Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội

48 173 0
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài. Trong thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay, sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ vào tổng thu nhập quốc dân đang ngày một tăng cao. Điều đó cũng có nghĩa sự phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ, và du lịch cũng không phải là một ngoại lệ. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.”. Và ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời hàng loạt. Tuy nhiên, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì vốn kinh doanh luôn là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng quyết định sự ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể của doanh nghiệp. Cụ thể: muốn thành lập doanh nghiệp thương mại cần phải có vốn pháp định, vốn điều lệ hoặc vốn để đăng ký kinh doanh; muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có vốn để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như mua, bán, dự trữ hàng hoá, vận chuyển…; muốn phát triển kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có nguồn hàng đủ lớn, phải mở rộng mạng lưới thu mua, bán hàng, phải có đội ngũ công nhân viên đủ năng lực chuyên môn, cũng có nghĩa doanh nghiệp cần phải có đủ vốn để đảm bảo trang trải cho các hoạt động của mình. Đặc biệt, trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng vốn kinh doanh. Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được bao tiêu, cung ứng, do vậy vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn chưa được chú ý đến, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực. Thì hiện nay, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình theo xu hướng lời ăn, lỗ chịu. Tất nhiên, không có doanh nghiệp nào lại muốn làm ăn thua lỗ, điều đó có nghĩa tự xoá sổ tên doanh nghiệp mình ra khỏi thị trường. Do vậy, mọi doanh nghiệp cần phải biết cách tính toán, sử dụng đồng vốn của mình bỏ ra sao cho có hiệu quả, có lời. Tuy nhiên, mới ‘có lời’ chưa đủ chắc chắn cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài. Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp cần phải cạnh tranh với nhau để thu hút khác hàng, để tìm chỗ đứng, để tồn tại, thì ‘có lời’ không chưa đủ, mà cần phải là ‘có lời nhiều nhất’, ‘có hiệu quả cao nhất’. Hơn nữa, nước ta trong đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với nền kinh tế Thế giới, thì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt. Trong hoàn cảnh này, đòi hỏi mọi doanh nghiệp cần phải năng động, thích nghi với môi trường, quản lý tốt hoạt động của mình, mà trước nhất có lẽ là quản lý vốn kinh doanh. Vì vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay ở nước ta, tất yếu doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài những đòi hỏi của thị trường. Doanh nghiệp cũng luôn cần phải đặt ra vấn đề hiệu quả sử dụng vốn trong mọi hoạt động của mình. Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã có những hiệu quả nhất định trong việc huy động và sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc sử dụng cũng như quản lý vốn, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn không đạt được mức tối ưu. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình là: “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.” 2. Mục tiêu nghiên cứu. Chuyên đề nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu. Chuyên đề nghiên cứu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội. 4. Phạm vi nghiên cứu. Thời gian hoạt động của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội trong 3 năm: 2007, 2008 và 2009. 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn. Như trên đã nói, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại của mọi doanh nghiệp. Hơn nữa, do hoàn cảnh thực tế, vấn đề hiệu quả trong sử dụng vốn kinh doanh đang ngày càng được xem trọng. Do vậy, đã có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu về vốn kinh doanh nói chung, và vốn kinh doanh, cụ thể hơn là vốn lưu động trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU 1 Sự cần thiết của đề tài

Trong thực tế nền kinh tế nước ta hiện nay, sự đóng góp của lĩnh vực dịch vụ vào tổng thu nhập quốc dân đang ngày một tăng cao Điều đó cũng có nghĩa sự phát triển nhanh chóng của các ngành dịch vụ, và du lịch cũng không phải là một ngoại lệ Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định: “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.” Và ngành du lịch phát triển mạnh mẽ, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ra đời hàng loạt.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, cho dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì vốn kinh doanh luôn là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng quyết định sự ra đời, hoạt động, phát triển và giải thể của doanh nghiệp Cụ thể: muốn thành lập doanh nghiệp thương mại cần phải có vốn pháp định, vốn điều lệ hoặc vốn để đăng ký kinh doanh; muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có vốn để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như mua, bán, dự trữ hàng hoá, vận chuyển…; muốn phát triển kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải có nguồn hàng đủ lớn, phải mở rộng mạng lưới thu mua, bán hàng, phải có đội ngũ công nhân viên đủ năng lực chuyên môn, cũng có nghĩa doanh nghiệp cần phải có đủ vốn để đảm bảo trang trải cho các hoạt động của mình.

Đặc biệt, trong hoàn cảnh nền kinh tế thị trường nước ta hiện nay, các doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh cũng như sử dụng vốn kinh doanh Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch tập trung, các doanh nghiệp Nhà nước được bao tiêu, cung ứng, do vậy vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn chưa được chú ý đến, dẫn đến tình trạng lãng phí nguồn lực Thì hiện nay, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của mình theo xu hướng lời ăn, lỗ chịu Tất nhiên, không có

Trang 2

doanh nghiệp nào lại muốn làm ăn thua lỗ, điều đó có nghĩa tự xoá sổ tên doanh nghiệp mình ra khỏi thị trường Do vậy, mọi doanh nghiệp cần phải biết cách tính toán, sử dụng đồng vốn của mình bỏ ra sao cho có hiệu quả, có lời

Tuy nhiên, mới ‘có lời’ chưa đủ chắc chắn cho doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp cần phải cạnh tranh với nhau để thu hút khác hàng, để tìm chỗ đứng, để tồn tại, thì ‘có lời’ không chưa đủ, mà cần phải là ‘có lời nhiều nhất’, ‘có hiệu quả cao nhất’ Hơn nữa, nước ta trong đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập với nền kinh tế Thế giới, thì các doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài Tính chất cạnh tranh của thị trường ngày càng gay gắt Trong hoàn cảnh này, đòi hỏi mọi doanh nghiệp cần phải năng động, thích nghi với môi trường, quản lý tốt hoạt động của mình, mà trước nhất có lẽ là quản lý vốn kinh doanh Vì vậy, vấn đề hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần phải luôn được đặt ra trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội là một trong những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay ở nước ta, tất yếu doanh nghiệp cũng không thể nằm ngoài những đòi hỏi của thị trường Doanh nghiệp cũng luôn cần phải đặt ra vấn đề hiệu quả sử dụng vốn trong mọi hoạt động của mình Trong quá trình hoạt động của mình, công ty đã có những hiệu quả nhất định trong việc huy động và sử dụng vốn Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế trong việc sử dụng cũng như quản lý vốn, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn không đạt được mức tối ưu

Với những lý do trên, em đã chọn đề tài cho chuyên đề thực tập của mình

Trang 3

2 Mục tiêu nghiên cứu.

Chuyên đề nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay.

3 Đối tượng nghiên cứu.

Chuyên đề nghiên cứu vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

4 Phạm vi nghiên cứu.

Thời gian hoạt động của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội trong 3 năm: 2007, 2008 và 2009.

5 Tổng quan tình hình nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn.

Như trên đã nói, vốn kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng

hàng đầu đối với sự tồn tại của mọi doanh nghiệp Hơn nữa, do hoàn cảnh thực tế, vấn đề hiệu quả trong sử dụng vốn kinh doanh đang ngày càng được xem trọng Do vậy, đã có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu về vốn kinh doanh nói chung, và vốn kinh doanh, cụ thể hơn là vốn lưu động trong lĩnh vực du lịch nói riêng.

Cụ thể:

5.1 Giáo trình Kinh tế Thương mại (nxb Đại học Kinh tế Quốc dân), trong chương XIII – Hạch toán kinh doanh trong thương mại, phần IV có đề cập đến vốn kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Tại đây, tác giả đã nói về phân loại vốn kinh doanh và vấn đề bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại.

Tác giả đã phân loại vốn kinh doanh theo hai tiêu thức là nguồn gốc hình thành và tốc độ lưu chuyển vốn trong quá trình kinh doanh, và tập trung chủ yếu vào tiêu thức thứ hai

Trang 4

Theo nguồn gốc hình thành thì vốn kinh doanh được chia làm các loại: vốn ngân sách cấp, vốn doanh nghiệp bổ sung, vốn liên doanh liên kết và vốn tín dụng.

Theo tiêu thức thứ hai là tốc độ lưu chuyển thì vốn kinh doanh được chia làm hai loại là: vốn cố định và vốn lưu động Trong đó: Vốn lưu động là biểu hịên bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốn lưu động biểu hiện ở cả hai hình thái là hiện vật và giá trị

Thành phần vốn lưu động là tổng thể các loại và các nhóm những yếu tố vật chất khác nhau (nguyên liệu, vật liệu…) dưới hình thái giá trị

Cơ cấu vốn lưu động là quan hệ tỉ lệ giữa giá trị mỗi loại và nhóm đó so với toàn bộ giá trị vốn lưu động.

Nguồn vốn lưu động của các doanh nghiệp thương mại gồm vốn tự có, vốn đi vay, và vốn liên doanh liên kết…

Tác giả có đề cập rằng: trong kinh doanh phải hết sức chú ý đến việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sau: - Số lần chu chuyển của vốn lưu động trong kỳ (K)

DT K = Obq DT: doanh thu của doanh nghiệp Obq: số dư vốn lưu động bình quân

- Số ngày của một vòng quay vốn lưu động (V)

Trang 5

∑P P’ = Obq ∑P: tổng lợi nhuận thu được trong kỳ Obq: số dư vốn lưu động bình quân - Số vốn lưu động tiết kiệm được (B) Kkh-Kbc

B = - x Obqkh Kbc

Hoặc: B = (Vbc – Vkh)DTkh/T

Kkh: số vòng quay của vốn lưu động tiết kiệm được trong kỳ kế hoạch Kbc: số vòng quay của vốn lưu động tiết kiệm được trong kỳ báo cáo Obqkh: số dư vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch

Vbc: số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ báo cáo Vkh: số ngày của một vòng quay vốn lưu động kỳ kế hoạch DTkh: doanh số bán hàng kỳ kế hoạch

5.2 Giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại II (Đại học Kinh tế Quốc dân, nxb Lao động – Xã hội) đã dành hẳn một chương để phân tích về vấn đề vốn trong doanh nghiệp, là chương XIV – Quản trị vốn kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại

Về cơ bản, khái niệm của cả hai giáo trình về vốn kinh doanh là giống nhau: vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh, bao gồm: tài sản bằng hiện vật, bằng tiền, bằng ngoại tệ, bằng kim loại quý, thương hiệu, bằng bản quyền sở hữu công nghiệp…

Tuy nhiên, trong giáo trình Quản trị doanh nghiệp Thương mại II, tác giả phân loại vốn kinh doanh dựa trên ba giác độ phổ biến là: pháp luật, nguồn hình thành vốn và tốc độ chu chuyển vốn Và tác giả cũng tập trung phân tích

Trang 6

theo giác độ thứ ba Đứng trên giác độ chu chuyển vốn có: vốn lưu động và vốn cố định

Về thành phần, cơ cấu và nguồn hình thành vốn kinh doanh cũng được đề cập đến với những khái niệm cơ bản giống như trong giáo trình Kinh tế Thương mại nhưng được phân tích sâu hơn Ngoài ra, trong giáo trình này, tác giả còn nói đến vấn đề hoạch định vốn lưu động; vấn đề sử dụng, bảo toàn và huy động vốn trong kinh doanh thương mại; xây dựng mua sắm tài sản cố định, khấu hao và kế hoạch khấu hao tài sản cố định

Riêng về vốn lưu động, trong giáo trình này được định nghĩa: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Vốn lưu động dùng trong kinh doanh thương mại tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và có thể trở lại hình thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển hàng hóa Và trong doanh nghiệp thương mại, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, trong chương XVIII – Hạch toán kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại có đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản: - Tình hình bảo toàn nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (Nv)

Tổng nhu cầu về tài sản (cố định + lưu động) Nv = Nguồn vốn chủ sở hữu + vốn vay

Nv >= 1 thì nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu về vốn để kinh doanh Nv <1 thì nguồn vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu

- Tỷ suất tài trợ

Nguồn vốn của chủ sở hữu

Tỷ suất tài trợ = - x 100

Trang 7

Doanh thu thuần trong kỳ HVKD = Vốn kinh doanh

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Tổng doanh thu thuần

Sức sản xuất của TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ

- Sức sinh lợi của tài sản cố định

Lãi gộp (lợi nhuận thuần)

Sức sinh lợi của TSCĐ = Nguyên giá bình quân của TSCĐ - Sức sinh lợi của vốn lưu động (VLĐ)

Lợi nhuận thuần (lãi gộp) Sức sinh lợi của VLĐ =

- Thời gian của một vòng luân chuyển (N) Thời gian theo lịch trong kỳ

N (ngày) = Số vòng quay của VLĐ trong kỳ

- Tỷ suất thanh toán hiện hành (TT)

Trang 8

- Tỷ lệ các khoản phải thu so với phải trả

Tỷ lệ các khoản phải thu tổng số nợ phải thu

so với phải trả = - x 100% tổng số nợ phải trả

- Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp thương mại thể hiện ở mức doanh lợi: - tỷ lệ doanh lợi của vốn kinh doanh (Hv)

Trang 9

5.3 Chuyên đề thực tập cuối khoá: “Quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động” (Đặng Thị Hằng – KT46E ASEAN) đã nghiên cứu và đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động của Công ty Cố phần Lâm đặc sản - mây tre xuất khẩu thông qua một số chỉ tiêu như: - số vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động,

- sức sản xuất của vốn lưu động, - sức sinh lời của vốn lưu động, - hệ số thanh toán hiện thời, - hệ số thanh toán nhanh.

Chuyên đề cũng đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của công ty.

5.4 Luận văn tốt nghiệp: “Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần thiết bị Thương mại” đã đưa ra đầy đủ lý thuyết về vốn lưu động, phân tích tình hình hiện tại của công ty, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty và đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Tuy nhiên, ngoài các chỉ tiêu đã nhắc ở chuyên đề: “Quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động” ở trên, tác giả luân văn này còn sử dụng thêm chỉ tiêu: hệ số đảm nhiệm và sức sản xuất của vốn lưu động

Trong chuyên đề này, để phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội, em sẽ hướng theo quan điểm:

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông trong doanh nghiệp Thương mại, nó tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh và giá trị có thể trở lại trạng thái ban đầu (tiền) sau mỗi vòng chu chuyển của hàng hóa.

Trang 10

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là tăng cường lợi nhuận với chi phí bỏ ra ít hơn hay với một lượng vốn kinh doanh như cũ làm ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là với một lượng vốn lưu động như cũ làm ra được nhiều lợi nhuận hơn.

Chuyên đề sẽ sử dụng một số chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng

Tổng lợi nhuận trước thuế ° Sức sinh lời của VLĐ = VLĐ bình quân

Tổng tài sản lưu động ° Hệ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn

Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho ° Hệ số thanh toán nhanh =

Trang 11

-6 Phương pháp nghiên cứu.

Trong thu thập số liệu, phân tích: hỏi ý kiến chuyên gia, thống kê, phân tích.

Trong phần đánh giá, kết luận: quy nạp, tổng hợp,

7 Nội dung chuyên đề.

Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có hai chương:

- Chương 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

- Chương 2: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

Trang 12

CHƯƠNG 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

1.1 Khái quát về Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP Thương mại và Dịchvụ Du lịch Hà Nội.

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội được thành lập ngày 10 tháng 6 năm 2005 theo Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội với số vốn điều lệ là 700.000.000 đồng (bảy trăm triệu đồng) Văn phòng đại diện công ty ban đầu tại số 60, Hàng Bè, Hoàn Kiếm, Hà Nội, sau kể từ ngày 15/12/2009 đã chuyển về số 24, Hàng Bạc, Hoàn Kiếm, Hà Nội Kể từ khi mới thành lập, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty khá phát triển Tháng 4 năm 2006, Công ty thành lập thêm chi nhánh tại số 35, Lương Ngọc Quyến, Hàng Bồ, Hà Nội Cũng trong thời gian này, công ty có phát triển, mở rộng thêm thị trường ở nhiều vùng, tỉnh xa

Nhưng đến năm 2008, trong bối cảnh kinh tế Thế giới cũng như nền kình tế Việt nam với nhiều sóng gió Tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp phải khó khăn Tháng 12 năm 2008 chi nhánh ở Lương Ngọc Quyến chính thức có thông báo ngừng hoạt động

Tuy nhiên sau đó, hoạt động của công ty cho đến nay vẫn tiếp tục có những bước phát triển nhất định.

Trang 13

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thươngmại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

1.1.2.1 Chức năng.

Kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa,

Kinh doanh dịch vụ vận chuyển hành khách, Kinh doanh các mặt hàng lưu niệm,

Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,

Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương hàng tháng trên cơ sở quỹ tiền lương đã đăng ký, thực hiện khen thưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành kế hoạch kinh doanh của công ty,

Thực hiện chính sách Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ cho nhân viên,

Phối hợp với chính quyền sở tại giữ gìn an nình chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và tài sản của Công ty, làm tròn nghĩa vụ an nình quốc phòng toàn dân.

1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức.

Về mặt nhân sự, Công ty gồm tổng số nhân viên là 6 người:

+ Giám đốc: là người có quyền cao nhất điều hành, là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm mọi mặt trước công ty và các cơ quan pháp luật, tổ chức đìều hành, quản lý mọi hoạt động của công ty.

Trang 14

+ Kế toán: phụ trách thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty, có nhiệm vụ ghi chép phản ánh và lưu trữ số liệu hiện có về tình hình hoạt dộng của công ty, giám sát việc sử dụng, bảo quản tài sản của công ty.

+ Nhân viên kinh doanh: (5 người) sẽ đảm nhận các nhiệm vụ:

- hoạch định kế hoạch kinh doanh của công ty, các chương trình du lịch, - tìm kiếm, phát triển thị trường khách du lịch,

- thông báo tin về các tour du lịch tới khách hàng và các điểm bán vé tour của công ty,

- điều hành khách du lịch: nhận thông tin báo khách đi du lịch từ các điểm bán vé và tập hợp để điều động xe, nhân viên hướng dẫn,

- thông báo, tuyển dụng nhân viên thời vụ, cộng tác viên hứơng dẫn du lịch, - liên hệ, làm hợp đồng với các đối tác bên vận chuyển, khách sạn…

1.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương mại vàDịch vụ Du lịch Hà Nội

1.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty.

Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực du lịch là chủ yếu Bên cạnh đó, công ty cũng tham gia hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan như: hàng lưu niệm, phát hành ấn phẩm sách báo, đại lý cho các hãng hàng không vận chuyển

1.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của công ty đang kinh doanh

Hoạt động chủ yếu của công ty là kinh doanh lữ hành, do vậy, sản phẩm của công ty được hiểu là các dịch vụ, hàng hóa cung cấp cho du khách Các sản phẩm đó được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động tại cơ sở.

Trang 15

Có thể nói, sản phẩm của công ty là sự kết hợp của nhiều dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm…

Do đó, sản phẩm của công ty có những đặc thù cơ bản khác với những sản phẩm hàng hóa thông thường:

a) Sản phẩm của công ty không tồn tại dưới dạng vật thể cụ thể mà thường là dịch vụ (chiếm đến 80% - 90% về mặt giá trị), và tiêu chuẩn của sản phẩm phụ thuộc phần lớn theo đánh giá của khách hàng Do vậy rất khó để đặt ra một tiêu chuẩn đánh giá cho chất lượng sản phẩm cho công ty hướng tới b) Sản phẩm của công ty thường gắn với tài nguyên du lịch, thực tế công ty không thể nào đưa sản phẩm đi chào hàng, giới thiệu với khách hàng mà khách hàng phải đến nơi có sản phẩm du lịch Chính điều đó cũng gây một phần khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty.

c) Sản phẩm của công ty thường không thể cất đi, tồn kho như các hàng hóa thông thường mà quá trình tạo ra và tiêu dùng các sản phẩm trùng nhau về không gian và thời gian Do vậy, công ty có thể giảm bớt chi phí dự trữ, bảo quản cũng như hàng tồn kho Nhưng ngược lại, công ty cần phải mất thêm chi phí để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng.

d) Một đặc thù cơ bản nữa là sản phẩm của công ty mang tính mùa vụ, không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên, khí hậu mà còn phải phụ thuộc vào thời gian nhàn rỗi, trình độ dân trí, thu nhập người dân… do vậy, mức độ rủi ro trong kinh doanh của công ty cũng cao hơn các công ty sản xuất thông thường.

1.1.3.3 Đặc điểm về thị trường và khách hàng.

Thị trường hiện nay của công ty chủ yếu được chia thành hai mảng chính là: du lịch nội địa và du lịch quốc tế.

Trang 16

Trong đó, du lịch nội địa tập trung chủ yếu ở khu vực miền bắc và miền trung như: Sa Pa, Hạ Long, Tuần Châu, Cát Bà, Phong Nha, Cố đô Huế, Hội An…

Về du lịch quốc tế, công ty chủ yếu tập trung vào các nước châu Á lân cận như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Lào, Thái Lan, Campuchia…

Đối tượng khách hàng hiện nay của công ty chủ yếu tập trung ở Hà Nội, có thu nhập khá.

1.1.3.4 Đặc điểm về nhân lực của công ty.

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm kinh doanh của công ty nên nguồn lực của công ty cũng có những khác biệt.

Về mặt nhân sự chủ yếu của công ty chỉ có 5 nhân viên đảm nhiệm công tác tổ chức tour du lịch, điều hành khách du lịch…

Còn lại, những nhân viên trực tiếp phục vụ khách du lịch lại là những nhân viên hợp đồng, làm theo mùa vụ Do đó đòi hỏi công ty phải có những mối quan hệ mật thiết, đảm bảo với những nhân viên như vậy, để đảm bảo nguồn nhân lực trong mùa kinh doanh

1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanhcủa Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội (2006-2009) Như đã giới thiệu ở trên, công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du Lịch Hà

Nội mới được thành lập từ năm 2005 đến nay Trong thời gian từ khi thành lập đến nay, bên cạnh những thuận lợi công ty cũng phải đối mặt với những khó khăn nhất định Tuy vậy, công ty vẫn có những bước phát triển nhất định, chuyên đề sẽ tập trung nghiên cứu tình hình hoạt động của công ty trong các năm 2007, 2008 và 2009 để thấy rõ những kết quả mà công ty đạt được.

Trang 17

Bảng 1.1 - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: VND

Doanh thu bán hàng và cungcấp dịch vụ

66.384.600.37578.544.846.57388.755.819.427Các khoản giảm trừ doanh thu122.679.017103.000.312125.572.675

Lợi nhuận trước thuế15.927.048.79611.189.319.83612.025.435.087Thuế thu nhập doanh nghiệp4.459.573.6613.133.009.5523.006.358.770

(nguồn: Kế toán Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội)

Bảng 1.2 - So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm

Trang 18

Lợi nhuận trước thuế-4.737.728.96029,7836.115.2517,5Thuế thu nhập doanh

Qua bảng kết quả trên, ta có thể nhận xét tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm:

● Về doanh thu

Xét riêng tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty bình quân 3 năm tăng 15,4% Riêng năm 2008 tăng 12.160.246.198 VND so với năm 2007 (tương ứng 18,3%), còn năm 2009 tăng 10.210.972.854 VND so với năm 2007 (tương ứng 13,0%) Nguyên nhân là do công ty mở rộng, phát

Trang 19

● Về chi phí

Chí phí cũng tăng theo từng năm, điều này là tất yếu khi công ty mở rộng thêm hoạt động kinh doanh Chi phí bán hàng bình quân tăng 26,9% Riêng năm 2008 tăng 58,5 so với năm 2007 (tương ứng 2.615.891.047 VND) trong khi năm 2009 lại chỉ tăng 12,4% so với năm 2008 (tức 879.304.247 VND) điều này là do năm 2008 là năm đầu công ty mở rộng thêm loại hình du lịch mua sắm và khám phá, nên có sự tăng vọt về chi phí

Nhưng chi phí về quản lý năm 2008 lại có sự giảm sút so với năm 2007 là 30,1% (tương đương 2.620.177.382 VND), sở dĩ là do năm 2008 công ty phải đóng cửa chi nhánh tại Lương Ngọc Quyến Và chi phí về tài chính cũng có sự chênh lệch đáng kể giữa các năm Từ 6.875.356.295 VND năm 2007, tăng lên 26.390.059.451 VND năm 2008 và 31.761.796.787 VND năm 2009 ● Về lợi nhuận

Nếu xét riêng năm 2008 thì lợi nhuận của công ty có phần giảm sút 29,7% (tức 4.737.728.960 VND) so với năm 2007 Sở dĩ là do: mặc dù doanh thu của công ty có tăng, nhưng nếu so với tốc độ tăng của chi phí thì có lẽ là không đáng kể Mặc dù chi phí quản lý của công ty có giảm nhưng các chi phí khác lại tăng đột ngột (chi phí tài chính: 283,8%, chi phí bán hàng: 58,5%) Nhưng bước sang năm 2009, thì lợi nhuận của công ty lại tăng so với năm 2008, tăng 7,5% (tức 836.115.251 VND) là do tình hình hoạt động của công ty đang dần ổn định với sản phẩm mới.

● Lợi nhuận sau thuế

Mặc dù lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008 là 7,5% (tức 836.115.251 VND) nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp lại giảm đi 3,4% (tức 106.650.782 VND) sở dĩ là do năm 2009, doanh nghiệp chịu mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp mới, chỉ còn 25%.

Trang 20

Qua đó, ta có thể thấy tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ

phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội đang dần ổn định hơn

1.3 Phân tích tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng của công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

1.3.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP Thương

(nguồn: Kế toán Công ty Cổ phần và Thương mại Dịch vụ Du lịch Hà Nội)

Bảng 2.2 – So sánh cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh giữa các năm

Trang 21

Qua các bảng tổng kết ở trên, ta có thể nói rằng tình hình vốn của Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch rất khả quan: thể hiện qua tổng nguồn vốn luôn tăng Trung bình 3 năm tăng 21,1% Riêng năm 2008 có sự tăng vọt về vốn: 37,5% so với năm 2007 (tương ứng 11.112.102.349 VND) ● Về cơ cấu vốn kinh doanh, ta có thể nhận ra sự thay đổi cơ cấu vốn kinh doanh của công ty theo thời gian cụ thể như sau:

Về cơ cấu: trong tổng vốn kinh doanh của công ty, thì vốn lưu động chiếm tỷ lệ khá cao (75,2% năm 2008 và 72,7% năm 2009) Không chỉ vậy, tỷ lệ vốn lưu động có phần ngày càng tăng, bình quân 3 năm tăng 30,2%

Riêng năm 2008, vốn lưu động tăng vọt từ 19.026.717.197 VND lên 30.608.386.948 VND (tức 60,9%) Sang năm 2009, tỷ lệ vốn lưu động tiếp tục tăng, nhưng tốc độ có phần giảm: tăng 14,8% so với năm 2008 (tức 4.553.474.948 VND)

Ngược với vốn lưu động, vốn cố định luôn chiếm tỷ trọng nhỏ, thường là biến đổi rất ít Cụ thể: năm 2008 so với năm 2007 thì vốn cố định của công ty

Trang 22

chỉ giảm 4,4% (tức 469.567.401 VND) Nhưng đặc biệt năm 2009, vốn cố định của công ty tăng lên 30,8% so với năm 2008 (tức 3.109.579.968 VND) Ta có thể hiểu nguyên nhân là do công ty đang dần dầm chú trọng vào lĩnh vực phụ như xuất bản ấn phẩm sách báo, các mặt hàng lưu niệm…

Đối với một công ty thương mại, và đặc biệt là Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực thì ta có thể nói rằng chênh lệch giữa tỷ trọng vốn lưu động và vốn cố định như vậy là hợp lý ● Về nguồn vốn kinh doanh: ta cũng có thể dễ dàng nhận ra sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn kinh doanh qua các năm như sau:

Trang 23

57,9% năm 2007 và 20,6% năm 2009, chỉ duy năm 2008 thì tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu có phần giảm, chỉ còn chiếm 35,8% tổng nguồn vốn kinh doanh Cụ thể: nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2008 đã giảm 14,9% so với năm 2007 (tức 2.563.631.497 VND) Đồng thời, nợ phải trả của công ty năm 2008 cũng tăng vọt từ 12.451.762.527 VND lên đến 26.131.096.373 VND tương đương với 110%

Tuy nhiên, bước sang năm 2009, mặc dù tỷ trọng nợ phải trả vẫn còn tương đối cao (chiếm 59,4 % tổng nguồn vốn kinh doanh) nhưng tốc độ tăng thì đã giảm bớt, chỉ tăng 9,9% so với năm 2008 (tức 2.598.127.180 VND) Như vậy, ta có thể nhận định rằng yêu cầu đặt ra trước mắt đối với tình hính sử dụng vốn kinh doanh của công ty bây giờ là: tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu, và giảm nợ phải trả.

1.3.2 Tình hình vốn lưu động của công ty CP Thương mại và Dịch vụ

(nguồn: Kế toán Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội)

Bảng 3.2 – So sánh cơ cấu vốn lưu động của công ty giữa các năm

Trang 24

Qua số liệu ở trên, ta có thể thấy những biến chuyển tích cực của công ty, tổng vốn lưu động tăng bình quân 3 năm là 30,2% Trong đó, cụ thể năm 2008 tăng vượt trội 60,9% so với năm 2007 (tương ứng 11.581.669.751 VND), còn năm 2009 tăng 14,8% so với năm 2008 (tức 4.553.474.948 VND) ● Vốn bằng tiền của công ty: trong 3 năm tăng bình quân là 31,4% và tốc độ tăng trưởng khá đều theo từng năm Cụ thể: năm 2008 tăng 35,6% so với năm 2007 (tương đương 2.420.586.432 VND) còn năm 2009 tăng 27,8% so với năm 2008 (tương đương 2.566.099.269 VND) Với tỷ trọng vốn bằng tiền tương đối cao như vậy, công ty có thể đảm bảo được tính tự chủ trong kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của mình Nhưng mặt khác, công ty cũng cần phải xem xét lại khoản phát sinh chi phí cơ hội giữ tiền, và đi cùng với nó là sự lãng phí vốn.

● Các khoản phải thu của công ty: tăng bình quân 43,4%/năm Tuy nhiên, nếu như năm 2008 so với năm năm 2007, tốc độ tăng các khoản phải thu lên đến 88,9% thì sang năm 2009, tốc độ tăng chỉ còn 21,2% Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng vốn của công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng rất nhiều, công ty cần phải đặc biệt chú ý, quản lý chặt chẽ hơn nữa các khoản phải thu.

Ngày đăng: 21/07/2018, 17:28

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn

  • lưu động của Công ty CP Thương mại và Dịch

  • vụ Du lịch Hà Nội.

    • 1.1 Khái quát về Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

      • 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

      • 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

        • 1.1.2.1 Chức năng.

        • 1.1.2.2 Nhiệm vụ.

        • 1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức.

        • 1.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

          • 1.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của công ty.

          • 1.1.3.2 Đặc điểm sản phẩm của công ty đang kinh doanh.

          • 1.1.3.3 Đặc điểm về thị trường và khách hàng.

          • 1.1.3.4 Đặc điểm về nhân lực của công ty.

          • 1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội (2006-2009).

            • Bảng 1.1 - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

            • Bảng 1.2 - So sánh kết quả hoạt động kinh doanh giữa các năm

            • 1.3 Phân tích tình hình vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

              • 1.3.1 Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

                • Bảng 2.1 - Cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh

                • Bảng 2.2 – So sánh cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh giữa các năm

                • 1.3.2 Tình hình vốn lưu động của công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

                  • Bảng 3.1 - Cơ cấu vốn lưu động của công ty

                  • Bảng 3.2 – So sánh cơ cấu vốn lưu động của công ty giữa các năm

                  • 1.3.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Du lịch Hà Nội.

                    • Bảng 4.1 – Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

                    • Bảng 4.2 – So sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty giữa các năm

                    • 1.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

                      • 1.4.1 Ưu điểm.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan