Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

121 245 2
Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực, tạo điều kiện cho nhiều lĩnh vực phát triển trong đó có kiểm toán. Để có thể thực hiện quá trình tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững llllphải có một môi trường tài chính lành mạnh. Do vậy, hoạt động kiểm toán là một yêu cầu cần thiết của nền kinh tế hiện nay. Ở Việt Nam đang có 03 loại hình kiểm toán bao gồm: Kiểm toán Nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Trong đó, Kiểm toán Nhà nước đóng vai trò quan trọng, tham mưu giúp Quốc Hội kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng ngân sách tiền và tài sản Nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, đồng thời phát hiện và ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước. Sau gần 20 năm hoạt động, KTNN đã khẳng định được vị trí, vai trò là bộ phận quan trọng không thể thiếu trong kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước đối với nền tài chính công. KTNN đã không ngừng phát triển toàn diện cả về quy mô và chất lượng hoạt động, số lượng các cuộc kiểm toán được gia tăng hàng năm đi đôi với nguồn lực tài chính công được kiểm toán. Hàng năm các cuộc kiểm toán của KTNN đã thu về hoặc giảm chi cho ngân sách hàng tỷ đồng về các khoản thu thiếu hoặc chi sai của các đơn vị quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm, góp phần làm minh bạch và lành mạnh hóa các quan hệ tài chính công. Vì vậy, việc củng cố, tăng cường hoạt động KTNN, nâng cao chất lượng công tác kiểm toán của KTNN đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước coi trọng, môi trường kiểm soát cũng như hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán ngày càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, kiểm toán là một lĩnh vực mới ở Việt Nam nên hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước còn có những hạn chế nhất định, đặc biệt là công tác kiểm soát chất lượng tại Đoàn kiểm toán, nhiều Đoàn kiểm toán chưa chấp hành đầy đủ quy trình, chuẩn mực kiểm toán; các Biên bản kiểm toán, Báo cáo kiểm toán chưa đưa ra được tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các số liệu quyết toán, đồng thời chưa đề xuất được nhiều giải pháp có giá trị giúp các đơn vị được kiểm toán khắc phục những tồn tại được phát hiện trong quá trình kiểm toán, Hồ sơ kiểm toán lưu trữ chưa có hệ thống, đầy đủ và khoa học….Vì vậy, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán cần được ưu tiên chú trọng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của KTNN, góp phần xây dựng KTNN trở thành công cụ đắc lực, tin cậy của Chính Phủ và Quốc Hội trong kiểm tra, giám sát việc quản lý, điều hành nền tài chính công của đất nước. Từ những lý do nêu trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước” cho Luận văn Thạc sỹ của mình. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng kiểm toán trong quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam” của Hoàng Phú Thọ (2006), nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN; thực trạng việc kiểm soát chất lượng các bước trong quy trình kiểm toán của KTNN; đề xuất các giải pháp hoàn thiện nội dung và phương thức kiểm soát chất lượng các giai đoạn của Quy trình kiểm toán. - Đề tài khoa học cấp bộ năm 2008: “Hoàn thiện tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, do Thạc sỹ Nguyễn Trọng Thuỷ làm chủ nhiệm, với đối tượng nghiên cứu chủ yếu về tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán. Đề tài đã hệ thống, tổng hợp những vấn đề lý luận cơ bản, khái quát về khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm toán, các chuẩn mực quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán, tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán, phạm vi, phương pháp kiểm tra, kiểm soát... - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2010“Xây dựng nội dung, thủ tục và hồ sơ mẫu biểu cho hoạt động kiểm soát chất lượng của một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, do Thạc sỹ Đào Thị Thu Vĩnh làm chủ nhiệm, nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán; thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán, nội dung, thủ tục và hồ sơ mẫu biểu trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán; từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hồ sơ mẫu biểu phục vụ cho công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trên đây là các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Các công trình nghiên cứu này có những đóng góp đáng kể trong việc giải quyết vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN nói chung và Đoàn kiểm toán nói riêng và đã được tham khảo, nghiên cứu, kế thừa có chọn lọc trong luận văn. 1.3. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN nói chung và Đoàn kiểm toán nói riêng; đưa ra bài học kinh nghiệm từ một số cơ quan KTNN trên thế giới trong công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng về hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN Việt Nam, đánh giá những kết quả đạt được, xác định những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó trong hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn tổ chức và hoạt động kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN Việt Nam. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu cần đề cập trong luận văn có nội dung như sau: - Chất lượng kiểm toán và các tiêu chí được sử dụng để đánh giá chất lượng kiểm toán? - KSCLKT tại Đoàn kiểm toán trong công tác KSCLKT của KTNN? - Những mặt còn tồn tại, hạn chế của công tác KSCLKT tại Đoàn kiểm toán của KTNN? - Làm thế nào để hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN? 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN; thực trạng về kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán, kinh nghiệm thực tiễn về kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN ở một số quốc gia; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và định hướng hoàn thiện cho KTNN Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài giới hạn việc nghiên cứu trong phạm vi kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán trong lĩnh vực kiểm toán báo cáo tài chính do KTNN Việt Nam thực hiện. Thời kỳ nghiên cứu để đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán là từ khi KTNN Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Nguồn dữ liệu: Luận văn sử dụng hai loại dữ liệu là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp: - Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn bên trong và bên ngoài Kiểm toán Nhà nước, bao gồm: + Nguồn dữ liệu bên trong KTNN: Luận văn tham khảo Báo cáo kiểm soát chất lượng kiểm toán cuộc kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2010 của thành phố Hải Phòng; Báo cáo thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của một số KTNN chuyên ngành/ khu vực; Báo cáo quá trình công tác nước ngoài của một số Đoàn/ cá nhân, Báo kiểm toán và tạp chí nghiên cứu khoa học… + Nguồn dữ liệu bên ngoài KTNN: Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin thu thập được từ các sách, báo và các trang web của các hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức INTOSAI, ASOSAI có tư liệu liên quan đến công trình nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp được sử dụng phương pháp định tính để thu thập: + Thông qua bảng câu hỏi để điều tra, phỏng vấn các thành viên của các Đoàn kiểm toán (Mẫu bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.1), đối tượng điều tra được lựa chọn một cách ngẫu nhiên tại các Đoàn kiểm toán, mẫu chọn là 100 KTV của các Đoàn kiểm toán thuộc KTNN Chuyên ngành II (kiểm toán NSNN các bộ, ngành thuộc khối tổng hợp, kinh tế và nội chính), KTNN Chuyên ngành IV (kiểm toán Dự án đầu tư trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng, giao thông), KTNN Chuyên ngành VII (kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng, tiền tệ), KTNN Khu vực VI (kiểm toán ngân sách địa phương thuộc địa bàn Tỉnh Quảng Ninh). + Quan sát trực tiếp trong quá trình tham gia thực tế kiểm toán tại một số Đoàn kiểm toán và quá trình tham gia kiểm soát hồ sơ kiểm toán tại Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán. - Xử lý dữ liệu: Kết quả thu thập được thông qua bảng câu hỏi được tác giả tổng hợp và tính theo tỷ lệ phần trăm (mục lục 1.2) - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp nhiều phương pháp; trong đó các phương pháp chủ yếu được sử dụng như sau: + Phương pháp tổng hợp, phân tích để hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn. + Phương pháp khảo sát thực tiễn, đánh giá tài liệu, quan sát, kiểm chứng để nghiên cứu, tổng kết, phân tích, đánh giá thực trạng các vấn đề cần nghiên cứu, xác định rõ những nguyên nhân làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán. 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng kiểm toán và kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN, đặc biệt đi sâu vào hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán, đưa ra các khái niệm như: kiểm soát chất lượng kiểm toán, vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của KTNN, chất lượng kiểm toán và những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán; tập trung làm rõ kiểm soát chất lượng kiểm toán và vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của KTNN. Trên cơ sở đó, đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán, đánh giá những ưu điểm, tồn tại của hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Đoàn kiểm toán, qua đó đưa ra giải pháp phù hợp, có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát của Đoàn kiểm toán; đồng thời chỉ ra kinh nghiệm về hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán ở một số cơ quan KTNN trên thế giới và đưa ra những bài học bổ ích cho KTNN Việt Nam góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng kiểm toán của các Đoàn kiểm toán. 1.8. Tên và kết cấu của đề tài nghiên cứu Với tên gọi “Hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước”, đề tài nghiên cứu gồm 04 Chương chính như sau: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Chương 3: Thực trạng kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán tại Đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

... niệm, vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán hoạt động kiểm toán Kiểm toán Nhà nước  Khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm tốn  Vai trò kiểm sốt chất lượng kiểm toán  Chất lượng kiểm toán nhân tố... QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TỐN TẠI ĐỒN KIỂM TỐN CỦA KIỂM TỐN NHÀ NƯỚC 2.1 Khái niệm, vai trò kiểm sốt chất lượng kiểm toán hoạt động kiểm toán Kiểm toán Nhà nước ... động kiểm soát chất lượng kiểm toán Kiểm toán Nhà nước , Thạc sỹ Đào Thị Thu Vĩnh làm chủ nhiệm, nghiên cứu sở lý luận kiểm soát chất lượng kiểm toán; thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán,

Ngày đăng: 08/07/2018, 12:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Hà Nội, ngày tháng năm 2012

  • Tác giả luận văn

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC HÌNH VẼ

    • Hà Nội – 2012

    • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

    • 1.3. Mục đích nghiên cứu

    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu

    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu

    • 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

    • 1.8. Tên và kết cấu của đề tài nghiên cứu

    • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TẠI ĐOÀN KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

    • 2.1. Khái niệm, vai trò kiểm soát chất lượng kiểm toán trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

    • 2.1.1. Khái niệm kiểm soát chất lượng kiểm toán

    • 2.1.2. Vai trò của kiểm soát chất lượng kiểm toán

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan