VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ TỈNH ĐẮK LẮK (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi)

141 165 0
VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ TỈNH ĐẮK LẮK (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong các nguồn lực của sản xuất xã hội, lao động, vốn, tài nguyên, khoa học công nghệ... thì nguồn nhân lực (hay còn gọi là nguồn lực con người Human Resources) giữ vai trò quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công về kinh tế xã hội của mỗi một quốc gia. Lênin từng nói rằng: Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là người công nhân, là người lao động. Đảng ta luôn luôn xác định, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, đầu tư cho nguồn lực con người là đầu tư cho sự phát triển nhanh và bền vững. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, lợi thế cạnh tranh và vị thế của các quốc gia tùy thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực được đào tạo một cách hệ thống, có khả năng thích nghi với thị trường lao động đầy biến đổi như hiện nay. Có thể nói, nguồn nhân lực luôn là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển đất nước, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Đây là đội ngũ tiềm năng, là thế hệ tương lai gánh vác sứ mệnh của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà Các Mác nhấn mạnh rằng “Con người là yếu tố số một của lao động sản xuất” và trong truyền thống nước ta cũng luôn xác định rằng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Một quốc gia muốn phát triển luôn cần dựa vào yếu tố con người và chỉ có con người mới có khả năng vạch hướng phát triển trong tương lai của đất nước. Không gì bằng yếu tố con người, không gì có thể sánh được với tri thức, sự sáng tạo của con người. Đắk Lắk là một tỉnh nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, có chiến lược rất quan trọng về chính trị, kinh tế, và quốc phòng – an ninh. Đây là một tỉnh có tiềm năng lớn về kinh tế, tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú, đặc biệt có diện tích đất và rừng khá lớn, có lợi thế trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục của tỉnh khá phát triển. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp có bước phát triển, các ngành dịch vụ có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng xã hội. Kết cấu hạ tầng phát triển khá nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các vấn đề xã hội, y tế, giáo dục từng bước có những thay đổi lớn, tích cực. Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng có đội ngũ nguồn nhân lực trẻ rất dồi dào, làm việc ở các lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau. Đội ngũ nhân lực trẻ này đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên con đường sự nghiệp thông qua năng lực, kỹ năng làm việc và tri thức. Song hành cùng với những kỹ năng, tri thức giáo dục là các mối quan hệ xã hội, các mạng lưới xã hội mà các cá nhân là thành viên. Ở mỗi mạng lưới xã hội, các cá nhân có các vai trò khác nhau tương ứng với những quyền lợi mà họ được hưởng kèm theo. Các mối quan hệ xã hội giúp các cá nhân liên kết với nhau, là một trong những điều kiện thuận lợi giúp cá nhân phát triển và tạo bước thăng tiến trong sự nghiệp. Nói cách khác, vốn xã hội là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển trong nghề nghiệp của đội ngũ nhân lực trẻ tuổi tỉnh Đắk Lắk. Nhằm tìm hiểu những tác động, ảnh hưởng của vốn xã hội đối với khả năng tiếp cận việc làm, tìm kiếm công việc, cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, các mối quan hệ trong công việc cùng những hạn chế của nó đối với nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk cũng như phương thức tạo dựng và duy trì vốn xã hội của họ, tôi lựa chọn đề tài “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ tỉnh Đắk Lắk (Nghiên cứu trường hợp tại phường Tự An và phường Thắng Lợi” làm đề tài cho luận văn của mình.

... HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ HIỀN VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ TỈNH ĐẮK LẮK (Nghiên cứu trường hợp phường Tự An phường Thắng Lợi) Chuyên... củng cố vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ 63 2.2.3 Phát triển vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ 73 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ 75 3.1 Vốn xã hội trình... rộng vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ 56 2.2.1 Tạo dựng vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ 56 2.2.2 Duy trì, củng cố vốn xã hội nguồn nhân lực trẻ 63 2.2.3 Phát triển vốn xã hội nguồn nhân lực

Ngày đăng: 09/07/2018, 14:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • DANH MỤC BẢNG

    • 9. Những điểm hạn chế của luận văn

    • PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH

    • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

      • 1.2. Khái niệm công cụ

      • 1.5. Đặc điểm khách thể nghiên cứu

      • CHƯƠNG 2: TẠO DỰNG, DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG VỐN XÃ HỘI CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ

        • 2.2. Tạo dựng, duy trì và mở rộng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

        • 2.2.1. Tạo dựng vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

        • 2.2.2. Duy trì, củng cố vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

        • 2.2.3. Phát triển vốn xã hội của nguồn nhân lực trẻ

        • CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ

          • 3.1. Vốn xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm, cơ hội thăng tiến, nâng cao năng lực làm việc

          • 3.1.1. Vốn xã hội trong quá trình tìm kiếm việc làm

          • 3.1.2. Vốn xã hội đối với cơ hội thăng tiến nghề nghiệp

          • 3.1.3. Vốn xã hội trong việc bồi dưỡng, đào tạo nâng cao năng lực, trình độ

          • 3.2. Vốn xã hội trong môi trường làm việc

          • 3.2.1. Vốn xã hội trong công việc

          • 3.2.2. Mối quan hệ của nguồn nhân lực trẻ với đồng nghiệp cơ quan

          • 3.3. Những rào cản của vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ

          • 3.3.1. Gây khó khăn, trở ngại trong công việc

          • 3.3.2. Hạn chế sự sáng tạo

          • 3.3.3. Hiện tượng chảy máu chất xám

          • PHẦN 3: KẾT LUẬN

            • 1. Kết luận

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan