Cách suy nghĩ của người giàu

66 1.2K 3
Cách suy nghĩ của người giàu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra. Địa vị của bạn cao hay thấp là do nơi bạn. Bạn sống giàu sang hay nghèo túng là do suy nghĩ của bạn. Người nghèo có quan niệm không đúng. Họ hay cho mình là nạn nhân. Họ không chịu nhìn nhận trách nhiệm của họ đối với hoàn cảnh nghèo khó mà họ đang sống. Họ thường nghĩ họ thật tội nghiệp, vì hoàn cảnh, vì sa cơ lỡ vận ..., và rồi họ lại càng lún sâu vào hoàn cảnh ấy. Đối với tôi, trong vấn đề giàu nghèo không có ai là nạn nhân của ai cả mà chỉ có những người tự đóng vai trò là nạn nhân. Nói cách khác, họ là nạn nhân của chính mình. Người ta chỉ đóng vai trò là nạn nhân. Vậy làm sao để nhận ra? Thông thường có 3 dấu hiệu chính đó là: Trách móc, Biện hộ và Than vãn. Dấu hiệu 1: TRÁCH MÓC Có thể nói, họ là những "chuyên gia trách móc". Theo lời họ thì mọi việc dường như có ác ý với họ. Họ cho rằng mọi thất bại là do số phận đen đủi, do những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Khi được hỏi tại sao họ không giàu như người khác, những "nạn nhân" này thường hay than trách. Họ đổ lỗi cho nền kinh tế bất ổn định. Họ quy trách nhiệm cho sự yếu kém trong quản lý của nhà nước. Họ đổ lỗi cho việc kinh doanh thua lỗ, nhân công không đạt chất lượng. Họ phê phán công tác hải quan tắc trách, hàng hoá vận chuyển chậm trễ. Họ trách móc người thân, trách móc số phận. Nói chung là trách móc tất cả trừ họ.

Cách suy nghĩ thứ 1 Người Giàu quan niệm: "Cuộc sống của mỗi người là do chính người ấy quyết định" trong khi người nghèo lại nghĩ: "Cuộc sống tự nó xảy đến". T.Harv Eker Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra. Địa vị của bạn cao hay thấp là do nơi bạn. Bạn sống giàu sang hay nghèo túng là do suy nghĩ của bạn. Người nghèo có quan niệm không đúng. Họ hay cho mình là nạn nhân. Họ không chịu nhìn nhận trách nhiệm của họ đối với hoàn cảnh nghèo khó mà họ đang sống. Họ thường nghĩ họ thật tội nghiệp, vì hoàn cảnh, vì sa cơ lỡ vận ., và rồi họ lại càng lún sâu vào hoàn cảnh ấy. Đối với tôi, trong vấn đề giàu nghèo không có ai là nạn nhân của ai cả mà chỉ có những người tự đóng vai trò là nạn nhân. Nói cách khác, họ là nạn nhân của chính mình. Người ta chỉ đóng vai trò là nạn nhân. Vậy làm sao để nhận ra? Thông thường có 3 dấu hiệu chính đó là: Trách móc, Biện hộ và Than vãn. Dấu hiệu 1: TRÁCH MÓC Có thể nói, họ là những "chuyên gia trách móc". Theo lời họ thì mọi việc dường như có ác ý với họ. Họ cho rằng mọi thất bại là do số phận đen đủi, do những nguyên nhân khách quan bên ngoài. Khi được hỏi tại sao họ không giàu như người khác, những "nạn nhân" này thường hay than trách. Họ đổ lỗi cho nền kinh tế bất ổn định. Họ quy trách nhiệm cho sự yếu kém trong quản lý của nhà nước. Họ đổ lỗi cho việc kinh doanh thua lỗ, nhân công không đạt chất lượng. Họ phê phán công tác hải quan tắc trách, hàng hoá vận chuyển chậm trễ. Họ trách móc người thân, trách móc số phận. Nói chung là trách móc tất cả trừ họ. Dấu hiệu 2: BIỆN HỘ Nếu "nạn nhân" không trách móc, họ sẽ chọn cách biện hộ. Với câu nói: "Tiền bạc không phải vấn đề quan trọng", họ biện hộ cho hoàn cảnh của mình. Họ thường nói: "Đối với tôi tiền bạc có hay không không là vấn đề". Thử nghĩ xem, nếu bạn cho rằng mình không cần xe, vậy bạn có được xe không? Chắc chắn là không. Những người này nói là họ không cần tiền. Vậy họ đang không có tiền. Con người thường hay tìm cách biện hộ cho hoàn cảnh của mình bằng cách tự dối lòng mình. Những ai nói rằng tiền bạc đối với họ không có giá trị thì chắc chắn họ là những người đang túng tiền. Người giàu hiểu rõ giá trị của tiền bạc và vị trí, chức năng của nó trong xã hội. Ngược lại, người nghèo biện hộ cho hoàn cảnh của họ bằng cách so sánh giữa tiền bạc và tình cảm. Họ cho rằng vật chất không quan trọng bằng tinh thần, tiền bạc không thể so sánh bằng tình nghĩa. Đây là sự so sánh sai lầm bởi vì vật chất và tinh thần đều có chức năng riêng của chúng. Chúng đều cần thiết cho cuộc sống con người và không thể đem ra so sánh với nhau được. Có thể nói so sánh vật chất và tinh thần chẳng khác nào so sánh chân với tay cái nào quan trọng hơn cho hoạt động của cơ thể. Xin nhớ kỹ: tiền bạc cực kỳ quan trọng trong cuộc sống vật chất và chẳng là gì cả trong đời sống tinh thần. Tình cảm cũng thế. Nhờ nó mà con người có thêm ý chí vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, không thể dùng tình cảm để mua thức ăn, để xây nhà, để nuôi con cái ăn học. Như vậy, đừng lẫn lộn vật chất với tinh thần. Đừng bao giờ so sánh tiền bạc với tình cảm. Xin khẳng định một điều rằng người giàu không bao giờ xem nhẹ giá trị của tiền bạc. Nếu bạn không nghĩ được như vậy chắc chắn bạn đang là người nghèo và bạn sẽ còn nghèo cho đến khi thay đổi quan niệm đó. Dấu hiệu 3: THAN VÃN Than vãn là hành động ngu ngốc nhất của con người. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ mà còn làm hại sự nghiệp của chúng ta nữa. Vì sao? Từ lâu, người ta đã thừa nhận một quy luật. Đó là: "Cái gì vận động thì cái đó phát triển". Khi bạn tập trung than vãn về điều gì, bạn chỉ thấy được mặt tiêu cực của nó. Đến một lúc nào đó, bạn nhìn đâu cũng thấy bi quan, xám ngắt mặc dù thực tế không hẳn là như thế. Bạn sẽ luôn chán nản, luôn mệt mỏi. Sức khoẻ của bạn sẽ hao mòn. Kết quả là bạn chẳng còn ý chí và sức lực để làm việc gì cả. Bạn có để ý những người hay than vãn xung quanh không? Cuộc sống của họ luôn gặp khó khăn, trở ngại. Mọi việc dường như diễn ra không đúng theo dự định của họ. Vì sao? Trước tiên, ta hãy xét qua một khái niệm mới, đó là: định luật hấp dẫn. Nhiều học giả nghiên cứu về lĩnh vực phát triển con người đã nói về định luật hấp dẫn như sau: quan tâm đến cái gì, cái đó sẽ ảnh hưởng đến ta. Có nghĩa là khi bạn thường xuyên than phiền về những thứ không như ý trong đời thì chúng sẽ luôn quanh quẩn gắn bó với bạn làm cho cuộc đời bạn càng thêm đen đủi. Bạn vẫn chưa tin à? Vậy hãy tìm hiểu đời sống của những người hay than vãn mà bạn biết thử xem. Có phải là quá khổ sở hay không? Dường như tất cả mọi thứ tồi tệ nhất trên đời này luôn sẵn sàng xảy đến với họ. Họ thường biện hộ: "Vì sao tôi hay than phiền à? Vì tôi khổ quá mà". Khi nghe nói như vậy, bạn hãy nói với họ: "Không phải, phải nói ngược lại mới đúng. Vì anh hay than thở nên đời anh mới khổ". Để thay đổi thói quen than vãn, bạn hãy thực hiện bài tập sau: trong vòng một tuần hãy cố gắng không than vãn về bất cứ điều gì, ngay cả trong ý nghĩ. Tôi xin đảm bảo bạn sẽ từ bỏ được thói quen đó sau một tuần. Hãy bỏ thói quen than vãn bằng cách tập thói quen không than vãn. Đã đến lúc lấy lại bản lĩnh, sự tự tin và học hỏi những điều mới lạ nhằm tạo ra kỳ tích cho bản thân. Hãy xác định bạn đang làm giàu trong khi chưa giàu. Hãy thức tỉnh! Trách móc, Biện hộ, Than vãn có thể được xem như những liều thuốc an thần. "Thuốc" này có tác dụng xoa dịu nỗi đau thất bại và chỉ dành cho người thất bại. Ngay từ bây giờ mỗi khi trong tư tưởng của bạn xuất hiện ý nghĩ than vãn, trách móc hay biện hộ hãy dừng ngay lập tức. Hãy tự nhắc nhở rằng bạn đang tạo ra cuộc sống cho mình. Do đó, phải biết sống khôn ngoan không thể để cho những tư tưởng tiêu cực đó hại đến cuộc sống của bạn. Đến đây, tôi mời các bạn suy nghĩ câu nói: "Người giàu không bao giờ là nạn nhân mà họ tự hào là kết quả của chính họ". Có nghĩa là người giàu không bao giờ tìm kiếm sự thương hại của người khác và họ luôn chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của chính mình. Người giàu không bao giờ là nạn nhân. Do đó, khi bạn để mình trở thành nạn nhân, bạn sẽ không bao giờ giàu được. Vậy hãy nhớ: "Cuộc đời bạn là do bạn tự tạo ra". <trích từ quyển Để trở thành Tỷ phú của T.Harv Eker> Tiếp > [ Quay lại ] Cách suy nghĩ thứ 2 Người Giàu cố gắng để thành công. Người nghèo cố gắng để không thất bại. Người nghèo luôn có tư tưởng thụ động. Khi có tiền, họ chỉ biết cố gắng làm sao không mất số tiền đó. Họ không biết và cũng không dám chủ động tìm cách làm cho số tiền đó ngày càng sinh sôi, nảy nở. Mục đích của người nghèo là như thế. Họ chỉ muốn một cuộc sống an phận ít biến động. Họ không có can đảm phiêu lưu thử sức mình trong các lĩnh vực mới. Mục đích của người giàu là càng làm giàu thêm trong khi đó người nghèo chỉ cần kiếm đủ sống đã là hạnh phúc. Mục tiêu của người nghèo là an nhàn. Tuy nhiên, giữa an nhàn và giàu có là cả một khoảng cách. Sở dĩ tôi hiểu rõ sự khác biệt giữa người giàu, giới trung lưu và người nghèo là vì tôi đã từng ở trong hoàn cảnh của họ. Trước đây, tôi cũng đã có lúc lâm vào cảnh khánh kiệt túng quẫn đến nỗi phải đi làm bằng xe mượn và ở nhà thuê. Sau đó, tôi tiến dần lên tầng lớp “an nhàn” tức là trung lưu. Mà đúng là an nhàn thật bởi vì tôi cũng có thể đường hoàng bước vào một nhà hàng tương đối sang trọng như những người giàu. Tuy nhiên, khi đó tôi chỉ dám gọi món sau khi tham khảo kỹ bảng giá trên thực đơn. Nếu không làm như vậy, lúc tính tiền tôi sẽ không được “an nhàn”. Thời gian sau này, khi đã trở nên giàu có, tôi được phép làm nhiều thứ. Tuy nhiên, có một việc tôi không cần làm nữa đó là xem bảng giá trên thực đơn trước khi gọi món như trước kia. Tôi ăn gì tuỳ thích và mặc kệ giá là bao nhiêu. Đó là một trong những sự khác biệt mà tôi đang đề cập. Mục đích là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng trong đêm tối cho chúng ta hướng tới. Mục đích ở mức nào thì kết quả sẽ ở mức ấy. Nếu mục đích của bạn là đủ sống thì bạn chỉ cố gắng để đủ sống. Ngược lại, nếu mục đích của bạn là triệu phú, là tỷ phú thì bạn sẽ phấn đấu để đạt đến mức như thế mặc dù để thành công còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa. Một trong những nguyên tắc làm giàu của tôi là: “Nếu hướng đến các vì sao, ít ra ta cũng đạt đến các tầng mây”. Trong vấn đề làm giàu, hãy xác định một mục đích thật vĩ đại nhưng cũng thật rõ ràng. Hãy đặt ra yêu cầu cao cho chính mình bởi đó là nhân tố dẫn đường cho hành động của bạn. <trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker Cách suy nghĩ thứ 3 21/02/2008 Người Giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo đứng ngoài và mơ mộng được giàu. Hầu hết những ai được hỏi: “Có muốn làm giàu không?” đều trả lời: “Có!” Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng thực sự muốn làm giàu. Sự thật là có rất nhiều người có thành kiến tiêu cực đối với người giàu. Tôi thường hay đặt ra cho học viên của mình câu hỏi: “Lý do nào để bạn không cần làm giàu?” và nhận được nhiều câu trả lời có dạng sau: “Kiếm được tiền rồi có thể mất hết tiền. Đó là thất bại. Không kiếm tiền thì không sợ thất bại vì mất tiền.” “Khi tôi giàu người ta thích tôi hay thích tiền của tôi?” “Có nhiều tiền nhưng có được hưởng trọn đâu? Thu nhập càng nhiều thì thuế càng cao.” “Muốn giàu phải chịu cực khổ gian nan.” “Tiền bạc đánh đổi bằng sức khoẻ thì giàu làm gì?” “Trộm cướp thường nhắm vào người có của.” Và rất nhiều câu trả lời giống như thế. Mỗi người đều có tư tưởng làm giàu của riêng mình. Trong tư tưởng này tồn tại một yếu tố gọi là niềm tin về ý nghĩa tích cực của việc làm giàu. Tức là bạn có tin rằng làm giàu là tích cực hay không. Tuy nhiên, trong tư tưởng đó còn tồn tại niềm tin theo hướng ngược lại. Hai mặt đối lập này luôn đấu tranh với nhau. Dường như có hai con người trong ta đang tranh luận với nhau. Người thứ nhất nói: “Giàu có sẽ được sung sướng.” Người kia cãi lại: “Để giàu có phải làm việc cật lực. Vậy sung sướng ở đâu?” Người thứ nhất nói: “Có tiền sẽ có những chuyến du lịch thú vị vòng quanh thế giới.” Người kia mỉa mai: “Vâng! Nhưng rồi hành khất sẽ bám theo người giàu để xin tiền. Vậy thì thú vị nỗi gì?” Cứ thế, những dòng tư tưởng đấu tranh với nhau làm cho ta không còn phân biệt được đâu là giá trị thật của việc làm giàu nữa. Những ai có lập trường tư tưởng không rõ ràng như nói trên rất khó mà thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong vũ trụ có một dạng năng lượng siêu nhiên. Thông qua niềm tin trong mỗi con người mà năng lượng này sẽ đem đến cho họ những thứ họ muốn theo định luật Hấp Dẫn như đã nói ở phần trước. Khi ta cần, ta muốn điều gì, năng lượng này sẽ ghi nhận và tìm cách giúp ta thành công. Có thể hình dung năng lượng này giống như một nhà cung cấp hàng hoá. Nếu bạn muốn giàu, năng lượng này sẽ thúc đẩy bạn làm giàu. Ngược lại, nếu bạn nghĩ rằng làm giàu là xấu xa, là tham lam thì năng lượng này sẽ hướng mọi hành động của bạn theo hướng không thể làm giàu. Như vậy điều mà “nhà cung cấp” này cần là một “đơn đặt hàng” cụ thể, rõ ràng từ bạn. Nếu bạn đang lẫn lộn giữa giàu và nghèo, nên và không nên, có nghĩ là đơn đặt hàng không rõ ràng, thì “nhà cung cấp” sẽ không thể giúp bạn. Kết quả là bạn cũng không thể giàu, không thể thành công. Con người thường không thành công là vì họ không biết họ đang muốn gì. Người giàu luôn biết rõ thứ mà họ đang muốn, đó là sự giàu có. Họ muốn làm giàu, họ đặt ra mục tiêu làm giàu và luôn kiên định với mục tiêu đó. Nói chung, người giàu không bao giờ ra những “đơn đặt hàng” khó hiểu. Họ chỉ có một lời nhắn nhủ duy nhất, đó là: “Tôi muốn làm giàu.” Nếu đọc đến đây mà trong bạn như có một luồng tư tưởng chợt loé sáng lên: “Muốn giàu phải làm tất cả, phải bất chấp tất cả. Kể cả pháp luật, đạo lý nhân bản …” Nếu đúng như thế là bạn đã không biết cách đọc sách. Có nghĩa là phải biết tự rút ra kết luận. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng lối suy nghĩ ghét giàu hoặc lẫn lộn ý nghĩa của sự giàu có. Những suy nghĩ đó thật là tai hại. Chúng sẽ ngăn cản ta có được cuộc sống vật chất sung túc. Người nghèo luôn viện ra vô số lý do để không dám làm giàu. Có thể nói, họ chưa bao giờ thực sự muốn làm giàu. Tuy nhiên, chẳng ai muốn thừa nhận sự thật đó. Khi bị quy cho là không có ước muốn làm giàu, họ bác bỏ thẳng thừng: “Vớ vẩn! Ai lại muốn sống nghèo khổ?” Nhưng đó là câu trả lời trong ý thức. Trong vô thức của họ vẫn luôn hiện diện câu: “Không nên làm giàu.” Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ về sự mâu thuẫn này. Sự thật là ý chí làm giàu của mỗi người luôn được thể hiện ở ba mức độ. Đó là: ước muốn làm giàu, quyết định làm giàu và quyết tâm làm giàu. Trước hết là mức độ “ước muốn làm giàu”, có nghĩa là muốn tự dưng có một tài sản khổng lồ mà không cần phải bỏ công sức. Theo tôi, nếu chỉ ước muốn như thế thì chẳng có ích lợi gì bởi vì giữa ước muốn và thực tế luôn có một khoảng cách. Mức độ 2 là “quyết định làm giàu”, có nghĩ là đã lựa chọn đi theo con đường làm giàu. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là mức độ cao nhất. Mức độ cao nhất của ý chí làm giàu là “quyết tâm làm giàu”, có nghĩa là bạn đã gắn bản thân mình vào con đường làm giàu. Có thể định nghĩa cụm từ “cam kết làm giàu” như sau: cam kết là nguyện cống hiến hết mình một cách không tính toán. Ở mức độ này, bạn phải có ý chí và chỉ tiến chứ không lùi. Bạn phải hy sinh tất cả và nỗ lực hết mình để làm giàu. Đây là mức độ thể hiện cao nhất, triệt để nhất của ý nguyện làm giàu. Làm giàu không cần biết e dè, không cần thương hại. Làm giàu không cần biết phải trái, không biết lưỡng lự, không sợ thất bại. Người ta có thể mô phỏng mức độ ý chí làm giàu này qua câu nói: “Hoặc là giàu hoặc là chết!” “Tôi quyết tâm làm giàu!” hãy tuyên bố câu này. Bạn sẽ cảm thấy sức mạnh nội tâm tăng lên gấp bội, ý chí dâng trào và đầu óc bừng sáng. Nhiều người không thực sự quyết tâm làm giàu. Nếu được hỏi: “Bạn có dám chắc là 10 năm nữa bạn sẽ giàu không?” Họ sẽ trả lời: “Không. Không dám!” Thế đấy các bạn ạ! Không quyết tâm làm giàu, đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa người nghèo và người giàu. Nhiều người sẽ hỏi ngược lại: “Tôi tận lực làm việc. Tôi cố gắng hết mình. Vậy không phải là tôi đã rất quyết tâm hay sao?” Nhưng cố gắng hết mình vẫn chưa đủ mà phải quyết tâm quên mình mới đúng nghĩa của ý chí làm giàu. Vừa cố gắng hết sức vừa mong chờ được đền đáp, như thế vẫn chưa đúng. Phải cố gắng quên mình, quên cả việc mình sẽ được gì, như thế mới thành công. Nói như thế không có nghĩa là chỉ cần quyết tâm hết mình là có thể làm giàu. Để làm giàu bạn cần có sự tập trung, có lòng cam đảm, có kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Bạn cũng cần phải nỗ lực 100% và phải có ý chí không sợ thất bại. Dĩ nhiên bạn cần phải có tư tưởng của người giàu và phải luôn tin tưởng ở chính mình. Bạn phải luôn tin tưởng rằng mình có khả năng làm giàu và đáng được hưởng giàu sang phú quý. Bạn có sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày không? Bạn có chịu làm việc 1 tháng 30 ngày không có ngày nghỉ hay không? Bạn có thể quên đi nhu cầu gặp gỡ gia đình, bạn bè, người yêu và từ bỏ tất cả những thú tiêu khiển lâu nay của bạn hay không? Bạn có dám mạo hiểm tập trung tất cả tiền bạc, thời gian và sức lực cho một thương vụ mà kết quả không ai dám chắc hay không? Có thể bạn dám, có thể bạn không dám. Nhưng người giàu thì sẵn sàng đấy các bạn ạ! Người giàu luôn sẵn sàng làm mọi việc dù gian khổ nhất để làm giàu. Tuy nhiên, họ không bao giờ cam chịu gian khổ như thế cả đời. Họ chịu cực khổ nhưng luôn ý thức rằng đấy chỉ là công việc tạm thời. Hiện tại khó khăn để chuẩn bị cho một tương lai rộng mở. Đó là tư tưởng của người giàu. Có thể trong hoàn cảnh của bạn cũng không cần phải đánh đổi tất cả để thành công như thế. Tuy nhiên, người giàu luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để làm tất cả. Lý do là họ tin vào chính mình. W.H.Murray, một trong những nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest, đã viết: “Một khi ta đã quyết tâm dấn thân vào cuộc chơi, dường như có một nguồn năng lượng vũ trụ luôn theo sát để ủng hộ ta. Thông qua niềm tin của ta, nguồn năng lượng ấy giúp ta càng thêm quyết đoán. Nếu chưa quyết tâm dấn thân vào cuộc chơi, ta sẽ còn một chút gì đó để lưỡng lự, một chút gì đó để sợ hãi. Như thế, ta sẽ không bao giờ thành công. Để làm được những việc phi thường chỉ có một cách duy nhất là quyết tâm dấn thân. Khi đó ta mới có thể bỏ được những tính toán, những lo âu, những sợ hãi để thực sự bước vào việc thực hiện những ước mơ, những ý tưởng vĩ đại của mình. Kỳ lạ thay! Khi ấy mọi việc dường như trở nên thuận lợi hơn. Dường như ta trở nên quyết đoán hơn vì trong ta đang dâng trào một niềm tin mãnh liệt. Những thứ ấy sẽ trở thành động lực và phương tiện đưa ta đến thành công.” Nói cách khác, khi bạn đã quyết tâm làm giàu, dường như có một nguồn năng lượng siêu nhiên từ vũ trụ đang sẵn sàng giúp bạn. Năng lượng này sẽ ủng hộ bạn, dẫn đường cho bạn. Thậm chí có thể tạo ra những điều thần kỳ xảy đến cho cuộc đời bạn. Kỳ diệu là thế, tuy nhiên, trước tiên bạn phải quyết tâm dấn thân. <trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker Cách suy nghĩ thứ 4 Người Giàu có tầm nhìn chiến lược. Người nghèo chỉ biết đến những thứ trước mắt. Tôi có người bạn thân có cùng tư tưởng. Có thể nói anh thực sự là tấm gương cho sự thành đạt. Trong vòng 3 năm, anh đã nâng mức thu nhập của mình từ 250 nghìn đô một năm lên đến 600 triệu đô một năm. Khi được hỏi về bí quyết thành công, anh ấy trả lời: “Tất cả đã thay đổi từ khi tôi học được cách nhìn xa trông rộng”. Bí quyết thật đơn giản, và đến đây tôi xin giới thiệu với các bạn một quy luật làm giàu nữa, đó là Quy Luật Thu Nhập. Thu nhập của bạn luôn tương xứng với giá trị mà bạn đầu tư trên thương trường. Xin nhấn mạnh từ “giá trị”. Có 4 yếu tố tạo nên giá trị của bạn trên thương trường. Đó là: cung, cầu, chất lượng và số lượng. Trong 4 yếu tố này, quan trọng nhất là số lượng. Số lượng có nghĩa là bạn bỏ ra bao nhiêu giá trị để đầu tư. Nói cách khác trong kinh doanh, làm giàu, giá trị của bạn thể hiện ở việc bạn có ảnh hưởng đến bao nhiêu người. Trong một công việc kinh doanh cần một mạng lưới phát hành, một người có 10 nghìn người dưới quyền và một người có 10 người dưới quyền. Thu nhập của họ khác biệt ra sao, có lẽ bạn đã rõ. Trước đây, tôi sở hữu một hệ thống các cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao. Ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này, tôi đã có kế hoạch mở rộng thành hàng trăm đại lý ở khắp nơi để có ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người. Cùng lúc ấy, đối thủ của tôi cũng bắt đầu vào cuộc. Cô ấy quan niệm chỉ cần duy nhất một cửa hàng thật thành công là đủ. Kết quả là cô ấy hiện nay vẫn đang thuộc tầng lớp trung lưu trong khi tôi đã trở thành triệu phú từ lâu. Vậy còn bạn? Bạn muốn có một cuộc sống như thế nào? Bạn muốn thử sức ở đại dương rộng lớn hay chỉ dám an phận với kênh rạch êm đềm? Bạn muốn có thêm nhiều cơ hội hay chỉ cần đủ sống? Tất cả là do bạn chọn lựa. Nhiều người chỉ chọn những cuộc chơi nhỏ, ít thách thức. Vì sao? Trước tiên vì họ sợ. Họ sợ thất bại rồi chết vì cùng quẫn. Họ còn sợ thành công rồi không giữ được cơ nghiệp. Thứ nữa là vì họ tự ti, họ không bao giờ nghĩ rằng họ có thể đủ sức để thay đổi đời mình. Tuy nhiên, xin hãy nghe lời tôi. Cuộc đời của bạn không phải là sở hữu của riêng bạn mà còn là sự cống hiến cho người khác. Đã sinh ra trong cõi đời thì phải làm tròn bổn phận một con người, phải đóng góp cho xã hội. Nhiều người có những suy nghĩ ích kỷ. Họ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ mà xã hội có nhiệm vụ phải vây quanh. Nhưng bạn ơi! Nếu bạn muốn trở thành người giàu, muốn nâng giá trị của mình lên thì trước tiên bạn phải cống hiến giá trị đó cho người khác. Mỗi chúng ta sinh ra đều có một tài năng tiềm ẩn và riêng biệt mà người khác không thể có được. Có thể bạn không phát hiện ra điều đó nhưng thực sự nó tồn tại. Tài năng đó sẽ mãi mãi ở dạng tiềm năng nếu như bạn không tạo cơ hội cho nó thể hiện. Hãy tham gia vào những trò chơi lớn. Hãy cống hiến tài năng đó cho xã hội. Nếu không, bạn không những có lỗi với cuộc đời mà còn có lỗi với chính mình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người hạnh phúc nhất là người biết tận dụng hết tài năng của mình. Bạn có biết người ta định nghĩa từ “Ông chủ” ra sao không? Ông chủ là người giúp đỡ người khác để mang lại lợi nhuận cho mình. Vậy bạn muốn giúp đỡ cho bao nhiêu người? Nếu bạn nói là nhiều người thì bạn nên sẵn sàng mở rộng tầm suy nghĩ của mình để có thể giúp đỡ cho số lượng khoảng vài nghìn người. Con số này có thể lên đến hàng triệu. Hãy giúp đỡ và tạo ảnh hưởng đến nhiều người để đạt nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận về tình cảm, lợi nhuận về tinh thần và nhất là lợi nhuận về vật chất. Mỗi người sinh ra trong thế gian này đều mang một nhiệm vụ thiêng liêng. Đó là: đã sinh ra thì phải sống. Phải sống sao cho cho đúng nghĩa một con người, tức là phải cống hiến cho xã hội. Trong triết lý Phật Giáo đó là phải hoàn thành cái Nghiệp của riêng mình. Trong đời tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ. Họ sống quá ích kỷ, suy nghĩ quá thiển cận, chỉ biết có mình. Bổn phận làm người của một người chỉ có thể do chính người đó thực hiện. Nếu bạn . đến với bạn một cách tình cờ ngoài sức tưởng tượng. Một cách khác biệt nữa trong cách suy nghĩ của người giàu và người nghèo là: người giàu nghĩ đến những. Cách suy nghĩ thứ 1 Người Giàu quan niệm: "Cuộc sống của mỗi người là do chính người ấy quyết định" trong khi người nghèo lại nghĩ: "Cuộc

Ngày đăng: 09/08/2013, 08:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan