cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1958 1969

29 943 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1958 1969

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa về nông nghiệp từ 1958-1960

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Nước ta là một nước nông nghiệp, thiên nhiên ưu đãi, nhân dân lại cần cù lao động. Nền nông nghiệp Việt Nam có đủ những điều kiện để phát triển toàn diện. Thế nhưng dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến, nền nông nghiệp nước ta vẫn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Cách mạng tháng tám thành công, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, cách mạng Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới, đặc biệt là sau 1954 miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa hội, đã mở ra một hướng phát triển mới cho nông nghiệp. Đất nước bước vào thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa hội đồng nghĩa với nền kinh tế quốc dân cũng cần phải cải tạo để trở thành nền kinh tế hội chủ nghĩa. Là một nước kinh tế nông nghiệpchủ đạo nên nông nghiệp sẽ phải đóng vai trò trung tâm trong công cuộc cải tạo hội chủ nghĩa nền kinh tế. Trong thời kỳ cả nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, nền nông nghiệp hợp tác hóa đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội ở miền Bắc và công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà. Đặc biệt công cuộc cải tạo hội chủ nghĩa nền nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn đầu tiên 1958-1960, với những thành tựu đạt được đã tạo tiền đề, cơ sở cho quá trình hợp tác hóa nhà nước trong các thời kỳ sau. Công cuộc cải tạo hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp trong ba năm 1958-1960 bên cạnh những thành tựu đạt được còn nhiều hạn chế và khuyết điểm. Chính vì thế nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn này góp phần tìm hiểu rõ hơn về công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp của miền Bắc nói riêng và những chủ trương và đường lối về hợp tác hóa nông nghiệp của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa hội nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. Đề tài về cải tạo nông nghiệp ở miền Bắc Việt Nam đã được viết trong nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu khoa học. - Trong cuốn “cách mạng hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của đồng chí Lê Duẩn cũng đã đề cập nhiều đến vấn đề nông nghiệpnông dân…trong quá trình xây dựng chủ nghĩa hội, có một phần viết về nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn 1958-1960 - Cuốn “Nông dân Việt Nam tiến lên chủ nghĩa hội” do viện sử học xuất bản năm 1979 và “Nông nghiệp miền Bắc trên đường hợp tác hóa” do nhà xuất bản thanh niên 1962, nhưng mới chỉ đề cập đến một mặt nào đó về sự chuyển biến trong tư tưởng của người nông dân trong quá trình đi lên chủ nghĩa hội. - Cuốn “30 năm phát triển kinh tế văn hóa của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” do tổng cục thống kê xuất bản 1978, đã đề cập đến sự chuyển biến của nông nghiệp miền Bắc trong thời giai đoạn hợp tác hóa nông nghiệp 1958-1960, nhưng mới chỉ thống kê thành tựu của sự phát triển về nông nghiệp. - Luận văn thạc sĩ: “Quá trình xây dựng nền nông nghiệp miền Bắc hội chủ nghĩa từ năm 1954 đến năm 1975” của Phạm Văn Lực NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1986 cũng có đề cập đến những thành tựu của nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn 1958-1960 nhưng rất khái quát, chưa đánh giá về những thành tựu đó. Tuy nhiên chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn diện và đầy đủ về quá trình cải tạo nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn 1958- 1960. Chính vì thế nghiên cứu về đề tài này sẽ góp phần làm rõ hơn nền nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hợp tác hóa 1958-1960. 3. Đối tượng, nhiệm vụ của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu quá trình cải tạo hội chủ nghĩa đối với nền nông nghiệp miền Bắc, trong giai đoạn ba năm cải tạo kinh tế 1958-1960 - Nhiệm vụ đề tài: + Phân tích được tại sao đến năm 1958-1960, Đảng và Nhà nước ta lại tiến hành cải tạo nền nông nghiệp của miền Bắc theo hướng đi lên chủ nghĩa hội. + Làm sáng tỏ những thành tựu, hạn chế khuyết điểm của công cuộc cải tạo đối với nền nông nghiệp miền Bắc. + Đánh giá được những thành tựu và hạn chế của công cuộc tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc. + Qua đó rút ra được những nguyên nhân ra đời và sự tồn tại của mô hình tập thể hóa nông nghiệp ở miền Bắc. 4. Phương pháp nghiên cứu. Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra tôi còn sử dụng kết hợp với phương pháp so sánh đối chiếu phân tích, đánh giá tổng hợp để làm sáng quá trình cải tạo nền nông nghiệp miền Bắc trong giai đoạn 1958-1960 I. ĐƯỜNG LỐI NÔNG NGHIỆP CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ VÀ TÌNH HÌNH MIỀN BẮC TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH TẬP THỂ HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP 1. Đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ quá độ. Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước ngay vào thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa hội. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ trong điều kiện khối liên minh công nông vững chắc, với sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ khi chưa có quan hệ sản xuất mới, lực lượng sản xuất với đặc trưng là nền đại công nghiệp có khí mà theo Lênin đây là cơ sở vật chất duy nhât của chủ nghĩa hội. Bản thân miền Bắc lúc bước vào thời kỳ quá độ trong hoàn cảnh nghèo nàn vì bị chiến tranh tàn phá. Vì thế để đi lên xây dựng chủ nghĩa hội phải công nghiệp hóa hội chủ nghĩa, nhưng đặc biệt phải chú ý đến nông nghiệp. Ở miền Bắc nước ta, xuất phát từ một nước nông nghiệp nên muốn tích lũy cho công nghiệp hóa hội chủ nghĩa chúng ta không thể đi theo con đường tích lũy của tư bản chủ nghĩa và cũng không hoàn toàn giống con đường của các nước hội chủ nghĩa khác mà phải dựa vào những điều kiện sẵn có trong nước về đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên thuận lợi. Muốn đảm bảo tích lũy cho công nghiệp thì trước tiên phải phát triển sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp phải làm cở sở cho công nghiệp hóa. Với đường lối Đảng đề ra đó là “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”, Đảng ta lấy nông nghiệp làm cơ sở đi lên. Điều đó khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong suốt thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa hội ở nước ta. Đồng thời trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền , trước yêu cầu ngày càng cao về sức người và sức của cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và cũng để đảm bảo việc thực hiện quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao về vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở nền công nghiệp hiện đại, đòi hỏi nền nông nghiệp phải cải biến từng bước đi lên chủ nghĩa hội. Mặt khác cuộc cách mạng hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử, nó chẳng những xóa bỏ chế độ bóc lột mà còn xóa bỏ nguồn gốc sinh ra chế độ bóc lột đó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Quá trình tiến hành cuộc cách mạng hội chủ nghĩa là kết hợp giữa cải tạo với xây dựng, cải tạo hội cũ xây dựng hội mới cùng lực lượng sản xuất mới, với nền văn hóa mới và con người mới hội chủ nghĩa. Trong một quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất bao giờ cũng phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Xuất phát từ mối quan hệ cách mạng kết hợp giữa cải tạo với xây dựng trong cách mạng hội chủ nghĩa ở miền Bắc nước ta mà nông nghiệp là một bộ phận quan trọng. Đó là cơ sở để Đảng đề ra đường lối chung về nông nghiệp- đường lối cải tạo nền nông nghiệp hội chủ nghĩa theo hướng tập thể hóa, đưa nhân dân vào con đường làm ăn tập thể. 2. Tình hình Miền Bắc sau thời kỳ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và vấn đề hợp tác hóa nông nghiệp. Sau thời kỳ khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh, miền Bắc bước vào thời kỳ cải tạo hội chủ nghĩa của nền kinh tế quốc dân trong hoàn cảnh rất khó khăn. Đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ và tay sai đang âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, chúng muốn biến miền Nam thành căn cứ quân sự và thuộc địa kiểu mới. Tình hình đó gây nhiều cản trở cho miền Bắc trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa hội, thực hiện cải tạo hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa miền Bắc sau thời kỳ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh vẫn là nền sản xuất nhỏ phân tán, mà chính nền sản xuất nhỏ này đang hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản rên một quy mô ngày càng rộng lớn. Sự phân hóa và khung hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản trong nền xuất nhỏ ở miền Bắc ngày càng rõ rệt và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vì vậy để ngăn chặn khuynh hướng tự phát đi lên chủ nghĩa tư bản, để đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa hội tiến hành cải tạo nền kinh tế quốc dân là yêu cầu cấp bách bức thiết và là một tất yếu lịch sử. Thực tế sau thời kỳ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh, nhìn vào toàn bộ nền kinh tế miền Bắc nói chung, nền nông nghiệp nói riêng vận trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu, phổ biến là lao động thủ công với năng suất lao động thấp, phân tán không tập trung. Chúng ta mới chỉ quan tâm đến phục hồi nền nông nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh chứ chưa nói đến cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới hội chủ nghĩa. Đặc biệt là trong nông nghiệp với thắng lợi của cải cách ruộng đất, chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến đã được xóa bỏ nhưng thay vào đó là chế độ sở hữu ruộng đất cá thể của nông dân trên một quy mô hết sức rộng lớn nhưng bình quân ruộng đất lại quá 5 sào một người. Sau cải cách ruộng đất nông dân ai cũng có ruộng và phấn khởi gia tăng cày cấy, sản lượng nông nghiệp có tăng lên những vẫn chưua được bao nhiêu. Mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất, công cụ lại thô sơ, kỹ thuật lạc hậu cho nên còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất như thiếu vốn mua phân bón và nông cụ mới, không đủ sức để chống thiên tai hạn hán hay thú rừng, sâu chuột phá hoại mùa màng…Ruộng đất thì phấn tán mỗi người từng mảnh nhỏ làm cho diện tích cày cấy bị thu hẹp, vừa không tiện chăm bón, lại không sử dụng đúng với chất đất vì ai cần gì thì trồng nấy. Việc biến ruộng từ một vụ thành hai ba vụ cũng khó mà thực hiện được. Như vậy thì chỉ có cải tạo hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp thì mới nâng cao hơn nữa sản lượng nông nghiệp lên được. Sự tồn tại của nền sản xuất cá thể của nông dân trong nông nghiệp , trên thực tế đang dễn ra một sự phân hóa giàu nghèo rất mạnh mẽ, mà nguyên nhân chính là do tính chất tư hữu tư mảnh ruộng được chia trong cải cách ruộng đất của người nông dân. Do trong quá trình sản xuất của người nông dân không phải ai cũng có điều kiện sản xuất như nhau mà thậm trí còn hoàn toàn khác nhau. Những người có đủ điều kiện sản xuất thì sẽ làm ăn phát đạt hơn, thu nhập của gia đình và bản thân họ sẽ cao hơn, vì thế sản phẩm có phần dư thừa cho vay. Còn nhiều người nông dân khác không có điều kiện sản xuất có thể bị phá sản, phải bán ruộng đất, phải vay mượn của những người làm ăn phát đạt. Thực trạng đó làm cho người nghèo càng nghèo thêm, người giàu thì tranh thủ cơ hội để bóc lột những người nghèo. Một điều hiển nhiên là nền sản xuất nhỏ của nông dân sẽ tự phát đẻ ra chủ nghĩa tư bản trên một quy mô lớn. Đây chính là bản chất của nền sản xuất nhỏ, đúng như Lê-nin đã nói “nền sản xuất nhỏ của nông dân đang hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản trên một quy mô ngày càng rộng lớn”. tình hình phân hóa trong nền sản xuất nhỏ cá thể của nông dân nó không những chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất mà nó còn thể hiện một vấn đề. Nền sản xuất cá thẻ của nông dân cso nhiều nhược điểm cho nên thu hoạch của nông dân thấp, nếu như người nào gặp phải lúc thiên tai không chống đỡ nổi hay khi trong nhà có người bị nạn, ốm đau thì sản xuất khó khăn, dễ dẫn tới phá sản và rơi vào cuộc sống nghèo khổ, bần cùng. Những người có điều kiện hơn thì trở nên giàu có. Như vậy nền sản xuất nhỏ phân hóa kẻ giàu người nghèo, kẻ bóc lột, người bị bóc lột Như vậy là làm cho lực lượng chủ nghĩa tư bản được tăng cường, lực lượng cách mạng suy yếu, đời sống của nhân dân sẽ không được cải thiện và chủ nghĩa hội sẽ không thực hiện được. Do đó cải tạo hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là xóa bỏ cơ sở đẻ ra chế độ bóc lột ở nông thôn Việt Nam, đưa người nông dân tiến lên chủ nghĩa hội và mới đảm bảo cho người nông dân được thảo mãn nhu cầu về vật chất và văn hóa. Việc chia ruộng đất cho nông dân không phải đã là việc làm mang lại cho người nông dân không phải là việc làm mang lại cho họ thực sự có một cuộc sống no ấm, hạnh phúc, làm cho họ thực sự thoát khỏi cảnh bần nông hóa. Mà muốn mang lại cuộc sống thực sự no ấm cho người nông dân, cứu vớt họ khỏi cảnh bần cùng, phá sản là phải đưa họ vào con đường làm ăn tập thể. Chia việc và chia ruộng đất đồng nghĩa với việc giành ruộng đất từ tay địa chủ chia cho nông dân. Người nông dân có tư liệu sản xuất. Nhưng như thế chưa đủ, mà “chỉ có canh tác tập thể mới là con đường thoát” (theo Lênin trong tác phẩm “Bàn về hợp tác hóa nhà nước”) của người nông dân để không bị rơi vào cảnh bị bần cùng hóa, bị áp bức và bóc lột. Đồng thời cũng chỉ có con đường làm ăn tập thể thì người nông dân mới không bị đuổi ra khỏi sản nghiệp của họ. Đúng như Mac đã chỉ rõ: “Người tiểu nông tự canh tác lấy cho bản thân mình đã không bảo đảm được quyền sở hữu với mảnh ruộng của họ…Bởi vì chính nền kinh tế cá thể, kết quả của nền tư hữu cá nhân mới làm cho nông dân đi đến diệt vong. Nếu họ cứ muốn bảo tồn nền kinh tế cá thể thì họ sẽ bị đuổi ra khỏi sản nghiệp của họ”. Cho nên, con đường duy nhất để đảm bảo cho người nông dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc là đưa họ vào con đường làm ăn tập thể. Còn nếu để người nông dân làm ăn cá thể thì chẳng những không phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật , thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đưa máy móc vào đồng ruộng và càng không thể nói đến việc xây dựng các công trình thủy lợi đào mương máng…để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Bởi vì việc làm ấy nó động chạm các mảnh ruộng tư hữu của nông dân hai là với lao động cá thể riêng lẻ ta không thể nào huy động được sức mạnh của lao động tập thể. Để tiến hành công việc đòi hỏi phải có nhiều công sức, lao động mà nếu là lao động các thể của từng hộ thì không thẻ nào huy động được. Như vậy sẽ là một cản trở cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp . Mà đứng trước yêu cầu của sự nghiệp cách mạng hội chủ nghĩa cũng như yêu cầu của cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà đòi hỏi nông nghiệp ngày càng phải cung cấp nhiều lương thực, thực phẩm cũng như các yêu cầu cấp thiết khác. Nền nông nghiệp kém phát triển thì cản trở công nghiệp phát triển vì sản xuất nông nghiệp làm cơ sở cung cấp lương thực và nguyên liệu cho công nghiệp. Hơn nữa nếu thu nhập của nông dân thấp thì sức mua hàng cũng kém, thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp sẽ giảm sút. Nền sản xuất nhỏ của nông dân rõ ràng không những cản trở sự phát triển của nông nghiệp mà còn cản trở sự phát triển của công nghiệp. Sảm xuất cá thể của người nông dân dẫn đến chỗ sản xuất không có kế hoạch, vì mạnh ai người ấy làm, thứ gì bán được giá thì họ đua nhau sản xuất, tình trạng đó làm cho việc lãnh đạo kinh tế phát triển theo kế hoạch của Nhà nước không thể thực hiện được, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tóm lại có cải tạo hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp thì mới khắc phục được những khó khăn trong sản xuất, có điều kiện để cải tiến kĩ thuật, tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngày càng cao của người nông dân, xóa bỏ được tính tự phát tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc dân phát triển cân đối nhịp nhàng theo kế hoạch của Nhà nước. Như vậy khối liên minh công nông của công nhân và nông dân cũng được củng cố vững chắc, lực lượng của Đảng và Nhà nước được tăng cường, làm cho cách mạng hội chủ nghĩa thu được thắng lợi và thủ tiêu vĩnh viễn cơ sở của chế độ người bóc lột người. Cải tạo nông nghiệp theo chủ nghĩa hội là phù hợp với yêu cầu sản xuất, phù hợp với nguỵên vọng và lợi ích của quần chúng nhân dân. Tiến hành cải tạo hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân là một yêu cầu cấp bách và là một tất yếu lịch sử. Bên cạnh những khó khăn rất lớn chúng ta cũng có những thuận lợi cơ bản, có Đảng lãnh đạo có nhà nước chuyên chính vô sản vững mạnh, có khối liên minh công nông vững chắc. Chúng ta hoàn toàn có khả năng thực hiện được nhiệm vụ to lớn mà lịch sử đòi hỏi. Song vấn đề đặt ra ở chỗ chúng ta tiến hành cải tạo nền kinh tế quốc dân như thế nào? Muốn nông nghiệp hoàn thành nhiệm vụ nặng nề ấy phải cải tạo nền kinh tế cá thể của nông dân, đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể mới phát triển sản xuất nông nghiệp, khi nông nghiệp phát triển mới khai thác hết khả năng tiềm tàng to lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới. Cho nên sau thời kỳ khôi phục kinh tế hàn gắn vết thương chiến tranh Đảng ta tiến hành hợp tác hóa nông nghiệp, đây là yêu cầu cấp thiết nhất của miền Bắc để đi lên chủ nghĩa hội đồng thời cũng là đòi hỏi để phát triển sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn mới của cách mạng. Góp phần to lớn vào việc củng cố hậu phương miền Bắc vững mạnh, tạo cơ sở chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. . trong công cuộc cải tao xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân ở miền Bắc. 1- Muốn cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp thì phải đưa nông nghiệp vào. đó cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp là xóa bỏ cơ sở đẻ ra chế độ bóc lột ở nông thôn Việt Nam, đưa người nông dân tiến lên chủ nghĩa xã hội

Ngày đăng: 10/08/2013, 21:49

Hình ảnh liên quan

Bảng 1. Thống kê số xã viên trong hợp tác xã. - cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp 1958 1969

Bảng 1..

Thống kê số xã viên trong hợp tác xã Xem tại trang 18 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan