cải cách của vua lê thánh tông

40 15.3K 32
cải cách của vua lê thánh tông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

trình bày nội dung chính sách và kết quả, ý nghĩa của cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông

Cải cách đất nước là một yêu cầu tất yếu của mỗi thời đại để cho đất nước phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới ngày càng thay đổi. Thế kỉ X với chiến thắng của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, đưa nước ta bước vào kỉ nguyên mới, kỉ nguyên xây dựng nền phong kiến độc lập, tự chủ. Tuy nhiên nền quân chủ phong kiến này phải sau một thời gian dài 4 thế kỉ, trải qua các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, với bao lần cải cách mới ngày càng hoàn thiện và đạt đến đỉnh cao ở triều Sơ (thế kỷ XV_XVI). Để đạt đến đỉnh cao của nền quân chủ phong kiến, không thể bỏ qua công lao của vị vua sáng Thánh Tông (1460-1497). Trong suốt 38 năm trị vì đất nước, ông đã tiến hành một cuộc cải cách lớn, toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục làm cho bộ máy chính quyền vững mạnh, hệ thống hành chính thống nhất trong cả nước, kinh tế ổn định…đưa đất nước phát triển đến đỉnh cao của chế độ phong kiến. I.Hoàn cảnh lịch sử trước cuộc cải cách. a, Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và hành chính mang tính phân tán quyền lực của nhà nước quân chủ quan liêu trung ương tập quyền bị hạn chế. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly nhằm thay thế thiết chế chính trị quân chủ quý tộc bằng một thiết chế mới quân chủ quan liêu trung ương tập quyền là đúng đắn và cần thiết. Nhưng cải cách của Hồ Quý Ly do những nguyên nhân chủ quan và khách quan đã thất bại nhanh chóng, Đại Việt lại rơi vào ách thống trị của nhà Minh (Trung Quốc). Dưới thời thuộc Minh, Đại Việt trở thành một đơn vị hành chính cấp tỉnh của nhà Minh do ba ti quản lý. Sự suy sụp của nhà Trần và thống trị hà khắc của chính quyền đô hộ Minh đã gây nên rất nhiều khó khăn cho nhân dân Đại Việt. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống kẻ thù ngoại bang và tiếp đó là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra suốt trong những năm 1407-1427 đã gây nên biết bao mất mát. Hệ thống hành chính nhà Lý, Trần, Hồ bị xóa bỏ và thay vào đó là chế độ đô hộ với tổ chức tương tự các chính quyền địa phương của nhà Minh. Thăng Long bị đổi thành Đông Quan, chỉ còn là một lị trấn hành chính. Nhiều quan chức của triều Trần, Hồ chết trong chiến tranh và thời kì bị đô hộ. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) thắng lợi. Năm 1428, Lợi lên ngôi Hoàng đế, bắt tay vào xây dựng chính quyền mới theo thiết chế cũ của nhà Trần. Đứng đầu triều đình là vua. Sau vua là chức Tả, hữu tướng quốc kiểm hiệu Bình chương quân quốc trọng sự, rồi đến các chức Tam Tư, Tam Thái, Tam thiếu. Chức Thiếu úy được Thái Tông đặt từ lúc còn khởi nghĩa, sau khi dẹp yên giặc Minh mới đặt Thái Úy, cùng với chức Thái, ba chức Thiếu đều là trọng trách của đại thần. Các trọng chức của đại thần văn võ chỉ trao cho các thân thuộc nhà vua và bầy tôi có công. Dưới là hai ngạch văn ban, võ ban . Văn ban có chức Đại hành khiển, đặt theo quan chế của nhà Trần, chia đặt chức Đại Hành khiển và Hành Khiển 5 đạo, cho chia giữ các việc sổ sách, kiện tụng về quân dân, những chức ấy đều ở đầu Văn ban, ngang với Tể tướng. Dưới Đại hành khiển là Thượng thư đứng đầu bộ, bấy giờ mới chỉ có ba bộ: Bộ Lại, Bộ Lễ và Bộ Hộ. Bên cạnh đó có một số cơ quan chuyên trách như: Nội mật viện (hoặc Khu mật viện), Ngũ hình viện, Bí thử giám, Ngự sử đài, Hàn lâm viện, Quốc tử giám… Võ ban có các chức Đại Tổng quản, Đại đô đốc; Đô tổng quản. Những chức này chỉ huy quân thường trực kinh thành và vệ quân ở các đạo, dưới có các chức võ tướng cao cấp khác. Sử cũ chép: “Đời nhà Lý đặt chức Tổng quản, đời nhà Trần bỏ chức ấy. Đầu nhà noi theo, ở trong thì đặt các chức Đại tổng quản, Đô tổng quản, Đồng tổng quản để coi giữ quân lính, ở ngoài thì đặt Tổng quản, Đồng tổng quản để thống giữ các hạt. Dưới chức Tổng quản là các chức Điện tiền, Kiểm điểm, Đô chỉ huy sứ, chỉ huy sứ, Phó sứ và Phó tướng chỉ huy sứ, chức Tổng binh quản lĩnh. Ở địa phương, năm 1428, Thái Tổ chia lại nước làm 5 đạo: Đông, Tây, Nam, Bắc (tương ứng với Bắc Bộ ngày nay) và Hải Tây (từ Thanh Hóa đến Thuận Hóa). Mỗi đạo do Hành khiển đứng đầu. Dưới đạo là Lộ do An Nam phủ xứ đứng đầu như thời Trần. Các lộ về mặt quy mô không đồng đều. Dưới Lộ là huyện, châu, xã. Đơn vị hành chính cơ sở là xã, gồm 3 loại: xã lớn 100 người trở lên, xã vừa 50 người trở lên và xã nhỏ 10 người trở lên. Nhìn chung tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến thời Thái Tổ chủ yếu vẫn dựa vào quy chế tổ chức của các triều đại trước. Thiết chế chính trị như trên rõ ràng chưa chặt chẽ, chưa hoàn chỉnh, mang tính phân tán. Nhược điểm này đã bộc lộ ngay từ nửa sau thế kỷ XIV và từ đó đặt ra yêu cầu cải cách. Giờ đây trong hoàn cảnh mới, nhưng vẫn duy trì thiết chế chính trị đó rõ ràng không phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, của xu thế thời đại. Thánh Tông sau khi lên cầm quyền đã nhận thức được điều đó. b, Chính quyền trung ương chưa vững mạnh, nội bộ vương triều mâu thuẫn, tranh giành địa vị, quyền lực. Sau khi vua Thái Tổ qua đời, các vua kế vị thường còn ít tuổi. Thái Tông lên ngôi lúc 10 tuổi, Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi, không đủ khả năng kiềm chế mâu thuẫn nội bộ, không chấm dứt được tình trạng giết hại nhau. Các công thần lần lượt bị giết như Lưu Nhân Chú, Nguyễn Trãi, Trịnh Khả… Tình trạng quan lại lộng quyền, tham nhũng, ăn chơi xa hoa bộc lộ khá phổ biến. Thánh Tông đã nhận xét “khoảng năm Thái Hòa, Diên Ninh trên thì Tể tướng, dưới đến trăm quan, mưu lợi lẫn nhau, bừa bãi hối lộ” Thực trạng đó càng làm cho nhà nước tập quyền suy yếu. Để xây dựng một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh, đòi hỏi phải chấn chỉnh lại kỉ cương phép nước, phải cải cách cả thiết chế chính trị, cả về cơ chế vận hành của bộ máy hành chính từ trung ương đến các địa phương, khắc phục tình trạng bất cập giữa tập trung và phân tán. c, Cơ cấu kinh tế- xã hội của nhà nước quân chủ quan liêu chưa được vững chắc đòi hỏi phải có những chủ trương, chính sách về kinh tế xã hội mang ý nghĩa cải cách. Xã hội Đại Việt trải qua các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý Trần (thế kỷ X- XIV)đang trong quá trình phong kiến hóa ngày càng mạnh mẽ, nhưng chịu sự tác động của Phương thức sản xuất châu Á và mang những đặc trưng của phương thức đó suốt cả thế kỷ X. Cả trong thế kỷ XI, XII, và những thế kỷ XIII, XIV vẫn còn chịu ảnh hưởng ít nhiều. Các làng xã còn mang nặng tính tự trị, tự quản, vẫn trực tiếp nắm quyền quản lý và phân chia ruộng đất công theo luật tục của làng, mặc dù phải chịu dưới quyền sở hữu của nhà nước. Nhà nước sơ từ Thái Tổ đến Nghi Dân (1428-1460), tuy đã thực hiện được một số biện pháp và chính sách nhằm xác lập quyền sở hữu ruộng đất công của Nhà nước, tăng cường việc quản lí làng xã…nhưng vai trò quản lí của Nhà nước trung ương tập quyền đối với ruộng đất và sản xuất nông nghiệp ở làng vẫn chưa được tăng cường. Quyền sở hữu tối cao của Nhà nước về ruộng đất vẫn chưa hoàn toàn được xác lập. Quan hệ sản xuất địa chủ- nông dân lệ thuộc vẫn chưa trở thành quan hệ kinh tế chủ đạo thống trị trong xã hội. Do đó, chế độ quân chủ quan liêu vẫn chưa có cơ sở vững chắc để được xác lập. Để hoàn thành quá trình phong kiến hóa, để xác lập chế độ quân chủ quan liêu , để xây dựng một nhà nước tập quyền mạnh có cơ sở vững chắc cho sự thống nhất quốc gia thì rõ ràng phải tiến hành những chính sách và biện pháp cải cách không chỉ trong lĩnh vực chính trị, chính quyền mà cả trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhận thấy những hoàn cảnh lịch sử đó, Thánh Tông đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. II. Những chính sách cải cách của Thánh Tông. Thánh Tông tên húy là Tư Thành, sinh ngày 20 tháng 7 năm 1442, là con thứ tư của vua Thánh Tông (1434-1442), mẹ là Tiệp dư Ngô Thị Ngọc Dao. Tư Thành sinh ra chỉ 14 ngày trước khi xảy ra cái chết đầy bí ẩn của Thái Tông dẫ đến vụ án Lệ Chi Viên kết thúc bi thảm cuộc đời của Nguyễn Trãi, người cùng Lợi sáng lập ra triều Lê. Trước đó, Ngô Thị Ngọc Dao đã từng bị dèm pha, có thể bị phế bỏ và nhờ sự che chở, đùm bọc của Nguyễn Trãi mới được sự an toàn sinh ra Tư Thành tại chùa Huy Văn (Hà Nội) bên ngoài cung cấm. Tuổi ấu thơ của ông đã trải qua những năm tháng cùng mẹ sinh sống lánh mình trong dân gian. Những điều bí ẩn còn bị che phủ và đó là mảnh đất để nảy sinh nhiều huyện thoại của văn hóa dân gian. Nhưng điều cần khẳng định là công lao sinh dưỡng và dạy dỗ của người mẹ, bà Ngô Thị Ngọc Dao mà đương thời đã ngợi ca “trong cung đình, kẻ sang người hèn đều gọi bà là Phật sống”. Đến năm Đại Hòa thứ 3 (1445), anh của vua Nhân Tông phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương và từ đó mới được trở về cung cấm, cùng học tập với các thân vương ở tòa Kinh Diên. Biết rõ thân phận và hoàn cảnh éo le của mình, Tư Thành ngày đêm lo học tập, trau dồi và tích lũy kiến thức, “sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý Thánh hiền” Năm 1460, Tư Thành được lập lên ngôi vua sau khi lực lượng chính thống trung thành với triều do Cương quốc công Nguyễn Xý cầm đầu phế truất vua tiếm ngôi Nghi Dân. Lúc bấy giờ Tư Thành 18 tuổi. Thánh Tông sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh vương triều đã được thiết lập vững vàng sau thắng lợi của một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và các triều vua Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434- 1442), Nhân Tông (1443-1459) đã đạt được một số thành quả trong công cuộc củng cố vương triều và xây dựng đất nước. Nhưng triều vẫn tồn tại trong nhiều mâu thuẫn cung đình phức tạp với những vụ giết hại công thần và mưu đồ tranh ngôi đoạt quyền. Chính Thánh Tông cũng sinh ra và được lập lên ngôi vua giữa hai biến cố lớn bộc lộ những mâu thuẫn và xung đột đó đã cản trở và hạn chế công cuộc xây dựng đất nước trên nhiều phương diện và có khi đe dọa cả sự tồn tại bền vững của nhà Lê. Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Thánh Tông đã nhanh chóng chấm dứt tình trạng xung đột cung đình, lập lại kỉ cương quốc gia, tạo lập nên sự ổn định chính trị để đẩy mạnh sự nghiệp phục hưng dân tộc. Đó là thành công lớn đầu tiên của ông, mở ra một thời kỳ phát triển mới của vương triều và của đất nước. Thánh Tông từ trần năm 1497. Trong 38 năm trên cương vị Hoàng đế nước Đại Việt, Thánh Tông đã đề ra và thực hiện nhiều chính sách, biện pháp, trong đó nhiều chính sách mang ý nghĩa của những cải cách, nhằm mục tiêu củng cố chế độ quân chủ tập quyền, giữ vững độc lập dân tộc, tăng cường nền quốc phòng và thúc đẩy sự phát triển của đất nước. 1. Cải cách hành chính và hệ thống quan lại. Cuộc cải cách được bắt đầu từ rất sớm nhưng chỉ đến năm 1471, sau khi đã ổn định các vùng biên giới phía Bắc và Nam, bản Hiệu định quan chế là văn bản chính thức tuyên bố về cuộc cải cách hành chính mới được ban hành. Vua Thánh Tông đã từng giải thích lí do của cuộc cải cách là “Đồ bản, đất đai ngày nay so với trước đã khác xa, ta cần phải tự mình giữ quyền chế tác, hết đạo biến thông. Ở trong kình, quân vệ nhiều thì đặt 5 phủ để giữ, việc công bề bộn thì đặt 6 bộ bàn nhau cùng làm, 6 khoa để xét bác trăm quan, 6 tự để thừa hành mọi việc” và mục tiêu của cuộc cải cách là “ăn hại đã không có, trách nhiệm lại rõ ràng. Như thế là cốt để cho lớn nhỏ cùng ràng buộc nhau, nặng nhẹ cùng kiềm chế nhau, uy quyền không bị lạm dụng, lẽ phải không bị lung lay khiến mọi người có thói quen thao đạo, giữ phép không có lầm lỗi làm trái nghĩa, phàm hình, để theo trọn cái trí của Thái Tổ, Thái Tông ta mà giữ được trị an lâu dài” về thực tế là để giải quyết sự bất cập đã được đặt ra ở trên. Xuất phát từ mục tiêu của cuộc cải cách nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém của bộ máy hành chính và thực trạng tình hình chính trị để có được một nhà nước tập quyền mạnh, có năng lực, tập trung được quyền lực của chính quyền trung ương, Thánh Tông trước tiên bãi bỏ các quan chức và cơ quan trung gian giữa vua và bộ phận thừa hành, đó là Thượng thư sảnh, Môn hạ sảnh, Khu mật viện cùng các viên quan cao cấp nhất như Tướng quốc (Tể tướng), Đại hành khiển, tả, hữu Bộc xạ… Vua trực tiếp nắm quyền kể cả quyển tổng quản chỉ huy quân đội, chỉ đạo mọi công việc trọng yếu và quan hệ làm việc trực tiếp với các cơ quan thừa hành. Giúp vua bàn bạc và chỉ đạo công việc khi cần thiết có các đại thần như Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái Úy, Thiếu sư, Thiếu bảo… Tiếp đến, tách 6 bộ Lại, Lễ, Binh, Hình, Hộ, Công ra khỏi Thượng thư sảnh lập thành 6 cơ quan riêng biệt phụ trách các mặt khác nhau của nhà nước. Đứng đầu các bộ là chức Thượng thư, hàm tòng nhị phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp với vua. Đáng chú ý ở đây là bộ Lại, một bộ chịu trách nhiệm hoàn toàn về nhân sự cấp trung, cao. Nó chịu trách nhiệm chính về tuyển bổ, thăng giám và bãi miễn. Tuy nhiên theo nguyên tắc “bộ lại thăng bổ không xứng thì khoa lại có quyền giới thiệu người, vừa có quyền bắt bẻ, tố giác nếu bộ Lại làm sai trái. Song bộ Lại cũng chỉ có quyền đối với các quan chức từ tam phẩm trở xuống” Thánh Tông rất đề cao công tác thanh tra, giám sát quan lại. Hệ thống tổ chức thanh tra, giám sát quan lại được tổ chức khá chặt chẽ từ triều đình đến các địa phương. Ở trung ương bên cạnh Ngự sử đài vốn đã có từ thời Trần, ông cho đặt 6 khoa chuyên theo dõi, giám sát hành động của các quan ở 6 bộ: “Bộ Lễ nghi thức không hợp thì Lễ khoa được phép đàn hặc. Bộ Hộ thì có Hộ khoa giúp đỡ, khoa hình xét lại sự thẩm đoán của bộ Hình”… Thánh Tông đổi đặt 6 tự (Thượng bài, Đại lý, Hồng lô…) phụ trách các công việc phụ. Hệ thống hành chính từ cấp trung gian đến cấp cơ sở là xã cũng có những cải cách cơ bản, quan trọng. Năm 1466, Thánh Tông bãi bỏ các đơn vị trung gian lớn là 5 đạo, thống nhất cả nước chia làm 12 đạo thừa tuyên (Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn) và 1 phủ Trung Đô. Năm 1471, vua Thánh Tông đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là Quảng Nam; dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã, bỏ đơn vị trấn và lộ, đổi lộ làm phủ, trấn làm châu. Các đạo thừa tuyên trở thành những đơn vị hành chính trung gian thống nhất về tên gọi, quy mô và lịch sử. Chế độ An phủ sứ cũng không còn nữa. Cùng với việc cải tổ hệ thống đơn vị hành chính thống nhất trong cả nước là việc tổ chức lại bộ máy tổ chức chính quyền các cấp. Ở mỗi đạo thừa tuyên đều có ba ti ngang quyền nhau, cùng quản lý công việc chung. Đô tổng binh sứ ti (Đô ti) phụ trách về quân sự; Thừa tuyên sứ ti (Thừa ti) trông coi mặt dân sự; Hiến sát sứ ti (Hiến ti) phụ trách công việc thanh tra, giám sát các quan lại địa phương mình, thăm nom tình hình đời sống nhân dân. Các ti chịu trách nhiệm trực tiếp trước triều đình theo hệ thống dọc. Đứng đầu phủ có tri phủ, đứng đầu huyện có Tri huyện, xã quan đổi thành xã trưởng. Xã chia làm 4 loại theo số lượng dân cư. Xã lớn (đại xã) có từ 500 hộ dân trở lên được bầu 5 xã trưởng; trung xã có từ 300 hộ đến dưới 500 hộ có 4 xã trưởng; xã nhỏ (tiểu xã) có 100 đến 300 hộ có 2 xã trưởng, dưới 60 hộ có 1 xã trưởng. Riêng phủ Trung Đô, các quan chức phụ trách gọi là Phủ doãn, Thiếu doãn và Thị tang. Đứng đầu chính quyền cấp châu là Tri châu. Cuộc cải cách về cơ cấu tổ chức hành chính thống nhất từ trên xuống dưới, từ trung ương đến địa phương, cấp cơ sở trong phạm vi cả nước. Một bộ máy gọn gàng, chặt chẽ, nhất quán, đảm bảo được sự chỉ đạo và quyền lực tập trung của trung ương. Đây là mô hình tiên tiến nhất của chế độ quân chủ phong kiến tập quyền đương thời, là một biểu hiện rõ nét của sự xác lập chế độ quân chủ quan liêu Đại Việt đương thời. và như vậy, có thể nói, cuộc cải cách hành chính của Thánh Tông đã thúc đẩy cho quá trình phong kiến hóa trong xã hội Đại Việt hoàn thành, chế độ quân chủ quan liêu được xác lập. Trong cuộc cải cách hệ thống quan lại, Thánh Tông đặc biệt chú ý đến vấn đề tuyển dụng, bổ nhiệm, vấn đề quản lý, phân định chức năng quyền hạn, trách nhiệm, tiêu chuẩn đánh giá quan lại. Thánh Tông bỏ chế độ bổ dụng các vương hầu, quý tộc vào các trọng chức của triều đình, lấy trình độ học thức được kiểm tra qua khoa cử làm tiêu chuẩn dùng người, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu, công chúa được ban cấp bổng lộc rất hậu, hơn hẳn các quan chức, song nếu không đỗ đạt, không có tài năng thì không được làm quan. Không chỉ có quan chức ở trung ương, mà các quan chức địa phương từ cấp đạo thừa tuyên đến cấp xã cũng phải có trình độ học vấn. Các quan chức ở cấp châu, huyện phải là những người đã “có chân thi Hội (tiến sĩ) đỗ tam trường”, cấp xã phải “xét những người biết chữ, có tài cán mới được bổ nhiệm, nếu không biết chữ thì cho nghỉ”. Nếu “những người ỷ thế nhà quyền quý để cầu cạnh xin quan tước thì xử tội biếm hoặc đồ”. Nhà nước ngăn cấm việc quan lại từ địa phương này đến quản lý các địa phương khác không được lấy vợ ở nơi làm quan, “các quan ti ở trấn ngoài mà lấy đàn bà, con gái ở trong hạt mình cai quản thì bị xử phạt 70 trượng biếm 3 tư và bãi chức”; cấm những người là anh em, bà con với nhau cùng làm xã trưởng “khi xét đặt xã trưởng hễ là anh em ruột, con chú, bác và bác cháu, cậu cháu với nhau thì chỉ có một người làm xã trưởng. Không được cùng làm để đến mối tệ bè phái, hùa nhau” Có thể nói khoa cử là con đường căn bản nhất để lựa chọn quan lại địa phương. Nó góp phần tạo ra đội ngũ quan lại địa phương có kiến thức và năng lực. Ngoài ra Thánh Tông còn chú trọng đến các phương cách khác để chọn nhân tài như tiến cử và bảo cử. Tiến cử là cách chọn nhân tài từ trong nhân dân, không căn cứ vào thân phận. Việc này được định thành trách nhiệm của quan lại. Bảo cử là hình thức lựa chọn những quan lại có quá trình công tác tốt, có năng lực quản lý mà bổ vào những chức vị quan trọng ở địa phương. Năm 1477, Thánh Tông ra lệnh mỗi quan trong triều mỗi người đề cử một viên quan huyện có tính cương trực hay chống kẻ gian tà…Điều này thể hiện xu hướng mạnh bạo và dân chủ của Thánh Tông trong lựa chọn . Tông đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. II. Những chính sách cải cách của Lê Thánh Tông. Lê Thánh Tông tên húy là. chính thức tuyên bố về cuộc cải cách hành chính mới được ban hành. Vua Lê Thánh Tông đã từng giải thích lí do của cuộc cải cách là “Đồ bản, đất đai ngày

Ngày đăng: 10/08/2013, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan