Phân tích quan điểm của đảng ta về mối quan hệ giữa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với sự nghiệp tổ quốc

32 440 0
Phân tích quan điểm của đảng ta về mối quan hệ giữa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với sự nghiệp tổ quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương lớn mà Đảng và Nhà nước ta nhiều năm qua đã kiên trì thực hiện, coi đây là yếu tố quan trọng là nền tảng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển, dần tiến kịp với các nước trong khu vực. Nghị quyết 07 NQW của Bộ chính trị về Hội nhập kinh tế quốc tế đã khẳng định quan điểm “ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái”( ). Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng tiếp tục khẳng định phương hướng: “…Để đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta cần tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”( ). Từ quan điểm trên, chúng ta thấy rõ chủ trương của Đảng ta luôn đặt vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đây là vấn đề có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động chi phối lẫn nhau. Nhìn vào bối cảnh trên thế giới vài năm gần đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy khủng hoảng kinh tế trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài trong vài năm gây ra suy giảm, suy thoái kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá kinh tế, cách mạng khoa học công nghệ, hoà bình, hợp tác phát triển vẫn là xu thế lớn trên thế giới, tuy nhiên chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang vẫn diễn biến phức tạp. Quan hệ giữa các nước vẫn là vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt và kiềm chế nhau. Khu vực Đông Nam Á cơ bản giữ ổn định, tuy nhiên vẫn xảy ra một số tranh chấp chính trị, tranh chấp vị trí trên Biển Đông gây ảnh hưởng đến giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ lợi ích của nước ta. Đối với nước ta, những năm qua nhìn chung nền kinh tế cơ bản ổn định, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, ổn định chính trị xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc( nhiệm kỳ 2008 – 2009)… tạo nhiều thuận lợi cho nước ta tăng thêm thế và lực, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, khu vực biên giới nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng, là địa bàn chiến lược, là cửa ngõ giao lưu với thế giới. Giữ vững biên giới ổn định, hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển với các nước sẽ tạo môi trường thuận lợi và động lực cho quá trình phát triển đất nước. Những thành tựu phát triển kinh tế xã hội của nước ta góp phần khẳng định thế và lực đất nước ta trên trường quốc tế, tuy vậy để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược mà Đảng ta xác định là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong thời kỳ mới đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nước ta. Do vậy Đảng ta đã luôn xác định việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, coi vấn đề bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ thiêng liêng của nhân dân Việt Nam. Nhận thức tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, trong phạm vi tiểu luận sẽ tập trung đi sâu, khai thác và phân tích quan điểm của Đảng ta về mối quan hệ chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Kết cấu nội dung của tiểu luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, nội dung tiểu luận kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát bối cảnh quốc tế và trong nước giai đoạn hiện nay Chương 2: Vài nét khái quát về hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Chương 3: Mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc

Ngày đăng: 20/07/2018, 13:41

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan