KHÓA LUẬN Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.

48 599 0
KHÓA LUẬN Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. . Nội dung nghiên cứu Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Nghiên cứu thực tiễn về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài

ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lý do chọn đề tài Ở Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới, vấn đề môi trường cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng đòi hỏi cần phải có sự hợp tác rộng rãi trên nhiều phương diện của tất cả các tổ chức, cá nhân và của cả cộng đồng để bảo vệ môi trường Trước sự thay đổi khí hậu toàn cầu làm cho môi trường trên thế giới và Việt Nam bị ô nhiễm nặng nề gây hại đến sức khỏe của con người, sự phát triển sinh vật và làm giảm chất lượng của môi trường Giáo dục bỏ vệ môi trường đã trở thành nhiệm vụ quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu tiên là bậc học mầm non Giáo dục môi trường cho trẻ mầm non vừa đạt lợi ích trước mắt, vừa có lợi ích lâu dài, và vì vậy mà việc làm này được xem là có tác dụng rộng lớn, sâu sắc và lâu bền nhất Đứng trước nguy cơ môi trường đang biến đổi ngày càng xấu đi trên phạm vi toàn cầu, thế giới nói chung và mỗi quốc gia riêng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục môi trường Từ năm 1972, khi Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên về Môi trường con người diễn ra tại Stockhôm – Thụy Điển, các hoạt động giáo dục môi trường được tiến hành một cách tích cực khắp nơi trên thế giới Tháng 6 năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về “Môi trường và phát triển” diễn ra tại Rio de Janeiro (Brazil) đã xác định chiến lược hoạt động về môi trường và phát triển ở thế kỷ 21, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải đưa giáo dục môi trường vào chương trình đào tạo của mọi cấp học và lớp học Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường, Đảng, Nhà nước và bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành nhiều văn 1 bản, tạo điều kiện cho công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và giáo dục mầm non nói riêng Nói về vấn đề đổi mới hình thức giáo dục trẻ hiện nay, trong đó có việc tích hợp các nội dung giáo dục thì môn học cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có vai trò to lớn trong việc giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo Mà thực tiễn dạy học ở trường mầm non hiện nay riêng tiết cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh giáo viên chưa phát huy hết khả năng để giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ Điều này dẫn đến ý thức của trẻ về bảo vệ môi trường còn có nhiều hạn chế, chưa mang tính tự giác cao Xuất phát những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp lá qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non (thực nghiệm trường Mầm 2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Đứng trước nguy cơ môi trường đang biến đổi ngày càng xấu đi trên phạm vi toàn cầu, thế giới nói chung và mỗi quốc gia riêng ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề giáo dục môi trường Đã có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý đề cập đến Giáo dục môi trường như: o Về vấn đề giáo dục môi trường thông qua môn học trong trường phổ thông: phương pháp, cách thức tiếp cận giáo dục môi trường qua các môn học trong nhà trường phổ thông có một số công trình nghiên cứu như: "Một số phương pháp tiếp cận giáo dục môi trường" của tác giả Hoàng Đức Nhuận và Nguyễn Văn Khang; "Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông" của tác giả Nguyễn Phi Hạnh - Nguyễn Thị Thu Hằng hay công trình nghiên cứu: "Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam" của Nguyễn Thị Thu Hằng o Đối với bậc tiểu học, có nhiều công trình nghiên cứu đáng chú ý nghiên cứu về mục tiêu, nội dung và các phương pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục môi trường cho học sinh tiểu học như: "Vị trí và bước đầu định hướng nội dung, biện pháp giáo dục môi trường ở bậc tiểu học ở Việt Nam" của tác giả Phạm Đình Thái; "Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học" của tác giả Nguyễn Thị Vân Hương; hay các dự án Quốc gia về giáo dục môi trường "Các hướng dẫn chung về giáo dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên tiểu học" o Đối với ngành Mầm Non, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường như: sáng kiến cải tiến kỹ thuật "Một số biện pháp lồng ghép bảo vệ môi trường vào các hoạt động cho trẻ 5 tuổi" của tác giả Võ Thị Kim Anh, trong sáng kiến cải tiến kỹ thuật này tác giả đã đề xuất 3 một số biện pháp để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng những biện pháp đó còn mang tính sơ sài, không thể áp dụng cho tất cả đối tượng trẻ; một số tài liệu về giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo và tài liệu hướng dẫn các bậc cha mẹ của Viện khoa học giáo dục Việt Nam "Bé yêu môi trường" và "Hướng dẫn cha mẹ giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường tại gia đình", tài liệu này mang tính chất tham khảo và chỉ áp dụng tại gia đình chứ không thể áp dụng mọi lúc mọi nơi trong đời sống; sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp giáo dục mầm non bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng" của tác giả Đinh Hồng Liễu, trong sáng kiến kinh nghiệm này tác giả đưa ra những biện pháp nhằm giáo dục trẻ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, đề tài này nêu lên tầm quan trọng của việc giáo dục bảo vệ môi trường Các công trình nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh vẫn còn ít mà lại không đi sâu nghiên cứu Chính vì vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này mong sao sẽ góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp lá ở trường mầm non 4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Nghiên cứu thực tiễn về việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của đề tài 2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài để làm cơ sở lý luận của đề tài + Thông qua đọc tài liệu, sách báo, tạp chí có liên quan + Làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động trẻ bảo vệ môi trường trong giờ học và hoạt động ngoài giờ học của trẻ tại trường mầm non + Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp trẻ + Phương pháp điều tra bảng hỏi: Thu thập ý kiến của giáo viên bằng bảng hỏi về thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của trẻ lớp lá - Phương pháp thực nghiệm Soạn giáo án và tổ chức dạy học 5 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO TRẺ LỚP LÁ 1.1 Cơ sở lý luận của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp lá 1.1.1 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ lớp lá 1.1.1.1 Sự phát triển của tri giác, cảm giác Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi cùng với sự hoàn thiện các giác quan thì hoạt động nhạy cảm của trẻ được tiếp tục hoàn thiện, độ nhạy cảm của các giác quan được nâng cao Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi rất ham học hỏi, tìm tòi, thích quan sát, tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt hứng thú với việc khám phá những điều mới lạ Khi phạm vi tiếp xúc với thế giới xung quanh ngày càng được mở rộng thì vốn hiểu biết của trẻ càng được phong phú và sâu sắc hơn dẫn tới nhu cầu nhận thức ngày càng cao hơn Trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không thỏa mãn với những hiểu biết về bên ngoài của các sự vật hiện tượng xung quanh mà chúng bắt đầu khám phá, muốn tìm hiểu những dấu hiệu, bản chất bên trong và mối lien hệ của các sự vật hiện tượng Nên nhờ đó, hứng thú học tập của trẻ cũng dần được hình thành 1.1.1.2 Sự phát triển của trí nhớ và tư duy  Trí nhớ - Các hình thức ghi nhớ và nhớ lại có chủ định bắt đầu xuất hiện ở mẫu giáo nhỡ và phát triển mạnh ở mẫu giáo lớn do hoạt động của trẻ ngày càng phức tạp và do yêu cầu của người lớn đối với trẻ ngày càng cao - Ngoài ra, cuối tuổi mẫu giáo do bắt đầu hình thành trí nhớ lôgic Trẻ ghi nhớ cái gì đó có ý nghĩa tốt hơn những cái không có ý nghĩa vì 6 thế trẻ mẫu giáo lớn không phải chỉ có ghi nhớ máy móc mà còn có khả năng ghi nhớ ý nghĩa Đến giai đoạn này thì trí nhớ có chủ định được phát triển trên nền tảng vững chắc hơn Từ cho trẻ chưa biết đặt một nhiệm vụ ghi nhớ nào cả, dần chuyển sang ghi nhớ có chủ định, có mục đích - Trí nhớ vận động: Trẻ có thể dần dần bỏ hình mẫu, nhưng những lời chỉ dẫn của người lớn vẫn có ý nghĩa Động tác vững vàng hơn, nhanh và chính xác hơn, ít có những động tác thừa cơ thể - Trí nhớ hình ảnh: Trí nhớ hình ảnh đặc biệt phát triển Trẻ nhớ những bức tranh mà trẻ đã vẽ, nhớ phong cảnh mà trẻ đã tham quan Biểu tượng về thế giới xung quanh ở trẻ đã gắn kết với nhau, mang tính sinh động và hấp dẫn - Trí nhớ từ ngữ logic: Vốn tri thức, biểu tượng và những khái niệm ban đầu về thế giới xung quanh, đỏi hỏi trẻ phải nắm vững ngôn ngữ, điều này giúp trẻ phát triển trí nhớ từ ngữ logic - Trí nhớ cảm xúc: Trẻ nhớ những cảm xúc vui buồn mà trẻ đã trải qua Trí nhớ cảm xúc là một dạng của sự hồi tưởng giúp đời sống của trẻ thêm phong phú và tinh tế Sự hồi tưởng có liên quan đến tự ý thức của trẻ Trong hồi tưởng của trẻ có những điều liên quan đến những thời điểm quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ và trong quan hệ với người khác Trí nhớ tác động đến quá trình hình thành nhân cách  Tư duy Trong hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo lớn có sự thay đổi, tư duy trực quan hình tượng của trẻ phát triển mạnh và chiếm ưu thế Nhờ kiểu tư duy này, trẻ có thể lĩnh hội được những khái niệm đơn giản, những thao tác lôgic đơn giản bằng hình ảnh… Đây chính là một dạng của tư duy trực quan – hình tượng nhưng ở mức độ cao hơn… Kiểu tư duy này giúp trẻ phản ánh mối liên hệ giữa hình ảnh sự vật và sự tồn tại khách quan của sự vật trong không gian, tạo cho trẻ khả năng phản ánh mối 7 liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ quan của trẻ Đặc biệt, ở cuối tuổi mẫu giáo lớn đã có mầm mống của tư duy lôgic, do đó trẻ có thể lĩnh hội được những khái niệm khoa học đơn giản (tiền khoa học) 1.1.1.3 Đặc điểm hoạt động giao tiếp và phát triển toàn diện của trẻ lớp lá Đến cuối tuổi mẫu giáo, xuất hiện hình thức giao tiếp cấp cao với người lớn giao tiếp nhân cách ngoài tình huống Trẻ tập trung vào thế giới con người chứ không phải thế giới đồ vật Trong các cuộc trò chuyện của trẻ, các chủ đề về cuộc sống, về công việc của người lớn và các mối quan hệ qua lại của họ chiếm ưu thế Nhờ sự hướng dẫn của người lớn, trẻ nắm được những chuẩn mực đạo đức, đánh giá những hành vi của mình và hành vi của mọi người xung quanh Xuất hiện ở trẻ nhu cầu được hiểu biết và thông cảm lẫn nhau Ở trẻ mẫu giáo lớn hình thức giao tiếp công việc ngoài tình huống được phát triển Đòi hỏi trẻ phải thống nhất với bạn và vạch ra từ trước kế hoạch của bản thân Ở trẻ xuất hiện hứng thú với nhân cách của bạn, không liên hệ gì với các hành động của người bạn đó Mặc dù các động cơ giao tiếp về công việc vẫn giữ vai trò chủ đạo, tuy nhiên trẻ đã nói chuyện với nhau về các chủ đề nhận thức và nhân cách Các chủ đề được duy trì trong suốt tuổi mẫu giáo Trẻ mẫu giáo nhỡ thường cho bạn thấy là mình biết làm cái gì và làm được việc đó như thế nào Trẻ mấu giáo lớn thường hay kể về bản thân, về cái gì trẻ thích, chúng chia sẻ với bạn các nhận thức, “Kế hoạch cho tương lai” 1.1.2 Hoạt động làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm non a Khái niệm môi trường xung quanh 8 Môi trường xung quanh là tất cả những gì bao quanh chúng ta như tự nhiên, con người, các đồ vật, khái niệm này có thể nhìn nhận theo nghĩa rộng và hẹp.[4,7] Môi trường xung quanh bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh Môi trường xã hội bao gồm con người, đồ vật và xã hội loài người các môi trường trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau b Khái niệm làm quen với môi trường xung quanh Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là việc tổ chức, hướng dẫn có mục đích, có kế hoạch cho trẻ tiếp xúc thường xuyên với môi trường xung quanh, tạo điều kiện dẫn dắt trẻ hòa nhập vào cuộc sống, có cơ hội gần gũi với môi trường xung quanh nhằm tích lũy cho trẻ những tri thức, những ấn tượng tốt đẹp về thiên nhiên, về cuộc sống xã hội phong phú, đa dạng, nhằm hình thành ở trẻ phương pháp suy nghĩ, thái độ quan hệ tích cực, cách ứng xử đúng đắn với xung quanh, qua đó mà trẻ học làm người.[4,9] c Các phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ lớp lá - Khái niệm: Phương pháp là cách thức, con đường để đạt được mục đích mà chủ thể đã đề ra - Yêu cầu: + Phương pháp phải phù hợp với trẻ và phải xây dựng dựa vào quá trình hoạt động của trẻ + Tạo được hứng thú cho trẻ, không áp đặt, gò bó trẻ + Phương pháp phải hướng tới đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh Tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có những phương pháp như: Phương pháp quan sát, phương pháp dùng lời, phương pháp thí nghiệm, phương pháp lao động,… 9 1.1.2 Ý nghĩa của việc làm quen với môi trường xung quanh đối với việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Mầm non Khám phá với môi trường xung quanh của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật, hiện tượng xung quanh Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của giáo viên dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thật sự.[9,18] Tuổi mầm non là giai đoạn rất nhạy cảm để phát triển ý thức về việc tôn trọng và chăm sóc môi trường xung quanh Những kinh nghiệm trong hoạt động với môi trường ở giai đoạn này có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển ý thức bảo vệ môi trường trong những giai đoạn tiếp theo Sự tác động qua lại với môi trường thiên nhiên một cách tích cực trong tuổi mầm non sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển sức khỏe của trẻ Sự hợp tác này sẽ tăng cường chất lượng cuộc sống cũng như chất lượng học tập trong giai đoạn đầu tiên của cuộc đời một con người Trong quá trình làm quen với môi trường xung quanh sẽ hình thành ở trẻ tình yêu thiên nhiên, có mong muốn được tham gia chăm sóc và bảo vệ chúng Thông qua các hình thức hoạt động của trẻ ở trường mầm non như giờ học, dạo chơi, lao động, tham quan… giáo viên đã mở ra trước mắt trẻ sự đa dạng, cái đẹp của tự nhiên xung quanh, hình thành ở trẻ những khái niệm đơn giản về môi trường xung quanh Trong quá trình làm quen với môi trường xung quanh, trẻ học được cách xác định những đặc điểm đặc trưng của môi trường xung quanh, so sánh chúng với nhau, phân loại chúng theo những dấu hiệu chung và riêng, học cách tranh luận, rút ra kết luận, khái quát, Do vậy, trẻ được rèn luyện sự chú ý, trí nhớ, tri giác có mục đích và ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển Giáo dục bảo vệ môi trường là một quá trình hình thành và phát triển ở trẻ sự hiểu biết, kỹ năng, giá trị và quan tâm tới những vấn đề môi trường, tạo điều kiện cho trẻ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững về sinh thái Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm giúp cho trẻ 10 Mỗi buổi chiều nêu gương cuối ngày, tôi thường xuyên chú trọng và đưa tiêu chí thi đua: “Học giỏi, chăm ngoan, vâng lời cô, yêu thương bạn và giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ …” Được các bạn trong lớp bầu chọn và nhất trí thì sẽ được cắm cờ Tôi đã tạo môi trường vệ sinh trong lớp như: Vẽ những hình ảnh về chăm sóc- giáo dục vệ sinh, quy trình rửa tay, rửa mặt, đánh răng vui ngộ nghĩnh ở khu vực trẻ làm vệ sinh cá nhân Trong việc chăm sóc giáo dục vệ sinh và sức khỏe trẻ thơ nhằm rèn cho trẻ thói quen vệ sinh văn minh bền vững cho trẻ, trước hết giáo viên phải làm tốt công tác tuyên truyền để các bậc phụ huynh nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ Trong buổi họp đầu năm tôi đã tổ chức tuyên truyền đến bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức Tôi làm bảng tin tuyên truyền với nội dung phong phú, hình ảnh đẹp để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh và các cháu Qua các buổi đưa đón trẻ tôi tuyên truyền với phụ huynh bằng nhiều hình thức trao đổi với phụ huynh những vấn đề mà trẻ hay mắc phải như: Trẻ không có thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rửa mặt không đúng quy trình, chải răng chưa đúng cách…qua những lẩn trao đổi như vậy thì tôi thấy nhận thức của phụ huynh ngày cũng khác đi, phụ huynh sẽ chú ý nhắc nhở cháu khi ở nhà, dần dần thói quen của trẻ cũng được thiết lập Điều này thuận lợi cho cô hơn trong việc giáo dục tạo thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường để thống nhất nội dung, phương pháp hướng dẫn vệ sinh, chăm sóc thân thể, từ đó hình thành thói quen thực hành vệ sinh ở trẻ Thực hiện tuyên truyền qua góc trao đổi với phụ huynh của lớp: thực hiện khai thác triệt để tác dụng của tranh, tài liệu tuyên truyền; sáng tạo các mô hình đi kèm với nội dung tuyên truyền chăm sóc giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ Ngoài ra, cần có 34 đủ đồ dùng, phương tiện đảm bảo cho việc chăm sóc vệ sinh trẻ Những đồ dùng phương tiện nên để đúng nơi quy định, thuận tiện và đảm bảo an toàn cho trẻ sử dụng Nhấn mạnh vai trò nêu gương của người lớn trong gia đình, giúp trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ, tạo điều kiện cho trẻ thực hành và ghi nhớ những điều đã học, từ đó sẽ hình thành những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong cuộc sống Tôi lồng công tác giáo dục ý thức vệ sinh cá nhân vào hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh tùy theo từng chủ đề, chú trọng vào các chủ đề bản thân, gia đình… Ví dụ: Qua hoạt động có chủ đích: Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh “ Tìm hiểu về cơ thể của bé” tôi lồng ghép giáo dục vệ sinh cá nhân vào bài học vừa nhẹ nhàng vừa lôi cuốn trẻ giúp trẻ nhớ lâu và trẻ rất thích thú qua câu chuyện “ Tại ai?”.Câu chuyện có nội dung: “ Bạn Mũi tâm sự: Mấy hôm nay tôi bị ngứa như có con gì nằm trong đấy Còn Mắt thì vừa buồn vừa than: Tôi đỏ tấy lại còn nhức nữa chứ Không biết vì sao? Khi ra đường cô chủ đeo khẩu trang và kính che tụi mình rồi mà! Mũi và Mắt tìm chưa ra nguyên nhân thì Miệng lên tiếng: “ Tôi nghe tâm sự của hai bạn rồi, các bạn biết không? Chỉ tại cô chủ, mấy hôm nay cô chủ cho tay làm việc nhiều quá, nào là vẽ giữa sân, xếp hình, chơi đừa với các bạn mà không chịu rửa tay còn ngoáy vào bạn Mũi, nhụi vào bạn Mắt làm các bạn đau và ngứa đó thôi Để Miệng nói với cô chủ phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi chơi xong…kẻo còn ảnh hưởng đến bạn Tai, bạn Bụng và cả tôi nữa đấy” Mắt còn nói thêm: Nhờ Miệng nói với cô chủ là khi nào dùng khăn lau chúng tôi phải nhớ rửa tay thật sạch với xà phòng mới lấy khăn lau nhé, kẻo chúng tôi sợ lắm rồi” Kết quả: Nhờ làm tốt công tác tự học tập bồi dưỡng, tuyên truyền đã tác đông đến nhận thức của các bậc phụ huynh mà các cháu đã dần dần hình thành có kĩ năng, kĩ xảo thực hiện thao tác và cách chăm sóc vệ sinh 35 cá nhân trẻ Trẻ biết rửa tay với xà phòng lúc tay bẩn và sau khi đi vệ sinh Rửa mặt đúng quy trình…đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho việc chăm sóc sức khỏe trẻ, phòng chống ngăn ngừa được nhiều bệnh tật 2.3 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nêu gương Hoạt động nêu gương cũng là một trong những hoạt động để tôi thực hiện nhiệm vụ giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ một cách có chiều sâu, giúp cho trẻ có ý thức bảo vệ môi trường một cách hiệu quả nhất Vào những buổi nêu gương cô cho trẻ nêu kể những việc làm tốt giúp cô giáo và các bạn như: biết kê bàn ăn, biết gấp khăn, biết đổ thức ăn thừa vào nồi, biết nhặt rác để vào thùng rác, xếp ghế, có kỹ năng sống như biết chào hỏi, khi mắc lỗi với cô hoặc bạn thì biết xin lỗi, khi có người khác giúp đỡ hay cho quà thì biết cảm ơn Trong những buổi nêu gương như vậy đã giúp trẻ làm tốt hơn những công việc hàng ngày trẻ lao động giúp cô Tôi đã tuyên dương trẻ, khích lệ trẻ kịp thời và cho trẻ được cắm cờ Vào những buổi nêu gương tôi thường xuyên cho trẻ kể những việc làm tốt mà trẻ đã làm trong ngày và được cắm cờ, trong đó tôi rất trú trọng đến vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường bằng cách tuyên dương, khen ngợi những trẻ đã làm giúp cô như nhặt lá rụng, quét lớp, cất nệm ngủ, tiết kiệm nước khi rửa tay, rửa chân Kết quả : Trẻ hứng thú say mê tích cực rõ rệt hơn với việc bảo vệ môi trường 2.5 Biện pháp 5: Kết hợp cùng với phụ huynh để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Ở lứa tuổi mầm non là lứa tuổi đang học kèm người lớn Chính vì vậy, mà người lớn luôn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo Tuyên truyền vận động phụ huynh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày và nhắc nhở phụ huynh cùng tham gia thực hiện bằng khẩu hiệu “Mỗi người hãy 36 trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường” phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ những chậu cảnh nhỏ để tạo cho khung cảnh vườn trường thêm đẹp hơn Tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về sự ô nhiễm môi trường của địa phương hiện nay bằng cách: + Trưng bày các góc chơi, sản phẩm của trẻ để giới thiệu với phụ huynh + Qua buổi đón trả trẻ nhắc nhở phụ huynh thường xuyên giáo dục trẻ bảo vệ môi trường Tuyên truyền phụ huynh rèn nề nếp cho trẻ ở nhà như nhắc trẻ biết chào hỏi người lớn, mời bố mẹ ăn cơm, ăn cơm xong biết lấy tăm, lấy nước gấp quần áo để vào tủ của mình, cùng bố mẹ tham gia chăm sóc bảo vệ cây trong gia đình, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tích cực diệt ruồi, muỗi Nhắc nhở phụ huynh để xe đúng khu vực cho phép + Tuyên truyền bằng góc tranh ảnh ngoài cửa lớp học về các khu ô nhiễm môi trường, khu rác thải chưa được xử lý, những cánh đồng lạm dụng thuốc trừ sâu Đặc biệt vừa qua phụ huynh lớp tôi đã ủng hộ một ngày công để cắt cỏ, lau chùi cửa, lan can ,dọn rác xung quanh khu vực trường lớp kết hợp cùng giáo viên trồng rau, trồng chuối cho khu vực vườn trường, nhiều phụ huynh đã ủng hộ rau giống, ủng hộ cát, đá trắng để tôi làm bể cát cho trẻ được thực hành chơi với cát, nước Điều đó đã khẳng định rằng công tác phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường đã có sự đồng thuận và đạt kết quả cao 2.6 Biện pháp 6: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy là vô cùng quan trọng, sử dụng công nghệ thông tin giúp cho trẻ có tư duy trực tiếp để phát huy tính tích cực của trẻ, trẻ hứng thú bao nhiêu thì kết quả đạt được càng lớn Nếu lựa chọn đề tài 37 để dạy trẻ trên mọi tiết học mà chỉ có tranh ảnh không thì trẻ rất dễ bị nhàm chán, chất lượng trẻ chắc chắn sẽ không cao Chính vì vậy mà tôi luôn tìm tòi học hỏi cách làm các hiệu ứng PowerPoint và trong đề tài này tôi đã cài phần mềm giáo án điện tử trong đó là kho tàng những tư liệu, tài liệu có hình ảnh âm thanh hiệu ứng rất đẹp về các tất cả các chủ đề, các lĩnh vực giải trí trong đó có cả tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường Ví dụ: Góc giải trí có các trò chơi nhận thức, Góc khám phá Nhờ có các trò chơi trên máy vi tính như vậy trẻ của lớp tôi hứng thú, say mê trên màn hình, đồng thời các thao tác trên máy của trẻ được thiết lập, tư duy phát triển mạnh, sự ghi nhớ các hình ảnh đúng - sai được dễ dàng Ngoài những biện pháp trên tôi luôn sưu tầm những tài liệu nói về môi trường và tôi sử dụng trên đĩa hình đưa vào máy vi tính và vào những giờ đón, trả trẻ tôi thường mở trên máy vi tính cho trẻ xem như những hình ảnh như :Tệ nạn chặt phá rừng, lũ lụt, thiên tai, dịch cúm gia cầm, đốt rừng lấy củi Rồi những hình ảnh trẻ em tắm nước bẩn, phóng uế bừa bãi, tắm cùng với trâu…bên cạnh đó tôi sưu tầm những hình ảnh mang tính giáo dục treo ở góc tuyên truyền như :Trẻ tích cực diệt ruồi muỗi, rửa tay đúng dưới vòi nước, rửa mặt sạch sẽ hình ảnh bé tắt quạt, ti vi để tiết kiệm điện, quét rác đổ vào thùng, bé tưới cây xanh cùng cô, bé ngồi xe máy bịt khẩu trang và đội mũ bảo hiểm qua những hình ảnh đó tôi có thể tiến hành ứng dụng dạy trẻ trên tiết học hoặc trong các hoạt động để khắc sâu kiến thức giáo dục môi trường cho trẻ 38 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích, yêu cầu Tiến hành thực nghiệm sư phạm sư phạm nhằm kiểm tra, kiểm chứng, đánh giá hiệu quả của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh tại trường Mầm non Thành Công, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk 3.2 Phương pháp và kế hoạch thực nghiệm sư phạm * Lựa chọn đối tượng thực nghiệm sư phạm - Đối với GV dạy lớp thực nghiệm và đối chứng: Chúng tôi lựa chọn những GV có năng lực và kinh nghiệm - Đối với trẻ các lớp thực nghiệm và đối chứng: Chúng tôi chọn 01 lớp thực nghiệm và 01 lớp đối chứng ở trường Mầm non Thành Công, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk * Nội dung thực nghiệm sư phạm - Bài thực nghiệm 1: Khám phá đặc điểm của nước - Bài thực nghiệm 2: Sự phát triển của cây từ hạt * Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã dự giờ, theo dõi nắm bắt tình hình tổ chức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Sau khi trao đổi, thống nhất với các giáo viên ở trường, tại trường chúng tôi chọn 01 lớp thực nghiệm và 01 đối chứng tương đương nhau Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 01 lớp thực nghiệm và 01 lớp đối chứng của trường theo mẫu thực nghiệm Sau khi chọn đối tượng thực nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nhân tố tác động đến quá trình thực nghiệm, tìm cách xử lý và khống chế nhằm cân bằng các điều kiện chủ quan và khách quan, tạo ra sự tương đương giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Tôi chọn cùng một giáo viên dạy giáo án thường và giáo án thực nghiệm, sau đó cùng kiểm tra tiết 39 học như nhau Trước khi thực nghiệm để lấy kết quả, chúng tôi đã tiến hành phổ biến các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho các giáo viên tham gia thực nghiệm sư phạm Sau đó, tôi cung cấp giáo án thực nghiệm và đối chứng cho các giáo viên trên để họ nghiên cứu, trao đổi và thống nhất các nội dung của việc triển khai giáo án thực nghiệm sư phạm Chúng tôi chỉ lấy kết quả của giờ học thực nghiệm cuối cùng để đối chứng Trên cơ sở đó, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học để xác định tính hiệu quả và khả thi của nội dung thực nghiệm 3.3 Tổ chức thực nghiệm  Lần thực nghiệm thứ nhất: Với giáo án thực nghiệm 1 (phụ lục ) - Tiết dạy 1: Chủ đề: Nước và các hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh: Nước Đề tài: Khám phá đặc điểm của nước Đối tượng: 5 – 6 tuổi Thời gian: 25 – 30 phút - Hình thức tổ chức: Tổ chức trong lớp - Đồ dùng, phương tiện: + Một quả cam, cốc nhựa trong, bình đựng nước, thìa nhựa, muối, đường, màu vẽ… + Giấy trắng, bút màu, vải trắng, bảng ghi kết quả - Phương pháp thực hiện: đàm thoại, quan sát, thực hành - Nhận xét ý thức giáo dục bảo vệ môi trường của trẻ thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh: + Trẻ biết ý nghĩa của nước sạch đối với cuộc sống, từ đó dần dần hình thành nên ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch, điều đó thể hiện qua những việc làm của trẻ để giữ gìn môi trường sạch đẹp + Trẻ đã biết sử dụng tiết kiệm nước 40 + Trẻ biết công dụng của nước từ đó hình thành cho trẻ thói quen tưới nước cho cây ở góc thiên nhiên 3.4 Kết quả thực nghiệm Sau 7 tuần thực tập tại trường Mầm non Thành Công chúng tôi đã cùng với giáo viên chủ nhiệm của lớp lá 1 tiến hành dạy học 3 tiết thực nghiệm trong đó có sử dụng một số biện pháp nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp Lá thông qua hoạt động cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cụ thể như sau: - Đối với bài thực nghiệm 1: “Khám phá đặc điểm của nước” Tôi đã sử dụng biện pháp tổ chức lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vào hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Khác với học sinh ở các bậc học khác đối với trẻ mầm non mọi đánh giá về trẻ chỉ mang tính chất “Định tính” Đối với trẻ lớp lá ý thức bảo vệ môi trường được đánh giá qua tiêu chí sau: - Đánh giá trẻ về mặt kiến thức (Thông qua giờ học trẻ biết được những gì) - Đánh giá trẻ về mặt kĩ năng (Thông qua giờ học trẻ biết làm những gì) - Đánh giá trẻ về mặt thái độ (Thái độ học tập của trẻ trong giờ học và sau giờ học) Để có thể đánh giá trẻ về mặt thái độ của trẻ một cách chính xác nhất chúng tôi đã tiến hành sử dụng một số câu hỏi sau mỗi giờ học Đối với mỗi câu hỏi của bài day thực nghiệm chúng tôi sẽ tiến hành hỏi 10 cháu * Kết quả của bài thực nghiệm - Về mặt kiến thức Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng - Trẻ biết được những đặc điểm - Trẻ biết được những đặc điểm của của nước, lợi ích và công dụng của nước nước + Trẻ không nắm vững được những lợi ích và công dụng của nước 41 - Trẻ biết được nước có thể hòa - Trẻ không được thực hành nên tan một số chất kiến thức của trẻ không được khắc sâu - Về mặt kĩ năng Lớp thực nghiệm - Trẻ có khả năng ghi nhớ tốt hơn - Lớp đối chứng Khả năng ghi nhớ của trẻ không nhờ phương pháp tăng cường ứng cao khi được dạy bằng các phương dụng công nghệ thông tin vào việc pháp truyền thống giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non - Trẻ biết cách làm thí nghiệm để - Trẻ không biết cách làm thí biết nước có thể hòa tan một số nghiệm về nước chất - Về mặt thái độ Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng - Trẻ biết lợi ích của nước nên - Trẻ không có ý thức giữ gìn hình thành ở trẻ ý thức bảo vệ nguồn nước nguồn nước - Trẻ sẽ không biết đâu là nước - Thông qua những khái niệm đơn sạch, đâu là nước bẩn theo cách giản về môi trường xung quanh trẻ khoa học nhất có những kiến thức nhất định về - Trẻ không hiểu được tầm quan môi trường trong và lợi ích của nước đối với - Trẻ biết ý nghĩa của nước sạch cuộc sống con người từ đó sẽ đối với cuộc sống, từ đó dần dần không hình thành được ở trẻ ý thức hình thành nên ý thức bảo vệ môi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn trường, bảo vệ nguồn nước sạch, nước sạch, trẻ không có những điều đó thể hiện qua những việc hành động bảo vệ môi trường mà làm của trẻ để giữ gìn môi trường ngược lại có những hành vi xấu đối 42 sạch đẹp với môi trường Sau khi tiến hành các tiết thực nghiệm sư phạm tôi thấy trẻ có những tiến bộ rõ rệt Đa số trẻ đều có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường, được thể hiện rõ qua: việc sinh hoạt hằng ngày trên lớp, biết bảo vệ cây cối trong trường học, bảo vệ các nguồn nước sạch,… đã trở thành thói quen được các em vận dụng hằng ngày Trước thực nghiệm Ý thức của trẻ Ý thức về môi trường tốt Ý thức về môi trường chưa tốt Sau thực nghiệm Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ 50/144 34,72% 100/144 69,44% 94/144 65,28% 44/144 30,56% So với kết quả khảo sát ban đầu thì trên đây là kết quả đáng khích lệ đối với tôi Nhưng tôi nhận thấy có sự chênh lệch rõ rệt về thái độ của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng Sau thực nghiệm, thái độ của trẻ trong nhóm thực nghiệm được nâng cao hơn, tuy có chút không đồng đều Từ những điều trên, tôi đưa ra những biện pháp cụ thể cho từng nhóm trẻ Nhìn chung, sau thời gian thực nghiệm tôi thấy được nhiều tiến bộ trong ý thức bảo vệ môi trường của trẻ, được thể hiện qua những hành động, việc làm của trẻ Điều này chứng tỏ việc áp dụng các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh đã mang lại hiệu quả cao hơn so với những biện pháp, phương pháp mang tính kinh nghiệm đã duy trì từ lâu trong trường mầm non KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận 1.1 Kết quả đạt được 43 - Trên cơ sở phân tích về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh của trẻ 5 – 6 tuổi Đề tài đã đánh giá được sơ bộ về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - Đề tài đã chỉ ra được một số biện pháp nhằm hình thành ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi Trong mỗi biện pháp đã đi sâu và làm rõ những nội dung: kỹ thuật sử dụng, lưu ý sử dụng mỗi biện pháp Sau mỗi biện pháp đề tài đã đưa ra được những ví dụ để làm sáng tỏ phần lý thuyết - Đề tài đã tiến hành 2 tiết thực nghiệm để chỉ ra được ý nghĩa của việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi - Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng của việc áp dụng hệ thống các biện pháp, tạo điều kiện cho trẻ hình thành ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh Đây là một yếu tố quan trọng góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ em 1.2 Một số hạn chế - Về cơ bản phần lớn lý thuyết về các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho trẻ 5 – 6 tuổi được nghiên cứu và đề cập trong đề tài là những lí luận truyền thống theo hướng cải tiến nhưng cũng chưa được nghiên cứu vận dụng hết - Tiến hành thực nghiệm chưa được rộng rãi - Số trẻ/lớp quá đông làm cho cô khó bao quát, giám sát trẻ Thực tế này gây nên không ít khó khăn cho người giáo viên mầm non trong việc giáo dục trẻ nói chung và rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm cho trẻ nói riêng - Nhà trường chưa có sự kết hợp với gia đình trong việc giáo dục ý 44 thức bảo vệ môi trường cho trẻ - Trang thiết bị, không gian trường, lớp nhiều khi vẫn chưa đáp ứng đủ cho việc dạy học 2 Kiến nghị 2.1 Đối với nhà trường Nhà trường cần phải tổ chức các đợt bồi dưỡng giáo viên theo định kì Đặc biệt là phải cho giáo viên hiểu được việc giáo ý thức bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị, đồ dùng đảm bảo đủ cho trẻ hoạt động Để phục vụ tốt cho việc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường mầm non thì nhà trường nên có những hình thức tuyên truyền với phụ huynh một cách có hiệu quả như: tổ chức các buổi lao động tập thể, dùng các bản tin, thông báo để cung cấp kiến thức cho họ Cần có phương án quản lý việc thực hiện quy định chuẩn trong chăm sóc, giáo dục trẻ đặc biệt là về số lượng trẻ/lớp Cần phối hợp với chặt chẽ hơn nữa sự kết hợp giữa nhà trường và gia đình trong quá trình nuôi dạy trẻ 2.2 Đối với giáo viên Giáo viên mầm non cần chủ động sắp xếp thời gian một cách hợp lý nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ được tham gia vào hoạt động bảo vệ môi trường để trẻ tiếp xúc, tham quan, khám phá thế giới xung quanh và tích lũy vốn sống cho trẻ Giáo viên cần củng cố và phát triển những phẩm chất quan trọng của người giáo viên như: lòng yêu nghề, mến trẻ, công bằng, vô tư, có óc quan sát, phán đoán… Phải có trách nhiệm tuyên truyền và phối kết hợp cùng các bậc phụ huynh cũng như nhân dân có ý thức bảo vệ môi trường như: sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thước bảo vệ thực vật, khi sử dụng xong phải có túi 45 đựng và thu gom chai lọ để đúng nơi quy định Phát động phong trào trồng cây xanh, tạo môi trường xanh – sạch- đẹp cho trường lớp Giáo viên cần tăng cường sưu tầm tranh ảnh, tài liệu để trẻ được trải nghiệm và khám phá Thường xuyên giáo viên phải khơi thông cống rãnh, vệ sinh sạch sẽ gốc cây, mái hiên, trần nhà do ban giám hiệu giao và bố trí lớp học khoa học, gọn gàng phù hợp với chủ đề 2.3 Đối với gia đình Phụ huynh cần nắm bắt đặc điểm tâm lý của trẻ, dành nhiều thời gian quan tâm đến việc nuôi dạy trẻ cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ Phụ huynh phải luôn là tấm gương sáng trong cuộc sống để trẻ noi theo Tăng cường hơn nữa trong việc phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ giữa gia đình và nhà trường TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ giáo dục và đào tạo (2009), Chương trình giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục 46 2 Bộ giáo dục và đào tạo (1998), Đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục mầm non, Nxb Giáo dục 3 Đào Thanh Âm (1997), Giáo dục học mầm non tập (2, 3), Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội 4 Hoàng Thị Phương (2008), Giáo trình Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb Đại học Sư Phạm 5 Nguyễn Ánh Tuyết (2007), Giáo dục mầm non những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư Phạm 6 Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1997), Tâm lý trẻ em, Nxb giáo dục Hà Nội 7 Lê Thị Ánh Tuyết (2013), Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non mẫu giáo lớn (5 – 6 tuổi), Nxb Giáo dục Việt Nam 8 Trần Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Nga (2011), Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non, Nxb Giáo dục Việt Nam 9 Trần Thị Tuyết Oanh (2005), Giáo trình giáo dục học tập (1, 2), Nxb Đại học sư phạm Hà Nội 47 48 ... trường xung quanh - Nghiên cứu thực tiễn việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ – tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh - Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi. .. ? ?Biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ lớp qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh trường mầm non (thực nghiệm trường Mầm Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu số biện pháp giáo. .. lớp trường mầm non NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa sở lý luận việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ – tuổi thông qua môn cho trẻ làm quen với môi trường

Ngày đăng: 17/08/2018, 11:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan