So sánh 3 cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, Mỹ, Nhật Bản

12 6.4K 10
So sánh 3 cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, Mỹ, Nhật Bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ở nước Anh vào những năm 60 của thế kỷ 18 đã xuất hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết để dẫn đến cuộc cách mạng đầu tiên. Đầu tiên là vấn đề về vốn. Nguồn vốn của nước Anh nhờ có các giao dịch ngoại thương chủ yếu là buôn bán len dạ với giá độc quyền , trao đổi với các nuớc lạc hậu như Bắc Mỹ, Ấn Độ, Alien, Đức …Từ 1780 đến năm 1800 giá trị xuất khẩu tăng lên 2,7 lần, đạt 55,831 triệu bảng Anh, giá trị nhập khẩu tăng 3 lần, đạt 55,4 triệu bảng Anh. Các nước khác đã cung cấp một nguồn tài chính lớn cho cuộc Cách mạng công nghiêp Anh.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA NGÂN HÀNG –TÀI CHÍNH ù BÀI TẬP MÔN : LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN Đề bài : So sánh 3 cuộc Cách mạng công nghiệp Anh, Mỹ, Nhật Bản Họ và tên : Nguyễn Thùy Linh Mã SV : CQ481538 Lớp chuyên ngành: Ngân hàng 48B Lớp tín chỉ: LSKTQD 1 | P a g e Hà Nội, 25-09-2008 Cách mạng công nghiệp tại Anh 1. Tiền đề Ở nước Anh vào những năm 60 của thế kỷ 18 đã xuất hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết để dẫn đến cuộc cách mạng đầu tiên. Đầu tiên là vấn đề về vốn. Nguồn vốn của nước Anh nhờ có các giao dịch ngoại thương chủ yếu là buôn bán len dạ với giá độc quyền , trao đổi với các nuớc lạc hậu như Bắc Mỹ, Ấn Độ, Alien, Đức …Từ 1780 đến năm 1800 giá trị xuất khẩu tăng lên 2,7 lần, đạt 55,831 triệu bảng Anh, giá trị nhập khẩu tăng 3 lần, đạt 55,4 triệu bảng Anh. Các nước khác đã cung cấp một nguồn tài chính lớn cho cuộc Cách mạng công nghiêp Anh. Buôn bán nô lệ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra tiền đè cho cách mangj công nghiệp Anh. Từ năm 1680-1686, trung bình có khoảng 5000 nô lệ được chuyển từ châu Phi sang châu Mỹ. Nếu tính từ 1680 đến 1786 có tới 2 triệu nô lệ bị Anh bán khắp nơi. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp cũng là tiền đề cho cách mạng công nghiệp Anh. Những đạo luật về ruộng đất của cách mạng tư sản Anh đã mở cửa cho việc bán ruộng đất của giáo hội , quý tộc được dễ dàng. Nguồn vốn lấy từ các nước thuộc địa đã thúc đẩy cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp. Nông nghiệp Anh cung cáp ngày càng nhiều lông cừu cho nghể dệt len dạ. Công nhân nông nghiệp là những người tiêu thụ hàng công nghiệp . Ngược lại khi thành thị phát triển , công nghiệp mở rộng cần lương thực ngày càng nhiều. Do đó nông nghiệp phát triển là tiền đề cho công nghiệp. Sự tác động giữa công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy quá trình cách mạng công nghiệp Anh 2 | P a g e Cách mạng công nghiệp Anh có những tiền đề chính trị thuận lợi. Chế dộ phong kiến bị tan rã dần trong quá trình rào đất và tước đoạt tư liệu sản xuất của nông dân từ thế kỷ 15. Đến thế kỷ 18, chế độ đó bị thủ tiêu hoàn toàn. Nhà nước quân chủ chuyên chế có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa tư bản. Các đạo luật về ruộng đất, những luật lệ bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản Những chính sách, biện pháp kinh tế đó thực sự đã chuẩn bị tiền đề cho cuộc cách mạng công nghiệp Anh 2. Tiến trình của cuộc cách mạng công nghiệp Anh : Cuộc cách mạng công nghiệp Anh thực sự diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của các nhà máy công nghiệp vào những năm 60 của thế klỷ 18, nhưng những dấu hiệu đầu tiên của cuộc cách mạng là những phát minh, những cải tiến kỹ thuật đã xuất hiện từ đầu thế kỷ. ngay từ năm 1733, người thợ dệt kiêm thợ máy John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi Năm 1760, thoi bay được áp dụng phổ biến gây ra mâu thuẫn trong ngành dệt: dệt nhanh dùng nhiều sợi nhưng sợi không đủ cung cấp kịp. Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.Việc sử dụng máy kéo sợi mới đã tăng khối lượng sợi lên nhanh chóng, khiến cho thợ dệt không kịp. Nghề dệt bằng tay đã hạn chế sự phát triển của công nghiệp vải bông. Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước. Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.Kỹ thuật dệt vải từ đó cải tiến, đổi mới, các ngành có lien quan như tẩy trắng, in hoa, nhuộm màu cũgn có nhiều cải tiến. Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của một trường đại học đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà 3 | P a g e máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá. Những phát minh lớn nảy sinh trong ngành luyện kim vào đầu thế kỷ 17. Năm 1735, Derbi đã cải tiến cách chế than cốcc, sau đó đến những năm 1760 mới được sử dụng rộng rãi. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó. Sắt nhiều, ngời ta bắt đầu thay thế các công trình trước kia bằng gỗ. Năm 1789, cầu sắt đầu tiên được xây dựng tại thành phố Lock ( Anh). Công nghiệp phát triển, yêu cầu phải tăng cường các phương tiện giao thông và đường giao thông. Cách mạng trong ngành giao thông bắt đầu từ việc xây dựng kênh đào. Ở ¼ đầu thế kỷ 19, Anh đã có đến 4670 dặm kênh đào, và song đã được đắp vét. Giai đoạn hai của cuộc cách mạng về giao thông mở đầu bằng việc đóng tàu thủy . Từ năm 1812 đến năm 1854 là giai đoạn ba của cuộc Cách mạng giao thong vận tải – giai đoạn xây dựng đường sắt Năm 1825 đoạn đường sắt đầu tiên trên thế giới được hình thành.Năm 1830, tuyến đường sắt chạy từ Manchester đến Liverpool được xây dựng có ý nghĩa buôn bán quan trọng. Đến năm1849, lien minh Anh- Scotland- Ireland đã có 5996 dặm đường sắt. Vận tải đường sắt phát triển nối liền các hải cảngvới các vùng hẻo lánh trong nội địa thúc đẩy nhịp độ phát triển nề kinh tế tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lưộng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển các ngành công nghiệp. Năm 1784 James Watt đã sang chế máy hơi nước và nó đã trở thanh biểu tượng cho thời kỳ phát triển cua chủ nghĩa tư bản. Năm1815, cả nước Anh có 2000 máy hơi nước.Việc sử dụng rộng rãi thể hiện ưu thế về nền công nghiệp Anh. Ngành cơ khí cũng tiếp tục phát triển đảm bảo độ chính xác tnh vi. Năm 1789, Modeale chế tạo ra máy phay, máy bào ,máy tiện thay thế những công cụ thô trước đây. Các laọi máy móc được sản xuất ở 4 | P a g e Anh không chỉ trang bị cho ngành kinh tế trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. 3. Đặc điểm của cách mạng công nghiệp Anh : Cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ công nghiệp nhẹ sau đó lan sang các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, cơ khí… nhưng nông nghiệp luôn đóng vai trò trụ cột trong suốt thời kỳ cách mạng công nghiệp.Cách mạng công nghiệp diễn ra tuần tự từ thấp đến cao, từ thủ công lên nửa cơ khí, rồi là cơ khí hoàn toàn một quá trình sản xuất.Từ sản xuất máy công cụ tiến đến sản xuất máy truyền lực và đỉnh cao là máy hơi nước. 4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp: Sau cuộc cách mạng công nghiệp này, nước Anh đã hoàn thành cách mạng công nghiệp sớm nhất: sản xuất máy đã góp phần tăng năng suất, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh của các ngành công nghiệp.Trong vòng 100, chi phí sản xuất đã giảm khaỏng 49,8 lần. Từ đó khẳng định sự thắng thế của hệ thống công xưởng trước hệ thống công trường thủ công, tạo ra sự thay đổi cơ cấu ngành, công nghiệp gia tăng về tỷ trọng, tỷ trọng nông nghiệp giảm.Nước Anh thời kỳ này được mệnh danh là công xưởng của thế giới.Năm1868, ở Anh có 2549 nhà máy dệt với 32 triệu guồng sợi và 379329máy dệt bằng hơi nươc. Sản lượng gang lớn nhất châu Âu 6,7 triệu tấn năm 1872.Sản lượng than cũng lớn nhất Châu Âu 130 triệu tấn năm 1875. Anh chiếm 45% sản lượng công nghiệp của thế giới vào năm 1848. Năm 1850 chiếm 60% tổng trọng tải đường biên thế giới. Anh trở thành trung tâm thương mại và tín dụng quốc tế lớn nhất thời bấy giờ. Ngoài ra cuộc cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phân bố lại lực lượng sản xuất và phân công lao động, hình thành các trung tâm công nghiệp, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhiều thành phố lớn được 5 | P a g e xây dựng, cư dân nông thôn giảm dần. Từ đó đã hình thành giai cấp mới: giai cấp vô sản. Cách mạng công nghệ tại Mỹ 1. Tiền đề Đứng trên khía cạnh về kinh tế Mỹ có nhiều ưu thế để thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai này.Nhờ có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, đất đai khí hậu thuận lợi nông nghiệp của Mỹ đã có những sự phát triển tột bậc và làm tiền đề vững chắc cho công nghiệp phát triển sau này. Bên cạnh đó, vị trí địa lý, địa hình thuận lợi làm cho Mỹ có thể phát triển giao thông đường thủy và đường bộ, phát triển sự thông thương buôn bán với nước ngoài. Từ đó là một tiềm năng lớn cho thương mại, hàng hải. Đất đai rộng lớn do Mỹ không ngừng bành trướng, mở rộng đất đai về phía Tây. Điều này đã tạo cho Mỹ một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng rãi, tạo điều kiện cho kinh tế Mỹ phát triển. Về mặt nguồn vốn, lao động, kỹ thuật do sự di cư rất đôngtừ nước ngoài sang Mỹ nên dân số Mỹ đã tăng lên nhanh chóng. Nguồn di cư này không nhưng cung cấp về lao động mà còn mang theo những tiến bộ về khoa học kỹ thuật cũng như những nguồn vốn khổng lồ. Và nguồn vốn được tích lũy nội bộ trong những thời kỳ trước đây đã tạo ra một ưu thế riêng cho sự phát triển của kinh tế Mỹ. Từ năm 1851 đến năm 1860, Mỹ đã có 23.140 phát minh trên rất nhiều lĩnh vực, tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp với kỹ thuật mới. Về mặt chính trị lúc này đang xảy ra mâu thuẫn giữa hai hệ thống nông nghiệp: hệ thống trang trại tự do tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc và hệ thống đồn điền kiểu chiếm hữu nô lệ ở miền Nam. Mâu thuẫn này 6 | P a g e ngày càng gay gắt và quyết liệt. Một cuộc nội chiến là điều khó có thể tránh khỏi. Việc thủ tiêu chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam đã trở thành vấn đề bức bách để tạo điều kiện cho tư sản phía Bắc thực hiện quá trình công nghiệp hóa. 2. Tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp : Cách mạng công nghiệp Mỹ được bắt đầu ở miền Bắc vào những năm cuối thế kỷ XVIII và cũng bắt đầu từ ngành công nghiệp dệt. Ngành dệt được mở rộng nhanh chóng. Giá trị sản lượng dệt của Mỹ tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên đến 68.6 triệu USD năm 1860.Trong thời gian 1815-1840 số lượng sợi bông sử dụng tăng lên 5 lần. Đến năm 1860 đã có 1909 xí nghiệp sản xuất len có quy mô lớn Sự phát triển của công nghiệp nhẹ đã thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp nặng. Ngành luyện kim đã được chú trọng từ khi còn là thuộc địa nay càng phát triển, năm 1810 sản lượng thép đạt 68.700 tấn. Ngành khai thác than cũng rất phát triển, đến năm 1870, sản lượng khai thác đạt 29.5 triệu tấn. Sự phát triển và mở mang công nghiệp đặt ra nhu cầu phát triển của ngành giao thông vận tải. Đường sắt, cầu cống nhanh chóng được xây dựng.Đến năm 1860 , đã xây dựng được 49000 km đường sắt. Ngoài ra, ngành vận tải đường sông và đường biển cũng rất phát triển.năm 1862 riêng tầu buôn bán của Mỹ trên biển đã đạt trọng tải 2,4 triệu tấn.Năm 1850 giá trị sản lượng công nghiệp tăng 5 lần so với năm 1800 . năm 1870 nước Mỹ vươn lên đứng thứ 2 trên thế giới.Từ năm 1851 đến 1860 nước Mỹ có 23140 phát minh sang chế được ứng dụng thay vì phải sử dụng các khoa học kỹ thuật của Anh như trước đây. Nhờ có các phát minh các laọi máy phục vụ cho nông nghiệp như máy cắt cỏ, máy gặt đập mà sản lượng nông nghiệp Mỹ tăng lên nhanh chon. 1840-1860 sản lượng ở miền Bắc tăng lên 3 lần. Ngoài ra chăn nuôi lợn cừuphát triển mạnh cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến lương thực , thực phẩm xuất khẩu.Ở miền Nam các đồn điền trồng bông 7 | P a g e cũng rất phát triển năm 1860 sản lương bông đạt gấp 5 lần nhu cầu tiêu dùng trong nước. Lúa gạo, thuốc lá cũgn là những mặt hàng xuất khẩu thêa mạnh của Mỹ. 3. Đặc điểm cuộc cách mạng công nghiệp: Cách mạng công nghiệp Mỹ cũng bắt đầu từ công nghiệp nhẹ như dệt, kéo sợi… và lan sang các ngành công nghiệp như luyện kim, giao thông vận tải.Cách mạng công nghiệp Mỹ diễn ra với tốc độ nhanh chỉ trong vòng 50 năm sản lượng công nghiệp tăng 5 lần. Cách mạng được tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn đầu dựa vào máy móc, kỹ thuật nhập khẩu; giai đoạn sau là do Mỹ tự phát triển sản xuất máy móc trong nước. Đường sắt được xây dựng sớm và đã phát triển với tốc độ rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển cũng như đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp.Nền sản xuất công nghiệp dựa trên nền sự phát triển nông nghiệp.Đường sắt được xây dựng sớm và đã phát triển với tốc độ rất nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển cũng như đóng góp quan trọng cho sự phát triển của công nghiệp 4. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp : Chính sự kiện Cách mạng công nghiệp diễn ra nhanh chóng là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc nội chiến của Mỹ năm 1861 – 1865 do những mâu thuẫn gay gắt về quyền lợi kinh tế giữa miền Bắc và miền Nam ngày càng gay gắt. Buộc phải có cuộc nội chiến giải quyết vấn để. Tuy nhiên, cuộc cách mạng công nghiệp đã đưa Mỹ trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. 8 | P a g e Cách mạng công nghiệp tại Nhật Bản 1. Tiền đề cuộc cách mạng công nghiệp : Sau cải cách Minh Trị, ở Nhật Bản đã diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp với nội dung chủ yếu là chuyên từ kỹ thuật thủ công lên giai đoạn sử dụng máy móc cơ khí. Tuy nhiên, do tác động của các nhân tố truyền thống nên cmcn của Nhật có đặc điểm khác với nhiều nước phương Tây. với điều kiện của một nước nghềo ở phương Đông, vừa thoát ra từ nền kinh tế phong kiến, Nhật Bản đã tìm mọi cách để kế thừa những kinh nghiệm của các nước Âu - Mỹ về cả kỹ thuật lẫn cách thức tổ chức nền công nghiệp. Vì vậy, chỉ trước chiến tranh thế giới thứ hai, nghĩa là sau hơn 60 năm thực hiện, cuộc cách mạng công nghiệp của Nhật đã hoàn thành. Khi bắt đầu cách mạng công nghiệp, ở Nhật Bản kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu, khoảng 75-80% dân cư sống bằng nghề nông. Phần lớn thu nhập quốc dân bắt nguồn từ khu vực nông nghiệp. Mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người rất thấp, chỉ khoản 50-60 USD. Công trường thủ công còn ở trình độ thấp, phần lớn là công trường thủ công phân tán, thủ công nghiệp gia đình vẫn là phổ biến. 2. Tiến trình cuộc cách mạng công nghiệp : Trong khoảng 20 năm đầu, nguồn vốn cho cách mạng công nghiệp chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Giai đoạn đầu, hàng xuất khẩu chủ yếu 9 | P a g e là tơ, chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu từ 1868 đến 1893. Thuế nông nghiệp thường xuyên cung cấp trên 50% nguồn thu của ngân sách thời kỳ 1870-1917. Vào thời kỳ cuối của cách mạng công nghiệp, Nhật Bản đã tiến hành một số cuộc chiến tranh xâm lược các nước láng giềng để vơ vét tài nguyên và đòi tiền bồi thường chiến tranh, tạo thêm vốn để xây dựng nền công nghiệp hiện đại. Ngoài ra, chính phủ Nhật đã phát hành công trái huy động nguồn vốn khá lớn của thương nhân và các tầng lớp nhân dân khác. Nhà nước Nhật Bản có một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hành cách mạng công nghiệp, đặc biệt là thời kỳ đầu chính phủ đã đầu tư phần lớn số vốn cho việc xây dựng cơ hạ tầng và các ngành công nghiệp chủ yếu. Từ năm 1895 đến năm 1910, vốn của nhà nước chiếm 60-70% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hàng loạt các xí nghiệp quy mô lớn như đóng tàu, luyện thép, sợi, dệt… được nhà nước đầu tư theo cách thức tổ chức và kỹ thuật hiện đại của phương Tây. Ngoài ra, nhà nước Nhật Bản còn có chính sách khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh. Nhà nước cũng khuyến khích và giúp đỡ các cơ sở công nghiệp nhỏ tổ chức thành công ty cổ phần, khuyến khích và trợ cấp thành lập các cơ quan mậu dịch quốc tế. Nhà nước đặc biệt ưu tiên việc nhập nguyên liệu và kỹ thuật của nước ngoài để phát triển một số ngành công nghiệp quan trọng như luyện thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí .v.v… Ngoài ra nhà nước còn thực hiện rộng rãi chính sách bán lại các cơ sở kinh tế của nhà nước cho tư nhân với giá thấp hơn nhiều so với vốn đầu tư, đặc biệt trong thời kỳ nhà nước có khó khăn về tài chính. Đối tượng được ưu tiên là các cựu viên chức cao cấp của chính phủ, tầng lớp thương nhân đã từng đảm nhận hậu cần cho chính phủ trong các cuộc chiến tranh. Nhiều người trong số họ sau này đã trở thành những nhà công nghiệp lớn nắm giữ các hang như Mitsui, Mitsubishi, Iurakawa, Kuhara… Bằng cách này, chính phủ đã thành công trong việc tạo dựng hạt nhân là các nhà tư bản trung thành với chính phủ, kích thích nền công nghiệp trong nước phát triển nhanh chóng. 10 | P a g e

Ngày đăng: 07/08/2013, 14:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan