Hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm Thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

97 288 2
Hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm Thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2012 biến động rất phức tạp và khó khăn đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vi và sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Trước bối cảnh đó, vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Trong đó, hoạt động của lực lượng bán hàng mang ý nghĩa quan trọng và là mũi nhọn tấn công chủ yếu của các Ngân hàng ra thị trường nhằm tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được đánh giá là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2012, bên cạnh ảnh hưởng của nền kinh tế, ACB còn gặp phải khó khăn do sự cố trong Ban lãnh đạo Ngân hàng. ACB đang phải đối mặt với nhiều thách thức để khôi phục lại hình ảnh Ngân hàng. ACB duy trì chiến lược “Định hướng là Ngân hàng bán lẻ”, định hướng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu chiến lược của ACB là: “ Đến năm 2015, ACB sẽ nằm trong top 4 của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam”. Để đạt được mục tiêu này, ACB sẽ chú trọng đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt dịch vụ thẻ, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Không chỉ đem lại cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ, dịch vụ thẻ tín dụng còn tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn giá rẻ, mở rộng thị trường tín dụng và tăng dư nợ. Thẻ tín dụng đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế không nhỏ cho Ngân hàng. Có nhiều cách để khách hàng có thể tiếp cận được với sản phẩm thẻ tín dụng và bán hàng cá nhân là một trong những cách đưa sản phẩm thẻ tín dụng đến với người có nhu cầu một cách hiệu quả nhất. Ngày nay, bán hàng cá nhân trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp Ngân hàng có thế đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình. Vì vậy, hoạt động bán hàng là hoạt động không thể thiếu tại Ngân hàng. Tuy nhiên, bộ phận bán hàng cá nhân tại ACB nói chung và ACB – Chi nhánh Hà Nội (ACB – Hà Nội) nói riêng còn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát từ nhu cầu đó và trước sức ép cạnh tranh từ các Ngân hàng cạnh tranh trong nước và nước ngoài, trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng, ACB – Hà Nội phải nhanh chóng hoàn thiện hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm thẻ tín dụng, một dịch vụ vừa bắt nhịp với xu thế thời cuộc, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm Thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội” để làm luận văn Thạc sỹ Marketing. Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng trong năm 2012 biến động rất phức tạp và khó khăn đã làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Sự cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt cả về mức độ, phạm vi và sản phẩm, dịch vụ cung ứng trên thị trường. Trước bối cảnh đó, vai trò của marketing ngày càng trở nên quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Trong đó, hoạt động của lực lượng bán hàng mang ý nghĩa quan trọng và là mũi nhọn tấn công chủ yếu của các Ngân hàng ra thị trường nhằm tiếp cận và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của Ngân hàng. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được đánh giá là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên, năm 2012, bên cạnh ảnh hưởng của nền kinh tế, ACB còn gặp phải khó khăn do sự cố trong Ban lãnh đạo Ngân hàng. ACB đang phải đối mặt với nhiều thách thức để khôi phục lại hình ảnh Ngân hàng. ACB duy trì chiến lược “Định hướng là Ngân hàng bán lẻ”, định hướng là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu chiến lược của ACB là: “ Đến năm 2015, ACB sẽ nằm trong top 4 của hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam”. Để đạt được mục tiêu này, ACB sẽ chú trọng đến việc phát triển mảng dịch vụ, đặc biệt dịch vụ thẻ, đặc biệt là sản phẩm thẻ tín dụng. Không chỉ đem lại cho Ngân hàng nguồn lợi nhuận từ phí dịch vụ, dịch vụ thẻ tín dụng còn tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn giá rẻ, mở rộng thị trường tín dụng và tăng dư nợ. Thẻ tín dụng đã trở thành công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu và mang lại lợi thế không nhỏ cho Ngân hàng. Có nhiều cách để khách hàng có thể tiếp cận được với sản phẩm thẻ tín dụng và bán hàng cá nhân là một trong những cách đưa sản phẩm thẻ tín dụng đến với người có nhu cầu một cách hiệu quả nhất. Ngày nay, bán hàng cá nhân trở thành một hoạt động vô cùng quan trọng, giúp Ngân hàng có thế đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình. Vì vậy, hoạt động bán hàng là hoạt động không thể thiếu tại Ngân hàng. Tuy nhiên, bộ phận bán hàng cá nhân tại ACB nói chung và ACB – Chi nhánh Hà Nội (ACB – Hà Nội) nói riêng còn gặp khá nhiều khó khăn và thách thức. Xuất phát từ nhu cầu đó và trước sức ép cạnh tranh từ các Ngân hàng cạnh tranh trong nước và nước ngoài, trên thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Hà Nội nói riêng, ACB – Hà Nội phải nhanh chóng hoàn thiện hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm thẻ tín dụng, một dịch vụ vừa bắt nhịp với xu thế thời cuộc, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoạt động bán hàng cá nhân sản phẩm Thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội” để làm luận văn Thạc sỹ Marketing.

Ngày đăng: 14/07/2018, 16:05

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

    • Hệ thống những khái niệm về bán hàng cá nhân và quy bán hàng cá nhân.

    • LỜI MỞ ĐẦU

    • CHƯƠNG 1

    • HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG CÁ NHÂN TRONG QUÁ TRÌNH

    • KINH DOANH SẢN PHẨM THẺ TÍN DỤNG

    • TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

      • 1.1 Tổng quan về bán hàng cá nhân

        • 1.1.1 Khái niệm chung về Marketing

        • Từ hai khái niệm trên, ta có thể thấy dù được định nghĩa như tế nào thì thực chất Marketing là làm việc với thị trường, thị trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất mà một người lập kế hoạch Marketing hay những người hoạt động Marketing chuyên nghiệp phải nắm vững và tìm hiểu. Thông qua việc tìm hiểu thị trường, doanh nghiệp có thể hiểu rõ về nhu cầu và mong muốn này bằng việc tạo ra, trao đổi những sản phẩm có giá trị để thỏa mãn được những nhu cầu của khách hàng. Việc tìm hiểu thị trường bao gồm việc tìm hiểu về khách hàng, nhu cầu của những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh... Đây là những công việc hết sức phức tạp và mất nhiều công sức.

        • 1.1.2 Khái niệm về bán hàng cá nhân

        • Bán hàng cá nhân là một bộ phận của hệ thống Marketing – mix và được coi là hoạt động Marketing quan hệ để tiêu thụ sản phẩm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng một cách trực tiếp, không qua trung gian. Lý thuyết về bán hàng cá nhân được áp dụng vào trong quá trình kinh doanh của Ngân hàng và trở thành một trong những nội dung hoạt động quan trọng của Ngân hàng. Có một số khái niệm về bán hàng cá nhân như sau:

        • Theo Philip Kotler (Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, năm 1995), “Bán hàng cá nhân là một hình thức giới thiệu trực tiếp bằng miệng về hàng hóa, dịch vụ thông qua sự trao đổi, trò chuyện với người mua tiềm năng để bán được hàng.”

        • Theo tác giả James M.Comer (Quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Thống kê, năm 1995), bán hàng cá nhân được định nghĩa: “là một quá trình (mang tính cá nhân), trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của cả hai bên”.

        • Về thực chất thì hoạt động bán hàng cá nhân là một hình thức giao tiếp trực tiếp giữa đại diện bán hàng của doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu. Trong quá trình giao tiếp, đại diện bán hàng của doanh nghiệp phải cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp như đặc tính sản phẩm, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ đi kèm… những thông tin này phải mang tính thuyết phục, tác động đến khách hàng làm cho khách hàng nhận ra được nhu cầu và đi đến quyết định mua hàng hoặc nuôi dưỡng ý định đó trong lần tiếp xúc tới.

        • Định nghĩa trên cũng cho thấy, bán hàng cá nhân mang đầy đủ đặc tính cơ bản của một quá trình Marketing. Quá trình này được bắt đầu và gắn liền xuyên suốt ở tất cả các khâu còn lại với một hoạt động vô cùng quan trọng – hoạt động tìm hiểu đối tác, tìm hiểu khách hàng. Quá trình này kết thúc bằng một thỏa thuận có lợi cho cả hai phía, thể hiện sự hòa hợp nhất định giữa các bên và đó cũng chính là triết lý quan trọng nhất của hoạt động Marketing hiện đại – triết lý “hai bên cùng có lợi”.

        • 1.1.3 Quy trình bán hàng cá nhân

        • Không có phương pháp bán hàng nào thích hợp cho tất cả mọi tình huống. Tuy nhiên, các chương trình đào tạo nghiệp vụ bán hàng cá nhân đều giống nhau về các bước chủ yếu liên đến một quy trình bán hàng hiệu quả.

        • Bán hàng cá nhân là một “nghệ thuật” hơn là một khoa học và mỗi nhân viên bán hàng sẽ có những cách thể hiện khác nhau, tuy nhiên dù bán được nhiều hơn hau ít hơn thì để bán được những sản phẩm đó bắt buộc các nhân viên bán hàng đều phải trải qua 5 bước trong quy trình bán hàng.

          • Sơ đồ 1.1: Quy trình bán hàng cá nhân

          • Bước 1: Thăm dò, tìm kiếm, sàng lọc khách hàng

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan