Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020

101 319 0
Một số giải pháp quản lý nhà nước nhằm phát triển du lịch biển Cửa Lò - Nghệ An giai đoạn 2006 – 2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thứ nhất, mặc dù Thị xã Cửa Lò có những lợi thế to lớn đế phát triển du lịch biển nhưng kết quả đạt được của du lịch biển vẫn còn nhiều hạn chế, do đó cần có những giải pháp tích cực hơn để phát triển du lịch biển Cửa Lò. Thuộc tỉnh Nghệ An - tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và Đông - Tây, nơi hội tụ đầy đủ các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thuỷ nội địa; là cầu nối hai miền Bắc Nam và là cửa ngõ thông ra biển Đông của miền Trung Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan qua cảng Cửa Lò. Thị xã Cửa Lò với ba mặt là sông biển, bờ biển dài 10 km chạy từ cảng thương mại quốc tế Cửa Lò đến cảng cá Cửa Hội, trong đó bãi tắm dài 8.3 km. “Cửa Lò có môi trường, thiên nhiên và các khu vực với nhiều cảnh đẹp sinh động và hấp dẫn. Cửa Lò có bãi biển dài và đẹp, môi trường trong lành, có hệ thống sinh thái biển phong phú và đầy đủ các loại hải sản, đặc sản, có nhiều lễ hội cũng như nhiều điểm du lịch hấp dẫn... Đó là nơi thích hợp cho du lịch văn hoá và du lịch phiêu lưu, cũng như du lịch sở thích đặc biệt. Về lâu dài, Cửa Lò có thể là một trong những điềm du lịch thu hút đông khách đến thăm nhất ở Việt Nam”. (Trích đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới” Tuy nhiên, năm 2005 lượng khách du lịch nội địa đến Cửa Lò chỉ đạt 66,8% kế hoạch dự báo, khách du lịch quốc tế chỉ đạt 69% kế hoạch dự báo. Thứ hai, do ranh giới địa lý Thị xã được mở rộng, hình thành thêm một số xã, phường dẫn đến có sự điều chỉnh địa giới, dân cư và phân cấp lại công tác quản lý đất đai, tài nguyên trong đó có tài nguyên du lịch nên cần phải có sự điều chỉnh nhất định để phát triển du lịch biển. Thứ ba, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam có những thay đổi, tính cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ xảy ra giữa các quốc gia mà còn phải tính đến từng khu vực, địa phương, lãnh thổ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động du lịch. Do một số biến động khó lường trên thế giới và khu vực như: Khủng hoảng tài chính khu vực, nạn khủng bố, bệnh HIV, dịch cúm Gà… vì thế cũng cần có sự đánh giá thực trạng để nhằm điều chỉnh lại một số giải pháp phát triển du lịch biển.

Ngày đăng: 12/07/2018, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN

    • 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BIỂN

      • 1.1.1. Khái niệm du lịch biển

      • 1.1.2. Các bộ phận cấu thành của hệ thống du lịch biển

      • 1.1.3. Một số loại hình du lịch biển

      • 1.2. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DU LỊCH BIỂN

        • 1.2.1. Khái niệm quản lý Nhà nước về du lịch

        • 1.2.2. Cơ hội, thách thức với việc phát triển du lịch biển ở Việt Nam

          • 1.2.2.1. Cơ hội phát triển du lịch biển

          • 1.2.2.2. Thách thức đối với phát triển du lịch biển

          • 1.2.3. Vai trò quản lý Nhà nước trong lĩnh vực du lịch biển

            • 1.2.3.1. Vai trò về xã hội

            • Tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới: Nếu quan sát bất kỳ một khu du lịch nào, nhìn vào số nhân viên đang làm việc trong các khách sạn, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, các nhà hàng... thì rõ ràng du lịch đã tạo ra những công việc này. Khái niệm hiệu quả bội cũng được áp dụng ở đây vì du lịch còn tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành, lĩnh vực khác.

              • 1.2.3.2. Vai trò kinh tế

              • Du lịch quốc tế làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia: Thiếu ngoại tệ thường gây ra sự hạn chế chủ yếu về nguồn tài chính cho sự phát triển kinh tế. Bất kỳ một quốc gia nào đều mong muốn cải thiện nền nông nghiệp, hệ thống giao thông, nguồn năng lượng... của mình nhưng phải đối mặt với nhu cầu ngoại tệ khổng lồ để chi trả cho việc nhập khẩu công nghiệp. Du khách quốc tế có thể giúp cung cấp khoản ngoại tệ cần thiết đó.

              • Làm tăng nguồn thu cho Nhà nước: Khách du lịch cũng có nghĩa vụ phải nộp các loại thuế. Có thể là thuế trực tiếp như thuế khởi hành phải trả ở sân bay, thuế phòng cộng thêm vào các hoá đơn lưu trú tại khách sạn. Cũng có thế là thuế gián tiếp như thuế giá trị gia tăng đối với các hàng hoá dịch vụ. Vì khách du lịch là những “người mới” đối với cộng đồng nên những khoản thuế họ đóng góp là nguồn thu thêm cho Nhà nước.

                • Khuyến khích nhu cầu nội địa: Người dân địa phương có thể không có nhu cầu viếng thăm các điểm hấp dẫn trong khu vực địa phương mình nhưng dù sao họ vẫn tự hào khi thấy một thực tế là các điểm hấp dẫn này lại thu hút được nhiều người từ khắp nơi thậm chí rất xa đến viếng thăm. Khi một khu vực thu hút được khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó.

                  • 1.2.3.3. Vai trò đối với môi trường sinh thái

                  • 1.2.3.4. Đối với công tác chính trị

                  • 1.2.4. Một số chỉ tiêu hiệu quả đánh giá phát triển du lịch biển

                    • 1.2.4.1. Quy hoạch du lịch

                    • 1.2.4.1. Cơ cấu khách, doanh thu và chi tiêu của du khách

                    • 1.2.4.3. Cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và thời gian lưu trú

                    • 1.2.4.4. Nguồn lao động trong ngành du lich

                    • 1.2.4.5. Công tác bảo vệ môi trường tại khu/vùng du lịch

                    • CHƯƠNG 2

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan