Các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật BHXH ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

92 308 0
Các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật BHXH ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẨU Bảo hiểm xã hội là một chính sách trong hệ thống An sinh xã hội, nó là sự cần thiết khách quan của bất kỳ quốc gia nào. Đối với Việt Nam Chính sách bảo hiểm xã hội đã được Đảng ta hoạch định từ lâu, nhưng việc triển khai còn muộn. Khi bước vào xây dựng nền kinh tế thị trường hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực nhiều vấn đề nảy sinh và cần sự hoạch định chính sách. Trong những vấn đề đó là chính sách xã hội, cụ thể là Bảo hiểm xã hội. Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm xã hội đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với điều kiện của nước ta mà nổi bật nhất là Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XI, ký họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 06 năm 2006 đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt một số thành tựu nổi bật song cũng không thể tránh được những tồn tại. Chúng ta phải biết nhìn thẳng vào những tồn tại mà khắc phục, không được né tránh hay giải quyết một cách qua loa, đại khái. Làm sao cho chính sách Bảo hiểm xã hội thể hiện là công cụ bảo vệ hữu hiệu nhất đối vói người lao động. Đồng thời cũng thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Một xã hội của dân do dân và vì dân. Hệ thống các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc không những là một chỗ dựa về mặt vật chất mà còn là chỗ dựa về mặt tinh thần cho người lao động, giúp họ trang trải được các chi phí phát sinh khi bất ngờ gặp phải các rủi ro, biến cố; tạo cho họ sự lạc quan, và tin tưởng vào Nhà nước, yên tâm tích cực sáng tạo trong lao động sản xuất. Tuy nhiên, xác lập các chế độ BHXH bắt buộc như thế nào cho phù hợp với điều kiện mới của nước ta hiện nay thì vẫn cần được xem xét, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng. Em lựa chọn đề tài: “Các chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật BHXH ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” cho chuyên đề thực tập của mình mong đưa ra một cái nhìn tổng quá hơn về các chế độ BHXH bắt buộc hiện hành ở nước ta. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Hải Đường và chú Nguyễn Hùng Cường – trưởng phòng Tổng hợp – Ban thực hiện chính sách BHXH – BHXH Việt Nam cùng các cô chú trong phòng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 3 phần: Chương I: Lý luận chung về BHXH và các chế độ BHXH bắt buộc Chương II: Tình hình thực hiện các chế độ BHXH bắt buộc theo Luật BHXH tại Việt Nam. Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chế độ BHXH bắt buộc theo Luật BHXH tại Việt Nam. Trong chuyên đề này mặc dù có rất nhiều sự cố gắng những do điều kiện về thời gian cũng như kinh nghiệm có hạn nên không tránh khỏi sai sót. Kính mong sự giúp đỡ và chỉ bảo thêm.

Ngày đăng: 20/07/2018, 17:35

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

  • LỜI MỞ ĐẨU

    • 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BHXH

      • 1.1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH

      • 1.1.2. Lịch sử ra đời và phát triển của BHXH

        • 1.1.2.1. BHXH trên thế giới

        • 1.1.1.2. BHXH ở Việt Nam

        • 1.1.3 Đối tượng của BHXH

        • 1.1.4. Bản chất và chức năng của BHXH

          • 1.1.4.1. Bản chất của BHXH

          • 1.4.1.2. Chức năng của BHXH.

          • 1.1.5. Quỹ và quản lý quỹ BHXH

          • 1.1.5.1. Khái niệm

          • 1.1.5.2. Nguồn hình thành

            • 1.2.5.3. Sử dụng quỹ BHXH

            • 1.2.5.4. Cân đối quỹ

            • 1.2. CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BHXH VÀ CÁC CHẾ ĐỘ BHXH

              • 1.2.1. Các công ước quốc tế

              • 1.2.2. Các văn bản pháp luật của Việt Nam về BHXH

              • 1.3. CÁC CHẾ ĐỘ HƯỞNG BHXH BẮT BUỘC

                • 1.3.1. Đối tượng đóng BHXH bắt buộc:

                  • 1.3.1.1. Người lao động đóng BHXH bắt buộc do người sử dụng lao động đóng: (Đối tượng 1)

                  • 1.3.1.2. Người lao động đóng BHXH bắt buộc do người lao động tự đóng: (Đối tượng 2)

                  • 1.3.2. Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động.

                    • 1.3.2.1. Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người lao động:

                    • 1.3.2.2. Mức đóng BHXH bắt buộc đối với người sử dụng lao động:

                    • 1.3.3. Chế độ trợ cấp ốm đau

                    • 1.3.3.1. Đối tượng và điều kiện hưởng:

                    • 1.3.3.2. Thời gian tối đa hưởng chế độ trợ cấp ốm đau trong một năm:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan