói Ngân hàng Đông Dương là “một con tim và khối óc của nền kinh tế Đông Dương” Khi quân Pháp mới chiếm Nam Bộ, cục bộ quốc gia chiết khẩu Pari đã cho lập ngay 1 chi nhánh ở đó để quản lý tiền tệ. Nhưng việc buôn bán ở Nam bộ càng ngày càng phát triển, ví dụ giá trị ngoại thương năm 1870 đã lên tới 100 triệu phơrăng nên chi nhánh cục quốc gia không có đủ khả năng quản lý tiền tệ nữa. Cũng vì thế năm 1875, tư bản Pháp đã thành lập Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương với 8 triệu Frăng vàng vốn của tư nhân dưới sự bảo hộ của chi nhánh thương phẩm tín dụng thành phố Liông của Pháp, Tín dụng kỹ thuật và ngân hàng Pari, Hà Lan và ngân hàng Đông Dương được nhận đặc quyền phát hành giấy bạc, đặc quyền đó đã được tiếp tục giao nhiều lần, theo các sắc lệnh trong thời hạn 20 năm. Lúc đầu ngân hàng Đông Dương chỉ hoạt động với 2 chi nhánh ở Nam Kỳ và Ấn Độ. Sau đó nhiều chi nhánh (hoặc chi điếm) khác lần lượt được thành lập: Hải Phòng 1885, Hà Nội 1887, Đà Nằng 1891. Vốn của nó từ 8 triệu Frăng vàng lúc đầu đã tăng lên đến 24 triệu (1900) và 72 triệu (1920). Ngoài việc giữ độc quyền phát hành giấy bạc và hoạt động tín dụng ngân hàng, ngân hàng còn dùng các của cải thu được do đặc quyền của nó vào việc tham gia các công việc kinh doanh sinh lợi khác. “Ít có những xí nghiệp Pháp có 1 tâm quan trọng nào đó mà không nắm 1 phần vốn hoặc không đặt những quan hệ chặt chẽ” Hồi đầu nói chung tập đoàn ngân hàng Đông Dương chỉ phát hành tiền tệ, bỏ tiền cho vay và kinh doanh buôn bán. Như thế là chúng còn để cho các nhóm tư mbản khác tự do kinh doanh lấy lãi. Nhưng càng ngày chúng càng mở rộng phạm vi hoạt động và đã bỏ vốn ra mua nhiều cổ phần ở các công ty công, nông, thương nghiệp, vận tải, ngân hàng để trực tiếp hoặc gián tiếp điều khiển các công ty đó để lấy lãi nhiều hơn. Cho tới giai đoạn cuối cùng, ngân hàng Đông Dương đã trực tiếp điều khiển 16 công ty lớn là: - 1 công ty tài chính: Địa ốc ngân hàng - 3 công ty chuyên chở: Công ty đường sắt Đông Dương- Vân nam, công ty chuyên chở đường sông Đông Dương, - 3 công ty mỏ: công ty than Bắc kỳ (mỏ than Hồng Gai), công ty Kền, công ty thiếc và Vônfram- Bắc Kỳ. - 5công ty công nghiệp chế biến: công ty cất rượu Đông Dương, công ty xi măng pooclăng nhân tạo Đông Dương, xưởng thuốc lá Đông Dương, nhà máy đường và cất rượu Đông Dương. - 1 công ty cất rượu Đông Dương. - 3 công ty cao su: công ty Ê-vê-a Đông Dương, công ty cao su công-pông- tôm, công ty Đông Dương nông phẩm nhiệt đới. Việt Nam tham gia tài chính ngân hàng Đông Dương trong hoạt động kinh doanh của Đông Dương và hải ngoại tăng trưởng ngày càng mạnh: Năm Tổng số tiền (Đồng Frăng lưu hành) 1900 113.743 1905 3.468.895 1910 4.983.789 1915 5.122.370 Từ ngày thành lập cho đến cuối thời kỳ chiến tranh xâm chiếm thuộc địa (1875-1885) số doanh thu của nó tăng gấp 6 lần, tiền lãi tăng gấp 5 lần. Vào thời kỳ tương đối ổn định đồng tiền, tiền lãi của độc quyền viễn đông tăng gấp 6 lần từ năm 1885 đến 1905, và tăng gấp 3 lần từ 1905 đến 1914. Là đại diện của “bọn trùm tư sản tài chính”, nắm trong tay độc quyền phát hành giấy bạc lẫn quyền kinh doanh ngân hàng Đông Dương từ rất sớm đã chi phối nền kinh tế- tài chính của Đông Dương và dần dần trở thành vị chúa tể đích thực cả về chính trị lẫn kinh tế- tài chính của Đông Dương. Nó có chính quyền thực dân Đông Dương và giáo hội làm vây cánh đắc lực vì cả hai thế lực này đều có cổ phần trong ngân hàng. Từ năm 1931, chính phủ Đông Dương có 20% cổ phần trong ngân hàng, nói là để kiểm soát ngân hàng nhưng kỳ thực là để cho ngân hàng tiện việc chi phối. Như vậy, người ta thấy rất rõ là ngân hàng Đông Dương đã có đầy dủ cả tài quyền, chính quyền và thần quỳên để tha hồ sắp đặt kế hoạch bóc lột nhân dân được nhiều nhất. Địa vị chúa tể của ngân hàng Đông Dương đã được thống đốc Nam Kỳ chứng thực bằng câu nói ở phirn khai mạc hội đồng thuộc địa Nam Kỳ năm 1932 về vấn đề yêu cầu nó đừng tàn nhẫn quá với những người đi vay như sau “…dù tôi có bị những vị chủ nợ làm chúa tể ở thuộc địa này ủa chúng ta chế giễu hay ra uy sấm sét. Tôi cũng xin tha thiết giãi bày hết trái tim tắc nghẹt của tôi ra để đề nghị họ đừng quá nhẫn tâm đối với những sự đau khổ xung quanh chúng ta” Tập đoàn công ty tài chính cao su Đông Dương Tập đoàn này còn có tên gọi là Ri-vo, được thành lập vào khoảng đại chiến thế giới thứ nhất và hoạt động đặc biệt mạnh mẽ về ngành cao su. Nó đã nắm giữ 4 công ty cao su lớn là : - Công ty tài chính cao su - Công ty đồn điền đất đỏ. - Công ty Cao- miên - Công ty cao sa Pa-đang Các công ty trên không những có đồn điền cao su ở Việt Nam, cao-miên mà còn có đồn điền ở Nam Dương, Mã lai. Vốn của tập đoàn này rất lớn. Trước đại chiến thế giới thứ hai riêng vốn của 4 công ty trên đã lên tới 580 triệu phơrăng. Lãi của chúng rất nhiều. Riêng năm 1939, 4 công ty trên đã được lãi hơn 175 triệu phơrang và sau đó chúng vẫn còn được lãi rất nhiều mặc dù chiến tranh Việt- Pháp đã hạn chế phần nào hoạt động của chúng. Ví dụ riêng công ty đường biển đất đỏ năm 1950 đã được lãi 678 triệu phơrang, năm 1951 là 1.071 triệu phơrăng,… Ngoài hai tập đoàn trong từng lĩnh vực khác nhau còn có các tập đoàntư bản tài chính của Pháp nắm giữ hoạt động kinh doanh ở nước ta: công ty điện nươc Đông Dương, công ty giao thông vận tải Đông Dương, tập đoàn nhà máy sợi Nam Định, tập đoàn hoá chất cơ sở ở Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan. Như vậy có thể thấy rằng tư bản tài chính Pháp đã lũng đoạn nền kinh tế Việt Nam,chúng ra sưc vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta và đem lại những lợi nhuận khổng lồ cho tư bản Pháp. Toàn bộ số lãi trong các hoạt động kinh tế được đưa về Pháp, chỉ để lại phần nhỏ để mở ra kinh doanh ở Đông Dương. Chính sách bóc lột của thực dân Pháp cùng với hệ thống công cụ cai trị kinh tế của chúng đã làm cho kinh tế nước ta què quặt, đời sống nhân dân cực khổ trong đêm trường tăm tối không có đường ra. . trình ra đời của hệ thống các công cụ bóc lột về kinh tế của thực dân Pháp. Bài làm Một đặc trưng điển hình của chủ nghĩa thực dân là ăn bám và bóc lột. Chúng. động kinh tế được đưa về Pháp, chỉ để lại phần nhỏ để mở ra kinh doanh ở Đông Dương. Chính sách bóc lột của thực dân Pháp cùng với hệ thống công cụ cai

Ngày đăng: 10/08/2013, 22:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan