Khai thác và phát triển nguồn gen bảy lá một hoa (paris chinensis franch ) và huyết rồng lào (spatholobus suberectus dunn ) làm nguyên liệu sản xuất thuốc

21 473 4
Khai thác và phát triển nguồn gen bảy lá một hoa (paris chinensis franch ) và huyết rồng lào (spatholobus suberectus dunn ) làm nguyên liệu sản xuất thuốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá cho đến nay 80% dân số trên thế giới dựa vào nền y học cổ truyền để đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu, trong đó chủ yếu là thuốc từ cây cỏ. Thế giới ngày nay có hơn 35.000 loài thực vật được dùng làm thuốc. Khoảng 2500 cây thuốc được buôn bán trên thế giới. Có ít nhất 2000 cây thuốc được sử dụng ở châu Âu, nhiều nhất ở Đức 1543. ỞChâu Á có 1700 loài ở Ấn Độ, 5000 loài ở Trung Quốc. Trong đó, có đến 90% thảo dược thu hái hoang dại. Do đòi hỏi phát triển nhanh hơn sự gia tăng sản lượng, các nguồn cây thuốc tự nhiên bị tàn phá đến mức không thể cưỡng lại được, ước tính có đến 50% đã bị thu hái cạn kiệt. Hiện nay, chỉ có vài trăm loài được trồng, 2050 loài ở Ấn Độ, 100250 loài ở Trung Quốc, 40 ởHungari, 130140 ở Châu Âu. Những phương pháp trồng truyền thống đang dần được thay thế bởi các phương pháp công nghiệp ảnh hưởng tai hại đến chất lượng của nguồn nguyên liệu này. 1993 WHO (Tổ chức Y tế thếgiới), IUCN (Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế ) và WWF (Quỹ hoang dã thế giới) ban hành các hướng dẫn cho việc bảo vệ và sự khai thác cây thuốc được cân bằng với sự cam kết của các tổ chức. Theo thống kê của ngành Lâm nghiệp, diện tích rừng ở nước ta từ 14,3 triệu héc ta vào năm 1943, đến năm 1993 chỉ còn khoảng 9,3 triệu héc ta (Bộ Lâm nghiệp, 1995). Trong đó, diện tích rừng nguyên thủy còn lại không tới 1% tổng diện tích lãnh thổ (Averyanov, L. V. et al., 2004). Rừng bị phá hủy sẽ làm cho toàn bộ tài nguyên rừng ở đó bị mất đi, trong đó có cây làm thuốc và còn kéo theo nhiều hậu quả khác (Nguyễn Tập, 2007). Trong khi đó xu hướng trở về với thiên nhiên, tìm kiếm nguồn thuốc mới từ cây cỏ, sử dụng thuốc từ thảo dược trên thế giới ngày càng tăng. Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý xuất xứ từ các nguồn khác nhau. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên dược liệu tự nhiên đang ngày một cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, cây dược liệu nuôi trồng đang bị thu hẹp hoặc phát triển một cách tự phát mất cân đối. Sự giảm sút nguồn dược liệu có nhiều nguyên nhân, có thể chủ quan lẫn khách quan như chiến tranh, sự khai thác tràn lan, trình độ nhận thức con người còn hạn chế nhất là tại vùng miền núi nơi có nhiều tài nguyên sinh vật... Hơn nữa trước yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đời sống chúng ta đang phải đối mặt mâu thuẫn giữa cung và cầu, bảo tồn và khai thác sử dụng nguồn tài nguyên quý giá này. Khai thác, bảo vệ và phát triển tài nguyên sinh vật nói chung và nguồn cây dược liệu nói riêng đang là vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu. Bởi vì bảo vệ tài nguyên sinh vật là chúng ta đang bảo vệ sự cân bằng sinh thái, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường, bảo vệ chính chúng ta về sức khỏe, kinh tế, văn hóa, ... Hơn nữa, phát triển dược liệu trong giai đoạn tới cũng mở ra cơ hội rất lớn cho việc giao thương, tham gia thị trường quốc tế về dược liệu và dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên. Để phát huy tiềm năng của nguồn dược liệu nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe của con người đòi hỏi phải có giải pháp hiệu quả, một trong số đó là vấn đề xây dựng tiêu chuẩn cho cây dược liệu, đây là cũng là yêu cầu cấp bách đặt ra để bảo tồn nguồn gen quý. Để có thể sử dụng dược liệu làm nguyên liệu làm thuốc đòi hỏi chúng ta phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Kê huyết đằng, một dược liệu quý có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh cũng cần phải có một tiêu chuẩn chất lượng cụ thể trước khi đưa vào sử dụng làm nguyên liệu thuốc, vì vậy vấn đề “Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cây giống gốc huyết rồng lào” là vấn đề cấp thiết.

Ngày đăng: 10/07/2018, 05:56

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1.Thực vật học

      • 1.1.1.Tên gọi

      • 1.1.2.Phân loại

      • 1.1.3.Mô tả đặc điểm

      • 1.1.4.Phân bố, sinh thái

      • 1.1.5.Bộ phận thu hái, sơ chế

      • 1.2.Thành phần hóa học

      • 1.3.Tác dụng, công dụng

        • 1.3.1.Tác dụng dược lí

        • 1.3.2.Công dụng và cách dùng

        • 1.3.2.1.Chữa thiếu máu, hư lao

        • 1.3.2.2.Chữa tê thấp, nhức mỏi gân xương

        • 1.3.2.3.Chữa đau dây thần kinh hông

        • 1.3.2.4.Chữa đau lưng

        • 1.3.2.5.Chữa đau các khớp tứ chi

        • 1.3.2.6.Chữa viêm khớp dạng thấp

        • 1.3.2.7.Chữa kinh nguyệt không đều

        • 1.4.Tiêu chuẩn cơ sở của cây giống gốc Huyết rồng lào theo quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng giống và vườn gốc (QPN 15-93).

          • 1.4.1. Điều kiện gây trồng

          • 1.4.2. Cây con giống

            • * Nguồn gốc xuất xứ, cơ sở pháp lý:

            • * Vườn vật liệu giống gốc:

            • *Tiêu chuẩn bầu và  cây con :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan