TRUYỀN THUYẾT LÝ PHỤC MAN VÀ LỄ HỘI RƯỚC GIÁ Ở YÊN SỞ HOÀI ĐỨC HÀ NỘI

134 251 0
TRUYỀN THUYẾT LÝ PHỤC MAN VÀ LỄ HỘI RƯỚC GIÁ Ở YÊN SỞ  HOÀI ĐỨC  HÀ NỘI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hoài Đức là một huyện trù phú của tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc ngoại thành Hà Nội. Người dân Hoài Đức luôn tự hào về quê hương, một vùng đất có nền văn hóa, văn hiến lâu đời. Nơi đây là khu vực tập trung nhiều di tích lịch sử nổi tiếng ... Hoài Đức nằm trong một vùng đậm đặc những quần thể di tích lịch sử văn hóa cổ. Hầu như làng nào trong huyện cũng có những di tích hoặc có cả một quần thể di tích lịch sử văn hóa. Chỉ nghiên cứu riêng các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật trên địa bàn huyện cùng những truyền thống giàu tính nhân văn, những nhân vật lịch sử đã trở thành các vị thần thành hoàng làng, các công trình kiến trúc nghệ thuật và các sinh hoạt văn hóa lễ hội sinh động, cũng thấy nổi bật lên quá trình lịch sử phát triển của quê hương. Hoài Đức thực sự là một vùng tiêu biểu, gắn liền với tiến trình lịch sử dân tộc, với bản sắc văn hóa, đời sống tinh thần, những thành tựu văn hóa vật chất phong phú và đẹp đẽ thể hiện sinh động những truyền thống cần cù sáng tạo trong xây dựng và truyền thống anh dũng, quật cường của tổ tiên trong sự nghiệp bảo vệ quê hương, đất nước. Lý Phục Man là nhân vật nổi tiếng, có những cống hiến với quê hương, đất nước. Ông có công thu phục được các bộ tộc thiểu số (người Man) vùng Đỗ Động Đường Lâm (vùng Tây Bắc nước ta thời Lý Nam Đế) nên được suy tôn là Phục Man Tướng Quân. Ông là người làng Cổ Sở nay thuộc Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Ông nổi tiếng là người giỏi võ nghệ, có tài thuần trị được voi. Là một trung thần có nhiều công lao, nên khi mất, ông được nhân dân nhiều nơi tôn thờ làm Thành hoàng làng. Lý Phục Man là một nhân vật lịch sử, ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, đó là thời tiền Lý, mà thời kỳ này có nhiều nhân vật được phong thần. Nhân vật lại được ghi chép đầu tiên trong một tác phẩm đặc biệt là Việt điện u linh. Bản thân truyền thuyết này lại rất hấp dẫn và điển hình cho truyền thuyết dân gian Việt Nam. Truyền thuyết Lý Phục Man đã được một số nhà nghiên cứu sưu tầm, tập hợp trong các văn bản thành văn và cũng đã có những công trình nghiên cứu về ông. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống các mô típ của truyền thuyết Lý Phục Man, mối quan hệ giữa truyền thuyết Lý Phục Man và lễ hội rước Giá tại Yên Sở cũng như sự biến đổi của truyền thuyết và lễ hội này trong bối cảnh đương đại. Lễ hội rước Giá được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 hàng năm tại đền thờ Lý Phục Man, xã Yên Sở huyện Hoài Đức, Hà Nội hiện nay chưa phản ánh rõ sự gắn bó hệ thống giữa truyền thuyết và lễ hội. Các hoạt động trong lễ hội rước Giá chưa thực sự chuyển tải hết được ý nghĩa của truyền thuyết. Nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thuyết Lý Phục Man và lễ hội rước Giá ở Yên Sở, Hoài Đức, Hà Nội, chúng tôi hy vọng có thể góp chút tiếng nói đối với các cấp, các ngành liên quan, để có biện pháp tuyên truyền, quảng bá cũng như quan tâm đầu tư hơn nữa, giúp khu di tích Đình, Đền, Lăng mộ cũng như việc tổ chức lễ hội rước Giá ở Yên Sở hàng năm thu hút được đông đảo nhân dân địa phương và khách thập phương tham dự; đồng thời giúp cho truyền thuyết dân gian về Lý Phục Man thực sự sống động, trường tồn trong đời sống văn hóa của cộng đồng.

Ngày đăng: 09/07/2018, 10:23

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  • ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

  • TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

  • 2.3.3. Mô típ Hoá thân :

  • 1. Trần Thị An (1994), Nghiên cứu truyền thuyết - những vấn đề đặt ra, Tạp chí Văn học, (số 7), tr. 34-37.

  • 3. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • 4. Triều Ân (2009), Truyện cổ dân tộc Tày. Dẫn từ Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số.Tập 16, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • 11. Nguyễn Đổng Chi (1993), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Viện Văn học.

  • 14. Chu Xuân Diên (2001), Văn học dân gian Việt Nam mấy vấn đề về phương pháp luận và nghiên cứu thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

  • 15. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

  • 16. Đại Nam nhất thống chí (1972), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

  • 17. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • 19. Cao Huy Đỉnh (1969), Người anh hùng làng Dóng Khoa học Xã hội , Hà Nội.

  • 22. Ninh Viết Giao (2003), Về văn hóa xứ Nghệ, Nxb Nghệ An, Vinh.

  • 24. Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hóa phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin.

  • 25. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

  • 26. Đỗ Thị Hảo (1984), Một số truyền thuyết xung quanh nhân vật Nùng Trí Cao, Tạp chí Văn hoá dân gian, (số2), tr. 31-32

  • 27. Nguyễn Bá Hân - Trương Sỹ Hùng (2009), Thành hoàng làng – Lý Phục Man, Nxb VHTT& VVH.

  • 28. Nguyễn Bá Hân (1995), Văn bia quán Giá, Nxb Thế giới.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan