BÀI TẬP TIỂU LUẬN DÀNH CHO LỚP GIÁO VIÊN THCS (HẠNG II)

26 3.7K 13
BÀI TẬP TIỂU LUẬN DÀNH CHO LỚP GIÁO VIÊN THCS (HẠNG II)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi: Trình bày những kiến thức mà thầycô đã tiếp thu được qua 10 chuyên đề, rút ra bài học cho bản thân và liên hệ với thực tiễn ở trường trung học cơ sở nơi thầycô đang công tác. Sau khi tham gia khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II em đã được tiếp thu những kiến thức bổ ích từ các chuyên đề như: các kiến thức về quản lý nhà nước, chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, tổ chức hoạt động dạy học xây dựng và phát triển kế hoạch dạy học ở THCS, phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II, thanh tra kiểm tra và một số hoạt động đảm bảo chất lượng, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh, giáo viên với công tác tư vấn học sinh. Trong các chuyên đề trên đều là những kiến thức bổ ích phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mỗi giáo viên. Một trong các chuyên đề của khóa học đã giúp em hiểu sâu hơn và để áp dụng có hiệu quả trong hoạt động dạy học của bản thân . Hiện nay giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học – từ chỗ quan tâm tới việc học sinh học được gì đến chỗ quan tâm tới việc học sinh học được cái gì qua việc học. Để thực hiện được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhắm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học và giáo dục. Trong những năm qua, toàn thể giáo viên cả nước đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, từ thực tế giảng dạy của bản thân cũng như việc đi dự giờ đồng nghiệp tại trường tôi thấy rằng sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh… chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm. Hoạt động kiểm tra, đánh giá còn nhiều hạn chế, chú trọng đánh giá cuối kì chưa chú trọng đánh giá cả quá trình học tập. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Qua thời gian học tập, được bồi dưỡng kiến thức thuộc lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II được Quý thầy, cô của trường: Đại học sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông ĐHTN truyền đạt những kiến thức và kỹ năng gồm những nội dung:

... lượng giáo dục THCS Quan hệ phối hợp trách nhiệm giải trình nhà trường với cha mẹ học sinh Nhà trường THCS với việc hợp tác, giao lưu nước quốc tế Trên thu hoạch kiến thức kỹ thu nhận từ Chương... học sinh trường THCS Chuyên đề Thanh tra kiểm tra số hoạt động đảm bảo chất lượng trường THCS Chuyên đề Sinh hoạt tổ chuyên môn công tác bồi dưỡng giáo viên trường THCS Chuyên đề 10 Xây dựng mối... tư vấn học sinh trường THCS Chuyên đề Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng phát triển kế hoạch giáo dục trường THCS Chuyên đề Phát triển lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II Chuyên đề Dạy học

Ngày đăng: 10/07/2018, 09:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • II. Nội dung tiếp theo tôi được nghiên cứu và học tập là chuyên đề 2:

  • “Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo” Qua chuyên đề 2 em nhận thức được các vấn đề cơ bản sau:

  • Đảng và Nhà nước luôn khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển; giáo dục vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm vừa qua và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 với yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, cùng với Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực trong thời kỳ dân số vàng là tiền đề cơ bản để ngành giáo dục cùng các bộ, ngành, địa phương phát triển giáo dục.

    • Chú thích:

    • Xây dựng môi trường giáo dục

      • Nhà trường là một môi trường đạo đức, cởi mở và thân thiện

      • Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp gắn bó, hợp tác và chia sẻ

      • Phát triển mối quan hệ với chính quyền các cấp ở địa phương để phát triển nhà trường

      • Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng với các tổ chức đoàn thể

      • Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, giáo viên với cộng đồng để nâng cao chất lượng giáo dục THCS

      • Quan hệ phối hợp và trách nhiệm giải trình của nhà trường với cha mẹ học sinh. Nhà trường THCS với việc hợp tác, giao lưu trong nước và quốc tế.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan