Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới

214 63 0
Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốt trong quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước; Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của đội ngũ này. Ngày nay, khi mà sự nghiệp đổi mới đất nước và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng với sự thay đổi nhanh chóng và biến đổi không ngừng của thực tiễn thì càng đòi hỏi cần phải có chủ trương, chính sách đúng đắn trong xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở hiện nay. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh đổi mới là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của chúng ta. Bồi dưỡng cán bộ, nhất là bồi dưỡng chức danh, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện, đây là nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Công tác bồi dưỡng chức danh cán bộ không chỉ nhằm đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn cán bộ, ngạch bậc công chức, mà còn nhằm đáp ứng yêu cầu công việc theo chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của cán bộ. Công tác bồi dưỡng cán bộ về cơ bản đã được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch dài hạn, có định hướng chỉ tiêu, đối tượng, nội dung và thời gian cụ thể. Các địa phương đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ từng giai đoạn của đơn vị mình. Đại bộ phận cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng cơ bản đều nâng cao được trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực công tác, năng lực quản lý, lãnh đạo và dần đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới đất nước. Hiện nay, việc bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp còn có nhiều bất cập trước sự vận động và phát triển của thực tiễn, trong đó có thực tiễn lãnh đạo, quản lý. Tổ chức bồi dưỡng chung cho nhiều đối tượng cán bộ khác nhau: Chức vụ, năng lực, trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp, độ tuổi, môi trường, điều kiện công tác... Sự thay đổi công việc, thay đổi vị trí (chức vụ lãnh đạo quản lý, nhất là các vị trí mới bầu cử, điều động, luân chuyển...) làm cho người cán bộ dù đã được đào tạo, bồi dưỡng nhưng vẫn bộc lộ thiếu hụt những kiến thức, chuyên môn và kỹ năng cần thiết... Do chương trình, giáo trình, nội dung không đúng, không phù hợp với yêu cầu người học... chất lượng, khâu quản lý bồi dưỡng hiện còn hạn chế, chưa thật phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu từng vị trí việc làm của cán bộ. Bồi dưỡng, quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện còn không ít những hạn chế, khó khăn, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay, cụ thể là: Một là: Thiếu quy hoạch tổng thể mang tính chiến lược về bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện; chưa thực sự gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng; chưa bồi dưỡng chức danh trước khi bổ nhiệm; tổ chức bồi dưỡng chức danh sau khi bổ nhiệm cơ bản cũng chưa triển khai đồng bộ. Dẫn tới sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ sở đào tạo và sự trùng lặp về nội dung giữa các loại hình bồi dưỡng và tình trạng không tương thích giữa đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ đã gây ra lãng phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Hai là: Khung pháp lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt còn thiếu, chưa đồng bộ và toàn diện. Những quy định pháp lý về quản lý bồi dưỡng còn xơ cứng, mang tính hành chính, hình thức, chậm sửa đổi cho phù hợp; chưa có chương trình bồi dưỡng thống nhất; công tác kiểm tra, đánh giá giám sát còn chưa chặt chẽ, khách quan. Ba là: Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trong quản lý bồi dưỡng còn nhiều thiếu thốn, thiếu đồng bộ. Mạng lưới thư viện, phương tiện quản lý chưa tương xứng với yêu cầu trong bối cảnh đổi mới hiện nay. Bốn là: Mặc dù đã có những hiệu quả bước đầu, nhưng chất lượng bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện còn thấp, quản lý bồi dưỡng còn yếu, chưa tương xứng với sự phát triển; kết quả quản lý bồi dưỡng chưa thực sự góp phần thiết thực giúp cán bộ nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Năm là: Mới chỉ chú trọng bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ chung chung, chương trình bồi dưỡng chưa dành nhiều cho phần kinh nghiệm thực tiễn, xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo… cho cán bộ chủ chốt cấp huyện. Trong thời gian qua, mới bước đầu triển khai thực hiện bồi dưỡng cho cán bộ chủ chốt cấp huyện; trước đây, mới chỉ tổ chức những khóa bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, như: nghiệp vụ công tác đảng, hội đồng nhân dân, nhà nước, pháp luật... Cán bộ chủ chốt cấp huyện khi thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai công việc phải tự nghiên cứu, học hỏi, kế thừa phát huy những ưu điểm của người đi trước; hạn chế những nhược điểm; vừa làm vừa rút kinh nghiệm… đây là những khó khăn, vướng mắc trong bồi dưỡng cán bộ. [03] Trước đây, quan niệm phổ biến cho rằng, người lãnh đạo, quản lý trưởng thành qua thực tiễn hoạt động mà không thể đào tạo được. Trong trường hợp tốt nhất chỉ có thể tổ chức bồi dưỡng họ, qua các lớp ngắn hạn, dưới hình thức tổng kết và trao đổi kinh nghiệm. [59] Trong giai đoạn này, thực hiện quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện là hết sức quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của công việc; giúp hoàn thiện, bổ sung tri thức, kỹ năng, phương pháp xử lý tình huống; được trang bị một lượng kiến thức cơ bản, tri thức mới để thích ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới. Với những luận giải nêu trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu: “Quản lý bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp huyện trong bối cảnh đổi mới”.

Ngày đăng: 26/07/2018, 11:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan