giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

49 473 0
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian thu hồi luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên. Một tài sản được coi là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động. - Có thời gian sử dụng dài thường từ 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. 1.2. Đặc điểm Thông thường các loại tài sản cố định có đặc điểm chung như sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất ban đầu không thay đổi nhưng giá trị và giá trị sử dụng giảm dần. 2. Phân loại TSCĐ Tùy theo các tiêu thức cụ thể khác nhau mà tài sản cố định được phân loại như sau 2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện - TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể và thỏa mãn các tiêu chuẩn về giá trị thời gian sử dụng và các qui định khác của Nhà nước. - TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và thỏa mãn các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng và các qui định khác của Nhà nước. 2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng - TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: là các tài sản do doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động cụ thể khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh. - TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp - TSCĐ bảo quản hộ,giữ hộ: là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hộ giữ hộ cho nhà nước hay cho doanh nghiệp khác

PHẦN 1: Những lý luận chung về TSCĐcác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ 1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ 1.1. Khái niệm Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian thu hồi luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên. Một tài sản được coi là tài sản cố định nếu thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tư cách là tư liệu lao động. - Có thời gian sử dụng dài thường từ 1 năm trở lên. - Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên. 1.2. Đặc điểm Thông thường các loại tài sản cố định có đặc điểm chung như sau: - Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất ban đầu không thay đổi nhưng giá trị và giá trị sử dụng giảm dần. 2. Phân loại TSCĐ Tùy theo các tiêu thức cụ thể khác nhau mà tài sản cố định được phân loại như sau 2.1. Phân loại theo hình thái biểu hiện - TSCĐ hữu hình: là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất cụ thể và thỏa mãn các tiêu chuẩn về giá trị thời gian sử dụngcác qui định khác của Nhà nước. 1 - TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất và thỏa mãn các tiêu chuẩn về giá trị, thời gian sử dụngcác qui định khác của Nhà nước. 2.2. Phân loại theo mục đích sử dụng - TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh: là các tài sản do doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động cụ thể khác nhau nhưng nhằm mục đích kinh doanh. - TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: là những tài sản do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho hoạt động phúc lợi sự nghiệp, an ninh, quốc phòng trong doanh nghiệp - TSCĐ bảo quản hộ,giữ hộ: là những TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản hộ giữ hộ cho nhà nước hay cho doanh nghiệp khác 2.3. Phân loại theo công dụng kinh tế - Nhà cửa, vật kiến trúc: đây là các TSCĐ được hình thành qua quá trình thi công, xây dựng như nhà xưởng, văn phòng, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi, đương xá,… - Máy móc thiết bị, phần mềm máy vi tính: là toàn bộ máy móc thiết bị, phần mềm máy vi tính dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, như máy móc thiết bị động lực, máy công tác, thiết bị chuyên dùng, … - Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải như vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đương ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống điện, hệ thống nước, băng tải,… - Thiết bị dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý: là các thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 2 như máy vi tính, phần mềm máy vi tính dùng trong quản lý,thiết bị điện tử phụcvụ quản lý, thiết bị dụng cụ đo lường kiểm tra chất lượng máy hút ẩm, … - Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm là các vườn cây kinh doanh lâu năm như vườn cây cao su, vườn cây ăn quả,… - Các TSCĐ khác : là toàn bộ TSCĐ chưa liệt kê vào các loại kể trên như giá trị quyền sử dụng đất, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật,… 2.4. Phân loại theo tình hình sử dụng - TSCĐ đang sử dụng tại doanh nghiệp: là những TSCĐ của doanh nghiệp sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh quốc phòng của doanh nghiệp. - TSCĐ cho thuê: là nhữngTSCD do doanh nghiệp đầu tư song hiện tại doanh nghiệp không trực tiếp khai thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều kiện ràng buộc nhất định - TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ của doanh nghiệp cần thiết cho các hoạt động của doanh nghiệp song hiện tại chưa được đưa ra sử dụng, đang trong quá trình dự trữ cất trữ để sử dụng cho sau này. - TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần nhượng bán thanh lý để giải phóng mặt bằng thu hồi vốn đầu tư. 2.5. Phân loại theo quyền sở hữu - TSCĐ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quyền sở hữu và sử dụng chúng, được đăng ký đứng tên doanh nghiệp 3 - TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp: là những TSCĐ của đơn vị khác nhưng doanh nghiệp được quyền quản lý và sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Bao gồm: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài, TSCĐ nhận giữ hộ bảo quản hộ. 2.6. Phân loại theo chế độ quản lý của Nhà nước - TSCĐ hữu hình: ( Theo chuẩn mực kế toán số 03) là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho họat động sản xuất kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. Một TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên Có giá trị theo qui định hiện hành( hiện nay là 10 triệu đồng trở lên) - TSCĐ vô hình: ( Theo chuẩn mực kế toán số 04) là tài sản không có hình thái vật chất, nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình Bốn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại Nguyên giá tài sản phải đựoc xác định đáng tin cậy Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm Có đủ giá trị theo qui định hiện hành - TSCĐ thuê tài chính: là những TSCĐ được hình thành theo phương thức thuê tài chính. 4 II. KHẤU HAO TSCĐ 1. Hao mòn TSCĐ 1.1. Hao mòn hữu hình Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình tồn tại và sử dụng tài sản . - Về mặt hiện vật: Giá trị sử dụng của TSCĐ giảm đi, thể hiện ở sự thay đổi trạng thái vật lý ban đầu của TSCĐ, sự bào mòn cơ, lý, hóa các chi tiết của TSCĐ, sự giảm sút về chất lượng và tính năng công dụng ban đầu. - Về mặt giá trị: hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ . Nguyên nhân của hao mòn vô hình là do TSCĐ tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp nên bị bào mòn cơ, lý, hóa và do tác động của các điều kiện tự nhiên như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của môi trường sử dụng TSCĐ gây ra. Mức độ hao mòn phụ thuộc vào mức độ tác động của các nhân tố, cường độ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành qui trình kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ. 1.2. Hao mòn vô hình Là sự giảm đi thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có 3 loại hao mòn vô hình - TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do sự xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưng với giá rẻ hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thành sản xuất TSCĐ giảm xuống nên doanh nghiệp sản xuất TSCĐ có thể giảm giá bán. - TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hoàn thiện và hiện đại hơn về tính năng kỹ thuật. Nguyên nhân cũng là do tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất tạo ra TSCĐ hoàn thiện và 5 hiện đại hơn và có thể thay thế TSCĐ cũ, làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bị giảm. - TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kết thúc chu kỳ sống sản phẩm dẫn đến những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm đó bị lạc hậu mất tác dụng. Đó là do sự phát triển của khoa học kỹ công nghệ dẫn đến sự xuất hiện của những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm cũ. 2. Khấu hao TSCĐ 2.1. Khái niệm Khấu hao được hiểuquá trình tính toán xác định và thu hồi phần giá trị hao mòn TSCĐ đã dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh hay giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Dưới góc độ kế toán, khấu hao là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. Căn cứ để tính khấu hao - Nguyên giá TSCĐ: được hiểu là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng - Thời gian sử dụng TSCĐ : là thời gian doanh nghiệp dự kiến thời gian sử dụng TSCĐ vào họat động sản xuất kinh doanh hoặc được xác định theo số lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc sử dụng TSCĐ theo qui định hiện hành, ở điều kiện bình thường phù hợp với các thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐcác yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động của TSCĐ. 6 - Các căn cứ khác: như sản lượng, diện tích canh tác,…được xác định trên cơ sở những thông số kinh tế kỹ thuật của TSCĐ cho phép đo lường hay lượng hóa chúng và mức độ khai thác sử dụng TSCĐ. 2.2. Các phương pháp tính khấu hao 2.2.1. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng - Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao hàng năm được xác định theo một mức cố định trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. - Công thức: M = NG / T Trong đó : NG : nguyên giá của TSCĐ T : thời gian sử dụng của TSCĐ ( năm) M : mức khấu hao trung bình hàng năm Nếu đặt K = 1 /T gọi là tỷ lệ khấu hao bình quân hàng năm thì công thức trên là : M = K * NG - Điều kiện áp dụng: tất cả TSCĐ phục vụ cho kinh doanh thuộc phạm vi phải trích khấu hao đều có thể áp dụng. - Ưu điểm: cách tính toán đơn giản, dễ hiểu, phân bổ chi phí đều đặn do vậy ổn định được giá thành sản phẩm giúp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường - Nhược điểm: mức khấu hao không phản ánh được mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ. 2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh - Khái niệm: Là phương pháp khấu hao mà theo đó mức khấu hao trong những năm đầu của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn lại của TSCĐ nhân với một tỷ lệ khấu hao không đổi, 7 còn trong những năm cuối của thời gian sử dụng mức khấu hao được xác định theo phương pháp đường thẳng dựa trên giá trị còn lại và thời gian sử dụng còn lại của tài sản. - Công thức: M(t) = G(t) * Kđc Kđc = K * H Trong đó : G(t) : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ t M(t) : Mức khấu hao năm thứ t Kđc : Tỷ lệ khấu hao điều chỉnh K : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng T : Thời gian sử dụng của TSCĐ t : Số thứ tự của năm sử dụng TSCĐ, t phải là số nguyên và nằm trong đoạn [ 1 ; T] H : Hệ số điều chỉnh, được xác định như sau : H = 1,5 nếu T ≤ 4 năm H = 2,0 nếu 4 năm < T ≤ 6 năm H = 2,5 nếu T > 6 năm - Điều kiện áp dụng : là TSCĐ đầu tư mới và tham gia hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài sản là máy móc thiết bị dụng cụ đo lường - Ưu điểm : thu hồi phần lớn số vốn đầu tư ngay từ những năm đầu do vậy tạo điều kiện giúp doanh nghiệp đổi mới nâng cấp hiện đại hóa TSCĐ nhằm khắc phục hao mòn vô hình. - Nhược điểm : phương pháp tính toán phức tạp, công thức áp dụng không thống nhất trong suốt thời gian tồn tại của tài sản. 8 2.2.3. Phương pháp khấu hao theo sản lượng - Khái niệm : Là phương pháp khấu hao trong đó tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao được xác định trên cơ sở số lượng và khối lượng sản phẩm ma TSCĐ tạo ra trong kỳ và sản lượng biểu hiện thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ. - Công thức : M(t) = S(t) * mo mo = NG / So Trong đó : NG : nguyên giá TSCĐ M(t) : mức trích khấu hao TSCĐ trong kỳ thứ t So : tổng sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ S(t) : sản lượng thực tếTSCĐ sản xuất được trong kỳ thứ t mo : mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm t : số thứ tự kỳ khai thác, sử dụng TSCĐ - Điều kiện áp dụng: có thông số biểu thị thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ, công suất thực tế nhỏ nhất phải bằng 50% công suất theo thiết kế của tài sản. - Ưu điểm: + mức khấu hao gắn liền với mức độ khai thác sử dụng TSCĐ do đó phản ánh tương đối chính xác mức độ hao mòn của TSCĐ do khai thác và sử dụng + mức khấu hao không lệ thuộc vào thời gian sử dụng do vậy cho phep doanh nghiệp chủ động khai thác triệt để công suất, công dụng của TSCĐ nhằm nhanh chóng thu hồi vốn để đổi mới TSCĐ - Nhược điểm: 9 + phạm vi áp dụng bị giới hạn vì không phải tất cả TSCĐ đều có thông số biểu thị thời gian sử dụng hữu ích. Bên cạnh đó việc xác định các thông số còn phụ thuộc vào môi trường khai thác và sử dụng. + trong trường hợp mức độ khai thác và sử dụng TSCĐ thấp thì mức độ khấu hao sẽ không thể phản ánh mức độ hao mòn do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và điều kiện tự nhiên gây ra do vậy kéo dài thời gian thu hồi vốn. III. QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ. 1. Sự cần thiết của việc nâng cao và quản lý TSCĐ Trong doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng của TSCĐ chiềm phần nhỏ hơn so với tài sản lưu động, nhưng đây cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần ba yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, sức lao động, đối tượng lao động. Mà trong tư liệu lao động thì TSCĐ là phần quan trọng nhất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, trong quá trình khai thác và sử dụng TSCĐ có thể bị thất thoát, lãng phí như bị hư hỏng, không sử dung hay bị giảm giá. Do đó các doanh nghiệp cần chú trọng công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dung TSCĐ để bảo toàn, phát triển giá trị của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp quá trình kinh doanh được thuận lợi, không bị ảnh hưởng và đây là một nội dung quan trọng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. 1. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSCĐ 2.1. Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp 2.1.1. Chính sách kinh tế của Nhà nước 10 . chung về TSCĐ và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TSCĐ 1. Khái. vốn. III. QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ. 1. Sự cần thiết của việc nâng cao và quản lý TSCĐ Trong doanh nghiệp thương mại, tỷ trọng của TSCĐ chiềm

Ngày đăng: 08/08/2013, 10:18

Hình ảnh liên quan

hình - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

h.

ình Xem tại trang 20 của tài liệu.
Qua bảng trờn ta thấy, tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của Cụng ty qua 2 năm 2005 và 2006 khỏ ổn định và phỏt triển - giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.

ua.

bảng trờn ta thấy, tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh của Cụng ty qua 2 năm 2005 và 2006 khỏ ổn định và phỏt triển Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan