TAI CHINH TIN DUNG 1x

9 271 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TAI CHINH TIN DUNG 1x

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

chức năng ngân hàng và lãi suất

CAU 1/ Bản chất Trong thực tiễn, hoạt động ngân sách nhà nước là hoạt động thu (tạo lập) và chi tiêu (sử dụng) quỹ tiền tệ của Nhà nước, làm cho nguồn tài chính vận động giữa một bên là các chủ thể kinh tế, xã hội trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân dưới hình thức giá trị và một bên là Nhà nước. Đó chính là bản chất kinh tế của ngân sách nhà nước. Đứng sau các hoạt động thu, chi là mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và các chủ thể kinh tế, xã hội. Nói cách khác, ngân sách nhà nước phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các chủ thể trong phân phối tổng sản phẩm xã hội, thông qua việc tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước, chuyển dịch một bộ phận thu nhập bằng tiền của các chủ thể đó thành thu nhập của Nhà nước và Nhà nước chuyển dịch thu nhập đó đến các chủ thể được thực hiện để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Một là, chức năng phân phối NSNN. Bộ máy Nhà nước muốn thực hiện được sự hoạt động của mình một cách bình thường và ổn định để thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ là quản lý mọi mặt của đời sống xã hội của một quốc gia thì nhất thiết phải có nguồn NSNN đảm bảo. Với quyền lực tối cao của mình, Nhà nước sử dụng các công cụ, các biện pháp bắt buộc các thành viên trong xã hội cung cấp cho mình các nguồn lực tài chính cần thiết. Nhưng cơ sở để hình thành nguồn lực tài chính đó là từ sự phát triển kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh. Vì vậy, muốn động viên được nguồn thu NSNN ngày càng tăng và có hiệu quả thì nền kinh tế nói chung, sản xuất kinh doanh nói riêng phải được phát triển với tốc độ nhanh, bền vững và có hiệu quả cao. Vì vậy, Nhà nước trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội phải nắm được quy luật kinh tế và tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời phải bảo đảm hài hoà các quan hệ lợi ích của các chủ thể của nền kinh tế. Một NSNN vững mạnh là một ngân sách mà cơ chế phân phối của nó đảm bảo được sự cân đối trên cơ sở khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh nuôi dưỡng nguồn thu, trên cơ sở đó tăng được thu để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ngày càng tăng lên. Mặt khác, một NSNN vững mạnh còn phải thể hiện việc phân phối và quản lý chi đúng đắn, hợp lý và hiệu quả. Nhà nước sử dụng khối lượng tài chính từ nguồn NSNN để chi tiêu vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội và chi tiêu cho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước. Như vậy, chức năng của NSNN, ngoài việc động viên nguồn thu thì còn phải thực hiện quản lý và phân phối chi tiêu sao cho có hiệu quả. Đó cũng là một tất yếu khách quan. Từ sự phân tích trên đây, ta có thể hiểu được bản chất của NSNN - đó là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các thành viên trong xã hội, phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động và sử dụng các nguồn lực tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện trong các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hoạt động của NSNN luôn luôn gắn liền với thực hiện các chức năng của Nhà nước. Hai là, chức năng giám đốc quá trình huy động các nguồn thu và thực hiện các khoản chi tiêu. Thực hiện chức năng này, Nhà nước thông qua NSNN để biết được nguồn thu - chi nào là cơ bản của từng thời kỳ, từng giai đoạn và do đó có những giải pháp để làm tốt thu - chi. Nhà nước định ra cơ cấu thu- chi hợp lý ; theo dõi các phát sinh và những nhân tố ảnh hưởng đến thu- chi . Tóm lại, NSNN có hai chức năng cơ bản- chức năng phân phối và chức năng giám đốc. NSNN không thể cân đối được nếu như không thực hiện đầy đủ hai chức năng đó, bởi vì: nếu không có sự giám đốc trong việc động viên khai thác hợp lý các nguồn thu và do đó sẽ dẫn đến tình trạng thất thu dưới nhiều hình thức. Nếu không thực hiện tốt chức năng phân phối thì cũng không thể động viên được nguồn thu cho NSNN. Chức năng phân phối và chức năng giám đốc của NSNN đều có vị trí và tầm quan trọng của nó. Do đó, cần phải coi trọng cả hai chức năng đó và tổ chức chỉ đạo để các cơ quan chức năng thực hiện tốt hai chức năng đó của NSNN. Quan điểm cơ bản về quản lý và sử dụng NSNN. Để thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng NSNN, tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, cần phải quán triệt các quan điểm sau đây: + Trong chính sách tạo vốn của NSNN phải quán triệt tư tưởng không tận thu để bao chi, mà phải động viên nguồn thu ngân sách một cách hợp lý để đáp ứng nhu cầu chi trên cơ sở vừa bồi dưỡng và phát triển nguồn thu, vừa kiểm soát và tập trung khai thác một cách hợp lý và có hiệu quả các nguồn thu. + Thực hiện tốt công tác phân phối và sử dụng vốn NSNN theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chấm dứt tình trạng các khoản chi bao cấp tràn lan của cơ chế cũ trước đây. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". + Thực hiện phương pháp cân đối ngân sách một cách khoa học để vừa phát huy tốt các nguồn lực bên trong và tranh thủ cao độ, có hiệu quả nguồn lực tài chính bên ngoài; vừa phù hợp với pháp luật của Nhà nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm sự chủ động của NSNN. + Đổi mới chế độ phân cấp quản lý NSNN theo hướng giảm bớt chức năng quản lý kinh tế của chính quyền địa phương, tránh để tình trạng phân tán và sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn ngân sách. + Ban hành đồng bộ hoá và tiếp tục hoàn thiện luật NSNN. Đồng thời giáo dục, nâng cao trình độ cho toàn dân, cho các chủ thể của nền kinh tế cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chức năng trực tiếp làm công tác quản lý NSNN. Nghiêm chỉnh chấp hành luật NSNN. Vai trò của NSNN trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội. Trong tất cả các công cụ để quản lý mọi hoạt động kinh tế- xã hội, Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công cụ NSNN, vì nó là yếu tố vật chất vô cùng quan trọng trong điều kiện của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tóm lại, NSNN có vai trò vô cùng quan trọng. Bởi lẽ NSNN có chức năng huy động nguồn lực tài chính để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung, đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Đồng thời NSNN còn thực hiện cân đối bằng tiền giữa các khoản thu và các khoản chi tiêu của Nhà nước. Đây là vai trò cơ bản của NSNN mà bất kỳ một quốc gia nào cũng phải thực hiện. NSNN là một công cụ quản lý quan trọng trong điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô của đất nước, đặc biệt thể hiện rất rõ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó đã được thể hiện cụ thể ở các lĩnh vực sau: - Về kinh tế: Nhà nước tạo các môi trường và điều kiện để xây dựng cơ cấu kinh tế mới, kích thích phát triển sản xuất kinh doanh và chống độc quyền. NSNN đảm bảo cung cấp kinh phí đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế then chốt. Trên cơ sở đó từng bước làm cho kinh tế Nhà nước đảm đương được vai trò chủ đạo nền kinh tế nhiều thành phần. Mặt khác, trong những điều kiện cho phép thì nguồn kinh phí từ NSNN cũng có thể được sử dụng để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các TPKT khác để các doanh nghiệp đó có cơ sở về tài chính tốt hơn và do đó có được phương hướng kinh doanh có hiệu quả hơn. - Về mặt xã hội: Thông qua hoạt động thu, chi NSNN cấp phát kinh phí cho tất cả các lĩnh vực hoạt động vì mục đích phúc lợi xã hội. Thông qua công cụ ngân sách, Nhà nước có thể điều chỉnh các mặt hoạt động trong đời sống xã hội như: Thông qua chính sách thuế để kích thích sản xuất đối với những sản phẩm cần thiết cấp bách, đồng thời có thể hạn chế sản xuất những sản phẩm không cần khuyến khích sản xuất. Hoặc để hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng hợp lý. Thông qua nguồn vốn ngân sách để thực hiện hình thức trợ cấp giá đối với các hoạt động thuộc chính sách dân số, chính sách việc làm, chính sách thu nhập, chính sách bảo trợ xã hội v.v . - Về thị trường: Thông qua các khoản thu, chi NSNN sẽ góp phần bình ổn giá cả thị trường. Ta biết rằng, trong điều kiện kinh tế thị trường, sự biến động giá cả đến mức gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển nền kinh tế có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung - cầu. Bằng công cụ thuế và dự trữ Nhà nước can thiệp đến quan hệ cung - cầu và bình ổn giá cả thị trường. Hoạt động thu chi NSNN có mối quan hệ chặt chẽ với vấn đề lạm phát. Lạm phát là căn bệnh nguy hiểm đối với nền kinh tế. Lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả và chi phí tăng. Để kiềm chế được lạm phát tất yếu phải dùng các biện pháp để hạ thấp giá, hạ thấp chi phí. Bằng biện pháp giải quyết tốt thu chi NSNN có thể kiềm chế, đẩy lùi được lạm phát, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Cau 4/ VAI TRO CHUC NANG CUA NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM: *NHTM: Vai trò của ngân hàng thương mại (NHTM) 1. Vai trò tập trung vốn của nền kinh tế Thực hiện được điều này NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế; mặt khác với số vốn này NHTM sẽ đáp ứng được nhu cầu vốn của nền kinh tế để sản xuất kinh doanh. Qua đó nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM vừa là người đi vay vừa là người cho vay và với số lãi suất chênh lệch có được nó sẽ duy trì họat động của mình. Vai trò trung gian này trở nên phong phú hơn với việc phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu,… NHTM có thể làm trung gian giữa công ty và các nhà đầu tư; chuyển giao mệnh lệnh trên thị trường chứng khoán; đảm nhận việc mua trái phiếu công ty… 2/ chức năng NHTM : 4 CHỨ NĂNG:( trong tờ nvnhtm)  Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại [3]. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.  Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình chung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế.  Chức năng tạo tien  Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của ngân NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình chung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ… Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.  Chứ năng cung cấp dịch vụ ngân hang cho nền kinh tế: NHTM se cung ung dv ngan hang cho cac to chức cá nhân từ đó NHTM sẽ được nhận phí từ các tổ chức cá nhân. • Ưu điểm: Thời hạn cho vay linh hoạt - ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng; Về khối lượng cho vay lớn; Về phạm vi được mở rộng với mọi ngành, mọi lĩnh vực. Nhược điểm: có độ rủi ro cao - gắn liền với chính ưu điểm do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với số vốn tự có, hoặc có sự chuyển đổi thời hạn và phạm vi tín dụng rộng Cau 5/ Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất liên NH tăng cao chóng mặt, đặc biệt lãi suất liên NH ngày 15/2/2008 lên tới 30,1%/năm, ngày 18/2/2008 lên tới 33%/năm, ngày 19/2/2008 lên tới 43%/năm. Lãi suất thị trường mở qua đấu thầu giấy tờ có giá ngắn hạn tại NHNN lên tới 10%, thậm chí 15%/năm cho kỳ hạn vay 2 tuần, gấp 2-3 lần mức lãi suất bình thường. Ngày 22/2/2008, NHNN phải bơm thêm 6000 tỷ đồng qua nghiệp vụ thị trường mở cho 1 số NHTM trúng thầu với lãi suất tới 13%/năm cho kỳ hạn 14 ngày, giảm 2% so với mức 15%/năm của ngày 21/2/2008. Để tiếp tục thực thi chính sách tiền tệ “thắt chặt” nhằm kiếm chế LP( tỷ lệ làm phát 2008 là 19,89%) , ổn định KT vĩ mô, ngày 10/6/2008 Thống đốc NHNN đã ban hành các Quyết định về việc điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 12%/năm tăng lên 14%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm tăng lên 13%/năm và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày 11/6/2008. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của NHNN gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các NHTM. Lãi suất huy động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên NH, lãi suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biết có trường hợp áp tới 20%/năm. Đó cũng là thời điểm mà hđ cho vay của nhiều NHTM cầm chừng, DN vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận vốn, tín dụng td gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%). Ngược lại, từ cuối tháng 7 cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của NHNN với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của NHNN, cả lãi suất huy động và cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên 19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm. Lãi suất huy động tăng đã khiến cho các NH phải tăng lãi suất cho vay. Nhiều NH đang buộc khách hàng chấp nhận lãi suất cho vay 24-25%. Các DN cũng đang khát tiền măt, tình trạng bán hàng dưới giá hoặc vay với lãi suất cao khiến CPSX tăng đột biến dẫn đến LP 3 tháng đầu năm lên tới 9,19%. Các bp của NHNN nói là chống LP nhưng đã trực tiếp làm mất giá đồng tiền khi đặt các NH trong tình thế phải nâng lãi suất lên cao. Sau các cuộc họp giữa các thành viên qua Hiệp hội Ngân hàng và sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước, từ nửa sau 2008 lãi suất bắt đầu hạ nhiệt nhanh chóng, tại thành hai nửa đối lập. Đến cuối năm, các ngân hàng rút về phổ biến chỉ còn 9%/năm. Năm 2009 Từ những ảnh hưởng khủng hoảng trên thế giới, sản xuất kinh doanh trong nước rơi vào khó khăn. Đây là năm thứ hai trong quãng 8 năm qua lãi suất huy động VND tương đối ổn định quanh 9%/năm, cũng là năm có chính sách cấp bù lãi suất kích cầu của Chính phủ. Ở giai đoạn này , tỷ lệ lạm phát ở mức 1 con số ( 6,52%) Năm 2010 Những biến động nửa đầu năm đẩy lãi suất huy động VND lên quanh 11%/năm. Đồng thuận lãi suất là yêu cầu quen thuộc đặt ra giữa các ngân hàng trong năm này. Tỷ lệ làm phát năm 2010 gia tăng(11,75%). Trước xu hướng biến động mạnh vào cuối năm, Hiệp hội và Ngân hàng Nhà nước đã họp với các thành viên, đồng thuận không quá 12%/năm được đưa ra vào ngày 5/11. Tuy nhiên, sau đó nhiều thành viên “phá rào”, lãi suất lần lượt tăng lên 13%, 14%, 15%/năm… Đỉnh điểm, sự kiện 3 ngày vàng của Techcombank diễn ra ngày 8/12/2010, mức lãi suất được nâng lên mức 17%/năm, cùng chính sách tặng ngay 500.000 đồng khi giới thiệu khách hàng gửi tiết kiệm mới từ 1 tỷ trở lên đã gây chấn động thị trường. Phản ứng cạnh tranh ghi nhận ở sự kiện này là SeABank cũng lập tức nâng lên 18%/năm. Những lãi suất gây sốc này nhanh chóng bị chấm dứt, lãnh đạo Techcombank bị Ngân hàng Nhà nước khiển trách. Năm 2011, tỷ lệ lạm phát tăng cao , đạt 18,13%. Nếu năm 2010, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% rồi 14%/năm được đặt ra, thì đến đầu 2011 nó tiếp tục bị phá vỡ. Và ngày 3/3, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN, chính thức áp trần 14%/năm, và sau đó là những xáo trộn từ các thỏa thuận ngầm, sự nở rộ của các giao dịch ủy thác…Nửa cuối năm 2011, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiêm quy định trần, một số ngân hàng bị xử lý mà lần đầu tiên trong hệ thống có cụm từ “ngân hàng cài bẫy lẫn nhau”. Chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng, Ngân hàng Nhà nước liên tiếp hạ trần lãi suất huy động VND, từ 14%/năm xuống còn 9%/năm có hiệu lực từ 11/6/2012. Cơ chế áp trần cũng thay đổi, mở tự do hóa lãi suất từ kỳ hạn 12 tháng trở lên.Phía sau loạt điều chỉnh này, đặc biệt là về cơ chế, đường cong lãi suất bắt đầu định hình lại với lãi suất tại nhiều thành viên đã cao hơn ở các kỳ hạn dài. Và như vậy, sau 8 năm (2005 -2012), lãi suất huy động VND một lần nữa trở về mốc 9%/năm phổ biến trên biểu niêm yết. Vào tháng 10/2011, tại bản tin kinh tế vĩ mô số 5 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội, nguồn dự báo từ Viện khoa học xã hội Việt Nam cho rằng lạm phát 2012 (so với tháng 12/2011) sẽ giảm mạnh xuống mức 11,3% và thậm chí xuống mức một con số. Dự báo lạm phát của Việt Nam sẽ biến thiên từ 7,9% tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%), những con số cụ thể hơn được nêu tại bản tin trước. Như vậy, cùng độ tin cậy 70% song con số tại dự báo gần hơn đã thấp hơn, tại bản tin này. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28,23%) và tháng 8/2011 (23,02%). Cau3/ phan tich nguyên tắc thu chi của nsnn: a/thu :nsnn là một việc làm nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình được tập trungtừ nhiều nguồn thu khác nhau trong đó chủ yếu là thu nhập quốc dân , gữa thu nhập quốc dân và thu nhập nsnn có mqh chặt chẽ với nhau tang thu nhập chon n cũng là kich1 thích sự tang thu nhập cho quâó dân. Thu NSNN được hình thành từ nhiều phía việc phân loại các khoản thu có ý nghĩa thiết thực đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN có hai cách phân loại phổ biến như sau: 1.1/ phân loại nội dung kinh tế có thể chia làm 2 loại: a/ nhóm thu thường xuyên có tính chất bắt buộc gồm thuế phí lệ phí với nhiều hình thứ cụ thể của luật định:  Thu từ thuế: thuế là khoản đóng góp bắt buộc mọi tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp NSNN . Khác với các khoản vay NN thu thuế từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân nhưng không hoàn trả trực tiếp cho người nộp sau khoảng thời gian với khoản tiền mà họ đã nộp vào NSNN Thuế còn là phương thức huy động chủ yếu nó tạo nên bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại Nsnn của nhiều quốc gia trên thế giới . Lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn. Theo Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản. Lãi suất huy động tức là tỉ lệ phần trăm lãi suất trên số tiền bạn gửi vào ngân hàng hay là các tổ chức tín dụng nào đó. Mức phần trăm này thường là áp dụng cho 1 năm còn nếu muốn tính ra 1 tháng thì lấy số % đó chia cho 12 tháng. Nguồn từ: http://ww.ihuge.biz/lai-suat-huy-dong-la-gi-lai-suat-tien-gui-ca-tran-lai-suat- nua.html#ixzz2ByIRC3xv . số cụ thể hơn được nêu tại bản tin trước. Như vậy, cùng độ tin cậy 70% song con số tại dự báo gần hơn đã thấp hơn, tại bản tin này. Như vậy, từ năm 2008. tới 14,7% với độ tin cậy 70% năm 2012. Lạm phát cơ bản dự báo sẽ đạt 5,46% so với cuối năm 2011 (biến thiên từ 5,0% tới 5,92% với độ tin cậy 70%), những

Ngày đăng: 09/08/2013, 06:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan