Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng

103 342 0
Luận văn thạc sỹ: Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, tín dụng là hoạt động cơ bản mang lại 75% 85% thu nhập. Tuy nhiên, rủi ro trong hoạt động tín dụng không phải là nhỏ. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng mang tính hệ thống, và chủ yếu bắt nguồn từ rủi ro tín dụng. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, rủi ro có thể lây lan, gây mất niềm tin đối với khách hàng, thậm chí có thể làm ngân hàng sụp đổ. Đứng trước những thời cơ và thách thức trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro là vấn đề mang tính sống còn, là thước đo năng lực quản lý và là trọng tâm trong chiến lược hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Tại Ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng, trong những năm qua, công tác quản lý rủi ro tín dụng đã được ngân hàng chú trọng, song cho đến nay công tác này vẫn còn một số bất cập, do đó rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng của VID Public Bank vẫn ở mức cao. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã lựa chọn thực hiện đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng liên doanh VID Public chi nhánh Hải Phòng” với mong muốn tiếp tục quá trình nghiên cứu và đưa ra những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro tín dụng ở NHLD VID Public chi nhánh Hải Phòng nói riêng và hệ thống NHTM nói chung, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Ngày đăng: 09/07/2018, 10:48

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Như vậy, có thể nói rằng RRTD có thể xuất hiện trong các mối quan hệ mà trong đó các ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng vay lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bao thanh toán và bảo lãnh ngân hàng.

  • RRTD còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.

  • 1.2.3.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng thương mại.

  • Phân loại RRTD thực chất là xếp hạng tín dụng. Việc này được thực hiện ngay từ giai đoạn đầu phát sinh khoản vay. Một trong những biện pháp để hạn chế RRTD là việc phân loại RRTD vì khi một ngân hàng có phân loại các loại RRTD tốt thì hạn chế những khoản cho vay có vấn đề mới có hiệu quả. Việc phân loại RRTD bao giờ cũng đi đôi với quản lý chất lượng tín dụng và chất lượng tín dụng luôn là đối tượng kiểm tra, thanh tra và kiểm toán vì khi nhìn vào bảng đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng có thể biết được ngân hàng đó hoạt động thế nào, mức độ an toàn và độ tin cậy đến đâu.

  • Ở một số nước trên thế giới, cán bộ thanh tra tiến hành phân loại RRTD tức là xếp hạng chất lượng tín dụng tài sản có của một ngân hàng theo các cấp độ như sau:1 = Hoạt động tốt; 2 = Hoạt động khá; 3 = Hoạt động trung bình; 4 = Hoạt động bên bờ thua lỗ; 5 = Hoạt động thua lỗ. Ngân hàng nào được xếp hạng càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn và phải kiểm tra lại tình hình hoạt động tín dụng của mình. Các khoản tín dụng xấu là tiềm ẩn của RRTD.

  • Hiện nay, theo quy định các khoản tín dụng được chia thành 5 nhóm:

  • * Nhóm I: Đạt tiêu chuẩn hoặc bình thường (Performing loans)

  • Đó là những khoản vay không có dấu hiệu rủi ro, tất cả các chỉ tiêu đánh giá cho món vay được coi là tốt. Khoản vay được đảm bảo đầy đủ cả gốc và lãi bằng tiền hoặc giá trị thay thế tiền như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu kho bạc.

  • * Nhóm II: Cần quan tâm hoặc cảnh giác (Special mentioned)

  • Đó là những khoản vay có dấu hiệu rủi ro tiềm ẩn, tuy nhiên chưa có nguy cơ rủi ro nhiều. Đối với những khoản vay này ngân hàng phải có những biện pháp phòng ngừa kịp thời vì nếu không có biện pháp đốc thúc hợp lý thì món vay thuộc nhóm này sẽ là nợ xấu cho ngân hàng.

  • * Nhóm III: Dưới chuẩn (Substandard loans) 

  • Các nhóm vay thuộc nhóm này là nợ xấu, khách hàng có biểu hiện là không có khả năng trả nợ. Việc trả nợ không theo đúng cam kết mà ngân hàng đã phải tìm đến biện pháp là thực hiện phát mại tài sản để thu hồi nợ.

  • * Nhóm IV: Khó đòi (Doubtful loans)

  • Đây là những khoản vay mà có khả năng mang lại tổn thất rất lớn đối với ngân hàng.

  • * Nhóm V: Tổn thất tín dụng (Loss loans)

  • Bao gồm các khoản tín dụng không thu hồi được cả gốc lẫn lãi. TSBĐ thuộc nhóm này là không thể thu hồi hay có thì rất thấp.

  • Trong 5 nhóm vay trên, 3 nhóm cuối được đánh giá là là những nhóm có thể đem đến rủi ro cho ngân hàng. Khi có bất kỳ sự kiểm tra, kiểm toán hoạt động tín dụng của ngân hàng bao giờ các nhà kiểm tra cũng xem xét rất kỹ 3 nhóm tín dụng này. Tuy nhiên việc đánh giá RRTD không chỉ nhìn vào các nhóm tín dụng nói trên mà nhà kiểm tra bao cũng phải đánh giá một loạt các chỉ tiêu đi kèm như: Vốn chủ sở hữu (Capital adequacy), chất lượng tài sản có (Asset quality), chất lượng quản lý (Management quality), biểu đồ thu nhập (Earning record), mức độ thanh khoản (Liqudity position), mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường (Sensitivity to market risk), viết tắt là CAMELS. Khi một ngân hàng mà được xếp loại CAMELS càng thấp thì mức độ rủi ro càng cao.

  • Ở Việt Nam, theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định về việc phân loại nợ, trích lập và dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD có quy định ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, TCTD phải tiến hành phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước, riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, TCTD thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11. Quyết định cũng nêu rõ, trong thời gian tối đa 3 năm, kể từ ngày quy định có hiệu lực, TCTD phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD. Cũng theo quy định này, Nợ được phân loại thành 5 nhóm như sau:

  • - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

  • - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

  • - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

  • - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

  • - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

  • 1.2.3.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng.

  • - Nhóm nợ có khả năng mất vốn: đây là nhóm nợ mà các khoản nợ được TCTD đánh giá là không còn khả năng thu hồi, khả năng mất vốn cao. Bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan