Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng kim việt

38 199 0
Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng kim việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hải Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi. Tại vùng kinh tế trọng điểm có nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn với công nghệ hiện đại; nhiều cơ sở tài chính, thương mại, du lịch và cơ sở đào tạo lớn, là nơi tập trung phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Kinh tếxã hội tỉnh Hải Dương thời gian qua đã có nhiều sự phát triển khởi sắc, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, có những chuyển biến lớn về cơ cấu kinh tế, năng lực cạnh tranh của tỉnh đang được từng bước cải thiện. Bước vào giai đoạn phát triển mới, triển vọng phát huy được những tiềm năng, lợi thế phát triển của tỉnh là rất cao. Đây vừa là tiền đề, vừa là đòi hỏi cho việc xây dựng, phát triển nhân lực, tạo nền móng vững chắc để phát triển lâu dài kinh tế xã hội. 2.1.2. Đặc điểm về y tế Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân và nguồn nhân lực được quan tâm phát triển. Hệ thống y tế nhà nước ngày càng được củng cố và hoàn thiện từ tỉnh đến cơ sở. Mạng lưới y tế công lập có: 2 chi cục là Chi cục Dân số Kế hoạch hoá gia đình và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm; 51 đơn vị sự nghiệp, bao gồm: 01 Bệnh viện đa khoa tỉnh, 6 bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, 6 trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; 13 bệnh viện đa khoa huyệnTP; 12 trung tâm y tế huyệnTP; 12 trung tâm dân số kế hoạch hoá gia đình huyệnTP; Trường trung cấp y tế. Toàn tỉnh có 265 trạm y tế xã, phường, thị trấn (gọi chung là trạm y tế). Về y tế ngoài công lập, hiện toàn tỉnh có 1.333 cơ sở hành nghề y và dược tư nhân, tăng 767 cơ sở so với năm 2010. Trong đó, có 01 bệnh viện đa khoa, 24 phòng khám đa khoa, 234 phòng khám chuyên khoa, 209 cơ sở dịch vụ y tế, 245 phòng chẩn trị y học cổ truyền, 19 cơ sở kinh doanh thuốc, 01 Trung tâm kế thừa ứng dụng y học cổ truyền và 580 cơ sở sản xuất, kinh doanh dược. Tổng số giường bệnh năm 2015 là 4.725 (không tính giường ngoài công lập và Viện quân y 7). Trong đó, tuyến tỉnh 1.720, tuyến huyện 1.595 và tuyến xã 1.060. Tổng số giường bệnh được cấp kinh phí do Sở Y tế quản lý là 3.315 (tuyến tỉnh 1.720, tuyến huyện 1.595). Hàng năm, các chỉ tiêu khám chữa bệnh, xét nghiệm đều vượt 20% 30%. Công suất sử dụng giường bệnh luôn vượt 20%. 100% các bệnh viện công lập có khoa, khu vực khám chữa bệnh theo yêu cầu. 100% số trẻ dưới 6 tuổi được khám bệnh miễn phí. Đến hết năm 2013, tỷ lệ dân số có thẻ BHYT là 51%; năm 2014 có 68,5% dân số tham gia BHYT. Số người nghèo được cấp và khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT đạt tỷ lệ 100%. Số xã triển khai khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT đạt tỷ lệ 90,3%. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các cơ quan quản lý Nhà nước tỉnh Hải Dương đã thực hiện tổ chức quản lý, đào tạo nhân lực theo đúng các Luật, Nghị định và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan từ Trung ương đến địa phương, áp dụng đầy đủ các chế độ đối với người lao động cũng như với các cơ sở đào tạo, sử dụng lao động. Ngoài ra, các ban, ngành của tỉnh đã phát huy sáng tạo tham mưu các cơ chế, chính sách nhằm phát triển nhân lực của tỉnh, ban hành các quy định tạo điều kiện cho lao động như: Quy định phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Hải Dương Sở Lao động Thương binh Xã hội về công tác quản lý lao động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp nhằm triển khai có hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về lao động, đảm bảo các chế độ cho người lao động về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện tốt các chính sách cho người lao động; qua đó tổng hợp nhu cầu về tuyển dụng lao động, hỗ trợ, phối hợp trong công tác đào tạo, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp. Hải Dương luôn khuyến khích bằng các ưu đãi cụ thể (tạo mặt bằng xây dựng, đất đai, vay vốn ưu đãi, chính sách thu nộp và sử dụng phí, lệ phí ...đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong việc thành lập các cơ sơ ngoài công lập theo quy định, thực hiện cơ chế hậu kiểm....) cho các tổ chức trong và ngoài nước thành lập các trường, trung tâm đào tạo nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp có địa chỉ đào tạo tin cậy, chất lượng, đồng thời các trường, trung tâm là nơi cung cấp thông tin, tư vấn về đào tạo tại chỗ cho các doanh nghiệp. Tỉnh đặc biệt chú trọng thực hiện Nghị quyết số 052005NQCP ngày 1842005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, Nghị định 692008NĐCP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường nhằm huy động các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đào tạo nhân lực. Trong nhiều năm qua, tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao về tỉnh làm việc, như Quyết định số 24591999QĐUB ngày 03111999; Quyết định số 358QĐUB ngày 422002; Quyết định số 3829QĐUB ngày 2292003; Quyết định số 7432005QĐUB ngày 0332005; Quyết định 14662007QĐUB ngày 1342007. Nhờ có các chính sách nói trên, năm 2014 và 6 tháng đầu của năm 2015, tỉnh đã cử 250 cán bộ, công chức, viên chức đi học sau đại học và hỗ trợ 171 cán bộ, công chức, viên chức bảo về cấp bằng thạc sĩ, tiến sĩ chuyên khoa cấp II, thầy thuốc ưu tú,.. với tổng số tiền là 3,65 tỷ đồng. Nhìn chung, hiệu quả mang lại của các cơ chế, chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thời gian qua đã tạo điều kiện cho nhân lực địa phương có điều kiện nâng cao trình độ tay nghề, tìm kiếm việc làm, là chính sách xã hội quan trọng để doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương, lao động có điều kiện đi xuất khẩu lao động .. nhằm giảm tình trạng thiếu việc làm trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, kết quả còn khiêm tốn. Hơn nữa, các cơ chế, chính sách vẫn chưa thực sự tạo động lực cho các đối tượng đã được đào tạo quay trở lại tỉnh làm việc. Đây cùng là rào cản rất lớn trong quá trình quy hoạch và phát triển nhân lực của tỉnh trong giai đoạn tới. Một điểm đáng lưu ý nữa là thời gian vừa qua việc cử cán bộ đi đào tạo sau đại học (thạc sĩ) chưa thật sự gắn với chuyên môn, nghiệp vụ theo đòi hỏi công việc. Do vậy, có tình trạng cán bộ được cử học sau đại học những chuyên ngành chưa thật cần thiết, trong khi những chuyên ngành có nhu cầu cấp bách như tài chính, đầu tư, luật, y dược... chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống bệnh viện, bệnh xá, trạm y tế từ tỉnh đến huyện, xã và đội ngũ cán bộ y tế còn không đồng đều, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn còn xảy ra. Y đức và thái độ phục vụ của một số ít thầy thuốc ở một số bệnh viện chưa tốt. Việc quản lý hành nghề y tế tư nhân ở một số nơi trên địa bàn còn lỏng lẻo, chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. 2.2 Một số nét khái quát về Bệnh viện Phụ sản Hải Dương 2.2.1 Quá trình phát triển Bệnh viện Phụ sản Hải Dương là Bệnh viện công lập hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu được thành lập ngày 1472011 tại Quyết định số 1946QĐUBND của UBND tỉnh Hải Dương trên cơ sở hai khoa Phụ sản 1 và 2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, với quy mô 150 giường bệnh từ 2011; Tăng theo lộ trình: Năm 2013: 200 giường bệnh; Năm 2014: 250 giường bệnh; Năm 2015: 300 giường bệnh để đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ về lĩnh vực Sản Phụ khoa cho nhân dân trong tỉnh và các vùng lân cận; phát triển chuyên ngành, chuyên môn kỹ thuật sâu trong khám chữa bệnh; người dân được khám chữa bệnh đúng tuyến và thuận tiện; giải quyết tình trạng quá tải trong khám, chữa bệnh hiện nay; thu hút được cán bộ y tế, đặc biệt là thầy thuốc có trình độ chuyên môn sâu, tâm huyết trong lĩnh vực Sản phụ khoa; tranh thủ được nguồn vốn đầu tư của Trung ương và viện trợ của các tổ chức trong và ngoài nước để từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của 51,3% dân số của tỉnh là phụ nữ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và thực hành về lĩnh vực Sản phụ khoa của Trường Trung cấp Y tế, các Trường Đại học, Cao đẳng y, Dược, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh và vùng xung quanh. Phát triển chuyên môn kỹ thuật, ứng dụng khoa họckỹ thuật, nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực Sản phụ khoa, vô sinh v.v. Từng bước xây dựng và phát triển Bệnh viện Phụ sản thành Bệnh viện hiện đại với các chuyên ngành sâu, kỹ thuật cao trong khu vực đồng bằng Bắc bộ. Là một Bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh, sau 4 năm thành lập, Bệnh viện đã khẳng định được thương hiệu về chất lượng khám chữa bệnh và trở thành một địa chỉ uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em không những trong địa bàn tỉnh mà còn trong cả khu vực. Được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cơ quan cấp trên đặc biệt bằng sự nỗ lực phấn đấu vượt mọi khó khăn của tập thể cán bộ, viên chức Bệnh viện trong những ngày đầu thành lập, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, được ghi nhận và tặng thưởng cho những cống hiến của mình. 2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.2.2.1. Chức năng Bệnh viện Phụ sản là đơn vị sự nghiệp y tế công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, trực thuộc Sở Y tế; có chức năng tiếp nhận, khám và chữa bệnh chuyên khoa Sản cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận; hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ về lĩnh vực Sản phụ khoa cho các cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới. Bệnh viện Phụ sản có tư cách pháp nhân, có con dấu, có trụ sở riêng và được mở tài khoản theo quy định của pháp luật; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Y tế; chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ của Bệnh viện chuyên khoa Sản tuyến trên; đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2.2.2.2. Nhiệm vụ a) Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Bệnh viện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; b) Tiếp nhận, khám và chữa bệnh nội trú hoặc ngoại trú thuộc chuyên ngành Sản phụ khoa cho bệnh nhân trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; c)Tham gia khám giám định sức khoẻ và khám giám định pháp y thuộc lĩnh vực Sản phụ khoa khi Hội đồng giám định y khoa tỉnh hoặc khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu; d) Đào tạo cán bộ y tế và tham gia giảng dạy chuyên khoa Sản ở các bậc học theo quy định; Tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ, viên chức trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên khoa; đ) Phối kết hợp với các cơ quan truyền thông để tuyên truyền giáo dục sức khoẻ phòng và chống các bệnh lĩnh vực Sản phụ khoa; e) Tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu và ứng dụng khoa họccông nghệ thuộc lĩnh vực Sản phụ khoa phục vụ việc khám, chữa bệnh và công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; f) Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động chuyên khoa Sản cho tuyến dưới và cho những người hành nghề y tế tư nhân có liên quan đến chuyên khoa Sản trên địa bàn tỉnh để phát triển và nâng cao kỹ thuật thuộc lĩnh vực Sản phụ khoa; g) Phối hợp các cơ sở y tế khác thực hiện chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chương trình hoạt động chuyên khoa Sản tại cộng đồng theo sự phân công của Sở Y tế; h) Phối hợp các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên công tác phòng, chống dịch, bệnh theo sự phân công của Sở Y tế; i) Thực hiện hợp tác với các tổ chức, cá nhân nước ngoài trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Bệnh viện theo quy định; k) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về hoạt động của Bệnh viện với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan theo quy định; l) Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; về tài sản, tài chính của Bệnh viện theo quy định của Nhà nước và của tỉnh; m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Y tế giao theo quy định của pháp luật. 2.2.3 Bộ máy tổ chức a) Lãnh đạo Bệnh viện, gồm: Giám đốc và 02 Phó giám đốc. b) Các phòng chức năng, gồm: Phòng Kế hoạch Tổng hợp Chỉ đạo tuyến và Điều dưỡng; Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Tài chính Kế toán. c) Các khoa chuyên môn, gồm: Khoa Khám bệnh Cấp cứu; Khoa Sản thường Sơ Sinh; Khoa Sản bệnh Kế hoạch hóa gia đình; Khoa Hiếm muộn Phụ khoa; Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức; Khoa Chẩn đoán hình ảnh; Khoa Xét nghiệm Giải phẫu bệnh; Khoa Dinh dưỡng Dược Chống nhiễm khuẩn. (Nguồn: Phòng TCHC Bệnh viện Phụ sản Hải Dương) 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Bệnh viện (năm 20122014) 2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực Bệnh viện Phụ sản Hải Dương 2.3.1. Thực trạng về quy mô nguồn nhân lực Bệnh viện Phụ sản Hải Dương Khi mới thành lập trên cơ sở hai khoa Phụ sản 1 và 2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phụ sản Hải Dương có 93 cán bộ, viên chức, bao gồm: 03 bác sĩ chuyên khoa II ; 05 thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I ; 03 bác sĩ chuyên khoa sơ bộ ; 06 bác sĩ đa khoa, 55 nữ hộ sinh, 06 điều dưỡng, 05 dược sĩ, 10 nhân viên nghiệp vụ, hành chính. Sau 4 năm xây dựng và phát triển, tổng số CB, CNVC của bệnh viện lên đến 242 người, bao gồm 46 bác sỹ, 14 dược sĩ, 111 điều dưỡng và nữ hộ sinh, 27 kỹ thuật viên và 44 nhân viên nghiệp vụ, hành chính. Bảng 2.1: Số lượng CBVC các phòng, khoa theo khối của Bệnh viện có đến 3112 2014 STT Khoa, phòng Tổng số Chia ra CBQL NV 1 Ban Giám đốc 3 3 0 2 Phòng Kế hoạch tổng hợp CĐT và Điều dưỡng 11 3 8 3 Phòng Tổ chức Hành chính 15 2 13 4 Phòng Tài chính Kế toán 26 3 23 5 Khoa Khám bệnh Cấp cứu 18 3 15 6 Khoa Sản thường Sơ sinh 55 3 52 7 Khoa Sản bệnhKế hoạch hoá gia đình 26 3 23 8 Khoa Hiếm muộn Phụ khoa 27 3 24 9 Khoa Phẫu thuật Gây mê hồi sức 20 4 16 10 Khoa Chẩn đoán hình ảnh 9 3 6 11 Khoa Xét nghiệm Giải phẫu bệnh 18 3 15 12 Khoa Dinh dưỡng Dược CNK 14 3 11 Tổng 242 36 206 (Nguồn phòng TCHC – Bệnh viện Phụ sản Hải Dương) Biểu đồ 2.2 Số lượng CBVC các phòng, khoa theo khối của Bệnh viện có đến 3112 2014 Bảng 2.2 Số lượng CBVC của Bệnh viện ( Năm 2012 2014) TT Khoa, phòng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 20132012 Năm 20142013 (+;) % (+;) % 1 Ban Giám đốc 03 03 03 0 100 0 100 2 Phòng KHTHCĐTĐD 9 10 11 1 111 1 111 3 Phòng Tổ chức Hành chính 10 12 15 2 120 3 125 4 Phòng Tài chính Kế toán 20 23 26 3 115 3 113 5 Khoa Khám bệnh Cấp cứu 11 15 18 4 136 3 120 6 Khoa Sản thường Sơ sinh 39 49 55 10 126 6 112 7 Khoa Sản bệnh KHHGĐ 19 23 26 4 121 3 113 8 Khoa Hiếm muộn Phụ khoa 19 22 27 3 116 5 123 9 Khoa Phẫu thuật GMHS 15 18 20 3 120 2 111 10 Khoa Chẩn đoán hình ảnh 7 8 9 1 114 1 113 11 Khoa Xét nghiệm GPB 12 15 18 3 125 3 120 12 Khoa DDDượcCNK 9 11 14 2 122 3 127 Tổng 173 209 242 (Nguồn: Phòng TCHC Bệnh viện Phụ sản Hải Dương) Biểu đồ 2.3: Số lượng CBVC của Bệnh viện ( Năm 2012 2014)

... thiện cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt 35 3.2.Giải pháp hồn thiện cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Cơng ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt. .. quan Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt sở lí luận cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Chương II: Thực trạng cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt. .. thiện cơng tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt PHẦN NỘI DUNG Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIM VIỆT & CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HÓA

Ngày đăng: 13/07/2018, 16:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1. Lí do chọn đề tài

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu

  • 3. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 4. Phạm vi nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu:

  • 6. Đóng góp của đề tài

  • 7. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì đề tài bao gồm 3 chương:

  • PHẦN NỘI DUNG

  • Chương I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIM VIỆT & CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH HÓA

  • NGUỒN NHÂN LỰC

  • 1.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Kim Việt

    • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

    • 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty

    • 1.1.3. Cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ bên trong tổ chức

      • 1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

      • 1.1.2.2. Vai trò của các bộ phận và mối quan hệ bên trong

      • 1.2. Cơ sở lí luận về kế hoạch hóa nguồn nhân lực

      • 1.2.1. Hệ thống khái niệm

        • 1.2.2. Vai trò của kế hoạch hóa nguồn nhân lực đối với tổ chức

        • 1.2.3. Quy trình kế hoạch hóa nguồn nhân lực

          • 1.2.3.1. Dự đoán cầu nhân lực:

          • 1.2.3.2. Dự đoán cung nhân lực

          • 1.2.3.3. Cân đối cung cầu nhân lực

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan